Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, March 10, 2017

CHỢ MẤY NHÀ - Phiếm đàm của Chu Vương Miện


             
              Nhà thơ Chu Vương Miện


                     CHỢ MẤY NHÀ 
         (Trao đổi thêm với nhà văn Lang Trương)

QUA ĐÈO NGANG

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi Tiều vài chú
Lác đác bên sông, Chợ mấy nhà 
Nhớ nước đau lòng con Quốc Quốc
Thương nhà mỏi miệng cái Gia Gia
Dừng chân Đứng lại trời ! non nước!
Một mảnh tình riêng ta với ta.
          Bà Huyện Thanh Quan

Bối cảnh của bài thơ này vào giữa thế kỷ thứ 18, giai đoạn Lê mạt, Quang Trung ra Bắc, Tây Sơn - Gia Long nội chiến... cả một trời kim kiếm điêu linh, phải chờ cho đến năm 1802 thì vua Gia Long mới thống nhất chấm dứt một thời kỳ gần 300 năm chia cắt đất nước.

Chúng tôi cũng như quí vị, quý vị học làm sao thì chúng tôi cũng học làm vậy, sách giáo khoa thế nào, thì chúng ta cũng đều nhận là như thế. Cái khuyết điểm của sách giáo khoa chú giải thường là thiếu sót, cũng vì cái thiếu sót này dẫn đến những cuộc trao đổi tranh cãi không cần thiết:
Gió đưa cành trúc la đà 
Hồi chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Cương

Bài thơ này có từ thế kỷ thứ 19, và khi cụ Dương Khuê  từ Kinh Thành Phú Xuân Huế ra Hà Nội làm quan thì sửa lại như sau:
Gió đưa cành trúc trăng tà 
Hồi chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.

Xin được hiểu rõ ràng là bài thơ này được trước tác "xuất xứ" của thế kỷ thứ 19 và cũng xin đọc và hiểu nó trong thời kỳ này.

Qua đầu thế kỷ thứ 21, cụ giáo sư Học Giả Luật Khoa Vũ Quốc Thúc Sài Gòn, năm nay cụ cũng trên 100 tuổi, con của cụ cũng vào khoảng 70-80, cháu của cụ cũng vào khoảng 50-60, và chắt của cụ cũng vào khỏang 20-30-40. Mới đây cụ có ra đề hai câu thơ ca dao  này cho Chắt của cụ dịch ra Pháp Ngữ  rồi chuyển dịch lại tiếng Việt, thành:
"Roi tre vun vút tung ra
Bầy Lạc Đà với lũ La chạy cuồng
Bà Trời dộng một hồi chuông
Gọi về ăn bát canh xương gà tàu"

Hai câu ca dao này được mỗi người hiểu theo thế kỷ thứ 21, để cho rõ chúng tôi xin đơn cử thêm, đây là một câu chuyện cười kể vào cuối năm, người kể là giáo sư cử nhân toán Đinh Đức Mậu, chuyện như vầy "hồi nhỏ, ông học với ông chú cử nhân Hán văn ở nhà quê, ông chú bắt ông dịch ra Hán văn câu ca dao":
Sáng trăng em tưởng tối trời
Em ngồi em để sự đời em ra
Sự đời như chiếc lá đa
Đen như mõm chó chém cha sự đời? 

Hai câu trên thì không đủ trình độ dịch, mà chỉ dịch được có hai câu dưới:
Thế sự như diệp đa
Hắc như khuyển khẩu
Trảm phụ thế sự 
*
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.

Xin trở lại với đề bài :
"Lác đác ven sông Chợ mấy nhà"
Là câu thơ thứ tư trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, chúng tôi tài hèn sức mọn, biết dăm ba chữ Mường cũ "cũng thuộc vào loại Nôm na là cha Mách qué" mang chút kiến thức quê mùa ra để múa rìu qua mắt thợ, mong để thiên hạ chửi cha cho vài câu để sáng mắt "chớ mắt bây giờ kém lắm".
Rằng :"Xưa vốn là người Kẻ Chợ
 Cồn Hà Mô trú ở lân la"

Nguyên tác Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, bản dịch của Phan Huy Vịnh (Trích trong Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển của Đương Quảng Hàm trang 256).

Kẻ Chợ là tên một địa phương, chữ cổ của người Lạc Việt, Kẻ có thể là Làng, là Phố Xá, là thị trấn như Kẻ Tràng là một nơi sản xuất gạch men nổi tiếng Bát Tràng, Kẻ Sặt là một địa danh một nơi buôn bán sầm uất, Kẻ Chợ là Hoa Lư, Thăng Long là đế đô của Việt Nam, Kẻ Bờ, Kẻ Gỗ, Kẻ Loa... sau Lạc Việt bị Âu Lạc của Thục An Dương Vương chiếm thì từ Kẻ được chuyển thanh từ Cổ như Cổ Ngư, Cổ Nhuế, Cổ Loa, Cổ Đường...

"Chợ" trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan thế kỷ thứ 18, có nghĩa là có mấy căn nhà xây cất theo kiểu nhà cũ của  thành Thăng Long ngày  xưa, không có nghĩa của thế kỷ 20 đương đại là Rợ "là người thiểu số miền cao".

Người viết chỉ mong diễn giải cho nó Đúng mà thôi, không dám khen hoặc mạ lỵ một ai cả, dù là học thật hay học giả.

Nhà văn Lang Trương có nói thêm: "Người Bắc thường gọi con gái là Cái, mà không gọi là Con". 
Cũng xin được diễn tả từ Cái, từ này cũng là từ quan trọng ngang với từ Cổ và từ Kẻ, trước thời Ngô Quyền lập quốc, vào đầu thế kỷ thứ 8 thì có Ông Phùng Hưng nổi lên chống lại quân Tàu, thành công một thời gian, dân chúng tôn ông là Bố Cái Đại Vương, theo sách của cụ Sử Gia Lệ Thần Trần Trọng Kim có nghĩa là: "vị Vua được dân chúng coi như là Bố Mẹ, Bố là Cha, Cái là Mẹ", theo học giả kỹ sư Đoàn Đức Nhân bên Pháp Quốc, có nguồn gốc từ  nước Đại lý Vân Nam, từ Bố Cái có nguồn gốc từ tiếng Mongolic (tiếng Mông Cổ) và theo học giả Nguyễn Bàng thì sách của học giả Bình Nguyên Lộc lại cho là từ Bố Cái có nguồn gốc từ Mã Lai "nguyên chữ là Buôn ca rê" dịch nghĩa là "Anh Hùng Giải Phóng". 

