Tiểu sử:
- Sinh ngày : 18-12- 1953 tại xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Hiện đang công tác tại Bảo tàng Tiền Giang
- Thạc sĩ khoa học lịch sử
- Giải nhất cuộc thi thơ ĐBSCL lần 2 năm 2003
Tác phẩm:
- Khúc điệu sông Tiền - Thơ - in chung 2000
- Hoa dại - Trường ca - 2004
Xuân vắng
Em xa rồi
dang dở cả mùa xuân
nắng ngơ ngác, bần thần hoa bướm
hoang vắng cả khoang trời mây gió biếng
ngọn nến buồn tàn lụi một mình anh.
Sẽ thế nào hoa cỏ nếu không em
trống trếnh anh khoảng đời trần thế
xiêu lệch chân trời bóng chim bay lẻ
cánh mai vàng chôn nắng dưới hoang mang.
Dang dở này
sông biển có đi hoang
mùa bên lở lòng thương nắng quái
Thắp nén nhang lạy chân trời ở lại
cạo nắng vàng sót trên dấu chân em.
LÊ ÁI SIÊM
Một khán giả
Truyện ngắn
Quán cà phê ở đầu con hẻm nhỏ. Nó thừa hưởng cái bóng râm gần như suốt ngày do ngôi nhà cao tầng và hai cây bàng tán rộng ở vỉa hè. Cô chủ quán còn quá trẻ, chỉ khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, nước da hơi ngăm, khuôn mặt hơi dài, nhưng bù lại, cô có cái răng khểnh mà mỗi khi cười ai cũng muốn nhìn. Có lẽ vì thế mà đám thanh niên lêu têu thường đến đây uống cà phê và trêu ghẹo.
Từ khi mua nhà trong cái hẻm này, đạo diễn Hoài An mới bắt đầu có thói quen uống cà phê sáng. Không phải trước đó ông không uống cà phê. Ông uống, thậm chí có thời ông ghiền nữa. Đấy là thời ông yêu Thúy Loan, một cô gái mới bước vào làng kịch nói và ông lấy cô làm vợ. Lúc ấy ông bốn mươi và Thúy Loan mới mười chín. Mười hai năm chung sống trong một căn hộ tập thể lem luốc và chật chội khiến cô xách va ly theo một gã làm nghề cung cấp thuốc Tây lậu. Gã hấp dẫn bởi bộ râu quai nón và túi quần lúc nào cũng xủng xoảng tiền bạc. Hai con người ấy đi về phương nào ông không biết nữa. Thói quen uống cà phê cùng với người vợ yêu cũng mất từ đó.
Bây giờ thì ông đã sáu mươi. Ông chuẩn bị nhận một cuốn sổ hưu trí như mọi công chức đến tuổi về hưu. Nhưng ông may mắn hơn, đoàn ca kịch của thành phố vẫn muốn ông ký hợp đồng tiếp tục làm đạo diễn cho đoàn. Không hiểu sao, sau khi Thúy Loan bỏ đi, có mấy cô gái trẻ đến với ông, có cô tự nguyện hiến dâng trinh tiết cho ông để được ông lấy làm vợ thì ông lại từ chối. Cái để ông có thể giải thích được điều ấy là cô gái đẹp quá, nhiều tài quá. Nếu ông lấy cô ta làm vợ thì cô ta chẳng phải là vợ của riêng ông. Một lần bị vợ bỏ ông đã thấm cái trống rỗng, cái xuống thứ hạng của một thằng đàn ông. Chẳng gì ông cũng có thớ trong đoàn ca kịch và cũng nổi tiếng trong công chúng yêu sân khấu của thành phố.
Còn ở đây thì cô gái không hề biết ông là ai, chỉ biết ông là một ông già gầy gò, chắc làm việc ở một sở nào đó, luộm thuộm và hơi lập dị. Ông vẫn thường ngồi trên chiếc ghế nhựa nhỏ, tựa lưng vào gốc bàng, đó là nơi xa nhất đối với cô chủ quán. Ông ngồi một mình không chuyện trò với ai, thảng hoặc trên tay ông có tờ Văn Nghệ hay tạp chí Sân Khấu. Cái động tác mà cô hiểu được là khi ông đưa cánh tay ra, bàn tay nắm lại, ngón tay cái chĩa lên trời thì đấy có nghĩa là một ly cà phê đen. Ngày đầu, khi chĩa ngón tay cái lên như thế, ông hô một tiếng “ Đen!”. Những lần sau thì ông không còn hô lên nữa. Cô đã đọc được tín hiệu. Và thế nào ông cũng nhận được nụ cười có chiếc răng khểnh của tuổi mới lớn.
Ông yêu nụ cười ấy, nó hơi quê kiểng, nhưng chân tình, tươi vui và duyên dáng. Nó đi nhẹ nhàng vào trái tim ông, rút hết mọi khoảng cách. Ồ, cho đến tuổi sáu mươi ông mới bắt gặp nụ cười dễ mến đến như thế. Ông tìm lại tuổi xuân của mình. Đúng, chưa có nụ cười nào nhẹ và gần, ẩn chứa cả một khoảng tuổi thơ trong trẻo lạ lùng đến vậy. Ông sinh ra ở phố, lập nghiệp ở đoàn nghệ thuật, chỉ toàn gặp những nụ cười giao đãi, vay mượn, ít thật, thậm chí có những nụ cười tính toán làm ông khó chịu. Trong nụ cười nghệ sĩ có cái gì không thật. Về già ông chán ngán những thứ đó. Ông muốn tìm ngoài đời những giá trị đích thực. Thì đây, cô bé đã thả vào lòng ông một cánh hoa còn nguyên mùi hương đồi núi. Bởi thế, nhiều lúc dợm đứng lên, bắt gặp nụ cười cô bé, ông lại ngồi xuống, dành vài giây ngắm gương mặt làng quê chưa kịp nhuốm bụi thị thành, rồi nhắm mắt lại, hình dung tiếp về vẻ đẹp quán sớm. Cô bé gật đầu mỉm cười. Ông đưa tay ra, ngón tay cái chỉ ngang như một dấu trừ. Cô bé không hiểu, sán tới, hỏi ông:
- Thưa, chú gọi chi?
