Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, February 25, 2013

ĐIỀU KHÓ - thơ xướng họa của Hồ Trọng Trí và Trần Ngộ


ĐIỀU KHÓ

Lượm điều công việc mấy ai ưng
Cúi mặt khom lưng khổ quá chừng
Thất vụ hạt thưa công khó đủ
Trúng mùa quả rộ việc lung tung
Trái rơi thu nhặt không giờ nghỉ
Lá rụng quét gom chẳng phút ngừng
Dù nhọc vẫn mong điều mãi đạt
Bội thu điều khó hóa điều mừng

HỒ TRỌNG TRÍ
Bà Rịa - Vũng Tàu



Bài họa:

CỦA KHÓ

Giàu có mọi người ai cũng ưng
Thương gia buôn bán khổ vô chừng
Đầu năm chủ trốn lời không thấy
Cuối tháng con xù lỗ tứ tung
Hàng đọng ba mươi càng khó nghỉ
Tồn kho mồng bốn dễ gì ngưng
Người đông của ít tiền khan hiếm
Vật giá leo thang hết chỗ mừng

Trần Ngộ
(Bảo Lộc Lâm Đồng)
kính họa
READ MORE - ĐIỀU KHÓ - thơ xướng họa của Hồ Trọng Trí và Trần Ngộ

Châu Thạch - ĐÊM ĐÀ NẴNG NHỚ VỀ ĐÀ LẠT




Đêm Đà-Nẵng đường bên sông rực rỡ
Ta nhớ sao Đà-Lạt phố trời xanh
Qua sông Hàn nhìn mặt nước long lanh
Hồn bay đến Xuân-Hương hồ gió lộng.

Đây muôn sắc còn nơi em thơ mộng
Đây đèn hoa còn nơi ấy trăng thanh
Đây một mình, chỉ có một mình anh
Còn nơi đó có ai cùng trăng nước?

Em có nhớ hay quên lời hẹn ước?
Ta vẫn mơ vẫn đợi phút tương phùng
Cả hồn ta cơn gió lạnh mông lung
Em đầu núi, có mong không buốt giá?

Đời trăm lối, hai chúng mình hai ngã
Ước mơ chung chỉ gối mộng mà thôi
Nhớ nhung chi, chỉ giây phút bồi hồi
Để hồn gởi cho nhau nhiều ảo tưởng.

Đêm Đà-Nẵng bước chân hoang vất vưởng
Nhớ làm sao Đà-Lạt mến và thương!
Trước và sau đời vẫn cõi vô thương
Đây và đó sao xa vời quá đỗi ?! 

                           Châu Thạch

truongvantran@hotmail.com


READ MORE - Châu Thạch - ĐÊM ĐÀ NẴNG NHỚ VỀ ĐÀ LẠT

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn) - NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT




NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT (*)

Trì danh Ngài Quán Thế Âm
Trí - bi hội nhập Chân Tâm đất trời
Vơi bao nghiệp chướng cõi đời
Ngày về Tịnh độ tiếp lời Tâm kinh…
Niệm thầm theo hơi thở thiền
Tháng ngày an lạc như hiền triết xưa
Trăng tâm lặng lẽ bốn mùa
Hương trà thấp thoáng Chân Như vĩnh hằng.

(

-(*): Có thể thay danh hiệu này bằng các danh hiệu mang năng lượng tâm linh đại trí-đại bi khác của tôn giáo.
-(Chân Tâm: Bản Thể Vũ Trụ, Thượng Đế, Viên Giác, Phật Tính, Pháp Thân, Chân Như, Chân Thiện Mĩ…).
-Bồ-tát Quán Thế Âm có truyền bá một câu chân ngôn mang thần lực cứu khổ cứu nạn và trợ lực giác ngộ là: Án Ma Ni Bát Di Hồng (Om Ma Ni Pad Mé Hum). (Ngài là một vị Phật thời quá khứ xa xưa; nhiều người dù không phải là người Phật giáo vẫn có lòng chánh tín ở Ngài).