Còn theo chúng tôi (tức CVM) thì từ  Cái theo Mường nghĩa, có nghĩa như sau : 
- Là Chính, thứ Nhất, không phải thứ Nhì.
- Vợ Cái con cột, có nghĩa là vợ Cả, vợ Chính, còn vợ sau là vợ hai, vợ hầu.
- Con Cái là con ruột, khác với con Nuôi (nghĩa tử).
Lên rừng nhớ Cái cùng Con
Về nhà nhớ cũ khoai môn trên rừng. 
- Cột Cái là cây cột lớn duy nhất trong nhà.
- Đường Cái Quan là quan lộ chính trong một nước. 
- Sông Cái là sông Chính (sông Mẹ) như Sông Hồng, các chi lưu phụ như Sông Cà Lồ chảy qua vùng Đông Anh, Phúc Yên, sông Phú Lương chảy qua Hải Dương …

Còn ông Phùng Hưng được dân chúng phong gọi là Bố Cái Đại Vương có nghĩa là ông vua Chính (ông vua Lớn) của dân tộc Việt, từ Bố có trước rồi từ Bua chuyển qua Vua,  Lác có trước, chuyển qua từ Nác, từ Nước, Bồ Hôi thành Mồ Hôi… Bài này viết đến đây tạm ngưng  vì cảm thấy đã tạm đủ.

                                        Chu Vương Miện

READ MORE - CHỢ MẤY NHÀ - Phiếm đàm của Chu Vương Miện

NGƯỜI YÊU NHỚ - Thơ Võ Tấn Hùng

NGƯỜI YÊU NHỚ

                  

                     Em đã chờ anh mấy năm rồi.
                     Mùa thu mấy bận lá thu rơi,
                     Bao đêm dòng lệ trào khoé mắt .
                     Anh có thấu chăng anh yêu ơi?

                     Mưa vẫn giăng giăng tím ngát chiều;
                     Bên song anh khẽ nói em yêu
                     Con tim rộn rã, ôi khó tả
                     Đừng nói chi anh em đã yêu?

                     Nụ hôn nồng cháy trai xứ Nẫu,
                     Nóng bỏng trên môi gái cố đô.
                     Ngây ngất hương yêu chiều lịm tắt…
                     Đêm đông hoang vắng nhớ người yêu!
    Huế,21.11.2016

                                              VÕ TẤN HÙNG
READ MORE - NGƯỜI YÊU NHỚ - Thơ Võ Tấn Hùng

KHÚC ĐÀN CÂM - Trương Thị Thanh Tâm

Trương Thị Thanh Tâm


KHÚC ĐÀN CÂM 

Chờ ai chờ đến bao giờ 
Bốn mươi năm để hững hờ tuổi xuân 
Chiều chiều buồn nhớ người dưng 
Bên hàng hoa sứ bâng khuâng nỗi sầu 

Người còn biền biệt nơi đâu 
Tiếng chim bìm bịp gọi nao nao lòng 
Dòng sông con nước mênh mông 
Đò ngang bỏ bến xuôi dòng tìm ai 

Người giờ xa cách chân mây 
Biết quên hay nhớ men say đêm nào 
Tình đầu sao để phai mau 
Tôi về gối mộng chiêm bao nửa vời 

Lặng thầm lời nói xa xôi 
"Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm"
Đâu đây vọng khúc đàn câm 
Mưa thu tí tách lặng thầm riêng tôi.
           Trương Thị Thanh Tâm 
                       Mỹ Tho



READ MORE - KHÚC ĐÀN CÂM - Trương Thị Thanh Tâm

KHI PHƯỢNG BIẾT BUỒN - thơ Trúc Thanh Tâm




      KHI PHƯỢNG BIẾT BUỒN

    Anh bên thềm kỷ niệm thoáng mưa bay
    Thơ mộng quá những ngày ôm sách vở
    Trường lớp cũ còn một thời để nhớ
    Những thân thương giờ cũng đã xa rồi   

    Khoảng sân chung đàn bướm trắng rong chơi
    Trăng nguyên thủy của một thời ngây ngất
    Trang lưu bút như những cơn gió mát
    Thổi theo anh vào ngày tháng giang hồ  

    Anh yêu đời và vẫn cứ làm thơ
    Như thuở chớm yêu tình len lén gọi
    Ai cũng có thời si mê, vụng dại
    Tuổi học trò nhen nhúm tập tành yêu  

    Nắng lung linh, em thả tóc trong chiều
    Anh ngóng đợi để đêm về thao thức
    Viết pilot, nhớ thương màu mực tím
    Mùa hạ về rộn rã tiếng ve ngân  

   Yêu dấu nào theo thời khắc bâng khuâng
   Và một lúc anh thấy mình mắc nợ
   Và một lúc hồn mình bỏ ngõ
   Sợ xa người nên hụt hẫng trong tim

   Phượng biết buồn thao thức tiếng mưa đêm
   Khi hoa nắng trải vàng đường hò hẹn
   Nghe trong gió còn chút hương lưu luyến
   Biết hờn ghen khi cảm nhận yêu người!  
                 
   TRÚC THANH TÂM
   (Châu Đốc)


READ MORE - KHI PHƯỢNG BIẾT BUỒN - thơ Trúc Thanh Tâm

HOA VƯỜN NHÀ - Chu Vương Miện



 



 



 



 



 

READ MORE - HOA VƯỜN NHÀ - Chu Vương Miện

NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (PHẦN 10) - Nguyễn Ngọc Kiên


      


NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN                                    VÀ ĐIỂN CỐ (PHẦN 10)

(21) 对牛弹琴 [đối ngưu đàn cầm] (đàn gảy tai trâu)
Thành ngữ này có nghĩa đen: Gảy đàn cho trâu nghe thì trâu sẽ chẳng hiểu gì.
Ngụ ý: Nếu đối tượng tiếp nhận không hiểu gì về nội dung, lĩnh vực mà mình cần truyền bá, giảng dạy thì cả 2 phía đều phí công vô ích. Ngoài ra, câu thành ngữ này cũng chỉ việc thuyết giảng đạo lý với 1 người ngang ngạnh, nói mãi không chịu nghe.

