Đường vào Cùa ngày nay đẹp như một dải lụa vắt qua núi.
Bút ký
Hai mươi lăm năm về trước, vào cái thời tôi yêu mê mệt cô gái vùng Cùa là vợ tôi bây giờ, đèo Cùa đã quang quẻ lắm. Miên man năm cây số đường đèo uốn khúc, gập ghềnh, chỉ rặt những bụi cây lúp xúp, sim móc mọc chen nhau nhiều vô kể. Bom đạn tàn phá, chất độc màu da cam hủy diệt suốt mấy chục năm chiến tranh ác liệt lại thêm cái khắc bạc của thiên nhiên Quảng Trị làm cho những cánh rừng ở đây sớm bị lụi tàn, trơ trụi. Thời ấy tôi còn trai trẻ, dù đang hừng hực ngọn lửa tình yêu nhưng mỗi bận đạp xe vượt đèo Cùa cũng mệt bở hơi tai. Đường dốc, có cả cua tay áo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, non tay lái hoặc đứt phanh là “hy sinh” như chơi.
Con đường vào Cùa hôm nay đẹp như một dải lụa vắt qua núi. Đường miền núi nhưng rộng rãi, mặt rải nhựa phẳng lì, những đoạn dốc cao đã được bạt xuống, không còn cua tay áo nữa. Từ chợ về các thôn một số đoạn đã được nhựa hóa, bê tông hóa và kém lắm cũng rải cấp phối. Chương trình đường nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” thực sự hiệu quả cao ở Cùa. Vùng Cùa heo hút ngày nào bây giờ quá gần với huyện lỵ là thị trấn Cam Lộ và thị xã Đông Hà. Cùa gần hơn với cả nước và cả thế giới nhờ mạng điện thoại di động Viettel và Mobi đã phủ sóng tại đây. Quả là một bước ngoặt về thông tin ở vùng đất chiến khu xưa này. Cuối năm ngoái tôi về thăm bố mẹ vợ có mang theo máy di động nhưng nó bị biến thành cái cục sắt vì Cùa nằm ngoài vùng phủ sóng của tất cả các hãng viễn thông. Giờ thì nói như em vợ tôi là “gọi vô tư” rồi và sóng lại rất mạnh.
Người dân không ngần ngại rút hầu bao để mua sắm phương tiện hiện đại phục vụ cho mình theo tôi cũng là một dấu hiệu tốt đẹp của nền kinh tế đang phát triển và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Ai ơi chớ lấy trai Cùa
Cùa đất đỏ bazan, tơi xốp mỡ màu, rất hợp với cây hồ tiêu. Hạt tiêu vùng Cùa bé những chắc và cay nồng nàn. Cái vị cay ấm nức mà không gay gắt. Nói đến Cùa là phải nói đến hạt tiêu. Thế mà trước đây chẳng hiểu sao dân Cùa vẫn chịu cảnh đói nghèo từ đời này qua đời khác. Chẳng nói đâu xa, những năm tám mốt, tám hai khi tôi đã trở thành rể Cùa, lên nhà bố, mẹ vợ phải còn ăn sắn củ thay cơm. Thời chưa đổi mới, xóm làng hầu hết là nhà tranh, cứ bốn, năm năm phải lợp lại một lần. Vợ tôi ra trường, về quê dạy học, được xã cấp cho mấy sào làm nhà, lập vườn. Một ngôi nhà gỗ, vách đất, mái tranh bé nhỏ được dựng lên trên đất đỏ bazan. Vợ chồng tôi tranh thủ ngày nghỉ cuốc đất trồng mít, trồng chuối, trồng sắn. Nhà chúng tôi ở trên đồi, ngay đầu xóm, gió thổi lồng lộng. Tôi làm việc ở Đông Hà, cuối giờ chiều thứ bảy mới được lên nhà. Mùa nắng, đạp xe theo đường Chín ngược chiều với gió Lào thổi như bão khan, mệt tưởng đứt hơi. Mùa