PHẠM NGỌC
THÁI VỚI CHÙM THƠ VIẾT TRONG CHIẾN TRANH
THIẾU
NỮ ĐÊM TRĂNG
Nhìn
trăng anh thấy thèm thơ
Bâng
khuâng em đứng ngẩn ngơ bên đèo
(Cảm tác trên đường hành quân ra
trận)
Có thiếu nữ tựa cổng chờ ai
đó ?
Dưới trăng soi cái lán nhỏ ven rừng
Bước lặng lẽ đoàn quân không kịp ngó
Nhưng trong đêm tim bỗng cũng ngập ngừng...
Ta muốn hỏi: Cô ơi, đây là nơi nào nhỉ?
Đã xa rồi! Có kịp trả lời đâu?
Vẫn vội vã đường dài không nghỉ
Bên ven rừng im đứng... một giây lâu...
Chắc em có người thân nơi tiền tuyến
Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm
Không giọt lệ chỉ lặng cười đưa tiễn
Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng...
Dưới trăng soi cái lán nhỏ ven rừng
Bước lặng lẽ đoàn quân không kịp ngó
Nhưng trong đêm tim bỗng cũng ngập ngừng...
Ta muốn hỏi: Cô ơi, đây là nơi nào nhỉ?
Đã xa rồi! Có kịp trả lời đâu?
Vẫn vội vã đường dài không nghỉ
Bên ven rừng im đứng... một giây lâu...
Chắc em có người thân nơi tiền tuyến
Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm
Không giọt lệ chỉ lặng cười đưa tiễn
Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng...
***
Giờ anh đã thôi đi. Nửa đời
về với xóm…
Các cuộc chiến tranh thế kỉ vẫn chập chờn???
Vầng trăng sáng năm xưa
Các cuộc chiến tranh thế kỉ vẫn chập chờn???
Vầng trăng sáng năm xưa
vọng
Trường Thành bóng nguyệt (*)
Và bao người con gái đã cô đơn!
Hoà Bình - 1968
Và bao người con gái đã cô đơn!
Hoà Bình - 1968
Hà Nội - Cuối thế kỉ XX
(*) Phỏng theo ý thơ trong Chinh Phụ Ngâm:
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
(*) Phỏng theo ý thơ trong Chinh Phụ Ngâm:
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
-----------------------
Vào một tối trong những năm tháng còn chiến tranh - Trên đường ra trận, chúng tôi đã hành quân qua một triền đồi núi. Dưới trăng đêm vằng vặc...bóng một thiếu nữ đang đứng cô đơn tựa mình vào bên chiếc cổng tre của một nông trường nào đó, lặng lẽ nhìn đoàn quân chúng tôi đi qua. Giai đoạn ấy hầu hết những nam thanh niên, nhất là ở các vùng thôn quê đều ra tiền tuyến cả. Hậu phương chỉ còn lại các bà mẹ và những chị em gái - Khi ấy tôi mới chỉ là một anh chiến sĩ giải phóng ở tuổi đôi mươi. Cảnh tình thơ mộng quá, quay lại nhìn bóng người con gái côi cút?... Hình như em đang bơ vơ:
Chắc em có người thân nơi tiền tuyến
Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm
Không giọt lệ chỉ lặng cười đưa tiễn
Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng...
Lại thấy thương thương thương đến nao lòng...
Chiến
tranh - Những tổn thất hy sinh lớn nhất không
phải là những người chiến sĩ ngoài mặt trận, mà
chính là thân phận của những người con gái nơi quê
hương? Sự mất mát còn lớn hơn! Bao
cảm xúc dâng lên trong lòng. Tôi đã lẩm nhẩm làm bài
thơ ngay trên dọc đường hành quân ấy!
Nhưng
phải mấy mươi năm sau. Khi trở về sống yên bình ở
quê hương, dẫu là đất nước đã hoà bình - Nhưng những
cuộc chiến tranh thế kỉ thì vẫn cứ chập chờn xẩy
ra trên trái đất này, biết bao giờ cho hết? để tôi
viết tiếp đoạn thơ cuối và kết lại bài thơ như
trên:
Giờ anh đã thôi đi. Nửa đời về với xóm…
Các cuộc chiến tranh thế kỷ vẫn chập chờn???
