Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, August 20, 2009

DUY KHÁNH

Duy Khánh và gia đình ở Philippins

Duy Khánh (1936 - 2003), tên thật Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh. Ông nổi danh từ thập niên 1960, với những bài hát mang âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy, nhạc quê hương. Ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng ("tứ trụ nhạc vàng"), ba người còn lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh . Ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài năng với hơn 30 ca khúc, nổi tiếng phải kể đến Thương về miền Trung, Lối về đất mẹ, Ai ra xứ Huế, Xin anh giữ trọn tình quê ...

Tiểu sử
* Duy Khánh sinh năm 1936 tại Quảng Trị, là con áp út trong một gia đình vọng tộc gốc làng An Cự, Triệu Phong, thuộc dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh đại thần triều Nguyễn.
* Năm 1964 ông thành hôn với Âu Phùng, một phụ nữ gốc Hoa, sinh ra 2 người con. Về sau hai người đã ly dị.
* Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam.
* Giữa thập niên 1980 ông cưới bà Thúy Hoa rồi sống tại Vũng Tàu.
* Đến 1988, ông được bảo lãnh sang Hoa Kỳ, tại đây ông tiếp tục ca hát và sáng tác.
* Ông mất vào 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, thọ 65 tuổi.

Sự nghiệp

Năm 1952, Duy Khánh đọat giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát.

Vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung... rồi đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân của ông.

Năm 1965, ông cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cùng hai người hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh.

Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1959, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông nghỉ hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến... Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, sau đó tách ra, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời.

Sáng tác
* Ai ra xứ Huế
* Thương về miền Trung
* Xin anh giữ trọn tình quê
* Lối về đất mẹ
* Huế đẹp Huế thơ
* Tình ca quê hương
* Biết trả lời sao
* Bao giờ em quên, v..v..

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

NGHE CA KHÚC


Ai ra xứ Huế

Trường cũ tình xưa

Bao giờ em quên

Thương về miền Trung

Anh về một chiều mưa

Đêm bơ vơ

Huế đẹp Huế thơ

Ngày xưa lên năm lên ba

Nén hương yêu
READ MORE - DUY KHÁNH

PHAN PHỤNG THẠCH



Con đường áo lụa

PHAN PHỤNG THẠCH

Ta trở lại con đường xưa áo lụa
Hàng cây cao đứng đợi các em về
Các em không về - Cây buồn lá úa
Ta cũng buồn đi giữa nắng lê thê.

Từ bờ bên ni nhìn qua Thành-Nội
Phượng đã tàn rụng xuống buổi đầu thu
Làm sao quên những ngày qua bóng tối
Lửa kinh thành ngùn-ngụt khói âm u.

Những chuyến đò ngang qua về Thừa-Phủ
Còn chở tình bên nớ tới bên tê ?
Ta mỗi bước càng thêm dài nỗi nhớ
Những chiều mưa sớm nắng các em về.

Ta trở lại giữa sân trường Đồng-Khánh
Lòng hoang vu như cỏ dại quanh tường
Ơi những nấm mồ hương tàn vắng lạnh
Có lời gì muốn nhắn với quê hương ?

ĐỌC THÊM
Lưu bút mùa hạ
READ MORE - PHAN PHỤNG THẠCH

HOÀNG THI THƠ






Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sinh ngày 1-7 năm 1928 (Mậu Thìn) tại làng Bích Khê, Phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam - bắt đầu hoạt động cho văn học nghệ thuật từ năm 1945, khi còn học bậc Trung Học tại Huế rồi Hà Tĩnh.

Sau khi học xong cấp Tú Tài, tháng 10-1950, Hoàng Thi Thơ vào Đại học tại Hậu Hiền, Thanh Hóa.
Năm 1951, Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vào Sài Gòn dạy Anh ngữ và đi theo luôn con đường viết nhạc, hoạt động văn nghệ. Năm 1957 ông bắt đầu tổ chức những kỳ Đại nhạc hội lớn tại rạp Thống Nhất Sài Gòn; năm 1960 thành lập Đoàn Văn Nghệ Việt Nam và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu. Từ 1967 ông là Giám đốc tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch, đặc biệt tại nhà hàng Maxim's, Sài Gòn... Ông cũng từng lưu diễn tại nhiều thành phố trên thế giới: Vạn Tượng, Hồng Kông, Ðài Bắc, Tokyo, Bangkok, Singapore, Sénégal, Paris, London... và nhiều nơi ở Hoa Kỳ!