mưa, qua đèo Cùa đất đỏ dính bết vào bánh xe, chốc chốc lại phải xuống xoi. Sau xe bao giờ cũng thủ sẵn một que xoi bùn. Ai đến Cùa vào mùa mưa cũng bảo “Đất chi mà mến khách dữ rứa”. Ba đứa con tôi, hai gái một trai đều sinh ra ở Cùa. Cuống rốn của các con tôi đã vùi vào đất đỏ dưới những gốc cau do tôi trồng. Mười năm gia đình tôi sống ở Cùa, cực khổ nhưng bình an, thanh thản lắm. Bà con láng giềng ai cũng thương yêu, đùm bọc. Chẳng mảy may có sự khác biệt đối xử giữa dân chính gốc và dân nơi khác đến. Nhiều anh bộ đội đánh Pháp, đánh Mỹ, quê Bắc sau chiến tranh tự nguyện ở lại Cùa, lấy vợ sinh con, lập nghiệp ở đây. Người dân miền Cùa rất mộc mạc, chân thực và ngay thẳng. Ta sai, họ nói liền, nói xong là thôi, không để bụng, không thù oán dài lâu. Sau này sống ở nơi khác gặp phải người hẹp bụng, thù dai, tôi lại tơ tưởng đến những ngày sống ở Cùa. Gia đình tôi chuyển ra thị trấn Cam Lộ xa Cùa một ít và bây giờ như định mệnh ra sống ở Thủ đô Hà Nội, càng xa Cùa, miền đất đỏ ấy hơn. Bây giờ, mỗi khi vợ chồng tôi trở về thăm Cùa thì bà con vẫn đối xử ấm áp như thuở hàn vi nào.
Tân Sở là một di tích lịch sử quan trọng, ghi dấu ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta lẽ nào phải chịu cảnh phế tàn bỏ quên như thế.
Thời chống Pháp, chống Mỹ gian nan, Cùa là chiến khu vững chãi của cách mạng ở Quảng Trị. Thời chín năm kháng chiến chống Pháp ở đây đã có trường cấp hai mang tên Lê Thế Hiếu, một trong ba đại biểu đầu tiên của tỉnh Quảng Trị tại Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa một. Ông Lê Thế Hiếu sinh năm 1892, là con đầu của cụ Lê Thế Vỹ, một sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương và là anh ruột của đồng chí Lê Thế Tiết, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Quảng Trị.
Cùa là xứ sở của núi non hữu tình, in đậm những dấu tích lịch sử đáng trân trọng và con người ngay thật, cởi mở. Con gái Cùa nổi tiếng về dáng vóc đẹp, lam làm, khéo tay và chiều chồng. Đến chợ Cùa vào những dịp tết, không hiếm dịp khách phương xa phải ngẩn ngơ bởi cái dáng thắt đáy lưng ong và những khuôn mặt trái xoan hiền thục của những cô gái vùng bán sơn địa ở chốn này. Và, chao ôi, má lúm đồng tiền, hình như tôi chưa hề thấy ở đâu con gái lại nhiều má lúm đồng tiền như ở Cùa.
Nguyễn Hữu Quý
READ MORE - NGUYỄN HỮU QUÝ - VÙNG CÙA MẤY NẺO VUI BUỒN
Bút ký
Từ đường Chín vào đến chợ Cùa chỉ xa chừng bảy cây số nhưng phải vượt qua một con đèo quanh co dài năm cây số. Bây giờ người ta gọi nó là đèo Cùa nhưng nghe đâu thời xa xưa nó có tên là đèo Vắt. Bố vợ tôi bảo: Quãng đường này thời đánh Pháp rừng rú còn rậm rạp, trên những lối mòn thỉnh thoảng lại bắt gặp dấu chân hổ beo và vắt thì nhiều vô kể. Trời mưa mà cuốc bộ qua đèo thì cực lắm, vắt bám lầy nhầy bắp chân, gạt đi không kịp.
