TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Saturday, December 21, 2013
HOÀI VỌNG - thơ Lê Hoàng
Dẫu chẳng hẹn nhưng em rồi sẽ đến
Để niềm vui trong phút chốc vở òa
Đợi thắp sáng lung linh muôn ngọn nến
Tim rộn ràng trổi nhịp khúc hoan ca
Dẫu chẳng hẹn nhưng rồi em sẽ đến
Để anh thôi ray rứt những nhớ nhung.
Thơ mở ngỏ cho yêu thương trìu mến
Cung đàn kia không lạc phím tơ chùng.
Em sẽ đến rồi ra đi như sóng
Dù yêu bờ mà dừng lại được đâu !
Chờ em nhé, trong những chiều gió lộng
Sóng và bờ sẽ vui vẻ ru nhau.
Em sẽ đến rồi ra đi như gió
Có nơi nào là bến đổ dừng chân
Để tất cả chỉ còn là nỗi nhớ
Để muôn đời lòng gió vẫn bâng khuâng.
Chờ em nhé, em sẽ về thật đó
Rồi lại trong khắc khoải tái tê
“Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”
“Đời mất vui khi đã vẹn câu thề”
Hạ Trắng
Cuối Đông CALI
CHÙA QUÊ - thơ Trương Nguyễn
(Kính tặng
HT Thiện Tấn)
Ngày tôi đi mái chùa xưa loang lổ
Dấu rêu phong khắc họa nét thời gian
Tiếng chuông ngân buông lơi thềm cũ
Như gọi ai về giữa phai tàn ?
Kể từ khi khói lửa tan hoang
Vùng khói đạn phủ lên đàn con việt
Ngọn núi khúc sông cùng nỗi đau da diết
Nghĩa trang buồn đầy dẫy những hồn ma
Ngày thanh bình hát khúc hoan ca
Cuộc áo cơm đẩy mọi người ly tán
Mỗi thân phận hai ba giai đoạn
Chuyện thăng trầm dâu bể nhục vinh
Bao mảnh đời trắc ẩn điêu linh
Nhiều kỷ niệm đau nỗi
đau ký ức
Ngồi quây quần bên nhau thao thức
Rồi lớn lên kết cấu bởi nhà lam
Dù cuộc sống vốn chia lìa tan hợp
Dòng sinh mệnh vụt nhanh như tia chớp
Tháng ngày qua như bọt biển phù du
Hôm nay về quỳ trước sân chùa
Lòng tĩnh lặng muốn thành ngọn cỏ
Để sám hối bao điều lầm lỡ
Nhức nhối tâm hồn quá khứ đau thương
Từ bấy lâu mê mãi dặm trường
Mang quê hương còng lưng lữ khách
Quay mặt đi ngàn lời oán trách
Đàn em thơ bé bỏng hiền hòa
Bóng của thầy bỗng vụt thăng hoa
Xây dựng lại những gì đã vỡ
Công đức mười phương chư thiên tế độ
Pháp nhiệm mầu xanh mãi tận ngày sau.
Trương Nguyễn
CHUYỆN VỀ KẸO CU- ĐƠ HÀ TĨNH - Nguyễn Hồng Trân
Ngày Nay, nhiều người đi xe ngang vùng Cầu Phủ (thị xã Hà
Tĩnh) thường ghé lại mấy quán bán kẹo Cu –Đơ để mua vài gói làm quà. Cửa hàng
nào ở đây cũng treo biển hiệu “Kẹo Cu –Đơ chất lượng”, “Kẹo Cu –Đơ đặc biệt”,
“Kẹo Cu –Đơ chính gốc” v.v…
Thực ra kẹo Cu Đơ ở Cầu Phủ là mới có thương hiệu sau này mà
thôi, nhưng kẹo chưa ngon, còn nhạt nhẽo và không được mềm dẻo như kẹo Cu-Đơ ở
Hương Sơn mà chúng tôi đã từng ăn từ thuở xa xưa của tuổi học trò. Xuất xứ lâu
đời nhất về loại kẹo này đầu tiên là tại vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Đây là một
loại kẹo lạc(đậu phụng) mà thôi, nhưng quy trình nấu và nguyên liệu thì có khác
đôi chút. Kẹo lạc thông thường thì nấu có 3 thứ nguyên liệu chính: đó là đường,
đậu lạc hột, bánh tráng(bánh đa), và phụ gia là nước gừng hay dầu chuối, nhưng
kẹo Cu –Đơ thì không nấu bằng đường mà nấu bằng mật mía, nên mềm dẻo và thơm
ngon.