Thành ngữ này bắt nguồn từ điển cố Trung Hoa:
Chuyện rằng xưa có ông Công Minh Nghi là người am tường âm nhạc. Tiếng đàn của ông nổi tiếng là hay và cảm động lòng người. Một ngày trời cao gió mát, ông đang dạo chơi thì nhìn thấy con trâu đang thong dong gặm cỏ. Tức cảnh sinh tình, ông liền gẩy điệu “Thanh giác chi tao” cao nhã . Tiếng đàn của Công Minh Nghi du dương cất lên, nhưng con trâu vẫn bình thản gặm cỏ khiến ông rất bực. Sau khi quan sát, ông nhận thấy tuy trâu nghe thấy tiếng đàn của ông, nhưng vì khúc nhạc này không phù hợp với trâu khiến nó không thể cảm thụ và thưởng thức được. Biết vậy, Công Minh Nghi chuyển sang 1 khúc nhạc dân dã hơn. Con trâu nghe thấy tiếng đàn nhầm tưởng với tiếng ruồi muỗi vo ve, tiếng bê con kêu, nên dỏng tai chăm chú lắng nghe.

Đến cuối đời Đông Hán, có một người thông tuệ đạo Phật tên Mâu Dung, mỗi lần giảng dạy các đệ tử Nho Giáo, ông đều mượn các sách điển của nhà Nho để thuyết giảng đạo Phật. Các đệ tử thấy lạ bèn hỏi ông nguyên do, ông kể lại câu chuyện của Công Minh Nghi “đàn gẩy tai trâu” cho họ nghe. Ai cũng lấy làm tâm phục khẩu phục bởi thầy Mâu Dung đã tìm hiểu kỹ đối tượng để có cách giảng dạy hiệu quả nhất. Từ đó “đàn gảy tai trâu” trở thành một thành ngữ được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
                               (Theo Kiến thức tiếng Trung.com)

 Nhiều người thường cho rằng “Đàn gẩy tai trâu” đồng nghĩa với “nước đổ lá khoai”, “nước đổ đầu vịt”.Người Anh có cách tư duy tương tự: water on duck’back (nước đổ lưng vịt), Song, ngoài ý nghĩa làm vic gì đó phí công vô ích, thì 3 thành ngữ này được sử dụng với ý nghĩa và bối cảnh khác nhau.

(22)画龙点睛 [Họa long điểm tinh] Vẽ rồng thêm mắt

“Vẽ rồng điểm mắt” là câu thành ngữ bắt nguồn từ câu chuyện ly kỳ được truyền đời này qua đời khác của một danh họa thời nhà Lương mà trình độ vẽ đạt tới mức truyền thần…

 “Vẽ rồng điểm mắt” có xuất xứ từ cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn.
Trong tác phẩm ghi lại Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trên bức tường của Kim Lăng An Lạc Tự, nhưng ông không vẽ mắt.
Ông thường nói: “Vẽ mắt rồng sẽ bay mất”.
Mọi người cho rằng lời nói của ông là hoang đường, vô căn cứ, nên kiên quyết thỉnh mời ông vẽ thêm mắt. Một lúc sau, sét đánh đổ tường, hai con rồng được vẽ thêm mắt cưỡi mây bay lên trời. Chỉ còn lại hai con rồng không vẽ mắt vẫn ở trên tường.
Trương Tăng Dao là hoạ sĩ triều đại nhà Lương, Nam Triều, thuộc thời kỳ Nam Bắc triều của Trung Quốc. Ông từng được bổ nhiệm các chức vị như tướng quân, thái thú Ngô Hưng.
Ông rất giỏi vẽ tượng Phật, thần tiên, rồng, những bức hoạ ông vẽ gồm: “Hành đạo Thiên vương đồ”, “Ma nạp tiên nhân đồ”, “Tượng Như Lai”, “Bồ tát”, “Hán đại xạ giao đồ” (Bức hoạ bắn giao long thời Hán), “Côn Minh Nhị Long Đồ” (Bức hoạ hai con rồng ở Côn Minh), “Duy Ma Cật Tượng” (Tượng Vimaiakirti), “Hoành Tuyền Văn Long đồ”.
Trương Tăng Dao tín ngưỡng Thần nên đặt tên các con trai là Thiện quả, Nho Đồng, các con trai ông đều rất giỏi vẽ Thần Phật.
Kỹ năng sở trường của Trương Tăng Dao là vẽ “hoa văn chìm nổi”. Năm thứ ba Đại Đồng ông có trang trí chùa Nhất Thừa, cách huyện Nam Kinh sáu dặm về hướng Tây Bắc…toàn bộ cửa ngôi chùa được vẽ hoa văn chìm nổi, còn gọi là bút tích của Trương Tăng Dao, hoa văn đó chính là được tạo bởi phương pháp vẽ còn sót lại của người Ấn Độ, do màu son và màu xanh lục tạo thành, nhìn xa giống như hình khối chìm nổi, nhìn gần lại rất phẳng, chính vì vậy nên đặt tên chùa là chùa ‘chìm nổi’”.
Trong cuốn “Triều Dã Thiêm Tải”, Trương Tinh Trạc thời Đường viết về chuyện Trương Tăng Dao vẽ chim ưng như sau: Chùa Nhuận Châu Hưng Quốc khổ vì chim bồ câu đậu trên xà nhà, phân chim làm ô uế tượng Phật, Trương Tăng Dao bèn vẽ một con chim ưng lên bức tường phía Đông, vẽ một con diều hâu lên bức tường phía Tây, chúng đều nghiêng đầu nhìn ra ngoài mái hiên, từ đó về sau, chim bồ câu không dám bay tới nữa.
Trong cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” kể về hai câu chuyện thần kỳ khác của Trương Tăng Dao:
Trước kia, khu Ngô Tào thỉnh thoảng lại rộ lên phong trào vẽ “Thanh Khê Long” (Rồng suối xanh), Trương Tăng Dao bèn vẽ rất nhiều hình rồng tại đình Long Tuyền của Lương Vũ Đế. Bản vẽ phác thảo lưu tại mật phòng, người thời đó còn chưa coi trọng nó. Tới những năm Thái Thanh, sấm sét làm rung động đình Long Tuyền, rồng trên vách tường đột nhiên biến mất, mọi người mới biết rằng rồng mà Trương Tăng Dao vẽ nhân lúc mưa gió sấm sét đã bay đi mất, mới biết nó thần kỳ huyền diệu thế nào.
Trương Tăng Dao vẽ hai vị hoà thượng ngoại quốc nước Thiên Trúc (tức Ấn độ), do xảy ra cuộc chiến tạo phản của Hầu Cảnh nên bức hoạ hai vị hoà thượng bị chia cắt làm hai và bị thất lạc. Sau này, bức hình của một trong hai vị hoà thượng được viên quan Lục Kiên lấy được. Khi Lục Kiên lâm trọng bệnh, mơ thấy một vị hoà thượng ngoại quốc bảo với ông rằng: “Ta có một người bạn li biệt đã lâu, hiện ở nhà họ Lý tại Lạc Dương, nếu ông tìm được bạn của ta, giúp chúng ta tái hợp, ta sẽ dùng pháp lực giúp ông”. Lục Kiên quả nhiên mua được bức tranh vẽ vị hoà thượng kia tại đó, bệnh của ông liền khỏi.
“Lịch đại danh hoạ ký” còn nói: “Tranh vẽ của Trương Tăng Dao hết thảy đều có linh cảm, không sao nhớ hết cho được”. Tức là những bức tranh mà Trương Tăng Dao vẽ ra đa phần đều mang thông linh cảm ứng, không thể ghi chép hết toàn bộ.
Những hoạ gia lớn thời cổ đại đều xuất hiện rất nhiều thần tích, đa phần họ đều vẽ Thần Phật. Bởi vì tín ngưỡng Thần Phật nên Thần Phật sẽ triển hiện thần tích và ban cho họ kỹ năng vẽ hạ bút như Thần. Con người hiện đại không tin vào sự tồn tại của Thần nên Thần tích cũng không được triển hiện.
Theo minhhue.net