Ông nhướng đôi lông mày, rồi gỡ kính. Vẫn nụ cười như mang cả làng quê đến ấy, gần gũi và dễ mến quá. Ông đáp:
- Cà phê sữa đá! Nhớ nhé!
Cô bé lại nở nụ cười rồi đáp một tiếng “dạ” thật nhẹ. Ông gật đầu và nhắm mắt lại. Lúc này ông không chỉ nghĩ về nụ cười nữa. Ông nghĩ đến những điều ngoài nụ cười. Tất cả đều dễ thương lắm, chân thành lắm. Tất cả ấy ở Thúy Loan không có, ở các diễn viên khác không có. Cà phê của cô bé không ngon, nhưng ông uống cả sự tưởng tượng thành một loại cà phê đặc biệt, hương vị của nó ở quán khác không thể nào có được, nó có chất đồng quê thôn dã, nó không cần đến kỹ năng pha trộn cho kẻ sành điệu.
Ông đổi “tông” cà phê đen thành cà phê sữa đá vì lý do gì không rõ. Ông uống như thế chừng một tháng thì đột nhiên ông lại đổi “tông”. Ông đưa cánh tay ra, nắm tay lại, ngón tay cái chỉ xuống đất. Cô bé lại nhìn ông, mỉm cười. Hẳn cô bé nghĩ: Con người này lập dị đấy, khi không ra một ám hiệu mới. Cô bé tới gần, lại mỉm cười. Chết thật! Cái nụ cười hiền lành, thôn dã, trong trắng, xinh tươi quá, làm ông lúng túng.
- Cà… cà phê đá thôi… nhé!
Rồi mỗi sáng ông đến sớm hơn. Cô bé không muốn mất khách, cũng dậy thật sớm. Cái giờ mà đám thanh niên chưa tới. Chỉ một mình ông. Ông không đổi chỗ cho gần hơn, cứ chiếc ghế gốc bàng mà ngồi tựa. Trong mắt ông, cô bé đã trở thành một diễn viên tự lúc nào không hay và ông không còn là một đạo diễn nữa. Ông đã trở thành một khán giả hâm mộ, một diễn viên chỉ có nụ cười.
Một hôm, trời tự nhiên đổ một cơn mưa sáng. Ông ngồi uống cà phê trước trời mưa, nhưng giữa chừng thì cơn mưa ào đến. Ông bưng ly cà phê đến gần quầy, nơi có một tấm bạt che mưa chừng sáu thước vuông. Cô bé mỉm cười, hỏi chuyện:
- Chắc nhà chú gần đây?
Ông đáp:
- Tôi ở trong hẻm, chỉ chừng một trăm thước.
- Không thấy chú chở thím uống cà phê?
Ông lắc đầu:
- Không có thím.
- Vậy chắc chú đuổi thím đi?
Ông lại lắc đầu:
- Không. Có thím đâu mà đuổi.
Cô bé buông một tiếng thở dài:
- Ba cháu thì khác. Ba má cháu chia tay nhau.
Ông ngạc nhiên:
- Sao vậy?
- Tại vì nghèo quá. Tại vì má cháu không cam phận nghèo.
Đến lượt ông buông tiếng thở dài:
- Vậy ư? Thì ra đàn bà đều có chung quan niệm đồng tiền làm nên hạnh phúc.
Cô bé tròn xoe đôi mắt:
- Chú nói sao? Chú nói tất cả đàn bà ư?
Ông xua tay:
- Tôi xin lỗi. Phải trừ ra một số người. Đúng, trừ ra một số người, trong đó có mẹ tôi…
- Chú còn mẹ à?
- Mẹ tôi mất rồi. Mẹ tôi mất từ lúc tôi còn nhỏ. Bà là người tảo tần nuôi cả một gia đình đông con. Bà có nụ cười thật đẹp. Tôi còn giữ tấm ảnh của bà hồi bà mới về nhà chồng.
- Nhưng chắc chú không giống mẹ. Chú cười thấy… xấu.
Ông gật gù:
- Bởi thế tôi muốn đi tìm hình ảnh của mẹ tôi.
- Chú tìm chưa?
- Đang tìm.
- Vậy là chưa thấy?
Ông nốc cạn ly cà phê:
- Có thể tôi đang thấy.
- Đâu vậy?
Ông nhìn vào mắt cô bé:
- Xin lỗi. Bé hãy cười đi!
Cô bé quay lưng, cúi đầu, nở một nụ cười rất duyên và lấy tay che miệng.
Sau buổi sáng trời mưa ấy, cô bé không thấy ông đến uống cà phê. Mãi hơn một năm sau, tự nhiên ông đến. Ông kéo ghế ngồi tựa gốc cây bàng. Cánh tay ông đưa thẳng về phía cô bé, ngón tay cái chĩa lên trời. Chợt trông thấy ông, cô bé reo lên:
- Ồ chú! Chú khỏe chứ. Cháu đưa cà phê ra liền.
Cô bé pha cà phê như có sự thúc giục, rồi vội vàng bưng ly cà phê sữa đá đến chiếc bàn nhỏ đặt trước chỗ ông ngồi.