Hai mươi lăm năm về trước, vào cái thời tôi yêu mê mệt cô gái vùng Cùa là vợ tôi bây giờ, đèo Cùa đã quang quẻ lắm. Miên man năm cây số đường đèo uốn khúc, gập ghềnh, chỉ rặt những bụi cây lúp xúp, sim móc mọc chen nhau nhiều vô kể. Bom đạn tàn phá, chất độc màu da cam hủy diệt suốt mấy chục năm chiến tranh ác liệt lại thêm cái khắc bạc của thiên nhiên Quảng Trị làm cho những cánh rừng ở đây sớm bị lụi tàn, trơ trụi. Thời ấy tôi còn trai trẻ, dù đang hừng hực ngọn lửa tình yêu nhưng mỗi bận đạp xe vượt đèo Cùa cũng mệt bở hơi tai. Đường dốc, có cả cua tay áo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, non tay lái hoặc đứt phanh là “hy sinh” như chơi.
Con đường vào Cùa hôm nay đẹp như một dải lụa vắt qua núi. Đường miền núi nhưng rộng rãi, mặt rải nhựa phẳng lì, những đoạn dốc cao đã được bạt xuống, không còn cua tay áo nữa. Từ chợ về các thôn một số đoạn đã được nhựa hóa, bê tông hóa và kém lắm cũng rải cấp phối. Chương trình đường nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” thực sự hiệu quả cao ở Cùa. Vùng Cùa heo hút ngày nào bây giờ quá gần với huyện lỵ là thị trấn Cam Lộ và thị xã Đông Hà. Cùa gần hơn với cả nước và cả thế giới nhờ mạng điện thoại di động Viettel và Mobi đã phủ sóng tại đây. Quả là một bước ngoặt về thông tin ở vùng đất chiến khu xưa này. Cuối năm ngoái tôi về thăm bố mẹ vợ có mang theo máy di động nhưng nó bị biến thành cái cục sắt vì Cùa nằm ngoài vùng phủ sóng của tất cả các hãng viễn thông. Giờ thì nói như em vợ tôi là “gọi vô tư” rồi và sóng lại rất mạnh.
Người dân không ngần ngại rút hầu bao để mua sắm phương tiện hiện đại phục vụ cho mình theo tôi cũng là một dấu hiệu tốt đẹp của nền kinh tế đang phát triển và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Dù chưa giàu nhưng bộ mặt cuộc sống ở vùng đất lịch sử có căn cứ Tân Sở của vua Hàm Nghi và từng là chiến khu chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ này đã sáng sủa hơn rất nhiều. Chương trình điện- đường- trường-trạm, cơ bản đã được thực hiện ở Cùa. Điện lưới quốc gia thắp sáng mọi nhà, không ai còn phải chịu cảnh sống trong ánh đèn dầu tù mù nữa. 100% gia đình có ti vi và trên 80% gia đình có xe máy. Các trường tiểu học, trung học phổ thông mang tên nhà cách mạng Lê Thế Hiếu đã được xây dựng cơ bản, khá khang trang và bề thế. Con em nông dân đến trường không ai phải mặc áo vá, ăn cơm độn sắn khoai như trước đây. Trạm xá khu vực xây cách đây mười lăm năm, chưa được tân trang mở rộng thêm nhưng vẫn là nơi khám chữa bệnh có uy tín của nhân dân trong vùng.
Với 56 ha diện tích trồng lúa, xã Cam Chính tập trung gieo cấy các loại giống có năng suất cao, gạo ngon và chống chịu sâu bệnh tốt như XI 23, Khang Dân. Mạnh dạn đưa cây lạc vào trồng tại các vùng đất phẳng và đủ độ ẩm như ở thôn Mai Lộc 1, Mai Lộc 3, Mai Đàn, Sơn Nam , Thiết Xá. Nhưng cây mũi nhọn của xã là cao su, hồ tiêu và trồng rừng. Xã tập trung chăm sóc tốt 402 ha cao su đang kiến thiết cơ bản, chủ động đề nghị với dự án và ngân hàng giải ngân vốn sớm cho bà con mua vật tư chăm sóc cây. Cây hồ tiêu vẫn là cây chủ lực trên vùng đất Cùa; ngoài việc tiếp tục chăm sóc tốt 137,5 ha đã có, tiếp tục trồng mới, trồng dặm thêm 10 ha ở các vùng dân cư mới. Trồng rừng hiện nay thu được hiệu quả kinh tế rất cao đối với người dân nên Cam Chính tập trung chăm sóc tốt 1.000 ha rừng đã có và tiếp tục trồng thêm 50 ha rừng ở vùng đồi núi trọc...
