TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Thursday, October 24, 2013
Chùm thơ Võ Văn Luyến
MẶN
Thêm tí muối vào
trong bữa cơm
Khách mời được dịp mặn lời khen
Lắng tai nghe hết nghìn tiếng nói
Cũng chẳng mặn hơn lời của em!
Khách mời được dịp mặn lời khen
Lắng tai nghe hết nghìn tiếng nói
Cũng chẳng mặn hơn lời của em!
GỐI TÂN HÔN
Chiếc gối ngày
xưa giờ gặp lại
Tưởng qua năm tháng đã phai nhàu
Phải đâu con mắt soi cũ, mới
Mà tận trong tim vẫn thắm màu.
Tưởng qua năm tháng đã phai nhàu
Phải đâu con mắt soi cũ, mới
Mà tận trong tim vẫn thắm màu.
THU
thu thật thu, thắp nắng đỏ vàng
lá không rụng lăn phăn tà áo mỏnggương mặt hồ soi bóng chuồn chuồn
bài thơ thiên nhiên đầy rung cảm
lá không rụng lăn phăn tà áo mỏnggương mặt hồ soi bóng chuồn chuồn
bài thơ thiên nhiên đầy rung cảm
chao, ghét quá nụ cười sắc men
mắt cứ dào lên nghìn lớp sóng
mắt cứ dào lên nghìn lớp sóng
thu hồn nhiên đến nhói lòng man
dại
dễ đẩy ta về phía bờ quên?
dễ đẩy ta về phía bờ quên?
võ văn luyến
TÌNH THƯƠNG LÀ NỀN TẢNG - Trương Nguyễn
Tình thương là một phương tiện thiện xảo để nối kết con
người lại với nhau , sự liên quan mật thiết giữa quốc gia nầy quốc gia khác
cũng bắt đầu từ lòng thương yêu , tin cậy thì cái nền hòa bình thế giới phải
lất tình thương làm nền tảng .
Bởi vậy khi chúng ta muốn xây dựng một điều gì đó từ văn
hóa, kinh tế, chính trị, xã hội đều bắt đầu bằng tình thương.
Ví dụ: Khi ta xây dựng hay nâng cấp một ngôi trường,Trung
Tâm thương mại v.v… phải dựa trên nguyên lý căn bản đó là tình thương, không
dựa trên tham vọng, chức quyền. Nhưng sự thực hiện nay, khi xây dựng một đề án
thì chúng ta vẽ ra rất nhiều đồ án kèm theo nào là phần trăm, lệch giá. Có một
ông Chủ tịch tên là P.V.T...cho chúng tôi biết. “Trước đây người dân đóng góp
để xây dựng một ngôi trường. tranh, tre, nứa, lá đơn sơ thế mà sử dụng được ba
năm hay nhiều hơn thế nữa”. Nhưng bây giờ thì sao?
“Những ngôi trường khang trang bề thế với kết cấu hạ tầng
vững chắc nhưng chỉ được hai năm là nước thấm vào tường, chảy vào lớp....tại
đâu?”. Sự kiện nầy xảy ra từ một ngôi trường cấp 3 tại xã Bưng Riềng mới bàn
giao cho Ban Giám hiệu chưa đầy một năm mà trường đã nứt nẻ, nước chảy vào lớp
ảnh hưởng đến sự dạy và học .
Nguyên nhân sâu xa là chạy theo thành tích, cái hệ quả tất
yếu từ lòng tham không đáy của con người. Hãy nhìn ra thế giới mà xem nào là
phân biệt chủng tộc, tôn giáo đẻ ra chiến tranh liên miên, sinh linh đồ thán.
Ông KRISNA MURTI nhà tư tưởng Ấn Độ nói: “Khi chúng ta rêu rao lý tưởng hòa
bình là đặt nền móng cho chiến tranh”. Bởi vậy khi chiến tranh nổ ra thì vận
dụng quân đội bảo vệ hòa bình thế giới làm tiêu tốn hằng tỷ “đô la” cái đất
nước nhỏ bé ấy đã chịu nhiều bom đạn lại gánh thêm phần tiền trả cho mục đích
quân sự ấy. Vì vậy cuộc sống bây giờ đều là những đều nghịch lý. Bởi vậy khi
chúng ta hoạt động bất cứ một lĩnh vực nào phải lấy tình thương làm nền tảng.
Thương như thế nào?
Nói thương là đủ:
Tình thương không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo,
thành phần xã hội, từ kẻ khố rách áo ôm cho đến thương gia tỷ phú, tử kẻ dốt
nát tiện dân đến hàng học giả, thiện tri thức, từ kẻ bần cùng cho đến hàng
Thinh Văn. Duyên Giác , tử kẻ bệnh hoạn cơ cùng cho đến hàng bất tử. Tình
thương, phải “bất vụ lợi” như nước biển đông, như sương khói, mây, mưa, sông
suối, đất rừng luôn luôn hiện hữu, luôn luôn cho đi mà không bao giờ nhận lại
cái việc làm mà “tay phải làm, tay trái không biết” (Ba la mật, ba la mật,ba la
mật...)Kể cả những người hại mình.
Tất cả mọi triết lý trên đời đều lấy tình thương làm nền
tảng, nếu xây dựng triết lý không có tình thương. khi phát triển triết lý đi
đến đỉnh điểm thì triết lý ấy cũng chỉ là cô đơn và vô vọng như một “lâu đài
trên cát”.
“ Có hai người bạn đều là học giả ai cũng có triết lý riêng
mình, trong khi xây dựng học thuyết họ vô tình chà đạp lên nhân cách của nhau,
phản lại lòng yêu thương. Khi họ trở thành những triết gia tên tuổi, thì tình
bạn của họ cũng không còn”.
