|
Nhà văn Nguyễn Nguyên An |
NƠI LẬP THIỀN TỐT NHẤT
Nguyễn Nguyên An
Tôi đến Lăng Cô ngày giáp Tết, Thị
trấn dọc dài theo Quốc lộ 1 ấm áp những ngày cuối Đông. Cư dân tươi tắn, thắp
sáng sự bình yên trên từng khuôn mặt vừa qua thiên tai dịch bệnh, trên các ngỏ đường
tấp nập, phố xá nhộn nhịp. Tôi ra đứng trước biển, giữa bao la, mới thấy mình
nhỏ bé đến nhường nào.
Tôi lên xe leo đèo Hải Vân tiến lên
tham quan Hải Vân Quan, lên gần tới đỉnh
Hải Vân cứ như mình vén mây mà đi. Đèo trong mưa sương mang vẻ đẹp thủy mạc của
đất trời và đổi, núi chập chùng mây, đường đèo gập khúc quanh co phía dưới, thật
xứng với tên gọi HÙNG QUAN. Trên Đỉnh Hải
Vân, những cánh dù đủ màu của khách tham quan khoe sắc, như những bông hoa đại
đóa nở rộ giữa ngày. Chính vì vẻ đẹp của Hải Vân Quan mà nhiều cặp đôi đi dã
ngoại chụp ảnh trước ngày cưới. Xe xuống
đèo về thị trấn, tôi nhớ trước 1975 khu vực này có cất một thảo am của các tu
sĩ Nam Tông (sư áo vàng) tu thiền. Vì chiến tranh xảy ra các sư về Huế lập chùa tạo tự, nay có
hai chùa nổi tiếng và có nhiều vị được tấn phong hòa thượng đang hành thiền, giảng
pháp cho bà con Phật tử ở TP Hồ Chí Minh và Huế. Bải Chuối Lăng Cô đã hiện ra
trong trong mắt. Năm vịnh Lăng Cô 2009 được công nhận vịnh đẹp Quốc Tế.. Một trong
30 bờ biển đẹp nhất trên thế giới. Là một
vịnh biển đẹp của tỉnh vừa trở thành thành viên Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế
giới. Cùng với Vịnh Hạ Long và Nha Trang, Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam
được vinh dự được kết nạp vào Câu lạc bộ này. Vịnh Bãi chuối chẳng thua vịnh Lăng
Cô là mấy. Một bên là nàng công chúa diễm kiều, một bên là nàng thôn nữ ngây thơ mộc mạc. Ở
đây, vịnh sâu và kín đáo, hoang sơ yên tịnh. Trước đây tôi đứng trước vịnh này,
trong lòng chay tịnh, đối cảnh tịnh yên vô ngôn tịnh hóa tôi cảm nhận một bài
thơ:
BÍ ẨN CỦA BIỂN
Nguyễn Nguyên An
Tôi tập rỗng lặng
Lòng cứ đầy lên bao điều ước
Chạm trống không và ngại trắng tay
Tôi cố làm thật đầy
Loanh quanh có có không không
Đời vẫn cạn, tay trắng, trắng hơn
Tôi hỏi lòng biển
Sao biển không bao giờ cạn
Biển trả lời:
Hãy biết ban cho
Đến đây, Bãi Chuối nằm địa phận Bắc
Hải Vân, là một trong những bãi tắm thuộc của thị trấn Lăng Cô, Bãi biển Bãi
Chuối ẩn mình giữa hai bên là vách núi cao tạo nên cảm giác nguyên sơ, hoang
dã. Những xô bồ, mệt mỏi của đời sống thành thị sẽ bay đi hết bởi vẻ đẹp của rừng
núi và biển khơi. Bãi sạch sẽ, nước biển xanh trong, mát lành bạn sẽ được đắm
chìm cùng thiên nhiên trong lành. Lần naỳ, tôi tìm một phiến đá bằng phẳng tọa
thiền, thời gian trôi qua hơn 30 phút, tôi mở mắt thấy biển khơi hân hoan chào
đón tôi như chào bạn đi xa về. Hóa ra tôi đã nhập định được mấy mươi phút. Thời
gian gần đây tôi đã ngồi thiền mỗi ngày
gần 5 giờ và không dễ nhập định, ở đây tọa thiền tốt thế. Chung quanh đây, tôi
đã ngồi ở đảo Ngọc Sơn Chà Thừa Thiên Huế, Vinh Hiền, Lăng Cô, A Lưới, A Bia, đỉnh
Bach Mã, Rào Rồng Nghệ An, trên máy bay Vietjet chớp một cái tôi xuất định họ
đang thông báo đến SàiGòn… đây cũng như
trên maý bay vào định rất tốt đây tốt nhất. Có lẽ nhờ không khí và khung cảnh thanh
tịnh.