Như ở kì trước chúng tôi đã nói “Họa long điểm tinh” (Vẽ rồng điểm mắt ) gần nghĩa với “Họa xà thiêm túc” (Vẽ rắn thêm chân).
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng "Họa long điểm tinh" để ví với việc khi viết văn chương, phải đi sâu và làm sáng tỏ những điều then chốt nhất, khiến nội dung càng thêm phần sống động.

(23) [Nhất phiến băng tâm] Một tấm lòng trong sạch / trinh bạch

Thành ngữ này có xuất xứ từ bài “Phù Dung lâu tống Tân Tiệm”. Nguyên văn như sau:


Phù Dung lâu tống Tân Tiệm kỳ 1

Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô,
Bình minh tống khách Sở sơn cô.
Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.

Dịch nghĩa

Lầu Phù Dung tiễn Tân Tiệm
Mưa lạnh rơi khắp mặt sông trong đêm vào đất Ngô,
Khi trời sáng tiễn khách chỉ có ngọn núi đất Sở trơ trọi.
Nếu như bạn bè thân thích ở Lạc Dương có hỏi thăm,
(Thì xin đáp rằng lòng tôi đã thành) một mảnh lòng băng giá trong bầu ngọc rồi.

Chú thích: Phù Dung lâu do vua nhà Đông Tấn cho xây và đặt tên ở tại phía tây bắc thành Trấn Nam phủ (nay là tây bắc huyện Đan Dương, tỉnh Giang Tô).
 Bản dịch của Tương Như
Mưa lạnh tràn sông đêm đến Ngô
Sáng ra tiễn khách núi buồn trơ
Lạc Dương nếu có người thân hỏi
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.

Tương đương với thành ngữ này tiếng Việt có “một tấm lòng trong trắng” hay “một tấm lòng trinh bạch”. Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều đã viết:

Thân lươn đâu quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa
Xin lưu ý đây không phải là “tấm lòng” mà là “chút lòng”. Phải chăng đó là nghệ thuật sử dụng từ của tác giả.

(24)天涯比 [thiên nhai tỉ lân] chân trời góc bể như ở bên

Thành ngữ này laị có xuất xứ từ bài “Tống Đỗ thiếu phủ chi nhậm Thục châu” của Vương  Bột. Bài thơ như sau:

Tống Đỗ thiếu phủ chi nhậm Thục châu

Thành khuyết phụ Tam Tần,
Phong yên vọng Ngũ tân.
Dữ quân ly biệt ý,
Ðồng thị hoạn du nhân.
Hải nội tồn tri kỷ,
Thiên nhai nhược tỉ lân.
Vô vi tại kỳ lộ,
Nhi nữ cộng triêm cân.

Dịch nghĩa

Tường thành bảo vệ đất Tam Tần
Nhìn vọng qua gió thổi những làn khói có thể thấy năm bến sông Thục
Cùng cảm thông với bạn nỗi xa cách
Bởi đôi ta đều là những kẻ làm quan nơi xa
Trong đất liền này ta cũng còn người là tri kỷ
(Cho nên) có ở ven trời góc biển vẫn coi như là bên cạnh
Hai ta xin đừng đứng ở ngã rẻ đường
Khóc lóc như tuồng nhi nữ

Chú thích: Đỗ thiếu phủ không rõ lai lịch. Thục châu nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
 Bản dịch của Trần Trọng San
Tường thành gìn giữ đất Tam Tần,
Gió khói trông vời chốn Ngũ tân.
Cùng với ai kia tình cách biệt,
Ðều là đường hoạn kiếp du nhân.
Khắp trong biển, còn người tri kỷ
Ở góc trời, như xóm láng gần.
Hà tất ngậm ngùi nơi rẽ lối,
Giống tuồng nhi nữ, lệ đầy khăn.

 (còn nữa)
                                                                        Nguyễn Ngọc Kiên 
        
READ MORE - NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (PHẦN 10) - Nguyễn Ngọc Kiên

THƯƠNG NHỮNG KIẾP HOA - Thơ Nguyễn Khôi



 
READ MORE - THƯƠNG NHỮNG KIẾP HOA - Thơ Nguyễn Khôi

KÝ ỨC VỀ QUÊ NHÀ QUẢNG TRỊ - Huy Uyên


                    