Vầng trăng sáng năm xưa
Giờ anh đã thôi đi. Nửa đời về với xóm…
Các cuộc chiến tranh thế kỷ vẫn chập chờn???
Vầng trăng sáng năm xưa
vọng
Trường Thành bóng nguyệt
Và bao người con gái đã cô đơn!
Phải chăng tấm hình người chinh phụ khi xưa vẫn còn đang in lại trong bóng hình em: “ Người thiếu nữ đêm trăng “ - của một thời người chiến sĩ đã đi qua?
Và bao người con gái đã cô đơn!
Phải chăng tấm hình người chinh phụ khi xưa vẫn còn đang in lại trong bóng hình em: “ Người thiếu nữ đêm trăng “ - của một thời người chiến sĩ đã đi qua?
MẸ
QUÊ HƯƠNG
Gió đưa cánh võng lưng đèo
Thoảng như tiếng mẹ buông vào canh sâu...
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Mẹ ru Kiều giữa đêm dông
Cho con say giấc mơ nồng tuổi xanh
Mẹ ru Kiều giữa năm canh
Nuôi con trong mái nhà gianh phố nghèo
Con qua trăm núi trăm đèo
Còn nghe tiếng mẹ chiều chiều vẫn ru
Đường dài theo nhịp võng đưa
Trăng mơ bóng núi con mơ bóng chiều
Con ăn một búp măng vầu
Đã quen như lá rau bầu quê hương
Những ngày lạt muối, đói cơm
Con lùi thêm khúc sắn thơm lửa hồng.
Mẹ ơi! Trời rộng vô cùng
Thương con mẹ nhớ đừng buồn, mẹ nghe!
Sương rơi ướt vạt cỏ khuya
Chỉ lo mẹ ở miền quê thức hoài
Mẹ giờ tóc đã hoa mai
Sáu mươi đời mẹ hai vai nước, nhà...
Một thân mẹ sống trọn già
Tiễn chồng rồi lại tiễn con ra chiến trường
Mẹ hiền muôn nỗi nhớ thương
Đêm nay con trẻ tìm đường thăm quê
Mẹ đừng khóc nhé, mẹ nghe!
Chín năm xa một lần về trọn vui.
Ngẩn ngơ nên gió bồi hồi
Nhìn trăng bóng đã ngả dài núi xa...
Sài Gòn, xuân 1975
Thoảng như tiếng mẹ buông vào canh sâu...
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Mẹ ru Kiều giữa đêm dông
Cho con say giấc mơ nồng tuổi xanh
Mẹ ru Kiều giữa năm canh
Nuôi con trong mái nhà gianh phố nghèo
Con qua trăm núi trăm đèo
Còn nghe tiếng mẹ chiều chiều vẫn ru
Đường dài theo nhịp võng đưa
Trăng mơ bóng núi con mơ bóng chiều
Con ăn một búp măng vầu
Đã quen như lá rau bầu quê hương
Những ngày lạt muối, đói cơm
Con lùi thêm khúc sắn thơm lửa hồng.
Mẹ ơi! Trời rộng vô cùng
Thương con mẹ nhớ đừng buồn, mẹ nghe!
Sương rơi ướt vạt cỏ khuya
Chỉ lo mẹ ở miền quê thức hoài
Mẹ giờ tóc đã hoa mai
Sáu mươi đời mẹ hai vai nước, nhà...
Một thân mẹ sống trọn già
Tiễn chồng rồi lại tiễn con ra chiến trường
Mẹ hiền muôn nỗi nhớ thương
Đêm nay con trẻ tìm đường thăm quê
Mẹ đừng khóc nhé, mẹ nghe!
Chín năm xa một lần về trọn vui.
Ngẩn ngơ nên gió bồi hồi
Nhìn trăng bóng đã ngả dài núi xa...