Ông lột kính, nhìn chằm chằm vào cô bé:
- Em quên tôi rồi ư?
Cô bé bước lùi lại, vẻ sợ sệt:
- Cháu nhớ chú nhiều lắm. Chú đi đâu mà lâu vậy?
Giọng ông gằn lại:
- Em chỉ nhớ mấy thằng thanh niên kia thôi. Còn ngón tay cái của tôi chỉ là thứ vứt đi. Phải không?
- Sao chú nói vậy? Ở đây cháu chỉ nhớ chú thôi. Chú từng nói đã gặp nụ cười của mẹ chú mà.
Ông rút hai ngàn đồng từ trong túi áo, đặt lên bàn rồi nói:
- Em uống đi, tôi không gọi ly cà phê này.
Cô bé rưng rưng nước mắt. Ông bước tới, tay đỡ lấy đầu cô bé, định đặt một nụ hôn. Nhưng không hiểu sao, ông rụt tay lại, buông một tiếng thở dài. Thoáng chốc, ông bước đi, lảo đảo như một người say rượu. Khi ông đi rồi, cô bé sực nhớ ra, ông gọi một ly cà phê đen, chứ không phải là ly cà phê sữa đá.
Từ hôm ấy, ông không trở lại quán cà phê của cô bé nữa. Mặc cho cô bé sáng sáng chờ bước chân của ông, mong được thấy bóng ông ngồi tựa gốc cây bàng và cánh tay đưa ra phía cô, ngón tay cái bật lên như thể một sự khen ngợi.
Một năm sau, khi cô bé chuẩn bị dọn dẹp bàn ghế thì từ trong hẻm đối diện tiếng kèn đám ma vang lên mỗi lúc mỗi lớn. Đám ma đi qua trước quán cà phê của cô bé, cô nhận ra bức ảnh của ông. Hai tay bưng lấy mặt, nước mắt trào ra, cô bé gọi to:
- Chú ơi! Chú tha lỗi cho cháu!
Không ai để ý đến tiếng gọi của cô bé. Nhưng ba hôm sau, trên tờ báo của thành phố đăng một tin làm mọi người phải chú ý, đó là sự công bố bản di chúc của nghệ sĩ đạo diễn Hoài An. Theo đó, cô bé được hưởng gia tài của nghệ sĩ.
Ít lâu sau, cái quán cà phê lèo tèo, không tên của cô bé được mang tên “Khán Giả”, đó là cái tên do đạo diễn Hoài An tự đặt cho mình khi bắt gặp nụ cười của cô bé. Ở tấm bảng gắn bên quầy, người ta thấy có bức hình vẽ hình ngón tay cái chĩa lên, ở chỗ móng tay là gương mặt cô bé đang cười.
LÊ ÁI SIÊM - Văn nghệ Tiền Giang số 13
Sóng Trắng
Văn hoá
Tôi không biết chiếc áo dài trắng của nữ sinh có định mệnh gì mà tôi phải nhớ nhung, chiêm cảm, đa mang đến thế. Những chiều bầu trời nhiều mây trắng, mây như những cụm bông ai vung lên bầu trời, để tôi tưởng tượng có tà áo dài của em, tà áo dài đẹp nhất trên đời,vừa mới bay từ bầu trời Sài Gòn đến bầu trời Mỹ Tho, và chỉ mình tôi thấy. Em đang bay lượn kia, đang nói với tôi về một thuở hồn nhiên vụng dại.
Bây giờ trời đang chuyển mùa. Những đám mây đen trôi đi đâu mất. Mây trắng thống lĩnh bầu trời. Có ngày mây như úp chén. Có ngày mây như đàn cừu lăng xăng trên thảo nguyên. Có ngày mây như những đỉnh núi tuyết. Nắng cứ loe hoe và thành phố dường như dịu lại. Cho dù mây trên bầu trời hình gì, thì tôi cũng nhận ra có một tà áo trắng của em, như thể người ta nhìn vào bức tranh thấy có một chút của mình. Tôi nhờ hồi còn là sinh viên, thỉnh thoảng tôi trở về cái xóm phố phía bên kia cầu Thị Nghè, thỉnh thoảng gặp cô bé có đôi mắt tròn to như búp bê. Nhưng có lần tôi phải sững sờ khi đột nhiên bắt gặp tà áo dài của bé. Ôi nàng tiên bé nhỏ. Em đi vào những giấc mơ của tôi. Ngày ấy còn bao cấp, vải vóc quá khan hiếm, học trò muốn mặc gì thì mặc, miễn sao dễ nhìn. Nhưng với em thì khác, cha từng là giáo viên Việt văn, mẹ giỏi Pháp văn từ thời chế độ cũ, nếp sống xưa vẫn còn. Không ngờ em phả vào hồn tôi một màu tinh khiết. Nhờ thế, với tôi em cứ xinh tươi, trong trẻo đến bây giờ.
