Trong những năm trước chiến tranh chống giặc Pháp, có một bài vè ngắn xuất hiện ở quê tôi mà dân làng ai cũng biết. Đó là bài vè: “LÊN PHƯỜNG ĐỐN BỔI”.
Bài này do truyền
miệng của các chàng trai làng Trà Trì
từ miền xuôi lên miền ngược thôn Phú Long làm thuê đốn bổi để
phủ lên các luống vồng sắn
mới cắm trồng nhằm
cho đất có độ ẩm và ngăn chặn
cỏ mọc, làm cho cây sắn
phát triển tốt hơn.
Bài vè rất
đơn sơ mộc mạc
nhưng cũng đã nói lên cái
tính cần cù, chịu khó lao động của các nông dân vùng xuôi ít ruộng đồng; đời
sống vất vả thiếu
ăn hàng năm nên phải đi
làm thêm ở nơi khác để có thêm thu nhập cho gia đình.
Bài vè này được
lan truyền khắp cả vùng gồm
mấy thôn: Phú Long, La
Vang, Phường Sắn… Giờ đây nhiều
người vẫn còn nhớ thuộc lòng.
Giêng hai không biết
mần chi,
Lên phường
đốn bổi rú ri phải
lòn.
Ăn rồi
chân chạy bon bon,
Cây gai cũng đạp,
vai mòn dơ xương.
Ông trời
ăn ở thất thường,
Sáng mưa,
trưa nắng, tối sương
dầm dề.
Đêm năm chân chắc
ủ ê,
Mai thì đốn
bổi lên kề Phước Môn.
Có khi thất
sắc, hại hồn,
Ngửi
mùi khét cọp lo chuồn chạy ngay.
Về
thì triêng bổi chưa đầy,
Rất
lo nhà chủ la rầy tốn công.
Thôi đành chịu
bớt mấy đồng,
Còn hơn
mất xác trong vòng hiểm nguy!
Ăn uống
thì chẳng có chi,
Cơm
toàn sắn độn, canh thì toàn rau.
Rứa
mà sì sụp như nhau,
Cơm
canh đều hết, gật đầu
khen ngon.
Chiều
tối vang tiếng cười dòn,
Cùng nhau chuyện
tiếu bà con cười
khà…
Bây giờ
ở làng tôi nhiều ông bà già vẫn
còn nhớ bài vè đó như các ông Nguyễn Đợi, Trương
Mẫn, Phạm Vãn, Nguyễn Bá Căn, bà Trương Thị Song, v.v… và thỉnh
thoảng lại đọc vè cho các con cháu nghe cho vui.
Khi đọc
bài vè này lên, chúng ta hình dung được
cuộc sống lao động vất vả
của những người nông dân ở
miền quê nghèo nàn luôn
luôn lo miếng cơm manh áo mà chịu khó, chịu khổ tìm việc
làm thêm kiếm kế sinh tồn. Tuy công việc
hàng ngày đầy nặng
nhọc, khó khăn nhưng họ vẫn
an phận cuộc đời lam lũ nhọc
nhằn ở thôn quê mà không kêu ca than
phiền chút nào. Trái lại, họ cũng biết
đùa vui thư giãn tinh thần sau những ngày giờ lao động mệt
nhoài thân thể.
Nguyễn Hồng Trân
nghongtran38@gmail.com
Ảnh minh họa của Hoàng Tuấn: Chiều quê
Ảnh minh họa của Hoàng Tuấn: Chiều quê