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lập gia đình với nữ ca nhạc sĩ Thúy Nga vào tháng 9-1957 và có 4 người con - 3 trai, gái - mà người con trưởng là Hoàng Thi Thi, vừa là nhạc sĩ vừa là kỹ sư. Ngoài ra ông còn một dưỡng tử là Hoàng Thi Thao, người cháu gọi ông bằng chú và cũng là người theo sát chân ông trong nhiều năm hoạt động văn nghệ.

Ông có trên 500 ca khúc từ tình cảm đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cảnh đến nhạc kịch. Nhiều bài hát của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã rất quen thuộc với người Việt Nam từ những năm 1950 cho đến sau năm 1975, nhất là những bản nhạc có tính chất dân gian, mộc mạc có âm hưởng quê hương đã đi vào lòng dân mà lại lãng mạn như "Rước tình về với quê hương", "Rong chơi cuối trời quên lãng", "Đường xưa lối cũ", "Tà áo cưới", "Trăng rung xuống cầu", Gạo trắng trăng thanh", "Đám cưới trên đường quê", "Duyên Quê", "Tình ta với mình" ...

Ngoài ra Hoàng Thi Thơ cũng có những bản nhạc kể lại những mối tình thường là đau khổ của những người con gái "hồng nhạc bạc mệnh", "Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ", "Chuyện tình La Lan", "Chuyện tình người trinh nữ tên Thi", "Nỗi buồn Châu Pha"... Sơn Ca và Thanh Lan ưa hát những bản nhạc này lắm, cô ca sĩ nào cũng đầm đìa nước mắt, làm khán giả cũng thương dùm phận gái trong thời loạn, những người con gái có trái tim lãng mạn, nhạy cảm (người trinh nữ tên Thi), "Ai buồn hơn ai"...

Qua những hoạt cảnh quê hương, một thời miền Nam VN được sống lại những mối tình mộc mạc, những hình ảnh êm dịu của làng mạc, lũy tre, đêm trăng có tiếng chày giã gạo, có đám trai gái hò qua, đáp lại phá phách nhau, những hình ảnh bị lãng quên vì chiến tranh, với giọng hát của cặp song ca Sơn Ca, Bùi Thiện. Sơn Ca thật duyên dáng, giọng hát lanh lãnh và Bùi Thiện, một giọng miền Bắc, điêu luyện đã làm say mê nhiều tầng lớp khán giả khác nhau.

Nói đến vũ, tên tuổi của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng đã chói sáng cùng với vũ sư Trinh Toàn và vũ sư Lưu Hồng trong công trình nghiên cứu và sáng tạo vũ dân tộc, dựng lên các điệu dân vũ hấp dẫn và sống động. Những điệu vũ như: Vũ múa trống, Vũ lên đồng, Vũ múa nón, Múa xòe, Múa Koho...

Trong lãnh vực điện ảnh, Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là đạo diễn sáng tác vỡ nhạc kịch đầu tiên năm 1963, mang tên "Từ Thức lạc lối bích đào," năm 1964, vỡ nhạc kịch thứ nhì "Dương Quí Phi", năm 1966 vỡ "Cô gái điên," năm 1968 vỡ "Ả Đào say"...

Bị mổ tim mấy năm trước nên sức khoẻ từ dạo đó cũng không được khá, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã qua đời một cách thanh bình, trong khi chờ vợ ông ta đang làm một món cá mà ông thích. Ông mất sáng ngày chủ nhật ngày 23 tháng 9 năm 2001 tại nhà riêng ở Glendale (Nam California), hưởng thọ 74 tuổi.

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ được đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng vào thứ Ba sau đó, 2-10-2001

NGHE CA KHÚCAi buồn hơn ai, Vô Thường

Đường xưa lối cũ

Rong chơi cuối trời quên lãng

Rước tình về với quê hương


Chuyện tình cô lái đò bến Hạ

Video Ca sĩ Họa My thăm phầm mộ của nhạc sĩ HTT, Cali, 2007
READ MORE - HOÀNG THI THƠ