Sài Gòn, xuân 1975
NGƯÒI
CHIẾN SỸ VÀ HOA PHONG LAN
(tặng người bạn gái thuở thiếu thời)
(tặng người bạn gái thuở thiếu thời)
Sao em không tắm nắng trên đồi
Không gội đầu dưới suối
Quấn làm duyên quanh cành cụt chơ vơ…
Hoa phong lan - em ơi, có nghe!
Ta quen nhau từ độ nào đấy nhỉ?
Nhớ buổi Trường Sơn quí đôi dép cao su
Biết nắng lửa yêu vành tai bèo nhỏ
Gặp em trên đèo mây hóng gió
Tóc mượt xanh theo hai mùa nắng mưa.
Khi miệng ta quen đếm nhịp chày giã gạo dưới Ta Ka
Tai ta quen nghe tiếng đàn t.rưng trên bản Tà Kơi xa réo rắt
Má quen nóng bừng nâng cần rượu Măng Tôn, Đắc Sút
Mắt quen nhìn nghìn độ lửa đêm sâu.
Vẫn hành quân B52 gầm rít trên đầu
Ta thuộc từng đường xuyên rừng ra trận
Quen từng đường Đắc Tô, Tân Cảnh
Như quen đường Khâm Thiên - Hồ Gươm! (*)
Con sông Pô Kô máu nhuộm đỏ dòng lòng vẫn trong xanh
Em gái Vân Kiều chiếc yếm đơn sơ thuỷ chung gùi đạn
Ôi, đỉnh Chư Mom Ray bom cày, lửa xém
Lá vẫn rì rào theo ta trọn tuần trăng
Có phải chính nơi này?
Hoa phong lan -
em ơi, quen anh!
Ta lại gọi tên em!
Cái tên quen thân như một người bạn gái
Rất yêu đấy đứng nhìn không dám hái
Nẻo đường qua ngan ngát hương xa.
Ta yêu hoa như yêu bóng trăng ngà
Không thảng thốt chỉ ngỡ ngàng nhè nhẹ
Em là niềm thương đời chinh chiến ta đi!
Xin em một nhành hoa cài lên nắp ba lô
Đường chiến trường cuốn bay bụi đỏ
Đường ra trận trải đầy nắng gió
Hãy gắng theo ta vào đồn lửa đêm nay!
Ta cầm hoa nâng niu trên tay…
Em có phải nàng Ngà của chàng trai Kặm Phạ
Sao mịn màng hương trắng mát đêm sương?
Em có phải nàng tiên thứ bảy trên nương
Sao duyên dáng dễ thương, dễ nhớ?
Em có phải con hươu, con nai dưới buôn ta đó
Mắt huyền trong một bóng sao đêm.
Tên em ta gọi mãi trong tim!
Em đứng đó bốn bề lửa nóng
Em đứng đó dầm mình trong nắng bỏng
Xoã đầu gội lũ Tây Nguyên
Hoa vẫn trắng ngần, nhụy vẫn ngát hương thơm.
Bỗng một sớm mai
Khi con chim rừng mới lên tiếng gọi
Ông mặt trời mới vươn vai đứng dậy
Lũ làng đánh cồng, đánh chiêng.
Ta bàng hoàng khẽ gọi tên em!
Hoa đã rụng rồi còn đâu hương cánh trắng
Mắt khép lại rồi còn đâu sao ngọc sao kim
Hố bom đào sâu nhói tận trong tim.
Ta lượm nhánh lan rơi trồng lên miệng hố bom
Mỗi sớm mỗi chiều cùng nắng mưa chăm bón
Sự sống trở lại rồi… hoa phong lan - em ơi, đẹp lắm!
Tất cả hồi sinh trả lại cho ta.
Ta yêu hoa trong tình yêu đất nước bao la
Không rên rỉ nhưng thiết tha say đắm
Mới hiểu tình yêu vẫn gối đầu lửa bỏng
Diệt quân thù giục bước xông pha!
Ngày mai về
Dẫu không còn trở lại bên hoa?
Hoa phong lan - em ơi, hãy nhớ!
Ta đã mang tình em từ những tháng năm còn khờ dại
Ngoài chiến trường theo trọn cuộc hành quân
Trong suốt nẻo đường dài ta vẫn gọi tên em!