Tôi nhớ lời thầy tôi đã dạy: “Đi
qua đồi tranh phải đi nhanh và cẩn thận kẻỏ rắn, khi mưa gông phải núp không đi
giữa đồng trống, nơi con rắn nằm phơi nắng là nơi dựng nhà tốt nhất, nơi ngựa uống
nước, nước đó ngườì uống được, trong rừng trái gì chim ăn người ăn đưọc, nơi
chó nằm nơi đặt giường ngủ tốt nhất, phải thức dậy lúc chim hót…” Tôi nghĩ nơi
đậy xây thiền viện tốt nhất.
Tôi đi qua đầm Lập An đây hơn cách
đây hơn 10 năm, tôi đã đi ghe ngang qua đầm, đến địa danh Hói Mit lịch sử. Đẩm
đang mênh mang nước muôn ngắn con sóng đuổi nhau vào bờ. Sóng đây lớn và mạnh mẻ
hơn sóng sông Hương. Nơi tôi ở trọ là khách sạn Thành Đạt, một khách sạn trung bình, vợ chồng chủ khách sạn rất tốt,
dù dự Trại viết, tôi vẫn đảm bảo một ngày 4 đến 5 giờ tọa thiền, tụng kinh,
kinh hành trên bàn thờ đức Quán thế Âm Bồ Tát ở tầng 4. Mỗi ngày phải xong các
thời tu tập, có như vậy, tôi mới ăn yên ngủ yên, cô chủ nhỏ KS Thành Đạt mua hoa
trái cho tôi dâng bàn thờ Phật, mỗi ngày dậy tôi dậy trước 2 giờ sáng. Miếng ăn
miếng uống cũng cô chủ nhỏ cũng lo tươm tất sạch sẻ không tính tiền như con gái
tôi vậy. Điều nầy, tôi âm thầm cảm động! Bà mẹ chồng của cô có mời tôi dự buổi
giỗ chồng bà. Chính vậy, tôi lại đến Lăng Cô.
Tôi chia tay Lăng Cô, ngoảnh về
phía tương lai, khi tôi tạ từ quả đất này, mong ước một thiền viện được hình
thành cho các tăng ni, cư sĩ tụ về tu tập, học hành, nghỉ dưỡng, một khu đô thị
mới hình thành, thị xã này sẽ không phồn vinh xô bồ như Đà Nẵng, không đài các tiểu
thư tôn nữ và trầm mặc như Huế mà là một cô thôn nữ diễm kiều, e thẹn xiêm áo,
ngây thơ bước ra từ bức tranh thủy mặc của thị trấn.
NNA
VỀ THƯỢNG NGUỒN SÔNG Nguyễn
Nguyên An
Một sáng tháng Tư chúng tôi lên xã Dương
Hòa (DH), thị xã Hương Thủy bằng xe Honda, đường rợp cây xanh, phía xa xa là
dãy Trường Sơn, như vòng tay mẹ ôm ấp DH
vào lòng. Trước đây, tôi có đi đò ngược dòng Tả Trạch lên DH, phong cảnh hai
bên bờ sông Hương phía thượng nguồn đẹp hoang dã. Trước gam màu xanh của nước,
của rừng, của cây xanh, núi non trùng điệp, đẹp đến nao lòng tôi thầm biết ơn
mình sinh ra và lớn lên được thừa hưởng một dải quê hương gấm vóc nên thơ như
thế.