                     KÝ ỨC VỀ QUÊ NHÀ QUẢNG TRỊ

1- 
 THỜI MỚI LỚN 
 Ở giữa làng là xóm chợ. Bên cạnh đường quốc-lộ vắt ngang. Mùa đông về trên những chòm hoa sầu đông đứng lặng lẽ.
Ký ức trong tôi với những tháng ngày hai buổi đi về.Chiếc cầu sắt bắc qua sông và một chiếc cầu xi-măng bên dưới đã gảy nhịp từ thời Pháp thuộc. Con sông Ô-lâu hiền hòa chia hai xóm, nước êm đềm chảy qua bốn mùa yên ả. Những bờ tre làng rợp bóng soi mình trên mặt nước trong xanh.
 Lòng cứ nhớ mãi về những mùa đông làng xóm chìm ngập một màu trắng xóa vì cơn lụt. Những chiếc thuyền bơi xuôi ngược giữa đại dương nước mênh mông. Nước bạc màu đến bất ngờ,nước tuôn vào sân, vào nhà rộn vang những tiếng bì bõm khi lội trong nước. Làng trên xóm dưới gọi nhau í ới.
Mùa xuân đã đến ngoài hiên và nước vẫn ngập đầy vườn.
Đâu dó tiếng nghé ọ trên cánh đồng vàng mùa bội thu. Tiếng hò đối đáp rộn ràng trong mùa gặt.
Tiếng kẻo kịt của những chiếc đòn gánh nhún nhảy trên những đôi vai người nông-phu.Những bát nước chè xanh bốc khói bày ra trên sân với đêm đập lúa. Những ông già rung rinh chòm râu bạc khề
khà nhấp chén rượu đầu mùa.
 Đêm treo lơ lửng ngọn trăng trên đầu, trăng bàng bạc khiến không gian càng tỉnh lặng. Trăng soi sáng vườn khoai đang bắt đầu xanh ngọn, vườn chè xanh biếc dưới ánh trăng dịu hiền. Những bờ tre trở mình rên kèn kẹt. Làm sao nói hết cái lâng lâng giữa đêm trăng qua làng quá mường tượng, kỳ ảo. Thoảng dưới ánh trăng tiếng hò giả gạo, khoan hụi dìu dặt rộn niềm vui ngày mùa.
 (Con đường đó tôi và em từng dìu bước nhau đi biết bao lần. Con đường của kỷ-niệm ngàn đời ẩn nấp trong tim đứa con trai thời mới lớn. Lời thề xa xăm. Mai sau nếu có xa nhau cũng không quên con xóm cũ dòng sông xưa với chiếc cầu đi về hai xóm. Thế rồi em đã ra đi, đi biền biệt với một khung trời đầy kỷ -niệm cháy bỏng trong tôi. Lời thề hẹn đó đã vội vàng chôn ở nơi con dốc đầu làng khi hai đứa cầm tay từ biệt và đã ở lại đó vĩnh-viễn. Tôi cũng ra đi ôm theo mối tình đầu đau đớn, đứng ngắm nhìn quá khứ chưa một lần trọn vẹn. Hỏi em giờ này còn nhớ gì không, quê hương hai tiếng nặng lòng cho đến lúc nhắm mắt. Quê hương với những sớm mai,những chiều về tay trong tay kể nhau nghe những chuyện vui buồn,những ước mơ thời trẻ dại.Lần đầu gặp em e ấp dưới chiếc nón lá, áo dài màu tím với nụ cười long lanh dưới nắng chiều, hoàng hôn rãi cùng khắp xóm làng. Em đã mang đến cho tôi ngày mà cuộc đời bắt đầu biết vui buồn chờ đợi ).
 Chiến tranh đã đi qua làng ngày đêm đì đùng tiếng súng. Chiến tranh đã cướp đi tháng năm bình lặng, yên ả. Trai tráng lên đường để lại những cánh đồng trơ gốc rạ.Trâu bò không người cày lơ lửng bước trong đêm.
 Con đường qua làng nhiều lần bị cắt chia bởi đạn bom và chiếc cầu bỗng một đêm bị gảy nhịp phân chia hai xóm. Những tiếng khóc và những chiếc quan tài mang dấu hiệu binh lửa về đốt cháy quê hương. Những mái  tranh ngập chìm khói lửa. Mặt trận đi qua bỏ lại xóm làng xơ xác gảy đổ. Giáo đường trơ nóc, đình chùa ngã nghiêng.
 Những trảng cát bây giờ đã lấp đầy những ngôi mộ nằm san sát. Những hàng bạch-đàn mọc thẳng tắp thay thế tre làng bị thiêu cháy. Lớp lớp người đi không trở về mà còn nằm lại đâu đó. Biệt ly và chia rời ngày một lớn dần thêm,xóm nhỏ bỗng tiêu điều sau những cơn đánh phá của bom Mĩ.
 Rồi người cũng quay về khi một mai tin vui hòa-bình trở lại. Trên bờ đê những trai tráng trong làng vai vác cày theo sau đàn trâu chậm rải bước. Đồng quê lại rộn ràng tiếng cười tiếng nói sau mùa binh lửa. Những cụ già lại khề khà chén rượu bên bầy con cháu vui đùa ngoài sân. Con đường về xóm dưới bây giờ đã được bắc qua sông một chiếc cầu chắc chắn thay chiếc cầu tre đã gảy nhịp từ lâu rồi. Ngày tôi đưa em qua chiếc cầu này với bao rộn ràng của con tim mới lớn. Em bảo giá mà hai ta suốt đời đưa đón đi về. Thế rồi em bỏ đi mà không bao giờ quay lại.