***

-Thí nghiệm của M.Emoto cho thấy, khi dán 2 mẩu giấy mang tên người có tính cách tốt-xấu khác nhau vào 2 chai nước, thì cấu trúc và chất lượng nước cũng biến đổi khác nhau. Thí nghiệm này giúp hiểu rõ hơn thần lực của các danh hiệu thánh nhân, các chân ngôn…
-A.Einsten có phát biểu đáng lưu ý: Khoa học không có tôn giáo là khoa học khập khiễng.
-Theo Thiền Luận (D.T.Suzuki), ngày xưa có các vị Bồ-tát tu hành trong nghịch cảnh như làm kĩ nữ, bán cá ở chợ, mò tôm để sinh nhai… Vì thế, dù còn phải sống trong nghịch cảnh, chúng sinh cũng có thể tu tập hướng thiện hướng thượng tâm linh, chuyển hoá nghiệp.



25/2/2013
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)


READ MORE - Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn) - NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT

MỘT VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC SÁCH "VĂN BẠN VĂN 1" - Hòa Phú Yên


MỘT VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC SÁCH "VĂN BẠN VĂN 1"
(Chủ biên: Nguyễn Nguyên Bảy- Nhà xuất bản Văn học, 2013)
                                                                                                Hòa Phú Yên

Trong bầu không khí nền văn học nước nhà hiện nay có phần u ám, nhiều xô bồ, nhiễu loạn; người ta đang tự ca tụng những điều viển vong, hư ảo, thậm chí có người lại thờ ơ và quay lưng lại với văn chương; Văn Bạn Văn 1 ra đời trong bối cảnh ấy là một sự kiện thực sự có ý nghĩa, là điều vô cùng đáng quý và đáng trân trọng.
Văn Bạn Văn 1 là tập sách tập hợp 38 bài, bao gồm những bài nhận định, đánh giá, những bài ký, đò đưa, chân dung, truyện ngắn của 34 tác giả đến từ mọi miền của đất nước. Và 1 bài viết hết sức có ý nghĩa “Cửu tụng bạn văn Trần Hoài Dương” thay cho lời mở đầu của Chủ biên Nguyễn Nguyên Bảy. Bài Cửu tụng nói lên được nhiều điều về đức tính, phẩm hạnh, tài năng của Trần Hoài Dương. Nói rộng ra đó là những phẩm chất mà người viết chân chính cần phải có. Đừng vì lợi ích cá nhân, đừng vì con đường công danh, vị nể, đừng vì những suy nghĩ viễn vong mà làm những điều không đáng…
Sự góp mặt của những tác giả trên với những tác phẩm trong tập sách, ở nhiều thể loại nó đã làm nên sự đa dạng, phong phú của tập sách.
Bên cạnh những nhận định, những bài đò đưa về thơ, về một số tác giả, tác phẩm đã từng ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc một thời còn có những bài ký sự, những truyện ngắn hết sức độc đáo, mang tính thời sự và có giá trị nhân văn. Đánh thức phần lương tri, trách nhiệm của con người trong cuộc sống vốn đa diện, đa chiều của đời sống hiện đại.
Sách Văn Bạn Văn (Tập 1) dày 300 trang, bìa cứng, khổ 20 x 20, Nhà xuất bản Văn học ấn hành tháng 1/2013, tập hợp gồm 34 tác giả với 38 tác phẩm. Tác giả góp mặt ít nhất 1 bài, nhiều nhất là 2 bài. Với cách bài trí từ bìa sách đến nội dung từng phần trong sách và nhất là những tác phẩm được chọn, theo cá nhân tôi nhận thấy nó rất bài bản, ấn tượng và chất lượng. Đặc biệt là cách phân chia và gọi tên từng phần trong sách cũng rất “lạ”. Cách phân chia ấy chứng tỏ chủ biên Nguyễn Nguyên Bảy là một người rất am tường và chuyên nghiệp về văn chương chữ nghĩa. Sự phân chia và gọi tên như thế cho thấy ông là người rất cẩn trọng tỉ mỉ và công phu trong việc đọc chọn, sắp xếp và biên tập. Tôi thích nhất cách mà Nguyễn Nguyên Bảy gọi những bài bình bằng một cái tên khác cách gọi thông thường đó là “Đò đưa”, cách gọi này vừa quen, vừa lạ, vừa giản dị khiêm nhường nhưng nó cũng hàm chứa ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Phải chăng, cuộc đời cầm bút với những trải nghiệm thực tế đã giúp ông đưa ra những cách gọi mới, sát đúng với thực tế như vậy?.
Sách Văn Bạn Văn (Tập 1) được chia làm 2 phần:

Phần 1: Văn ngắn (Luận, Sự, Ký, Đò đưa, Chân dung…)

Với sự  góp mặt của Hoàng Thụy Anh, Phạm Đình Ân, Trần Văn Cung, Văn Giá, Trần Vân Hạc, Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Xuân Họa, Nguyên Khôi, Vũ Bình Lục, Nguyễn Khắc Phục, Lê Xuân Quang, Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Trung Thông, Hoàng Vũ Thuật, Trần Huy Thuận, Nguyễn Anh Tuấn, Triệu Xuân.
Trong phần 1 này, người đọc sẽ được thưởng thức nhiều bài viết rất ấn tượng và sâu sắc. Điều chắc chắn là sẽ gợi lên cho người đọc bao điều thú vị. Các bài viết mổ xẻ, phân tích, bình giá … trên nhiều phương diện và góc độ khác nhau. Và ở đó, chúng ta sẽ biết thêm được nhiều điều, nhiều kiến thức bổ ích, nhiều tư liệu quý … Một Nguyễn Khoa Điềm với những suy tư, trăn trở, những chiêm nghiệm cuộc đời trong “Cõi lặng” khi trở về- sau cuộc giã từ chính trường, sống cuộc đời tự do, khẳng định bản lĩnh và nhân cách của một tâm hồn thi sĩ đích thực (“Nguyễn Khoa Điềm và chuyện ngược dòng về Cõi lặng”- Hoàng Thụy Anh). Một Văn Cao là Nhạc sĩ- Thi sĩ tài hoa với những thăng trầm và bao biến cố đẩy đưa của cuộc đời (“Văn Cao: Uống rượu say rồi hát Quốc ca”- Lê Xuân Quang). Bài văn luận “Cái tai và văn hóa nghe” của Trần Huy Thuận” cho ta nhiều bài học về lẽ sống, về văn hóa ứng xử, giao tiếp hằng ngày …
Hà Nội mảnh đất hùng thiêng, là trái tim yêu của Tổ quốc, nơi những người con ở chính đất này đi xa ai cũng nhớ về nó với một nỗi nhớ da diết, khôn nguôi; nơi mà những người phương xa khi đến cũng đều có sức quyến rũ họ một cách kỳ lạ, với những người chưa từng đến Hà Nội thì ai cũng khao khát một lần được đặt chân đến mảnh đất này. Hà Nội có điều gì đặc biệt, Hà Nội có những gì mà có sức cuốn hút kỳ diệu và lạ lùng như thế? Bạn đọc sẽ được thưởng thức qua một bài Tùy bút điện ảnh viết khá đặc sắc với sự hiểu biết uyên thâm của một người từng sống và gắn bó với Hà Nội. Đó là bài “Hà Nội bốn mùa” của Nguyễn Anh Tuấn. Mở đầu bài tùy bút, Nguyễn Anh Tuấn đã có cách giới thiệu ấn tượng: “Đối với rất nhiều người Việt Nam ở khắp đất nước và ở khắp các phương trời xa xôi, Hà Nội là nỗi niềm đau đáu nhớ thương … Và Hà Nội cũng trở nên gần gũi thân quen một cách lạ lùng đối với nhiều thế hệ người Việt Nam cũng như đối với không ít vị khách nước ngoài… điều đó có thể lý giải bằng nhiều nguyên cớ- mà nguyên cớ trực tiếp nhất, và cũng sâu xa nhất, chính bởi Hà Nội có bốn mùa thật rõ rệt và đặc sắc, mà người ta có thể cảm nhận được qua da thịt từng sự thay đổi nhỏ bé của hoa lá, mặt sông gương gương hồ, con đường lối ngõ, những gương mặt người…
Đặc biệt, trong phần giới thiệu chân dung, độc giả sẽ được biết cụ thể hơn, rõ hơn về một hồn thơ tài hoa Lý Phương Liên, một tên tuổi từng gây xôn xao dư luận trên thi đàn những năm 70 của thế kỉ trước. Lý Phương Liên xuất hiện như “một ngôi sao băng” rồi vụt tắt, mãi đến năm 2011 công chúng yêu thơ mới biết có một Lý Phương Liên thật, đang hiện hữu trên cuộc đời này. Bạn đọc sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời và thơ của bà qua 7 bài viết của các tác giả: Hoàng Trung Thông, Phạm Đình Ân, Trần Vân Hạc, Hoàng Xuân Họa, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Anh Tuấn, Triệu Xuân.