DH đã là xã Anh hùng Lực lượng Vũ
Trang (AHLLVT), là An Toàn Khu (ATK) là xã vừa đạt tiêu chí Nông Thôn Mới (NTM)
mấy năm đây thôi (18/11/2015). Tôi ở nhà
ông Nguyễn Cửu Kháng 83 tuổi xóm Hạ DH, nhà ông trồng 6 sào thanh trà và bưởi,
năm không mất mùa cũng đạt hơn trăm triệu đồng trừ chi phí, phân tro, ông là
anh ruột của nhà thơ Bảo Cường 80 tuổi, là người anh duy nhât khi cha mẹ Bảo Cường
mất, góp phần giúp đỡ Bảo Cường thành nghệ sĩ kỳ tài như hôm nay. Là bộ đội cụ
Hồ, là người lớn tuổi, ông rất cẩn thận, cần cù và tình cảm. Ở tuổi nay ông vẫn
lao động đêu đều, nhưng làm sớm nghỉ sớm, chiều làm muộn nghỉ muộn, ông nói “ngày
nào không toát mồ hôi ngày đó không khỏe”. Chính những việc làm nho nhỏ của ông
và vợ ông, như treo mùng cho tôi khi tôi treo chưa thẳng, bật quạt cho tôi nghỉ
khi tôi tiết kiệm điện, che mưa cho xe xe tôi… làm tôi bồi hồi xúc động trước
tình cảm chân tình của ông bà.
Hôm sau, thứ Bảy, Đoàn chúng tôi chạy
xe lên thăm quan hồ Tả Trạch. Tôi gặp ông Huỳnh Hiệp Phó Trưởng Ban Quản
lý dự án hồ Tả Trạch cho biết ở miền Trung có ba đập thủy điện lớn
đó là Dầu Tiếng, Tây Ninh 1tỷ2 mét khối nước, hai là Cửa Đạt, Thường Xuân tỉnh
Thanh Hóa gần tỷ5 mét khối nước và ba là Hồ Tả Trạch tuy hơn 610 triệu mét khối
nước nhưng cách thành phố di sản Huế chỉ 10km đường chim bay nên là 1 trong 3 đập
có công trình quan trọng liên quan an ninh Quốc gia.
Công trình hồ Tả Trạch xây trên
sông Tả Trạch, tại chân núi Đá Đen vắt ngang sông, qua núi Cà Nghêu. Nhiệm vụ
của công trình theo thứ tự ưu tiên: Chống lũ Tiểu mãn, lũ sớm; Giảm lũ chính
vụ cho sông Hương; Tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt và nước công nghiệp cho
thành phố Huế với lưu lượng là Q = 2 m3/s; Tạo nguồn nước tưới ổn định cho
34.782 ha đất canh tác thuộc vùng đồng bằng sông Hương; Bổ sung nguồn nước ngọt
cho hạ lưu sông Hương, cải thiện môi trường vùng đầm phá, phục vụ nuôi trồng thủy
sản với lưu lượng 25 m3/s; Kết hợp phát điện với công suất lắp máy M = 21 MW.