Thành phố Mỹ Tho - thành phố bên bờ sông Tiền và đôi bờ sông Bảo Định - thành phố ba bờ sông. Tôi chỉ là người phiêu dạt. Số mệnh đã đẩy tôi tấp lên một bờ Bảo Định, nơi xã ven của một đô thị nhỏ nhắn. Một đô thị mà mỗi buổi sáng chạy thể dục, tôi chạy theo đường Hùng Vương đến vườn hoa Thủ Khoa Huân, hít hà vài hơi rồi lại chạy về cũng chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Một vòng xuyên nội ô chỉ thế. Vậy mà phố hơn 300 năm. Nếu tính từ khi Dương Ngạn Địch, tổng binh tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đưa nhóm người Hoa muốn “bài Thanh phục Minh” đến Việt Nam tị nạn chính trị, được chúa Nguyễn Phúc Tần cho định cư tại Mỹ Tho vào năm 1679, nơi đã có người Việt sinh sống, để làm nên một Mỹ Tho Đại Phố thì cũng đã hơn 320 năm rồi. Mảnh đất xinh đẹp có tên Mỹ Tho, cái tên mà cho đến bây giờ vẫn có nhiều người tranh cãi về xuất xứ của nó. Có phải từ tiếng Khmer hay từ tiếng Việt? Thôi cứ để đấy cho các nhà sử học. Chỉ biết rằng thành phố đã đi qua những chặng đường đầy nước mắt và máu xương. Bốn cuộc chiến tranh: quân Xiêm xâm lược ở thế kỷ XVIII; quân Pháp xâm lược ở thế kỷ XIX; quân Pháp trở lại xâm lược ở thế kỉ XX; quân Mỹ xâm lược nữa sau thế kỉ XX. Bể dâu đến thế. Dấu xưa tích cũ mất dần, chỉ còn bầu trời mây trắng bay.
Tôi nhớ giáo sự ngợi ca bởi sự mê hoặc của màu trắng Chăm (Chăm pa). Ai đã từng sống ở Trung bộ, hẳn có lần bất chợt gặp những phụ nữ Chăm với áo dài trắng, quần trắng, đội lễ vật lên tháp gạch uy nghi, rồi những người đàn ông cũng áo trắng, quần trắng trong những nghi thức lễ giáo. Trên đồi cao, gió lồng lộng, những tà áo tung bay, họ từng bước đi lên với trời, với mây gió miền Trung, khô và trong trẻo.
Ở thành phố ba bờ sông này, tôi cố hình dung về một thời đã xa, từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX, khi mà thực dân Pháp đã dựng lên trường Collège de Mytho, cái trường trung học của thực dân đầu tiên ở Việt Nam, dạy tiếng Pháp cho người bản địa. Cái hình ảnh chàng thư sinh đội mũ rộng vành màu trắng, bộ pi-ja-ma trắng, đi đôi giày da, dắt chiếc xe đạp đòn dông đã trở nên quen thuộc với người Mỹ Tho thời ấy. Nhưng cái màu trắng ấy vẫn còn xa lạ với nông dân, với thị dân nghèo vùng sông nước Cửu Long. Cho dù trong số khoác bộ đồ trắng ấy, có những người sau đó trở thành nhà khoa học rất nổi tiếng, có người giữ những trọng trách của quốc gia. Cái màu trắng đượm mùi thực dân ấây tồn tại không lâu. Người ta đòi phải được học chữ Quốc ngữ, cái chữ của xứ sở mình, tiếng nói của ông cha mình. Thế là trường đã phải dạy chữ quốc ngữ. Tôi nhớ Mạnh Tử có câu rất hay: “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” (Thuận với trời thì còn, trái với trời thì mất). Có một dòng chảy văn hoá, dòng chảy tâm linh từ cội nguồn về hiện tại và tương lai, để qua tiếng trống đình, tiếng đờn ca tài tử, câu lý, câu ru, thấy thấp thoáng bóng dáng tổ tiên. Dù thành Mỹ Tho không còn, Đàn Xã Tắc, Đàn Tiên Nông, Đàn Sơn Xuyên chẳng còn mấy ai nhắc đến, nhưng trong tâm thức của người Mỹ Tho vẫn có chỗ trang trọng, thiêng liêng cho những người đi trước. Đòn bánh Tét của cha ông vẫn được đặt lên bàn thờ, khói nhang vẫn bay trên bàn thiên cho người xiêu mồ lạc mả, tiếng gọi anh Hai để tôn kính anh Cả ở quê nhà, người Mỹ Tho lưu giữ cả nền văn hoá của địa phương để trọng việc học hành, “Nhân bất học bất tri đạo” (Người không biết học không biết đạo), bởi thế mà có câu “…Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu - Anh về học lấy chữ nhu - Chín trăng em đợi mười thu em chờ”. Nếu ai đó nói Mỹ Tho là đất học thì chẳng có gì phải lấy làm ngạc nhiên.
Hẳn không ai ghi lại một sự kiện quan trọng ở trường Nguyễn Đình Chiểu (mà xưa là trường Colèege de Mytho) rằng nữ sinh nào là cô bé đầu tiên mặc áo dài trắng, chiếc áo dài đã làm sáng rực sân trường, để được nhân bản, để giờ tan học, con đường Hùng Vương thành một dòng sóng trắng. Một dòng sông đẹp hơn mọi dòng sông.
Ai đó giải thích rằng: Mé-so, tiếng Khmer có nghĩa là nàng tiên hay người con gái đẹp. Còn chữ Mỹ Tho, từ Hán Việt, có nghĩa cây cỏ đẹp. Với nghĩa nào thì Mỹ Tho cũøng đẹp. Phải chăng cái đẹp ấy cũng là di sản. Và tôi nhận ra trên bầu trời mây trắng, có bóng dáng nàng tiên bé nhỏ của tôi. Em không có trên dòng sông sóng trắng này. Em đã thuộc về ngày xưa, thuộc về mối tình câm, thuộc về kỷ niệm.
Và đã là kỷ niệm thì có thể tìm thấy trong tâm tưởng của mình. Cũng như thành phố của ba bờ sông này, có thể tìm trong kí ức những sóng trắng kia - những sóng trắng trên dòng sông trí tuệ.