 Sông xưa vẫn nước chảy hiền hòa. Sông nuôi đồng ruộng quanh năm. Núi kia vẫn ngàn đời lừng lửng che chắn những cơn gió Lào rát bỏng mùa hè. Hàng tre làng vẫn kẻo kẹt rung rinh trước gió. Tre che mát cho đời người nông phu quanh năm suốt tháng. Trong vườn đã lắt lay từng nụ hoa cà, hoa bí mang lại cho người niềm vui bình dị. Những mùa đông sớm mai bà con vói những cũ khoai luộc hay những bắp ngô nướng thơm giòn. Niềm vui ấm áp nhân đôi với tiếng hít hà phả ra những làn khói trắng trên đường đến trường. Thầy cô, bạn bè đã bay đi khắp bốn phương trời, mỗi người một đoạn đời riêng rẻ. Có mấy ai quay về đúng trước mái trường xưa để ngậm ngùi với những tàn phá của ngày xưa cũ .
 Ở đầu làng là ga xép quanh năm phơi mình dưới trảng cát trắng xóa nóng, nằm chờ những chuyến tàu qua hiếm khi dừng lại. Vẽ đìu hiu trùm lên vài người khách lẻ lên xuống từ đầu hạ đên cuối đông. Một mình đi, một mình về thui thủi. Lòng lại nghẹn khuất với những hồi còi tàu kéo lên giữa không gian xám xịt. Tiếng còi như ứ nghẹn ở trong tim. Ôi những tiếng còi tàu buồn bã qua làng đến não nuột. Ngày tôi tiễn em đi sân ga chỉ có hai người. Tay trong tay bịn rịn nói lời chia biệt hẹn hò. Em nước mắt lưng tròng ngã lên vai tôi. Chiếc khăn tay em thêu tên hai đứa lồng vào nhau nghẹn ngào đưa tay vẫy khi tôi làm người ở lại. Con tàu bỏ đi mang theo em làm cho tôi thêm quạnh hiu tiếc nhớ. Ngày đó đã qua mất rồi .
 Cô đơn xưa hình như trở lại  quanh đây .Nơi đó tít mờ ánh sương mai, nơi ánh nắng chiều rọi soi ngày đầu tôi gặp em lung linh dưới nắng. Nụ cười rạng rỡ tỏa sáng quanh em. Làm sao tôi nói hết nổi bồi hồi lao xao với một buổi chiều đầy kỷ-niệm.
 Em còn đó với hiện thân của một bóng hình miên viễn quanh tôi. Vẫn dịu dàng với hai bàn tay vẫy,vẫn đong đưa từng nhịp bước, từng tiếng thở dài về một mối tình đến sớm đầy tràn niềm hạnh-phúc mong manh của thời trẻ dại.
 Ngày tôi đưa em qua chiếc cầu chông chênh, không lối nhỏ về nhà. Em chợt im lặng níu giữ một mối tình vừa mới hái. Hạnh phúc quá mỏng manh, sương khói. Ngày em đi qua nhà tôi,bước chân không hề có tiếng động dấu kín một mối tình. Em trong tôi cuộc tình đầu chứa chất bao đắng cay khốn khó 
 Tôi một mình biết bao lần quay lại nơi xưa tìm kiếm mối tình đầu đời dù trải qua những tháng năm dâu bể, ngược xuôi. Em về một phương trời xa xăm nào đó để lại trong tôi ánh mắt nụ cười. Điều đó đã theo tôi suốt đoạn đời còn lại,đã mang trong tôi dấu ấn đậm đà mãi mãi xa người. Hỏi em có còn nghĩ lại,hỏi em có còn nhớ về ảnh hình của thời xưa cũ, giấu trong tim hết cả thời mới lớn.
 Em đi rồi làng xóm bổng chìm khuất trong nổi buồn lặng lẽ. Không gian bổng chìm sầu vạn cổ. Những  ước mộng ban đầu, đắng cay theo bóng hình em. Có thể trong tôi vẫn mãi giữ những kỹ-niệm buồn.Có thể trong em vẫn ẩn chứa hình dáng quê hương.Nơi đó được đặt tên là nơi trú ngụ của tình yêu.
 Có chăng mong một lần quay lại,trở về bên sông cũ, xóm nghèo xưa để nhớ để nghĩ về cuộc tình tan vỡ. Đau đớn cho đến lúc bạc mái đầu có còn để gọi nhau là cố nhân không ?
 Ở giữa làng là xóm Chợ nơi em ngày hai buổi sáng chiều bán cá.Vẫn khuôn mặt đỏng đãnh, nụ cười chúm chím. Em đã để lại trong tôi mãi hoài của những nụ hôn xa, của con tim liên hồi đập mỗi lần đón đợi người thương. Em còn lại trong tôi những đêm trăng hò hẹn, những đêm lễ hội, lòng hồi hộp dưới ánh trăng cổ tích. Tay cầm tay không nói thành lời chờ một thủy chung mai mốt. Thế rồi em đi. Xóm làng xưa vẫn bên cuối bãi biền sông. Con sông xưa vẫn đổ từ triền núi ra biển cả.
Ngày đó ai mơ một ngày về.