Loanh quanh với DH non xanh nước biếc
tôi mới thấy DH tuy sơn cùng thủy tận nhưng xanh sạch đẹp như một khu thị tứ đồng
bằng. Tôi hình dung khu vực Nhà văn hóa, Uỷ Ban, Cơ quan, khu dân cư, khu chợ…
lên dốc xuống dốc như một góc phố ngoại ô Đà Lạt, có thể sau này là một miền phố
núi nên thơ, “đi lên đi xuống” ta hoài
thấy nhau, em DH mắt biếc môi nồng ở đây mặt trời tuy không mùa đông nhưng môi em ngọt, nhưng lòng em thơm thảo, mắt
em dậy sóng hồ thu Trả Trạch. Đúng, DH là một miền thơ như chủ đề sáng tác
của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Uỷ Ban xã Dương Hòa trong hôm khai mạc. Tôi
thấy bên nhiều rệ đường, vài nơi tuy còn cỏ mọc, chưa có vỉa hè nhưng nhiều
thùng rác bằng sắt, có thể chưa 4-6 khối rác đang đầy các túi nilong chờ xe đến
gom kéo đi. Một người dân cho tôi biết cách xử lý rác của bà con DH: “Cho rác
vào túi ni long cột túm lại mới bỏ vào thùng, chứ không tiện đâu vất đó” . Hồi
tôi còn nhỏ, cha tôi thường đào hố chôn rác. Đây bà con không chôn rác sợ hư
cây mà mỗi nhà có túi nilong gom rác đem bỏ vào thùng rác đi xử lý! Tôi thêm một
mẫu chuyện sau, đức Mục Kiền Liên, xuống địa ngục tìm mẹ, thấy một ngục thất
tòan phụ nữ trần truổng đang bị đốt trong lửa, Ngải hỏi họ bị tội gì mà phải hành hạ như thế. Qủy
quản ngục cho biết: “những người này trên trần thế mỗi lần có kinh nguyệt thường
giặt giũ
đổ nước bẩn ấy xuống sông, người khác múc trúng nước bẩn ấy cúng Tam Bảo.
thì người đổ nước bẩn ấy bị đọa vào đây”. Hèn chi những bà già xưa của Huế, thường
cấm con cháu gái đổ nước bẩn xuống sông mà bảo đổ vào hố đất đào sẳn. Bà con DH
đang gìn giữ môi trường xanh sạch đẹp cho
DH, cho Huế. Ấy cũng là phần nhỏ đạo đức của phụ nữ Việt Nam. Thượng nguồn
sạch, hạ nguồn cũng sạch!
Ở đây, các câc ngõ đường, hẻm đều
được bê tông hóa. Thôn Hạ mỗi nhà đều có điện và vặn vòi nước đã có nước Giả
Viên – Nhà máy nước Huế dùng. Điện nước phủ toàn xã, trường trạm tốt, không khí
tròng lành bà con sổng khỏe, ít bệnh. Ngày 11/04/2021 thôn Hạ có đêm văn nghệ giao
lưu thơ nhạc DH nơi gặp gỡ nhưng hoa sen vàng do Hội nhà văn thừa thiên Huế và
Trại sáng tác Dương Hòa tổ chức. Nghệ sĩ Bảo Cường khai mạc đánh trống và sau
đó anh ngâm thơ và hát. Bảo Cường tài
hoa, biểu diễn cho quê nhà với tấm lòng và niềm đam mê cháy bỏng. Tôi không ngờ
hùng hồn và thăng hoa đến thế. Và. bất chợt làm mấy vần thơ:
MẮT BÃO
Nguyễn Nguyên An
Tám mươi tuổi diễn tràn như sóng vỗ
Dậy góc chiều mắt bão cuộn trong
anh
Mùa đã chín gieo tình lên đất mẹ
Nở thềm hoa ngan ngát mộng DƯƠNG
HÒA
Tha thiết tình, tha thiết tuổi thơ
anh
DƯƠNG HÒA trong anh bồi hồi nỗi nhớ
Anh lớn lên từ ngàn xanh nội cỏ
Để một đời tỏa sáng cánh thơ BAY…
Tôi ra Bia chiến tích DH, đứng một
mình giữa trưa nắng trong vuông đất chiến khu xưa, nhìn về quá khứ, tôi rung cảm
vói các anh linh liệt sĩ, với những con người thầm lặng hy sinh cho mảnh đất
này, cho nhân dân tôi. Các anh các chú, các mẹ, các anh chị đã SỐNG CŨNG CHO,
CHẾT CŨNG CHO quê hương.
Huế, 0521
NNA
Thủy Xuân, Huế. Email: <nguyenvinhnguyenhien@gmail.com>