Mỹ Tho - chiều đông
Quý Mùi- 20/12/03
Nguồn : www.vanchuongviet.org/
READ MORE - LÊ ÁI SIÊM
- Sinh ngày : 18-12- 1953 tại xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Hiện đang công tác tại Bảo tàng Tiền Giang
- Thạc sĩ khoa học lịch sử
- Giải nhất cuộc thi thơ ĐBSCL lần 2 năm 2003
Tác phẩm:
- Khúc điệu sông Tiền - Thơ - in chung 2000
- Hoa dại - Trường ca - 2004
Xuân vắng
Em xa rồi
dang dở cả mùa xuân
nắng ngơ ngác, bần thần hoa bướm
hoang vắng cả khoang trời mây gió biếng
ngọn nến buồn tàn lụi một mình anh.
Sẽ thế nào hoa cỏ nếu không em
trống trếnh anh khoảng đời trần thế
xiêu lệch chân trời bóng chim bay lẻ
cánh mai vàng chôn nắng dưới hoang mang.
Dang dở này
sông biển có đi hoang
mùa bên lở lòng thương nắng quái
Thắp nén nhang lạy chân trời ở lại
cạo nắng vàng sót trên dấu chân em.
LÊ ÁI SIÊM
Một khán giả
Truyện ngắn
Quán cà phê ở đầu con hẻm nhỏ. Nó thừa hưởng cái bóng râm gần như suốt ngày do ngôi nhà cao tầng và hai cây bàng tán rộng ở vỉa hè. Cô chủ quán còn quá trẻ, chỉ khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, nước da hơi ngăm, khuôn mặt hơi dài, nhưng bù lại, cô có cái răng khểnh mà mỗi khi cười ai cũng muốn nhìn. Có lẽ vì thế mà đám thanh niên lêu têu thường đến đây uống cà phê và trêu ghẹo.
Từ khi mua nhà trong cái hẻm này, đạo diễn Hoài An mới bắt đầu có thói quen uống cà phê sáng. Không phải trước đó ông không uống cà phê. Ông uống, thậm chí có thời ông ghiền nữa. Đấy là thời ông yêu Thúy Loan, một cô gái mới bước vào làng kịch nói và ông lấy cô làm vợ. Lúc ấy ông bốn mươi và Thúy Loan mới mười chín. Mười hai năm chung sống trong một căn hộ tập thể lem luốc và chật chội khiến cô xách va ly theo một gã làm nghề cung cấp thuốc Tây lậu. Gã hấp dẫn bởi bộ râu quai nón và túi quần lúc nào cũng xủng xoảng tiền bạc. Hai con người ấy đi về phương nào ông không biết nữa. Thói quen uống cà phê cùng với người vợ yêu cũng mất từ đó.
Bây giờ thì ông đã sáu mươi. Ông chuẩn bị nhận một cuốn sổ hưu trí như mọi công chức đến tuổi về hưu. Nhưng ông may mắn hơn, đoàn ca kịch của thành phố vẫn muốn ông ký hợp đồng tiếp tục làm đạo diễn cho đoàn. Không hiểu sao, sau khi Thúy Loan bỏ đi, có mấy cô gái trẻ đến với ông, có cô tự nguyện hiến dâng trinh tiết cho ông để được ông lấy làm vợ thì ông lại từ chối. Cái để ông có thể giải thích được điều ấy là cô gái đẹp quá, nhiều tài quá. Nếu ông lấy cô ta làm vợ thì cô ta chẳng phải là vợ của riêng ông. Một lần bị vợ bỏ ông đã thấm cái trống rỗng, cái xuống thứ hạng của một thằng đàn ông. Chẳng gì ông cũng có thớ trong đoàn ca kịch và cũng nổi tiếng trong công chúng yêu sân khấu của thành phố.
Còn ở đây thì cô gái không hề biết ông là ai, chỉ biết ông là một ông già gầy gò, chắc làm việc ở một sở nào đó, luộm thuộm và hơi lập dị. Ông vẫn thường ngồi trên chiếc ghế nhựa nhỏ, tựa lưng vào gốc bàng, đó là nơi xa nhất đối với cô chủ quán. Ông ngồi một mình không chuyện trò với ai, thảng hoặc trên tay ông có tờ Văn Nghệ hay tạp chí Sân Khấu. Cái động tác mà cô hiểu được là khi ông đưa cánh tay ra, bàn tay nắm lại, ngón tay cái chĩa lên trời thì đấy có nghĩa là một ly cà phê đen. Ngày đầu, khi chĩa ngón tay cái lên như thế, ông hô một tiếng “ Đen!”. Những lần sau thì ông không còn hô lên nữa. Cô đã đọc được tín hiệu. Và thế nào ông cũng nhận được nụ cười có chiếc răng khểnh của tuổi mới lớn.
Ông yêu nụ cười ấy, nó hơi quê kiểng, nhưng chân tình, tươi vui và duyên dáng. Nó đi nhẹ nhàng vào trái tim ông, rút hết mọi khoảng cách. Ồ, cho đến tuổi sáu mươi ông mới bắt gặp nụ cười dễ mến đến như thế. Ông tìm lại tuổi xuân của mình. Đúng, chưa có nụ cười nào nhẹ và gần, ẩn chứa cả một khoảng tuổi thơ trong trẻo lạ lùng đến vậy. Ông sinh ra ở phố, lập nghiệp ở đoàn nghệ thuật, chỉ toàn gặp những nụ cười giao đãi, vay mượn, ít thật, thậm chí có những nụ cười tính toán làm ông khó chịu. Trong nụ cười nghệ sĩ có cái gì không thật. Về già ông chán ngán những thứ đó. Ông muốn tìm ngoài đời những giá trị đích thực. Thì đây, cô bé đã thả vào lòng ông một cánh hoa còn nguyên mùi hương đồi núi. Bởi thế, nhiều lúc dợm đứng lên, bắt gặp nụ cười cô bé, ông lại ngồi xuống, dành vài giây ngắm gương mặt làng quê chưa kịp nhuốm bụi thị thành, rồi nhắm mắt lại, hình dung tiếp về vẻ đẹp quán sớm. Cô bé gật đầu mỉm cười. Ông đưa tay ra, ngón tay cái chỉ ngang như một dấu trừ. Cô bé không hiểu, sán tới, hỏi ông:
- Thưa, chú gọi chi?
