Tản văn của Phan Nam
Khi ánh điện sáng rực rỡ trên các tuyến phố thì cũng
là lúc mẹ tôi bắt đầu công việc của mình. Ngày nào cũng vậy, trên
đôi vai gầy mẹ phải luôn gánh hàng, đó là món bắp nấu và đậu hũ
nóng đi bán khắp phố phường.
Khi đất nước ngày càng phát triển đi lên, để đảm
bảo văn minh đô thị, thì hoạt động của những người bán hàng rong như
mẹ tôi ngày càng hạn chế. Thế nhưng đối với mẹ tôi, gánh hàng rong
lại là cả một cuộc đời – một cuộc đời lam lũ để chăm sóc và dành
tình thương vô hạn cho những đứa con của mình.
Nhiều đêm, tôi nhìn thấy mẹ lọ mọ thức dậy nổi lửa nấu bắp mà tôi không khỏi ngậm ngùi. Một đứa trẻ trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ không thể làm gì ngoài việc ngồi nhìn mẹ làm việc và trò chuyện cùng mẹ. Có lẽ, đối với mẹ, như thế là quá đủ để giúp mẹ nở một nụ cười có thể vơi bớt những nhọc nhằn đã hằn sâu trên gò má.
Những lúc mẹ gánh hàng về, năm anh em chúng tôi lúc nào cũng vội vàng chạy ra vây quanh mẹ với mục đích chính là đòi quà. Mẹ luôn chuẩn bị sẵn sàng cho chúng tôi đủ loại bánh trái mà trẻ con rất thích. Những lúc như vậy, mặt mẹ luôn rạng rỡ mặc dù những giọt mồ hôi còn lấm tấm trên vầng trán. Những suy nghĩ non nớt của những đứa trẻ chúng tôi không biết được rằng mẹ đã phải nhịn ăn để mua quà cho chúng tôi…
Nhiều đêm, tôi nhìn thấy mẹ lọ mọ thức dậy nổi lửa nấu bắp mà tôi không khỏi ngậm ngùi. Một đứa trẻ trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ không thể làm gì ngoài việc ngồi nhìn mẹ làm việc và trò chuyện cùng mẹ. Có lẽ, đối với mẹ, như thế là quá đủ để giúp mẹ nở một nụ cười có thể vơi bớt những nhọc nhằn đã hằn sâu trên gò má.
Những lúc mẹ gánh hàng về, năm anh em chúng tôi lúc nào cũng vội vàng chạy ra vây quanh mẹ với mục đích chính là đòi quà. Mẹ luôn chuẩn bị sẵn sàng cho chúng tôi đủ loại bánh trái mà trẻ con rất thích. Những lúc như vậy, mặt mẹ luôn rạng rỡ mặc dù những giọt mồ hôi còn lấm tấm trên vầng trán. Những suy nghĩ non nớt của những đứa trẻ chúng tôi không biết được rằng mẹ đã phải nhịn ăn để mua quà cho chúng tôi…
Thưở ấy anh em chúng tôi sợ nhất là những ngày mẹ ế
hàng, khi đó chúng tôi phải chén hết nửa xô đậu hủ ế của mẹ. Trong
không khí ấm áp của căn nhà lụp xụp trong lòng phố thị, tất cả mẹ
con ngồi ăn trong tư thế bị “ép buộc”. Chúng tôi vừa nhăn nhó vừa bưng
chén đậu hũ mà không khỏi nghẹn lòng. Ngày đầu khi ăn đậu hũ trừ
cơm như thế này quả thật là rất ngon, nhưng khi mà số lần mà mẹ ế
hàng ngày càng nhiều thì tôi tỏ ra rất ngán. Khi ấy mẹ chỉ cười và
bảo: “Các con ráng ăn hết đi, đậu hũ này rất ngon và có đầy đủ
chất dinh dưỡng đấy, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc các con à.”
Mặc dù than thở như vậy nhưng chúng tôi cũng ăn hết một phần vì đói
một phần cũng vì thương mẹ.
Đôi chân đã chai sần của mẹ hàng ngày vẫn phải vất
vả rong ruổi trên từng đoạn đường góc phố để nuôi chúng tôi ăn học.
Thấy mẹ ngày một xanh xao mà tôi không khỏi xót xa. Khi những ánh
điện rực rỡ ngoài kia được thắp sáng cũng là lúc tôi rất sợ: sợ
mẹ tôi lại bị ế hàng, sợ phải ăn hết cả gánh đậu hũ của mẹ, sợ
mẹ phải dầm ướt dưới những cơn mưa xối xả ngoài kia, sợ mẹ sẽ không
còn đủ sức để bám trụ với những gánh hàng nhọc nhằn mỗi tối. Và
điều tôi sợ nhất là mẹ sẽ rời xa năm anh em tôi mãi mãi… Chỉ cần
nghĩ đến vậy thôi là tôi không thể cầm lòng, nước mắt đã rơi lã chã
tự lúc nào.
Giờ đây, tôi sắp trở thành chàng tân sinh viên đại
học và chắc chắn gánh hàng rong sẽ còn nặng trĩu trên đôi vai gầy
của mẹ. Tôi chỉ mong muốn bốn năm khó khăn này sẽ trôi qua thật nhanh
để tôi có thể giúp đỡ mẹ, để gánh hàng rong của mẹ sẽ bớt nhọc
nhằn vào những ngày đông giá rét.
PHAN NAM
(Tiên Phước – Quảng Nam)
*****
Tác giả hiện đang học tại lớp báo chí, Khoa Ngữ Văn,
Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng.
Email: phanvannamsp@gmail.com.