Người ta đồn rằng, loại kẹo Cu –Đơ nấu ngon nhất là vùng huyện
lụy Hương Sơn trên bờ sông Ngàn Phố. Hồi xưa, mới đầu người ta chỉ nói là kẹo
lạc của nhà cụ Hai ở Thịnh Xá, là ngon có tiếng. Sau đó có một sự tích mà trở
thành tên gọi là “kẹo Cu –Đơ”. Có lẽ do người Pháp đã tạo nên tên gọi đó. Vì
tiếng Pháp đọc chữ cụ thành “Cu”, chữ Hai coi như số 2(deux) và đọc là “Đơ”. Trong sách xưa đã kể lại rằng:
“Nghe lưu truyền rằng, từ thời Pháp thuộc,một vị người Pháp
đi qua Hà Tĩnh,ông lên dọc sông Ngàn Phố để khảo sát cảnh quan sông núi và thôn
quê. Những người dân mời ông một bát nước chè xanh nóng và mời ăn miếng kẹo bọc
trong tấm lá chuối khô, ông Pháp đó cũng cầm miếng kẹo và ăn ngon lành, rồi
uống nước chè xanh, sau phút ngỡ ngàng ông ta thốt lên:
“Délicieux!” (ngon tuyệt vời).
Sau đó ông ta hỏi về nguồn gốc loại kẹo bánh ngon kì lạ này
và qua người thông dịch, người dân chỉ cho vị này nhà cụ Hai (làng Thịnh Xá,
Hương Sơn) nơi đã sản xuất loại kẹo này. Vị người Pháp muốn tìm về nhà ông cụ
Hai để xem cách nấu bánh kẹo của cụ. Sau đó ông ta mua hết thảy số bánh kẹo mà
ông cụ đang có để về làm quà cho bạn bè và người thân.
Vị người Pháp này mua kẹo của ông cụ Hai bỏ vào hộp và về đề
tên Gâteau de CU DEUX (bánh CU-ĐƠ) lên trên mỗi hộp mà ông gửi tặng bạn bè ở Paris , từ “de” trong tiếng
Pháp dưới tên dòng tộc như là biểu hiện dòng dõi quý tộc”.
Từ đó lan truyền ra chính thức cái tên kẹo CU- ĐƠ ngộ ngộ,
vui vui này. Có người còn nói tếu là kẹo HAI CU, hoặc kẹo HẠI CU.
Có mấy người bạn từ Hà Tĩnh ra thăm nhà thơ Bút Tre và mời
ăn kẹo Cu-Đơ –đặc sản của Hà Tĩnh. Bút Tre(tên thật là Đặng Văn Đăng) rất vui,
vừa uống nước chè xanh, vừa ăn ngon lành miếng kẹo. Ăn xong ông vui cười ngâm
nga câu một câu rất khôi hài cho bạn bè
nghe:
Không ăn không biết CU ĐƠ,
Ăn rồi mới biết nó đờ cu ra!….
Mọi người nghe vậy cười ồ lên. Có người hỏi thêm nhà thơ:
“Đề nghị nhà thơ giải thích từ “đờ”trong câu thơ?”.
Bút Tre cười rồi nói ngay:
“Ai muốn hiểu từ “đờ” thế nào cho vui cũng được cả”.
Thế là mọi người vui vẻ, cứ đọc đi, đọc lại câu thơ của Bút
Tre và cười thoải mái…
Nguyễn Hồng Trân
NỤ XUÂN HỒNG THUỞ ẤY - thơ Nguyễn An Bình
Chợt thấy lá trên cành thay áo
mới
Chồi non xanh mơn mởn nắng
lung linh
Nhựa hồi sinh qua lớp cây già
cỗi
Chợt nhớ em dáng nhỏ tiếng cười
xinh.
Chim én nhỏ bay ngang trời lộng
gió
Sao lẻ loi giữa thung lũng
hoa vàng
Em ở đâu trong từng con phố cũ
Hương tình yêu ngày ấy vẫn mênh
mang.
Em trong tim bao năm rồi thầm
lặng
Chợt trở mình trong sương khói
chiêm bao
Mắt môi xưa như ngàn đời say đắm
Làn má ai hồng thắm sắc hoa đào.
Con bướm trắng lại về bên cửa
sổ
Thuở ban đầu hai đứa mới quen
nhau
Mùa hương mật đã theo dòng nước
lũ
Nụ xuân hồng thuở ấy biết tìm
đâu?
Tháng 12-2013
Nguyễn An Bình
Subscribe to:
Posts (Atom)