Chào mừng Tuyển tập văn thơ
lý luận phê bình Đất Đứng 5 vừa phát
hành. Văn Nghệ Quảng Trị xin mạo muội sơ
lược qua các mục viết trong Tuyển Tập, hy vọng giới thiệu đến quý bạn đọc, bạn
viết các nơi phần nào giá trị của Tuyển tập và thành công của Ban quản trị cùng
bạn viết của datdung.com, Tây Ninh.
Mở đầu với truyện ngắn “Bông
bần rụng xuống dòng kênh”, tác giả Trần Huyền Vy đã đem quá khứ liên kết cùng
hiện tại, đưa người đọc đi vào một câu chuyện liên quan đến cây Bần, với nhiều
hình ảnh vừa kiên cường, vừa đẹp, vừa sâu đậm cử chỉ tri ân.
Tiếp theo là “Hôm sớm bến
biên thùy”, bút ký của Từ Phạm Hồng Hiên. Tác giả kể lại những ngày tháng rong
ruổi theo nghề giáo dục ở vùng đất biên thùy. Đó là những ngày tháng khó quên,
có nhiều dấu ấn trong đời khiến cho phải nặng nợ ân tình để nhớ, thương và để
mang hoài vọng quay về.
Truyện ngắn “Dốc vắng” của
Nguyễn Thị Mây với giọng văn mượt mà như thơ, nói về một cuộc gặp gở nẩy sinh
một tình yêu đơn phương, để mỗi độ thu về lại buồn se sắt.
Nhà thơ Vũ Thiện Khái với
truyện ngắn “Trang văn đẹp nhất” kể
chuyện một nhà văn lão thành đem tình yêu và cuộc sống thanh bần cải hóa được
những mãnh đời cùng tận sống chung cùng ông trong khu phố, và đó là trang văn
đẹp nhất.
“Khoảnh khắc đêm”- truyện
ngắn của Lãng Thanh viết về một cuộc tình vừa chia tay lại có một cuộc tình bất
ngờ nhưng chớp nhoáng. Cả hai cuộc tình đều đem đến oái ăm và đau khổ.
“ Điện thoại của mẹ” là truyện
ngắn của Ngữ Yên. Truyện kể người mẹ già ở nhà một mình thường đếm tiếng diện
thoại reo. Khi mẹ mất, chừng như âm vang tiếng điện thoại có linh hồn, có hình
bóng mẹ quay về.
Truyện ngắn “Thế võ cuối cùng”
của Kha tiệm Ly là một câu chuyện võ thuật, dạy dỗ những tên học trò phản sư
phải chịu kết quả xấu bất ngờ, dầu cho võ thuật đã cao cường hơn thầy đi nữa.
“Bến trăng quê” - tản văn của
Nguyệt Quế viết về một bến sân lúa với biết bao kỷ niệm đẹp thời ấu thơ. Nay
bến trăng quê không còn nữa để lòng người bồi hồi quay quắt nhớ thương.
Tây Ninh những năm tháng xưa”
của La Ngạc Thụy là một thiên ký sự với những tư liệu lý thú, viết dưới ngòi
bút tài hoa, điêu luyện.
Trang văn học nước ngoài:
Truyện ngắn “Người chồng bằng mây đan” của Ursula Wills-Jones do Nguyễn Khắc
Phước chuyển ngữ đậm đà với giọng văn thuần việt.
Trang thơ: Có 57 bài thơ của
52 tác giả. Xin lựa vội vã những viên ngọc quý của mỗi người theo chủ quan của
mình. Nếu có sơ suất, xin quý vị vui lòng lượng thứ:
=Bùi Nguyệt:
Cuộn chặt bài thơ bằng sợi
tóc
Nâng nhẹ nhàng thả xuống mặt
sông
Gửi sông trăng đưa về với
biển
Để hòa vào sâu thẳm mênh mông
(Sợi tóc phai mầu)
=Nguyễn Thanh Phương:
Rừng giăng giăng màu tím
Những cánh bằng lăng lung
linh trong gió
Một gam màu-buồn
Giọt mưa vẫn tí tách rơi
(Mưa Tím)
=Thái Quốc Mưu:
Rong rêu phủ kín tháng ngày
Thời gian níu kéo hình hài
rụng rơi
Xác thân- thân xác một đời
Ta-con sóng lượn dưới trời
lao đao!
(Biển, Sóng và Ta)
=Mặc Phương Tử:
Ta bát ngát giữa muôn trùng
mây nước
Cảm lòng hạt bụi mong manh
(Mây nước muôn trùng)
=Vũ Miên Thảo:
Nghêu ngao hát-ừ “TỬ QUY-SINH
KÝ”
Gần lắm rồi… những hạt cát hư
vô
Sá gì một đôi chung… nhược
thủy
Tắm trầm luân - kỳ cọ bụi
giang hồ
(Tử quy-Sinh ký ca)
= Đào Thái Sơn:
Mười năm áo lụa sương bay
Tro loang ký ức ngắn dài lệ
xưa
(Gửi về Thạnh Đức)
= Trúc Thanh Tâm:
Bởi ảo tưởng làm tình yêu cút
bắt
Đủ phôi pha một tình cảm
trong đời!