2-
QUÊ NHÀ VÀ TRƯỜNG LỚP: Bến Đá, Hải-Lăng&Nguyễn-Hoàng.

    Lần lửa hẹn mãi lòng một lần quay về với Bến-đá. Nơi quê nhà xưa đã một thời tắm mát bên dòng sông Ô-Lâu xanh biếc hiền hòa. Nơi những người thân hai mùa mưa nắng dầm mình đồng chiêm cày ải. Nơi tiếng chim bìm bịp kêu chiều theo con nước ròng nước lớn . Nơi tuổi thơ tôi vốn sinh ra trong một gia đình lam lũ nghèo nàn .
 Tôi mất cha từ năm lên một. Cha tôi hi sinh ở mặt trận Ba-lòng thời kháng chiến chống Pháp. Mẹ tôi ở vậy tảo tần sớm hôm nuôi tôi khôn lớn. Những đêm, những ngày quanh quẩn sau lũy tre làng với con đường quê hai bữa đến trường. Ngoài những buổi học tôi phụ mẹ tôi bắt ốc mò cua,mót khoai mót lúa. Cuộc sống cơ cực ở thôn làng đã rèn luyện cho tôi nên người từ thuở đó. Đến năm mười hai tuổi mỗi ngày tôi phải đi bộ mười cây số ra phố quận Hải-lăng để theo bậc trung-học. Tháng ngày dãi dầm mưa nắng. Những ngày hè oi bức mồ hôi trên con đường cái quan rãi nhựa bốc khói. Những sớm mai,chiều đông rét lạnh căm căm tôi bó mình trong chiếc áo tơi do tôi chằm từ lá nón, lầm lũi bước với bụng đói lép kẹp cho đến ngày khôn lớn. Tuổi học trò trôi đi với những buổi trưa đói lòng qua bữa bằng một chiếc bánh chưng nhỏ dưới gốc bàng trước đình làng Diên-sanh thật tội-nghiệp.
 Người ta gánh về đặt bên ngoài hàng rào phía tây đồi cát của trường chừng mười xác chết. Những vết đạn băm đầy mình cháy đen nham nhở. Người ta bảo đó là Việt-cộng bị sát hại bởi trận phục-kích đêm qua. Những xác chết nguội ngắt trần truồng. Ai đã cắc cớ gắn trên môi người chết những điếu thuốc lá còn bốc khói nghi ngút. Nắng bắt đầu rát và những xác chết cũng bắt đầu trương lên. Ký-ức tôi xót đau cho phận người từ đó. Ý nghĩa về chiến tranh cháy đỏ trong tôi về một sự hi sinh đầy máu, nước mắt của hai phía, của nhân dân lớn dần lên. Trong cuộc chiến trả giá bằng những cái chết, mất mát đau thương để dành lấy sự tồn tại. Chính là những người đang nằm đó. Cũng là người mà ai nỡ đầy đọa nhau dường ấy .
 Hận thù cứ buộc mãi mà không bao giờ tháo bỏ.T ôi bắt đầu lớn lên bằng những ý niệm chiến tranh giữa những người anh em thù hận trong không khí chiến cuộc đầy mùi thuốc súng, phía sau rình rập đêm đêm ở làng quê cho đến phố chợ vốn nghèo lại càng nghèo xơ  xác. "Phố nhỏ Diên-sanh lạnh buồn tê tái" giữa bốn mùa xuân hạ thu đông im lìm lặng khuất rêm mình dưới thời chiến. Lại những đợt hành-quân càn quét. Quê nhà vốn đã chìm sầu trong khói lửa-cây không mọc nổi giữa hai làn đạn, ruộng không người cày vì người đã bỏ lên núi. Trâu bò lơ lửng bước trong đêm nhớ về một mùa vàng bội thu, êm đềm dưới trăng đêm giã gạo. Hồi đó quê nhà bình yên đầy ắp giọng nói tiếng cười.
 Thế rồi đầu năm sáu lăm tôi được ra tỉnh học lớp tú-tài. Hình ảnh ghi đậm trong tim tôi là ngày bác(Sáu) tôi đứng bồi hồi chờ trước cửa trường nam-tiểu-học khi tôi thi Trung-học. Bác vốn thay cha tôi cùng mẹ tôi bảo ban nuôi nấng tôi nên người, bởi tôi vốn không cha từ lúc lọt lòng. Trưa bụng đói bác đưa cho tôi ổ mì"xíu" mà lần đầu trong đời tôi được ăn. Cái hương vị tuyệt vời mãi đi theo tôi cả chiều dài năm tháng. Cái mùi cay bùi đó không làm sao tôi quên được. Chiều trời đổ mưa tôi gói mình trong tấm ni-lông màu nước mắm băng qua đường gặp bác, hai mắt của bác nhìn tôi ứa lệ với cảnh tình túng thiếu của tôi. Bác nhẹ nhàng cởi tấm ni-lông rồi lặng lẽ mặc cho tôi chiếc áo mưa (đầu đời) hiệu Blair màu khói hương. Tôi nuốt nước mắt vào lòng mừng vui khôn tả. Tôi lặng thinh nắm lấy tay bác đi bộ về chỗ trọ lòng đầy bồi hồi xúc động. Kỳ đó tôi đổ trung-học.
 Để có cơm ăn tôi đi làm precepteur suốt ba năm học trường Nguyễn-Hoàng. Với một bà mẹ quê quanh năm ruộng lúa nương khoai lo cho cái ăn cái mặc thì làm sao kham nổi cho con ăn học xa nhà nên đành phó thác tôi cho trời cho đất. Những ngày đầu bỡ ngỡ với lớp với trường tôi xoay quanh với nghề gia-sư ở nhà sách Tao-đàn,đêm kèm ba đứa nhỏ tiểu-học. Cho đến năm đệ-nhị thì chuyển lên kèm cho một gia đình xóm chài  Quảng-trị. Cái xóm chài ven sông Thạch-hãn cứ theo mãi tôi đén bây giờ, những con đò nằm sát bên nhau nơi bến đổ đầy... và rong rêu dại dập duềnh theo từng đợt sóng lô xô. Những bữa cơm trưa với hạt gạo chan mùi dầu diesel nhà binh thiếu đói.
 Nhà tôi dạy kèm vốn nghèo nên nữa niên khóa sau tôi ghi tên ăn cơm xã-hội miễn phí và thuê một cái giường để ngũ và học hàng ngày.Vì đói mà tôi đã cố nuốt cho qua bữa cá mòi,cá mối sình thiu.
Cuối ngã ba đường là MACV,từ cine Đại-chúng,từ Cổ-thành đi lại và từ Long-hưng ra là Nguyễn-hoàng.Tôi học ban C nên được xếp học ở dãy nhà dọc phía trái ,có cái cổng phụ rất dễ cho những lần cúp cua lang thang ngoài phố .Tôi vốn không có một bạn gái nào để vắt vai một mối tình,vì nghèo đói vì thân phận hẩm hiu.Đám nữ sinh quá cao vời vợi với tôi.Cứ mỗi chiều cuối tuần tôi háo hức về lại quê nhà,bên mâm cơm nghèo cùng mẹ tôi với những trái cà đọt bí .Hương vị của đất trời  tỏa một mùi thơm dìu dịu.Hình như để bù lại cho những ngày ở tỉnh-lị thiếu đói mẹ tôi lại chạy vạy lo cho từng bát cơm có trứng, có cá.
 Ở trường tôi có  thầy cô  quan tâm đến phận nghèo như cô Thanh,t hầy Gary Carkin, thầy Diên, thầy Nguyễn-đăng-Ngọc. Hình như chỉ có Việt và Anh văn là tôi chăm chú học còn các môn khác tôi lại lơ đểnh, nhất là môn vạn-vật vì thế mà năm thi tú tài tôi bị thiếu điểm của cô Toàn. Thật nghiệt ngã
 Hồi này tôi bắt đầu có thơ trên các báo Sài-gòn. Tết đó tôi viết bài thơ buồn:

    NÓI VỚI LỚP HỌC
         
    Dĩ vãng đó xin người đem dấu kín
    Kỹ niệm buồn đứa con nhỏ hoang mê
    Đến với người bằng tháng ngày đông tím
    Bằng hạ buồn bằng thu chết ngất ngư .

