TÌNH ĐỒNG ĐỘI
(Cảm nhận bài thơ
“Bên bờ Thạch Hãn”)
BÊN BỜ THẠCH
HÃN
Có một ngày in
mãi trong tôi
Mắt rơi lệ - Bờ
sông Thạch Hãn
Hoa lục bình
đôi bờ sông trắng
Đồng đội tôi
chìm chưa sang được bờ Nam.
Ấy là ngày nghe
tiếng rít đạn bom
Nơi Thành Cổ,
yết hầu nghẹn đắng
Đồng đội tôi
quần nhau với giặc
Suốt một tuần
thiếu đạn, thiếu ăn.
Giặc tuần tra
dày đặc mặt sông
Nơi ém quân
lòng như lửa đốt
Dẫu chưa quen
vẫn như ruột thịt
Giữa chiến
trường ai cũng thương nhau.
Tác giả: Nguyễn
Quang Khả
Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc, người chiến sĩ trực tiếp đối mặt với quân thù là người phải chịu đựng
gian khổ, hy sinh nhiều nhất. Để giành chiến thắng trước kẻ thù mạnh hơn ta gấp
bội, mỗi chiến sĩ của chúng ta không chỉ có tinh thần chiến đấu dũng cảm, giữ
vững kỷ luật mà còn phải biết đoàn kết, hợp đồng tác chiến cùng đồng đội. Tình
thương yêu đồng đội trong cuộc chiến đấu một mất, một còn với quân thù để bảo
vệ Đất nước thật thiêng liêng và cao cả! Bởi vậy, tôi thật sự xúc động khi đọc bài
thơ “Bên bờ Thạch Hãn”trong tập thơ“Dấu
chân” của nhà thơ Nguyễn Quang Khả.
Bài thơ theo thể tự do với 3 khổ, 12 câu
thơ đã đưa chúng ta trở lại ký ức về trận chiến đấu ác liệt giữ thành cổ Quảng
Trị mùa hè năm 1972 rực lửa. Mở đầu bằng những câu thơ đầy xúc cảm:
“Có một
ngày in mãi trong tôi
Mắt rơi
lệ - Bờ sông Thạch Hãn
Hoa lục
bình đôi bờ sông trắng
Đồng
đội tôi chìm chưa sang được bờ Nam.”
Con sông Thạch Hãn cũng bình thường như
mọi con sông khác trên dải đất niền Trung, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng
vĩ và chảy ra hòa chung nước Biển Đông nhưng trở nên nổi tiếng bởi sự hy sinh
của biết bao liệt sĩ khi vượt sông vào chiến đấu giữ thành cổ Quảng trị mùa hè
năm 1972 lịch sử. Khi chảy qua thị xã Quảng Trị, bên bờ Bắc sông Thạch Hãn là
bên bồi còn bờ Nam phía Thành Cổ là bên lở nên bờ sông thẳng đứng, khó vượt
qua. Tại Pari, cuộc hòa đàm đang vào giai đoạn căng thẳng. Nếu ta giữ vững được
thành cổ Quảng Trị sẽ có lợi cho hòa đàm, sớm kết thúc chiến tranh, và ngược
lại. Bởi vậy ta cố giữ, giặc cố chiếm từng tấc đất nên cuộc chiến đấu ở đây
càng trở nên quyết liệt. Dưới mưa bom bão đạn của Mỹ- ngụy, hơn 80 ngày đêm
chiến đấu giữ Thành, mỗi đêm một đại đội (khoảng 100 người) được lệnh vượt sông
Thạch Hãn sang chi viện cho các đơn vị đang chiến đấu, bù đắp số chiến sĩ
thương vong trong ngày. Đơn vị chiến đấu của tác giả có lẽ là “thê đội 2” có
nhiệm vụ yểm trợ để đơn vị bạn vượt sông nên đã tận mắt nhìn “Đồng đội tôi
chìm chưa sang được bờ Nam”mà bất lực không thể làm gì được để cứu đồng đội
mình vì chưa được lệnh. Ém quân bên bờ bắc sông Thạch Hãn, tác giả không cầm
lòng được trước sự hy sinh của đồng đội, cố cắn chặt hàm răng, kìm nén đau
thương mà nước mắt vẫn tuôn trào.“Mắt rơi lệ” tiễn đưa đồng đội bị
thương vong bởi hỏa lực ác liệt của quân thù... đang chìm dần giữa dòng sông.
Đối với anh bộ đội Cụ Hồ, khi đã rơi lệ là biểu hiện của đau thương tột độ!
Hình ảnh “hoa lục bình đôi bờ sông trắng” tưởng như bình
thường, rất ngẫu nhiên, nhưng chắc không phải vậy. Tôi có cảm giác đây là hình
ảnh chọn lọc rất đắt của tác giả bởi màu trắng theo người Việt, đó là màu đau
thương, mất mát. Phải chăng thảm hoa lục bình trắng là dải băng tang đồng đội,
đồng bào tiễn đưa những chiến sĩ ưu tú đã hy sinh? Máu của chiến sĩ hy sinh
trong 81 đêm vượt sông chiến đấu đã nhuộm đỏ dòng sông Thạch Hãn! Tôi bỗng nhớ
hai câu thơ của một chiến sĩ giữ thành Quảng Trị, may mắn được sống sót, khi về
thăm chiến trương xưa cảm tác, gây xúc động bao người: “Thuyền xuôi Thạch Hãn
xin chèo nhẹ/ Dưới sông còn đó bạn tôi nằm...”