Phần 2: Văn truyện

Với sự góp mặt của 19 tác giả: Tạ Duy Anh, Ngọc Bái, Lê Thế Biên, Văn Chinh, Phùng Thành Chủng, Lê Bá Duy, Nguyễn Hiếu, Hoàng Xuân Họa, Nguyễn Minh Khiêm, Văn Thành Lê, Lại Văn Long, Phùng Gia Lộc, Trần Nhương, Lê Xuân Quang, Bùi Ngọc Tấn, Võ Diệu Thanh, Nhật Tuấn, Triệu Xuân, Phùng Hải Yến.
Trong phần văn truyện, bạn đọc tiếp tục được thưởng thức những tác phẩm của những tác giả đã khá thành danh và khẳng định chỗ đứng trên văn đàn. Những tác phẩm truyện của các tác giả này họ khai thác ở nhiều đề tài, chủ đề khác nhau nhưng chung quy lại vẫn là đề cập đến con người, sự sống và những mối quan hệ xã hội trong đời sống hiện nay. Đọc những tác phẩm ở phần văn truyện chắc hẳn sẽ gợi lên cho người đọc nhiều suy ngẫm về vấn đề đạo và đời trong đời sống con người hiện đại hôm nay.
34 tác giả với  38 bài văn góp mặt ở sách Văn Bạn Văn- Tập 1 thực sự là những tác phẩm đáng để đọc.
Có lẽ sự thành công của Văn Bạn Văn – Tập 1 nằm ngoài sự mong đợi của của những người thực hiện tập sách. Rất tiếc vì dung lượng Tập sách có hạn nên đành gác lại một số tác giả và tác phẩm khác. Hy vọng rằng những tác phẩm có giá trị chưa được chọn ở tập này sẽ được chọn in ở các tập tiếp theo.
Tôi tin rằng trong rừng sách bạt ngàn như hiện nay thì sách Văn Bạn Văn - Tập 1 sẽ là tập sách mà những người yêu thích văn chương và các em học sinh, sinh viên đọc sẽ thích.
                                                                                      H.P.Y

(Nguyễn Văn Hòa, Giáo viên Trường phổ thông cấp 2-3 Xuân Phước,
Đồng Xuân, Phú Yên)
READ MORE - MỘT VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC SÁCH "VĂN BẠN VĂN 1" - Hòa Phú Yên

Sĩ Chương - LỜI NGƯỜI THA PHƯƠNG



Đã lâu rồi anh không về thăm Huế
Huế bây chừ có buồn lắm không em?
Nước Sông Hương có thơm mùa con gái
Núi Ngự Bình có vững đứng như sức chang trai
Đêm từng đêm anh nằm mơ thấy Huế
Huế rất hiền và Huế lắm tơ duyên
Cứ rứa nhé hởi người em gái Huế
Chờ anh về dệt nốt những vần thơ
Nơi mái hiên xưa nắng vàng hong lộc biếc
Lũ bướm có tìm mật ngọt không em
Nhớ em nhé tháng giêng mùa trẩy hội
Áo mặc đi chùa mẹ dặn kín đôi thân
Thôn Hương Lộ có gì thay đổi mới
Nhớ giử dùm hương nắng đợi chờ anh
Chùa Từ Đàm vàng hương em có tịnh
Nhớ thắp cầu một nén kẻ tha phương
Con sông nhỏ chảy mười năm xa xứ
Ngày về nguồn nước lợ biết nghe mưa...

         
                                        Sĩ Chương
READ MORE - Sĩ Chương - LỜI NGƯỜI THA PHƯƠNG