Ông nhướng đôi lông mày, rồi gỡ kính. Vẫn nụ cười như mang cả làng quê đến ấy, gần gũi và dễ mến quá. Ông đáp:
- Cà phê sữa đá! Nhớ nhé!
Cô bé lại nở nụ cười rồi đáp một tiếng “dạ” thật nhẹ. Ông gật đầu và nhắm mắt lại. Lúc này ông không chỉ nghĩ về nụ cười nữa. Ông nghĩ đến những điều ngoài nụ cười. Tất cả đều dễ thương lắm, chân thành lắm. Tất cả ấy ở Thúy Loan không có, ở các diễn viên khác không có. Cà phê của cô bé không ngon, nhưng ông uống cả sự tưởng tượng thành một loại cà phê đặc biệt, hương vị của nó ở quán khác không thể nào có được, nó có chất đồng quê thôn dã, nó không cần đến kỹ năng pha trộn cho kẻ sành điệu.
Ông đổi “tông” cà phê đen thành cà phê sữa đá vì lý do gì không rõ. Ông uống như thế chừng một tháng thì đột nhiên ông lại đổi “tông”. Ông đưa cánh tay ra, nắm tay lại, ngón tay cái chỉ xuống đất. Cô bé lại nhìn ông, mỉm cười. Hẳn cô bé nghĩ: Con người này lập dị đấy, khi không ra một ám hiệu mới. Cô bé tới gần, lại mỉm cười. Chết thật! Cái nụ cười hiền lành, thôn dã, trong trắng, xinh tươi quá, làm ông lúng túng.
- Cà… cà phê đá thôi… nhé!
Rồi mỗi sáng ông đến sớm hơn. Cô bé không muốn mất khách, cũng dậy thật sớm. Cái giờ mà đám thanh niên chưa tới. Chỉ một mình ông. Ông không đổi chỗ cho gần hơn, cứ chiếc ghế gốc bàng mà ngồi tựa. Trong mắt ông, cô bé đã trở thành một diễn viên tự lúc nào không hay và ông không còn là một đạo diễn nữa. Ông đã trở thành một khán giả hâm mộ, một diễn viên chỉ có nụ cười.
Một hôm, trời tự nhiên đổ một cơn mưa sáng. Ông ngồi uống cà phê trước trời mưa, nhưng giữa chừng thì cơn mưa ào đến. Ông bưng ly cà phê đến gần quầy, nơi có một tấm bạt che mưa chừng sáu thước vuông. Cô bé mỉm cười, hỏi chuyện:
- Chắc nhà chú gần đây?
Ông đáp:
- Tôi ở trong hẻm, chỉ chừng một trăm thước.
- Không thấy chú chở thím uống cà phê?
Ông lắc đầu:
- Không có thím.
- Vậy chắc chú đuổi thím đi?
Ông lại lắc đầu:
- Không. Có thím đâu mà đuổi.
Cô bé buông một tiếng thở dài:
- Ba cháu thì khác. Ba má cháu chia tay nhau.
Ông ngạc nhiên:
- Sao vậy?
- Tại vì nghèo quá. Tại vì má cháu không cam phận nghèo.
Đến lượt ông buông tiếng thở dài:
- Vậy ư? Thì ra đàn bà đều có chung quan niệm đồng tiền làm nên hạnh phúc.
Cô bé tròn xoe đôi mắt:
- Chú nói sao? Chú nói tất cả đàn bà ư?
Ông xua tay:
- Tôi xin lỗi. Phải trừ ra một số người. Đúng, trừ ra một số người, trong đó có mẹ tôi…
- Chú còn mẹ à?
- Mẹ tôi mất rồi. Mẹ tôi mất từ lúc tôi còn nhỏ. Bà là người tảo tần nuôi cả một gia đình đông con. Bà có nụ cười thật đẹp. Tôi còn giữ tấm ảnh của bà hồi bà mới về nhà chồng.
- Nhưng chắc chú không giống mẹ. Chú cười thấy… xấu.
Ông gật gù:
- Bởi thế tôi muốn đi tìm hình ảnh của mẹ tôi.
- Chú tìm chưa?
- Đang tìm.
- Vậy là chưa thấy?
Ông nốc cạn ly cà phê:
- Có thể tôi đang thấy.
- Đâu vậy?
Ông nhìn vào mắt cô bé:
- Xin lỗi. Bé hãy cười đi!
Cô bé quay lưng, cúi đầu, nở một nụ cười rất duyên và lấy tay che miệng.
Sau buổi sáng trời mưa ấy, cô bé không thấy ông đến uống cà phê. Mãi hơn một năm sau, tự nhiên ông đến. Ông kéo ghế ngồi tựa gốc cây bàng. Cánh tay ông đưa thẳng về phía cô bé, ngón tay cái chĩa lên trời. Chợt trông thấy ông, cô bé reo lên:
- Ồ chú! Chú khỏe chứ. Cháu đưa cà phê ra liền.
Cô bé pha cà phê như có sự thúc giục, rồi vội vàng bưng ly cà phê sữa đá đến chiếc bàn nhỏ đặt trước chỗ ông ngồi.