Hai câu thơ trên đã được khắc vào bia đá
trên bến Thả hoa bên bờ bắc dòng sông Thạch Hãn, nhắc nhở các thế hệ mai sau về
một thời máu lửa .
“Ấy
là ngày nghe tiếng rít đạn bom
Nơi
Thành Cổ, yết hầu nghẹn đắng
Đồng đội
tôi quần nhau với giặc
Suốt một
tuần thiếu đạn, thiếu ăn.”
Trong chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng
trị các chiến sĩ của chúng ta đầy quả cảm và ý chí chiến đấu kiên cường. Nhưng,
trước bom đạn vô cùng ác liệt của Mỹ- ngụy nên quân ta bị tổn thất rất lớn. Bao
chiến sĩ của chúng ta đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Tôi còn nhớ
khi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tố cáo: Đế quốc Mỹ dùng đủ loại bom hiện
đại, trừ bom hạt nhân dội xuống khu vực thành cổ Quảng trị trong 81 ngày đêm
với lượng TNT tương đương 3 quả bom nguyên tử chúng thả xuống thành phố Hi- rô-
xi- ma của Nhật Bản năm 1945. Thời gian này tôi đang chiến đấu ở mặt trận khác,
nghe tin qua radio mà lòng quặn đau thương đồng đội. Bởi vậy, tôi chia sẻ với
tác giả- người trực tiếp ngày đêm “nghe tiếng rít đạn bom” của quân
thù nơi Thành Cổ mà “ yết hầu nghẹn đắng” thương đồng
đội dù chưa biết mặt, biết tên phải ngày đêm“quần nhau với giặc” trong
điều kiện “thiếu đạn, thiếu ăn”. Đọc câu thơ: “Đồng đội tôi
quần nhau với giặc” chúng ta cảm động trước tình cảm của người chiến
binh thấu hiểu, chia sẻ bao gian khổ, hy sinh của đồng đội trong trận chiến đấu
không cân sức với quân thù giữ từng tấc đất thiêng liêng nơi Thành Cổ mà không
thể vào chia lửa cùng đồng đội.
“Giặc tuần tra dày đặc mặt sông/ Nơi ém
quân lòng như lửa đốt”.
Không chỉ bom đạn phi pháo ác liệt, Mỹ-
ngụy còn huy động một lực lượng lớn binh lính hải, lục, không quân, pháo binh,
được trang bị hiện đại ngày đêm tuần tra, pháo kích, dội bom xuống dòng sông
Thạch Hãn ngăn chặn quân ta tiếp tế và chi viện cho các đơn vị bảo vệ Thành Cổ. “Giặc
tuần tra dày đặc mặt sông”, ta chỉ có thể vượt sông vào ban đêm. Nhưng
pháo sáng địch bắn suốt đêm. Quân ta phải lợi dụng khoảng tối giữa hai đợt pháo
sáng để vượt qua khoảng trống trên bờ sông, dựa vào đám lục bình (miền Bắc gọi là
bèo tây) trên mặt sông để ngụy trang che mắt địch. Bởi vậy số chiến sĩ thương
vong trên dòng sông Thạch Hãn là không nhỏ. Chứng kiến sự hy sinh của đồng đội
trước bom đạn tàn bạo của kẻ thù những đồng đội “nơi ém quân” chờ
lệnh xuất trận lòng quặn đau “như lửa đốt” muốn xông ra chiến đấu
sống mái với quân thù, cứu đồng đội. Nhưng sức người sao chống lại
được với bom đạn của kẻ thù. Họ đành bất lực trong đau đớn đến cạn nước mắt
nhìn đồng đội hy sinh.
“Dẫu chưa quen vẫn như ruột thịt/ Giữa
chiến trường ai cũng thương nhau”.Hai câu kết của bài thơ thật xúc động, đã nói lên tất cả! Nó tự
nhiên và giản dị như chân lý! Chỉ những người đã trải qua cuộc chiến đấu vào
sinh ra tử với quân thù mới thấm thía đầy đủ ý nghĩa của câu thơ. “Giữa
chiến trường ai cũng thương nhau”.Giữa sống, chết liền kề nếu không thương
nhau thì sao chiến thắng quân thù? Trên chiến trường không ít những tấm gương
tự nguyện nhận nguy hiểm, hy sinh về mình để đồng đội được sống; lấy thân mình
chắn đạn thù cứu thương binh... Đó là những hành động cao cả, dũng cảm, anh
hùng! Đó cũng chính là biểu hiện sinh động nhất của nghĩa tình đồng đội trong
chiến đấu, góp phần tạo nên sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam của chúng
ta.
Bài thơ xinh xắn, tứ thơ mạch lạc, hình
ảnh trung thực, sinh động làm xúc động bạn thơ về nghĩa tình đồng đội trong
chiến đấu góp phần tô thắm truyền thống và phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ.
Hà Nội,
ngày 27-7-2015
Ts.Nguyễn
Đình Nguộc.