(Tạ tình những cơn mưa)
= Khalycham:
Chắc gì qua cầu chạm mặt thủy
chung
Trời và đất an nhiên mà tồn
tại
(Bên Đoạn Trần Kiều)
= Phương Uy:
Em đứng đó hiển nhiên là rất
thật
Hiển nhiên làm tôi như gió
liêu xiêu
(Như gió liêu xiếu)
= Lê Hào:
Hoàng hôn về trên thôn Đông
Thả những ánh sao bơi trên
mặt nước
Thuyền thúng trôi, tiếng gõ
đẩy thuyền đi…
(Với biển quê hương)
=Nguyễn Quốc Nam:
Ánh sáng vỉa hè vàng vọt
Những con chuột cống
Từ hàng cây hoa kiển
Bò ra ngổn ngang
(Buổi tối trong khi chờ xe
buýt)
= Nguyễn Trung Cấp:
Vẫn là lối cũ xôn xao
Vẫn bên thềm đá gió nao nao
buồn
Ta ngồi nhặt lấy hoàng hôn
Vãi vương chút kỷ niệm buồn
của nhau
(Nhặt)
= Lâm Tẻn Cuối:
Anh nhìn lên dẫu khuất mặt ru
buồn
Nhưng vòng lăn xe lên hay
xuống dốc
Sẽ an lòng em mãi ở sau lưng
(Nguyệt)
= Ngưng Thu:
Trèo lên tới đỉnh
cô đơn
Mới hay mình đã mấy hôm đói
Tình
(Cô đơn tôi chạm đỉnh ngày cô
đơn)
=Trần Hồng Giang:
Đàn bà ở cái làng tôi
Thương như áo mỏng nắng phơi
hiên nhà
( Những người đàn bà ở làng
tôi)
=Nguyễn Ngọc Hưng:
Nào ai muốn kết duyên cùng
bóng đêm chạng vạn
Mấy độ rằm hai nửa vẫn trăng
non
(Lửa và than)
= Nguyễn Thị Kim Ngân:
Sao anh không biết:
Em thèm… dòng nước mắt cay xè
cùng khói bếp chiều mưa?
(Hỏi)
= Hồng Băng:
Thưa em, sim tím triền đồi
Gió lay lắt rụng viết lời thơ
xưa
(Lửa hương mùa cũ)
= Thế Diệp:
Trái tim nóng trong tấm thân
mềm yếu
Trả một lần cho hết nợ là
xong…
(Vay trả cuộc đời)
= TT- Áo Trắng:
Người đàn bà nào cũng chờ
người tình trở về sau bão tố
Em cũng chờ anh
Một nỗi nhớ hao mòn…
(Mùa Gió)
= Hà Duy Phương:
em về đây tựa lưng vào núi
để khỏi ngó thấy mặt trời dần
lặng phía sau
(Tựa lưng vào núi)
= Lê Đăng Mành:
Lá vàng rụng xuống
Giọt sương chợt thức
Trôi giữa vô thường
(Vô Thường)
= Phạm Thái Bá Tân:
Giá như
Gói được vuông tròn
Thì em
Gói nắng
Vào hồn gửi anh!
(Gửi nắng)
=Nguyễn Thị Phượng:
Gió gương mở
Sớm nay bung xòe như đàn bướm
lượn
Màu mắt em xanh…
(Khúc hạ)
= Sơn Trầm:
Gió mang em về từ kiếp trước
như ngàn tia nắng mới
Soi tận đáy hồ anh
(Sợ gió bay xa…)
= TT Quỳnh Hoa:
Hãy gởi tình anh trong ánh
mắt
Đừng nói lời âu yếm bằng thơ
(Tình chiều)
= Đan Thụy:
Trải gió heo may
Thêu cơn nắng hạ
Hành trang một đời
Cuộn lá vàng thu
(Chênh chao nỗi nhớ)
=Minh Nguyệt:
Ta gọi em lồng lộng sông sâu
Chỉ nghe tiếng bìm bịp kêu
nước lớn
(Hương ổi ngày xưa)
= Ngọc Liên:
Loang loáng mặt đường
Bong bóng mưa tan vỡ
Như tim ai nức nở
Chiều nao
(Tiếng Mưa)
= Huynh Gia:
Lang thang
Đêm cứ lang thang
Cho vô tận đến ngút ngàn cô
đơn
( Lang thang…đêm)
=Minh Tâm:
Sông cuộn chảy
Cánh lục bình chao đảo
Sóng vỗ về
Hoa tím lả lơi cười
(Sóng)
=Thanh Liêm:
Sóng hôn bờ cát
Xô vỡ biển chiều
Biển tình muôn thuở…mơ trong
mơ!