Đối với tôi, Cùa đã trở thành quê hương thứ hai thân thiết. Tôi thực sự mừng vui trước những đổi thay của mảnh đất trước đấy vô cùng nghèo khó này. Đã có lần tôi nghe mẹ đọc câu ca buồn bã:
Quanh năm quần cụt, bốn mùa áo nâu.
Cùa còn là vùng đất lịch sử mà theo tôi hiện nay ít nhiều đang bị bỏ quên. Chắc nhiều người đã biết đây là nơi có căn cứ Tân Sở của thời vua Hàm Nghi- một vị vua yêu nước của triều đình nhà Nguyễn. Lịch sử đã ghi rõ: Vào năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ và đầu hàng giặc. Trước nguy cơ mất nước, Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết và quan phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường cùng phái chủ chiến của triều đình đã tiến hành xây dựng khẩn trương khu căn cứ Tân Sở ở vùng Cùa núi non hiểm trở (thuộc làng Mai Đàn, xã Cam Chính hiện nay). Căn cứ được bắt đầu xây dựng từ năm 1883 và hoàn thành vào năm 1886. Thành được xây dựng theo cấu trúc hình chữ nhật dài 548 mét, rộng 418 mét với tổng diện tích là 22,9 ha. Thành ngoại có đủ bốn cửa: tiền, hậu, tả, hữu, đắp bằng đất, phía ngoài có hàng rào cọc nhọn và hệ thống hào sâu bao quanh. Xung quanh thành, mỗi phía trồng bốn hàng tre ken dày đan kín, gai góc um tùm. Bờ tre ngoài cùng cách bờ tre thứ hai 21 mét, bờ tre thứ hai cách bờ tre thứ ba 13 mét, bờ tre thứ ba cách bờ tre thứ tư 5 mét. Giữa các bờ tre là tường thành đắp bằng đất nện chặt. Bên trong thành ngoại có nhà cửa, trại lính, kho tàng, bãi tập trận của voi ngựa. Tiếp đó là thành nội được xây dựng vững chắc và ở giữa là nơi làm việc của vua quan. Sau vụ binh biến đêm 23/5/1885 tại kinh thành Huế, phái chủ chiến tiến hành đánh úp giặc Pháp nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi cùng các quan đại thần của phái chủ chiến và đoàn tùy tùng phụ xa giá ra Tân Sở. Tại đây, giữa núi non vùng Cùa hiểm trở, ngày 13/7/1885, thay mặt vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã ban hịch Cần Vương kêu gọi nhân dân phụng sự vua đánh giặc Pháp.
Hiện nay, khu di tích lịch sử đã được xếp hạng Tân Sở đã trở thành phế tích. Chẳng còn gì cả ngoài mấy bụi tre gai sót lại. Cả một vùng đất được gọi là di tích trống trơn hoang vắng. Tôi thầm mong có một bảo tàng Cần Vương được dựng lên ở đây, trong đó người ta phục dựng lại một góc căn cứ Tân Sở cũ, ví như một đoạn thành, mấy khúc hào, vài bờ tre, trại lính, bãi tập... Đến lúc đó, một hướng kinh tế mới sẽ được mở ra với Cùa là du lịch. Khách thập phương đến Cùa tham quan di tích Tân Sở và những khu vườn, cánh rừng sinh thái...
Giờ đây, việc cần làm ngay là dựng cho Tân Sở một tấm bia di tích đàng hoàng và xác định, kiểm tra lại diện tích đất có lấn chiếm không. Nơi khu vực này đang hình thành một làng tái định cư Cồn Trung và đã mọc lên một ngôi trường trung học cơ sở. Nguyễn Hữu Quý