NHÀ THƠ SẦM THAM (715-770)
Sầm Tham là người Nam Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Cha ông từng làm Thứ sử
(hai lần), và đã qua đời lúc Sầm Tham còn nhỏ.
Nhà nghèo, ông phải tìm cách tự học.
Năm 744 đời Đường Huyền Tông (ở ngôi: 712-756), Sầm Tham thi đỗ Tiến
sĩ lúc 29 tuổi, được bổ làm một chức quan nhỏ là Binh tào Tham quân.
Năm 749, ông theo tướng Cao
Tiên Chi đến An Tây (ra biên ải lần
thứ nhất), nhưng chẳng bao lâu lại trở về kinh đô Trường
An.
Năm 754, ông ra biên ải lần
thứ hai, làm Phán quan cho Tiết độ sứ An Tây là Phong Thường Thanh. Thời kỳ này, ông sáng tác rất
nhiều thơ về chủ đề "biên tái".
Sau loạn An Sử (755-763),
từ Tửu Tuyền (nay thuộc Cam Túc),
Sầm Tham đến Phượng Tường (nay thuộc Bảo Kê,
Thiểm
Tây) là nơi Đường Túc Tông (ở ngôi: 756-762) đang ở. Được bạn
thân là nhà thơ Đỗ
Phủ và Phòng Quân tiến cử, ông được giữ chức Hữu bổ khuyết.
Thời Đường Đại Tông (ở ngôi: 762-779), Sầm Tham lại ra
biên ải (lần thứ ba). Năm 766, ông được bổ làm Thứ sử Gia Châu (nên ông xưng là Sầm Gia
Châu), nhưng sau đó bị bãi chức .
Lâm cảnh đói nghèo,
năm 770, Sầm Tham mất
trong quán trọ tại Thành
Đô (nay là tỉnh lỵ tỉnh Tứ
Xuyên) lúc 55 tuổi.
Tác phẩm của ông để lại có Sầm Gia
Châu thi tập (Tập thơ của họ Sầm ở Gia Châu) gồm 8 quyển.
(Theo Kiwipedia)
磧中作
Phiên âm: Thích trung tác
Tẩu Mã tây lai dục đáo thiên,
Từ gia kiến nguyệt lưỡng hồi viên.
Kim dạ bất tri hà xứ túc,
Bình sa vạn lý tuyệt nhân yên.
Từ gia kiến nguyệt lưỡng hồi viên.
Kim dạ bất tri hà xứ túc,
Bình sa vạn lý tuyệt nhân yên.
Dịch nghĩa: Ở trong sa mạc cảm tác
Giục ngựa chạy về phía Tây, muốn đến
tận chân trời
Rời nhà ra đi, đã thấy trăng hai lần tròn
Đêm nay không biết ngủ ở đâu
Trên sa mạc muôn dặm, tuyệt không thấy bóng
người và khói bếp.
Dịch thơ: Viết trong sa mạc
Ngựa sải về Tây muốn tới trời
Xa nhà chốc đã hai mùa rồi
Đêm nay chẳng biết tìm đâu ngủ
Vạn dặm cát xa chẳng khói, người.
見渭水思秦川
渭水東流去,
何時到雍州.
憑添兩行淚,
寄向故園流.
Phiên âm: Kiến Vị thuỷ tư Tần xuyên
Vị thuỷ đông như khứ,
Hà thời đáo Ung Châu.
Bằng thiêm lưỡng hàng lệ,
Ký hướng cố viên lưu.
渭水東流去,
何時到雍州.
憑添兩行淚,
寄向故園流.
Phiên âm: Kiến Vị thuỷ tư Tần xuyên
Vị thuỷ đông như khứ,
Hà thời đáo Ung Châu.
Bằng thiêm lưỡng hàng lệ,
Ký hướng cố viên lưu.
Dịch nghĩa: Thấy sông Vị
nhớ Tần Xuyên
Song Vị chảy về đông
Bao giờ tới châu Ung
Nếu chở thêm được hai dòng lệ
Xin gửi đưa giùm về quê hương
Dịch thơ: Thấy sông Vị
nhớ Xuyên
Sông Vị chảy về Đông
Bao giờ tới châu Ung
Nếu thêm đôi dòng lệ
Xin gửi về cố hương
山房春事
Phiên âm: Sơn phòng xuân sự
Lương viên nhật mộ loạn phi nha,
Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia.
Đình thụ bất tri nhân khứ tận,
Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa.
Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia.
Đình thụ bất tri nhân khứ tận,
Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa.
Dịch nghĩa: Cảnh xuân trong nhà trên núi
Trong vườn Lương, lúc chiều tà những con quạ bay hỗn loạn
Cố trông hết tầm mắt cũng chỉ thấy vài ba nhà tiêu điều
Cây trong sân không biết rằng người ta đã đi hết
Xuân về lại nở những bông hoa thời xa xưa.
Cố trông hết tầm mắt cũng chỉ thấy vài ba nhà tiêu điều
Cây trong sân không biết rằng người ta đã đi hết
Xuân về lại nở những bông hoa thời xa xưa.
Dịch thơ: Cảnh xuân trong nhà trên núi
Quạ náo vườn Lương buổi chiều tà
Xa trông xơ xác chỉ mấy nhà
Cây sân không biết người đi hết
Xuân đến như xưa …. vẫn nở hoa
Chú thích về danh từ Lương Viên 梁園: Vườn Lương Viên. Sách Tây Kinh Tạp
Ký chép: Đời Nam Bắc triều (420-581), Lương Hiếu Vương là con thứ vua Lương Vũ
Đế (502-550) mở vườn Đông Uyển ở trong thành Thư Dương chu vi hàng mấy dặm, để
làm chỗ chiêu tập hào kiệt bốn phương và những người du thuyết trong thiên hạ.
Lương thường cùng tân khách và cung nhân hội yến trong vườn, rồi thả thuyền câu
cá trong ao. Đời sau gọi vườn Đông Uyển là Lương Viên.
Nguồn: Đỗ Bằng Đoàn-Bùi Khánh Đản, Đường
thi trích dịch, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, NXB Văn học, 2006.