(Biển mơ tình)
= Tranchungoc:
Nỗi nhớ bên hàng cây liễu rủ
Có thướt tha xõa bóng bên hồ
(Tháng tư trong niềm nhớ)
= Lê Văn Thuận:
Bóng người em nhỏ của tôi
Tựa như một áng mây trôi cuối
trời
(Chiều hè trên phố núi)
= Giang Ngọc Phàm:
ngày hôm nay thành ngày của
hôm qua
Lòng cứ se đi. Chưa biết đặt
mình vào đâu
đã thấy mình cũ quá
(Hạc Thuyền)
=Ngọc Yến:
Ta dư một sợi buồn
Dài
Bày ra nhấm nháp chờ ngày đêm
trôi
(Nhấm nháp…)
= Lê Minh Toàn:
Chồng lên nhau những khoảng
không chật chội
hình hài nhẹ bỗng thoáng mây
bay
(Vòng tròn thiên định)
= Đặng Phương Mai:
Lời ru con đưa mẹ về quê có
cánh đồng rộng
Nơi cánh cò chao nghiêng bên
sông vắng quê nhà
Có tháng ba lễ hội…
(Ru Mẹ)
= Ngô Thị Ngọc Diệp:
Tháng tư về gọi hè hối hả
Ve sầu nhớ bạn suốt ngày đêm
(Gọi hè)
=Hạ Vĩ:
Về quê nghe đất cựa mình
Nâng bàn chân sạm…linh đinh
xứ người
(Còn thương có nhớ hãy về)
=Lê Hoàng Trúc:
Lá chè ngược gió… hương xanh
Tràn vào hơi thở ta chành
chòng mơ
(Hương chè quanh tôi)
= Nguyễn Ngọc Tuyết:
Tiếng đàn như tơ vương
Sợi buồn vui quấn chặt
Hay trăng trên trời cao
Đã lặn vào đáy mắt
(Mưa đêm)
= Giấc Thu:
Có em song mắt mây tần
Giũ thơm mảnh áo phơi trần
nắng tươi
(Thắt thỏm)
=Đàm Lan:
Vầng trăng nghiêng nghe mạch
đất cựa mình
Suối róc rách những hạt, ầm
tách vỏ
(Gọi bình minh)
=Vĩnh Thông:
Đêm Vàm Kinh mai còn ta với
sương
Ly Cà Phê treo hồn ta. Đắng
ngắt
(Đêm Vàm Kinh)
=Nguyễn Nguyên Phượng:
Đến rồi đi ai người níu giữ
Một chiều vời vợi vọng xa xăm
( Một chiều ở R)
=Nguyễn An Bình:
Mưa bong bóng dõi theo người
đi mất
Sao ngập ngừng giữ mãi một
bài thơ
(Nhớ mùa mưa bong bóng)
=Ngọc Tình:
Tóc ngà trăng nay tìm về chốn
cũ
Xưa triền đê hai ta ước hẹn
thề
Em bây giờ bên mộ chút rượu
quê
(Mái tranh xưa)
=Nguyễn Minh Khiêm:
Gieo vãi sự trinh bạch vào
hoang dã
Muôn sau cứ thế trăng ngần
(Hoa Lau)
=Phùng Hải Yến:
Con về…
Bập bùng bên bếp lửa dáng mế
yêu
Dấu hỏi oằn lên in vách nứa
(Vị Quê)
=Nguyễn Đình Ánh:
Bà ru nhẹ cánh diều chao
“ À,,,à…ơi,,,” với biết bao
nỗi niềm
(Ru bà)
=Đặng Quang Long:
Lá phong thu rụng…
Xóa dần
Mà cơn gió thoảng
Qua sân vẫn chờ
(Âm thầm chờ mong)
=Nguyễn Chinh:
Càn khôn không bến không bờ
Quay đầu ngoảnh lại lững lờ
dòng trăng
(Dòng trăng)
Thư viện tác giả: Vĩnh Thuyên
giới thiệu nhà thơ- nhà giáo
Lê Thiên Minh Khoa.
Lý luận phê bình: Minh Trâm
với bài “Người nằm đây mà câu thơ lưu lạc”. Châu Thạch với bài “Đọc bài thơ 'Vẫn còn đây' của Vĩnh Thuyên”
Điểm qua ta thấy Tuyển tập
Đất Đứng 5 in đẹp, chữ rõ, bìa trang nhã với bức tranh “Cô đào say” của họa sĩ
Hạnh Trí, với nhiều chuyên trang và bài viết phong phú đặc sắc.
Chúc mừng Ban Quản Trị Đất
Đứng và trân trọng giới thiệu cùng quý bạn viết bạn đọc
TM BBT Văn Nghệ Quảng Trị
Châu Thạch