Tây Nguyên Nam Bộ 1972
Ta lại gọi tên em!
Cái tên quen thân như một người bạn gái
Rất yêu đấy đứng nhìn không dám hái
Nẻo đường qua ngan ngát hương xa.
Ta yêu hoa như yêu bóng trăng ngà
Không thảng thốt chỉ ngỡ ngàng nhè nhẹ
Em là niềm thương đời chinh chiến ta đi!
Xin em một nhành hoa cài lên nắp ba lô
Đường chiến trường cuốn bay bụi đỏ
Đường ra trận trải đầy nắng gió
Hãy gắng theo ta vào đồn lửa đêm nay!
Ta cầm hoa nâng niu trên tay…
Em có phải nàng Ngà của chàng trai Kặm Phạ
Sao mịn màng hương trắng mát đêm sương?
Em có phải nàng tiên thứ bảy trên nương
Sao duyên dáng dễ thương, dễ nhớ?
Em có phải con hươu, con nai dưới buôn ta đó
Mắt huyền trong một bóng sao đêm.
Tên em ta gọi mãi trong tim!
Em đứng đó bốn bề lửa nóng
Em đứng đó dầm mình trong nắng bỏng
Xoã đầu gội lũ Tây Nguyên
Hoa vẫn trắng ngần, nhụy vẫn ngát hương thơm.
Bỗng một sớm mai
Khi con chim rừng mới lên tiếng gọi
Ông mặt trời mới vươn vai đứng dậy
Lũ làng đánh cồng, đánh chiêng.
Ta bàng hoàng khẽ gọi tên em!
Hoa đã rụng rồi còn đâu hương cánh trắng
Mắt khép lại rồi còn đâu sao ngọc sao kim
Hố bom đào sâu nhói tận trong tim.
Ta lượm nhánh lan rơi trồng lên miệng hố bom
Mỗi sớm mỗi chiều cùng nắng mưa chăm bón
Sự sống trở lại rồi… hoa phong lan - em ơi, đẹp lắm!
Tất cả hồi sinh trả lại cho ta.
Ta yêu hoa trong tình yêu đất nước bao la
Không rên rỉ nhưng thiết tha say đắm
Mới hiểu tình yêu vẫn gối đầu lửa bỏng
Diệt quân thù giục bước xông pha!
Ngày mai về
Dẫu không còn trở lại bên hoa?
Hoa phong lan - em ơi, hãy nhớ!
Ta đã mang tình em từ những tháng năm còn khờ dại
Ngoài chiến trường theo trọn cuộc hành quân
Trong suốt nẻo đường dài ta vẫn gọi tên em!
Tây Nguyên Nam Bộ 1972
(*) Thời gian đó gia đình tôi sống ở phố Khâm Thiên Hà Nội
-----------------------
Vào một mùa trăng trên đường ra trận, vô tình tôi nhận được tin: người con gái năm xưa ở quê hương đã lấy chồng? Khi hành quân qua một khu rừng đã bị đốt cháy vì bom B52 của giặc Mĩ, chỉ còn lại những vùng đất nhuốm than đen và những thân cây bị bom phạt, vệt cháy cũ để lại còn nham nhở. Những nhành dây phong lan lá đã lên xanh, nở ra những bông hoa thơm trắng muốt cứ quấn lấy các thân cây đầy tro than mà tươi tốt - Cảm xúc cho tôi viết bài thơ trên!
Vào một mùa trăng trên đường ra trận, vô tình tôi nhận được tin: người con gái năm xưa ở quê hương đã lấy chồng? Khi hành quân qua một khu rừng đã bị đốt cháy vì bom B52 của giặc Mĩ, chỉ còn lại những vùng đất nhuốm than đen và những thân cây bị bom phạt, vệt cháy cũ để lại còn nham nhở. Những nhành dây phong lan lá đã lên xanh, nở ra những bông hoa thơm trắng muốt cứ quấn lấy các thân cây đầy tro than mà tươi tốt - Cảm xúc cho tôi viết bài thơ trên!
Phạm Ngọc Thái
No comments:
Post a Comment