    Tôi chong mắt nhìn đời mình ở đó
    Lớp học buồn khuôn mặt lạ trầm ngâm
    Ghế bàn trơ im lìm lên nước gỗ
    Buồn lưng đầy theo từng tháng từng năm .
    ....
    Người về đó xem xóm làng tôi gục chết
    Bầy trâu nghèo lơ lửng bước trong đêm
    Ruộng cằn khô bên từng khoang mạ cháy
    Người bỏ đi nhung nhớ cả trăm miền .
    Xin dung tha một đời tôi vô phước
    Sớm xa người về trong cảnh nát tan ....
Thời gian cứ mãi trôi đi, đi mãi cho đến một ngày tôi cũng bỏ trường mà đi sau những năm tháng sống cực nhọc, gian khó.Có ai biết đến một đứa con Nguyễn-Hoàng trong bổng chốc thấy mình cô đơn quá đổi giữa một quê hương đầy súng đạn nghèo đói. Ngày mai không có đường về. Lại những lần ra đứng thơ thẩn bên sông Thạch-hãn. Nhìn bên kia ẩn hiện ngôi chùa Sắc-tứ thong thả từng hồi chuông. Những hàng cây liêu xiêu,dòng nước lững lờ.
Những đứa con xưa của Nguyễn-Hoàng có lẻ đã đơm hoa kết trái trên vạn nẻo đường. Tiếp nối mãi về một thân tình ấm áp, mãi cầm tay nhau cho dù tuổi đời đã sửa soạn về chiều. May thay vẫn còn lại những trái tim người đầy nhân ái và đậm đà thủy chung tình bạn, tình thầy trò.
 Đoạn viết này xin được gởi đến cô Thanh để nhớ đến một đứa học trò đã từng khốn khó.
 Những tháng ngày đói ốm, cơm thừa cá cặn lại diễn ra với đời sống thiếu thốn ăn nhờ ở đậu. Đến nổi tôi không có một bộ đồng-phục, quần-xanh-áo-trắng để đi đến trường mà mặc toàn đồ cũ xì. Thầy cô hàng ngày đã nhẵn mặt tôi, một đứa học trò nghèo khó. Lần tôi nhớ nhất là lần cô giáo Thanh-dạy Pháp-văn,s inh-ngữ phụ gọi tôi lên trả bài nhưng tôi không biết một cái gì cả. Cô bảo tôi ở lại sau giờ học, sau khi tôi trình bày về hoàn cảnh thiếu đói đi làm gia-sư nên không có đủ sức để học. Cô thông-cảm và bảo ban tôi như một người chị với đứa em có cảnh đời tội-nghiệp cho dù nghèo khó vẫn ham muốn đến trường đến lớp. Đã nhiều lần cô tìm cách giúp đỡ tôi. Thế hệ Nguyễn-Hoàng dường như ai cũng biết cô Thanh. Những cảm thông của cô đã chắp cánh cho tôi sau này bay lên với cuộc đời vốn không hề bình-dị.
 Lại những lần đổ quân bên sân bay dã chiến cạnh trường. Chiến cuộc hồi này đã ác liệt. Những tiếng nổ đêm đêm vọng về thành-phố. Tiếng đại-bác gầm rú đêm ngày tù phía rừng núi. Những xác chết những thương binh ngập ngụa mùi tử khí.
 Tôi hỏng tú-tài năm đó và chỉ có hai cách là lên rừng hoặc bị động-viên-trừ-bị vì hồi này miền Nam rất cần những tấm bia người đỡ đạn ngoài mặt trận cho một chính-quyền vốn rệu rã ...
 Ngày tháng rồi cũng đi qua, nhiều lần tôi đã về ngồi lại bên sông, bên chiếc cầu tre gảy nhịp nhìn dòng nước chảy, nhìn bóng chiều tà đậu dài hai bên bờ ngẫm nghĩ đến đời mình cho đến khi chiều tối. Tôi vốn sinh ra nơi quê nghèo, nơi đây ngày xưa ăm ắp những tiếng hò mái nhì mái đẩy, gạo trắng trăng thanh, thế nhưng sau chiến cuộc mọi chuyện đã đổi thay không còn nữa. Biết đến bao giờ,đợi đến bao giờ cho quê nhà thay da đổi thịt.
 Quê ơi cứ hẹn một lần về.

3-
VÀO ĐỜI
  
   Khi qua khỏi cầu Mĩ-chánh, ngã ba con lộ không vui là quê làng tôi. Hơn bốn mươi năm trước trường Trung-học Hải-lăng nằm sát bên con đường đó đối mặt với huyện lị Hải-lăng với hàng kẻm gai chằng chịt. Năm một ngàn chín trăm sáu mốt, trường được xây trên bãi cát mọc đầy xương rồng lẩn hoa mua sim dại. Hàng dương dập dìu trước gió, trống trường điểm từng hồi. Tuổi thơ bồng bềnh phiêu hốt về một ngôi trường bé nhỏ nép mình trong thời buổi chiến-tranh loạn lạc.
 Tôi trở về đây, chốn xưa đã thành một khu mới. Giữa ngã ba đi về khi xưa không tìm đâu dấu vết của ngôi trường cũ. Ngày đó thời bé nhỏ ngày hai buổi đi về cùng bè bạn thầy cô chung vui trường lớp, xẻ chia đau thương mất mát một thời súng đạn. Trong nỗi đau chung của Hải-lăng từ cuộc chiến huynh-đệ tương tàn trong đó có ngôi trường mẹ Hải-lăng.
 Ngày ấy làm sao nói hết những chiều thu hạ đến xuân đông ở phố nhỏ Diên-sanh lạnh buồn. Ở giữa ngã ba đường quốc-lộ băng ngang là những mái ngói của một thị trấn nhỏ buồn. Ở dưới gốc đa già là bến xe nho nhỏ hằng ngày đi về tỉnh lị. Bên cạnh đó là ngôi đình làng trầm lặng với những cây bàng lớn hơn vòng hai người ôm. Những buổi lên lớp nắng xiên mai chiều cát gió, một tiếng trống, một tiếng còi tàu để lại cô quạnh thêm cho con phố nhỏ. Ở nơi đó những Lộc, Hoa của Mai-đàn,Tục, Tiếp của Trung-đơn đã đi qua và đã nằm xuống. Một thế hệ buồn !
 Ngôi trường bị xóa bỏ từ mùa hè đỏ lửa 1972, sau đó thì vĩnh viễn chết ở cái huyện lị nghèo này. Những cánh chim bay không mỏi mãi nhớ về trường xưa. Ở đó tôi vẫn nhớ về từng hồi chuông nhà thờ đổ trong những mùa giáng-sinh từ nhà thờ cha Minh, tiếng chuông ngân nga tít mãi tận đồi cát bên kia. Đã chết đi những bóng hình xưa cũ, còn chăng chỉ còn lại những đám mây trời trôi ngang qua đầu.
Cảnh cũ muôn năm đi vào cổ-tích của nhớ nhung hoài niệm.

                                                                               Huy Uyên
                                                                              (1961-2015)

READ MORE - KÝ ỨC VỀ QUÊ NHÀ QUẢNG TRỊ - Huy Uyên