Ông lột kính, nhìn chằm chằm vào cô bé:
- Em quên tôi rồi ư?
Cô bé bước lùi lại, vẻ sợ sệt:
- Cháu nhớ chú nhiều lắm. Chú đi đâu mà lâu vậy?
Giọng ông gằn lại:
- Em chỉ nhớ mấy thằng thanh niên kia thôi. Còn ngón tay cái của tôi chỉ là thứ vứt đi. Phải không?
- Sao chú nói vậy? Ở đây cháu chỉ nhớ chú thôi. Chú từng nói đã gặp nụ cười của mẹ chú mà.
Ông rút hai ngàn đồng từ trong túi áo, đặt lên bàn rồi nói:
- Em uống đi, tôi không gọi ly cà phê này.
Cô bé rưng rưng nước mắt. Ông bước tới, tay đỡ lấy đầu cô bé, định đặt một nụ hôn. Nhưng không hiểu sao, ông rụt tay lại, buông một tiếng thở dài. Thoáng chốc, ông bước đi, lảo đảo như một người say rượu. Khi ông đi rồi, cô bé sực nhớ ra, ông gọi một ly cà phê đen, chứ không phải là ly cà phê sữa đá.
Từ hôm ấy, ông không trở lại quán cà phê của cô bé nữa. Mặc cho cô bé sáng sáng chờ bước chân của ông, mong được thấy bóng ông ngồi tựa gốc cây bàng và cánh tay đưa ra phía cô, ngón tay cái bật lên như thể một sự khen ngợi.
Một năm sau, khi cô bé chuẩn bị dọn dẹp bàn ghế thì từ trong hẻm đối diện tiếng kèn đám ma vang lên mỗi lúc mỗi lớn. Đám ma đi qua trước quán cà phê của cô bé, cô nhận ra bức ảnh của ông. Hai tay bưng lấy mặt, nước mắt trào ra, cô bé gọi to:
- Chú ơi! Chú tha lỗi cho cháu!
Không ai để ý đến tiếng gọi của cô bé. Nhưng ba hôm sau, trên tờ báo của thành phố đăng một tin làm mọi người phải chú ý, đó là sự công bố bản di chúc của nghệ sĩ đạo diễn Hoài An. Theo đó, cô bé được hưởng gia tài của nghệ sĩ.
Ít lâu sau, cái quán cà phê lèo tèo, không tên của cô bé được mang tên “Khán Giả”, đó là cái tên do đạo diễn Hoài An tự đặt cho mình khi bắt gặp nụ cười của cô bé. Ở tấm bảng gắn bên quầy, người ta thấy có bức hình vẽ hình ngón tay cái chĩa lên, ở chỗ móng tay là gương mặt cô bé đang cười.
LÊ ÁI SIÊM - Văn nghệ Tiền Giang số 13
Sóng Trắng
Văn hoá
Tôi không biết chiếc áo dài trắng của nữ sinh có định mệnh gì mà tôi phải nhớ nhung, chiêm cảm, đa mang đến thế. Những chiều bầu trời nhiều mây trắng, mây như những cụm bông ai vung lên bầu trời, để tôi tưởng tượng có tà áo dài của em, tà áo dài đẹp nhất trên đời,vừa mới bay từ bầu trời Sài Gòn đến bầu trời Mỹ Tho, và chỉ mình tôi thấy. Em đang bay lượn kia, đang nói với tôi về một thuở hồn nhiên vụng dại.
Bây giờ trời đang chuyển mùa. Những đám mây đen trôi đi đâu mất. Mây trắng thống lĩnh bầu trời. Có ngày mây như úp chén. Có ngày mây như đàn cừu lăng xăng trên thảo nguyên. Có ngày mây như những đỉnh núi tuyết. Nắng cứ loe hoe và thành phố dường như dịu lại. Cho dù mây trên bầu trời hình gì, thì tôi cũng nhận ra có một tà áo trắng của em, như thể người ta nhìn vào bức tranh thấy có một chút của mình. Tôi nhờ hồi còn là sinh viên, thỉnh thoảng tôi trở về cái xóm phố phía bên kia cầu Thị Nghè, thỉnh thoảng gặp cô bé có đôi mắt tròn to như búp bê. Nhưng có lần tôi phải sững sờ khi đột nhiên bắt gặp tà áo dài của bé. Ôi nàng tiên bé nhỏ. Em đi vào những giấc mơ của tôi. Ngày ấy còn bao cấp, vải vóc quá khan hiếm, học trò muốn mặc gì thì mặc, miễn sao dễ nhìn. Nhưng với em thì khác, cha từng là giáo viên Việt văn, mẹ giỏi Pháp văn từ thời chế độ cũ, nếp sống xưa vẫn còn. Không ngờ em phả vào hồn tôi một màu tinh khiết. Nhờ thế, với tôi em cứ xinh tươi, trong trẻo đến bây giờ.
