|
Tác giả Lê Thí |
Lê Thí
CÒN ĐÓ ... PHẠM DUY!
Khoảng năm 1971, một
người bạn học, sau khi thi hỏng tú tài phần II, anh đã
trở thành một sĩ quan trong quân đội Sài Gòn. Một lần
hành quân anh nhặt được một quyển sổ tay của một
người lính Bắc Việt. Trong quyển sổ tay có chép rất
nhiều thơ cũ, mới. Tình cờ, tôi được người bạn
cho đọc cuốn sổ tay đó, trong có một bài thơ nói về
Phạm Duy được ghi ở dưới là của XYZ. Bài thơ làm tôi
thắc mắc mãi cho đến tận bây giờ không biết ai là
tác giả thực. Một vài tác giả kí bút danh XYZ mà tôi
biết, không thể viết bài này. Tôi đã đem hỏi một số
anh chị dạy văn hoặc nghiên cứu về thơ văn. Nhưng tất
cả đều chưa có câu trả lời cụ thể.
Đã
quá lâu, tôi không còn nhớ đầy đủ và thật chính xác
bài thơ. Xin chép lại những gì còn nhớ để gọi là...
hiểu thêm về Phạm Duy và may ra có thể biết XYZ là ai.
Bài thơ có những câu như sau:
....
...
Chúng
tôi biết bên kia
Có
người vợ hiền,
Có
mái nhà anh bên đường phố nhỏ
Rũ
cành hoa ti gôn
Nhưng
nếu chỉ là có thế
Anh
bỏ mà đi sao đành
Anh
về chi bên nớ
Với
một bầy quĩ dữ
Bọn
lính Lê Dương
Và
bầy gái chứa
Còn
ai nghe tiếng hát của anh
Anh
bỏ mà đi sao đành,
Anh
về chi bên nớ
Ở
phía bên mình,
Chia
nhau miếng cơm độn bắp
Nhường
nhau manh áo mùa đông
Nhưng
chúng ta giàu một tình thương
Có
bà mẹ hiền hiền,
Có
đàn cháu ngoại.
Con
bà đi giữ nước những ngày qua
...
Chiều
nay,
Đoàn
cán bộ áo mong manh
Dằng
dặc Trường Sơn, đường chiều mưa đổ
Chúng
tôi hát “Bà Mẹ Gio Linh”,
Nước
mắt ngắn dài từng giọt long lanh
Bà
Mẹ già cầm tay tôi hỏi:
Ai
làm bài ni rứa các con?
Nói
làm sao cho đành,
Chúng
tôi nhìn nhau lời nghẹn
...
Anh
có biết không anh!
Thế
hệ chúng tôi, những người sinh ra vào những năm cuối
thập niên 40, đầu thập niên 50 của thế kỉ XX, đã
từng đọc Phạm
Duy đã chết như thế nào
của Nguyễn Trọng Văn, Phạm
Duy, còn đó nỗi buồn
của Tạ Tỵ, đã từng ném cà chua lên sân khấu khi nghe
Phạm Duy hát tục ca, khi thấy Phạm Duy mặc bộ đồ đen
“xây dựng nông thôn” hát những ca khúc mang tính tuyên
truyền (không phải vì quan điểm chính trị mà vì cảm
thấy lòng tôn trọng dành cho một nghệ sĩ lớn bị tổn
thương, chúng tôi mong muốn ông đứng ở một vị trí
cao sang hơn- phía bên trên cuộc chiến. Xin thưa thêm đó
là suy nghĩ của một thời, nay thì đã khác) nhưng cũng
từng đã thổn thức khi nghe Bà
Mẹ quê, Tiếng sáo thiên thai,
Tình ca, Ngày trở
về... của ông,
nuốt từng lời qua ca khúc Trả
lại em yêu, Ngày
xưa Hoàng thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đóa
hoa sầu... Chúng
tôi đã từng chia sẻ sâu sắc tâm thức của ông về Mẹ
(Mẹ Việt Nam),
về Đất Nước (Việt
Nam, Việt Nam: Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời... Việt
Nam không đòi xương máu, Việt Nam kêu gọi thương nhau..
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời...).Chúng
tôi cũng đã từng lãng mạn nghĩ giá bản nhạc này của
ông được chọn làm Quốc ca thì hay biết mấy, hòa giải
biết mấy!
Chúng tôi đã từng
biết, từng chứng kiến chuyện ông “ra đi” và “trở
về”. Đối với Phạm Duy một số trong chúng tôi đã
từng hờn giận, yêu thương... yêu thương, hờn giận
ông, nhưng không xuất phát từ một thiên kiến chính trị
nào mà xuất phát từ sự mách bảo của chính trái tim
mình dành cho người nghệ sĩ lớn.
Viết
lại bài thơ trên không nhằm mục đích khen chê ông, mà
chỉ là có một cái cớ để nói về ông. Một số chúng
tôi chưa bao giờ dám khen chê (chỉ đồng tình hay không
đồng tình với ông mà thôi) dù lúc còn sống huống gì
lúc ông vừa mất. Mặc khác, thời gian cũng đã có những
“lắng đọng” cần thiết để có những cái nhìn “bình
tỉnh” hơn. Chỉ muốn nói một điều Phạm Duy luôn được
“thương yêu”, “kính trọng” dù đồng tình hay không
đồng tình với việc ông làm.
Phạm Duy đã
ra đi vào cõi Vĩnh Hằng vào lúc 14 giờ 30 ngày 27 tháng 1
năm 2013. Đúng ra phải nói ông đã trở về, chấp nhận
thực hiện cuộc trở về “Cuối Cùng”. Bỏ lại sau
lưng mọi “vinh quang”, mọi “khen chê” phù phiếm.(Nay
thì Kiều phần 2 và Hồi Ký 4 đã hoàn thành, lời hứa
đã đúng hẹn và đây là lúc tôi được buông rơi tất
cả . Buông bút, treo đàn, hạ màn nhung, cởi áo tuồng,
chùi phấn son, tắt đèn, rời sân khấu... Tôi buông rơi
hết, không có nghĩa là tôi chối từ những gì tôi đã
làm ra trong dĩ vãng. Tôi vẫn chịu trách nhiệm về từng
soạn phẩm của mình, nhưng tôi không còn đứng giữa chợ
đời để nhận lời khen hay tiếng chê đến từ bất cứ
ai, từ bất cứ đâu, cho bất cứ loại nhạc gì!
Cầm
bằng cho gió cuốn bay đi, tất cả!
Bây
giờ tôi mới thực sự là... vui một mình tôi đi! (Trích
Hồi Ký 4 của Phạm Duy).
Nói vinh quang, khen chê
phù phiếm vì ông đã sống “cuộc đời của ông’,
cũng như mỗi chúng ta rồi phải chấp nhận sống “cuộc
sống của mình”. Nhưng có một điều, dù khen hay chê,
đối với Phạm Duy người ta luôn coi ông là một “nghệ
sĩ”, luôn dành cho ông sự bao dung và quý trọng. Yêu một
người nghệ sĩ ta chấp nhận, chia sẻ những “góc
khuất” trong cuộc đời của họ. Chúng ta, nguyện cầu
cho người nghệ sĩ ấy ra đi thanh thản, an nghỉ thanh
thản và mãi mãi thanh thản nơi cõi Vô Cùng.
LÊ THÍ