Thành phố Mỹ Tho - thành phố bên bờ sông Tiền và đôi bờ sông Bảo Định - thành phố ba bờ sông. Tôi chỉ là người phiêu dạt. Số mệnh đã đẩy tôi tấp lên một bờ Bảo Định, nơi xã ven của một đô thị nhỏ nhắn. Một đô thị mà mỗi buổi sáng chạy thể dục, tôi chạy theo đường Hùng Vương đến vườn hoa Thủ Khoa Huân, hít hà vài hơi rồi lại chạy về cũng chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Một vòng xuyên nội ô chỉ thế. Vậy mà phố hơn 300 năm. Nếu tính từ khi Dương Ngạn Địch, tổng binh tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đưa nhóm người Hoa muốn “bài Thanh phục Minh” đến Việt Nam tị nạn chính trị, được chúa Nguyễn Phúc Tần cho định cư tại Mỹ Tho vào năm 1679, nơi đã có người Việt sinh sống, để làm nên một Mỹ Tho Đại Phố thì cũng đã hơn 320 năm rồi. Mảnh đất xinh đẹp có tên Mỹ Tho, cái tên mà cho đến bây giờ vẫn có nhiều người tranh cãi về xuất xứ của nó. Có phải từ tiếng Khmer hay từ tiếng Việt? Thôi cứ để đấy cho các nhà sử học. Chỉ biết rằng thành phố đã đi qua những chặng đường đầy nước mắt và máu xương. Bốn cuộc chiến tranh: quân Xiêm xâm lược ở thế kỷ XVIII; quân Pháp xâm lược ở thế kỷ XIX; quân Pháp trở lại xâm lược ở thế kỉ XX; quân Mỹ xâm lược nữa sau thế kỉ XX. Bể dâu đến thế. Dấu xưa tích cũ mất dần, chỉ còn bầu trời mây trắng bay.
Tôi nhớ giáo sự ngợi ca bởi sự mê hoặc của màu trắng Chăm (Chăm pa). Ai đã từng sống ở Trung bộ, hẳn có lần bất chợt gặp những phụ nữ Chăm với áo dài trắng, quần trắng, đội lễ vật lên tháp gạch uy nghi, rồi những người đàn ông cũng áo trắng, quần trắng trong những nghi thức lễ giáo. Trên đồi cao, gió lồng lộng, những tà áo tung bay, họ từng bước đi lên với trời, với mây gió miền Trung, khô và trong trẻo.
Ở thành phố ba bờ sông này, tôi cố hình dung về một thời đã xa, từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX, khi mà thực dân Pháp đã dựng lên trường Collège de Mytho, cái trường trung học của thực dân đầu tiên ở Việt Nam, dạy tiếng Pháp cho người bản địa. Cái hình ảnh chàng thư sinh đội mũ rộng vành màu trắng, bộ pi-ja-ma trắng, đi đôi giày da, dắt chiếc xe đạp đòn dông đã trở nên quen thuộc với người Mỹ Tho thời ấy. Nhưng cái màu trắng ấy vẫn còn xa lạ với nông dân, với thị dân nghèo vùng sông nước Cửu Long. Cho dù trong số khoác bộ đồ trắng ấy, có những người sau đó trở thành nhà khoa học rất nổi tiếng, có người giữ những trọng trách của quốc gia. Cái màu trắng đượm mùi thực dân ấây tồn tại không lâu. Người ta đòi phải được học chữ Quốc ngữ, cái chữ của xứ sở mình, tiếng nói của ông cha mình. Thế là trường đã phải dạy chữ quốc ngữ. Tôi nhớ Mạnh Tử có câu rất hay: “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” (Thuận với trời thì còn, trái với trời thì mất). Có một dòng chảy văn hoá, dòng chảy tâm linh từ cội nguồn về hiện tại và tương lai, để qua tiếng trống đình, tiếng đờn ca tài tử, câu lý, câu ru, thấy thấp thoáng bóng dáng tổ tiên. Dù thành Mỹ Tho không còn, Đàn Xã Tắc, Đàn Tiên Nông, Đàn Sơn Xuyên chẳng còn mấy ai nhắc đến, nhưng trong tâm thức của người Mỹ Tho vẫn có chỗ trang trọng, thiêng liêng cho những người đi trước. Đòn bánh Tét của cha ông vẫn được đặt lên bàn thờ, khói nhang vẫn bay trên bàn thiên cho người xiêu mồ lạc mả, tiếng gọi anh Hai để tôn kính anh Cả ở quê nhà, người Mỹ Tho lưu giữ cả nền văn hoá của địa phương để trọng việc học hành, “Nhân bất học bất tri đạo” (Người không biết học không biết đạo), bởi thế mà có câu “…Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu - Anh về học lấy chữ nhu - Chín trăng em đợi mười thu em chờ”. Nếu ai đó nói Mỹ Tho là đất học thì chẳng có gì phải lấy làm ngạc nhiên.
Hẳn không ai ghi lại một sự kiện quan trọng ở trường Nguyễn Đình Chiểu (mà xưa là trường Colèege de Mytho) rằng nữ sinh nào là cô bé đầu tiên mặc áo dài trắng, chiếc áo dài đã làm sáng rực sân trường, để được nhân bản, để giờ tan học, con đường Hùng Vương thành một dòng sóng trắng. Một dòng sông đẹp hơn mọi dòng sông.
Ai đó giải thích rằng: Mé-so, tiếng Khmer có nghĩa là nàng tiên hay người con gái đẹp. Còn chữ Mỹ Tho, từ Hán Việt, có nghĩa cây cỏ đẹp. Với nghĩa nào thì Mỹ Tho cũøng đẹp. Phải chăng cái đẹp ấy cũng là di sản. Và tôi nhận ra trên bầu trời mây trắng, có bóng dáng nàng tiên bé nhỏ của tôi. Em không có trên dòng sông sóng trắng này. Em đã thuộc về ngày xưa, thuộc về mối tình câm, thuộc về kỷ niệm.
Và đã là kỷ niệm thì có thể tìm thấy trong tâm tưởng của mình. Cũng như thành phố của ba bờ sông này, có thể tìm trong kí ức những sóng trắng kia - những sóng trắng trên dòng sông trí tuệ.
Mỹ Tho - chiều đông
Quý Mùi- 20/12/03
Nguồn : www.vanchuongviet.org/