Phàm làm người phải bắt đầu từ việc nhỏ nhất “tình thương”
cho đến đều cao nhất là “chân lý”. Khi giữa con người yêu thương chia sẽ lẫn nhau trong mọi nhu cầu của đời sống, từ
tinh thần lẫn vật chất thì mọi triết lý bỗng nhiên hình thành bảo vệ tính nhân
bản, nhân văn mà không cần có giáo điều, học thuyết, lý luận..., tự tình thương
làm nên mọi điều. Như mùa xuân thì từ
loài hữu tình đến loài vô tình hòa chung nhịp đập, cây lá sinh sôi, muôn hoa
đua nở, con sông, dòng suối, mặt trời, vũ trụ tạo vật đều quyện vào nhau. Mọi
người gặp nhau, chào nhau bằng một nụ cười rạng rỡ.
Hãy bắt đầu từ tình thương…
ĐẢO CÁT BÀ HAY LÀ ĐẢO CÁC BÀ - Phan Minh Châu
Đảo
Cát Bà hay là đảo Các Bà
Một
hòn đảo đến giờ ta mới hiểu …
Tên
của các bà ôi cái tên kỳ diệu
Người
phụ nữ thay chồng bám đảo suốt bao năm
Người
phụ nữ anh hùng trong cả chiến tranh
Khi
những người đàn ông lên đường xung trận
Khi
họ trở về vườn hoang nhà trống
Nhưng
đảo vẫn còn vóc dáng mẹ Việt Nam
Cũng
có truyền thuyết kể rằng nơi hải đảo xa xăm
Cũng
là nơi hội tụ của những nàng Tiên Cá
Họ
đã mang về đây những màu hoa lạ
Và
bóng đảo sáng bừng lộng lẫy những đêm trăng
Ta
chợt hiểu ra rằng hòn đảo mấy nghìn năm
Đã
một thời mình viết sai chính tả
Chữ
Cát là T hay chữ Các là C
Nhưng
điều đó không có gì là lạ
Tên
đặt cho các bà hay cho những nàng tiên
Một
minh chứng hùng hồn ta đã thấy
Trong
lịch sử bốn nghìn năm đứng dậy
Người
phụ nữ vẫn thay chồng bám đảo giữ quê hương.
PHAN MINH CHÂU
Thế Lộc - ĐỌC QUÁN TRỌ, Tuyển tập thơ của NGUYỄN MIÊN THƯỢNG
Đọc Tuyển tập QUÁN TRỌ của nhà thơ NGUYỄN MIÊN THƯỢNG đã gần 2 tháng, 2 tháng ấy biết bao nhiêu biến đổi ... thời gian và lòng người. Nhưng sao cứ mãi canh cánh cái Quán Trọ của một con người tài hoa khiếm thị giữa cuộc sống bộn bề ưu tư và ngờ ngợ ra rằng:
Dẫu biết tình em là quán trọ
Tôi còn đau hết mấy mùa trăng
(Thơ TL gởi NH)
Chẳng trách chi Người thơ
Nguyễn Miên Thượng đã đau thương, đã chết lặng khi 10 năm trở lại Gò Dầu để
mong tìm hình dáng người xưa với niềm hy vọng nơi CHỐN TÌNH XA.
Sau mười năm ta trở lại Gò Dầu
Em xưa đã cõng tình qua bến khác
Hàng thốt nốt lặng im chiều xơ xác
Nắng nung người gió thổi rát tim đau.
Chao ôi, Nguyễn Miên Thượng
làm ta bàng hoàng quay quắt nhớ thuở 20, ta đã từng qua lại ngõ nhà em mấy bận
trong buổi chiều thoi thóp nắng, tiếng lốc cốc của mõ trâu về chuồng chiều tàn
tạ và ... hoàng hôn xuống dần ta lại thắp lên nguồn hy vọng hôm sau ...
Thế nhưng ... Dòng đời xuôi đi buồn nhiều
hơn vui. Thi hào Lamartine từng ngâm trong bài Khóc hồ :"Vui sao khắc đán,
Buồn sao niên tràng." Và ... Nguyễn Miên Thượng nghe con tim thôi thúc đã
lạc bước về lại chốn xưa để chứng kiến:
Chuyện hôm qua theo dòng chảy qua cầu
Ta đứng lặng ngẩn ngơ chiều thị trấn.
và buâng khuâng nhắc nhớ:
Ngõ nhà em từng hành ta mấy bận
Hôm nay về sao quá đỗi thênh thang !
Thênh thang nỗi buồn của 10
năm xa vắng, một chút hương thừa cũng theo gió bay đi, ta còn lại gì sau 10 năm
cách biệt. Hỡi em yêu.
Ta về nghe lòng trống vắng vô cùng
Đường vạn dặm lão ngựa già mỏi vó
Yêu và xa nhau - Tình là thế đó
Tơ Nguyệt nào xe vụng sợi vô duyên
Trách ông Tơ bà Nguyệt hay
trách ta, trách gì thì cũng đã xa tầm tay với. Người yêu đã sang sông lấy chồng
với hạnh phúc đong đầy bên người chồng mới. Ta lang thang nơi Gò Dầu cùng tấm
thân bạc thếch sau 10 năm bương chải, thân ngựa già qua quá đổi gian lao nay đã
mỏi vó xuôi bờm về Tây Ninh mong tìm nơi bến đổ.
Thế nhưng ...Ta lại phải ra
đi nối tiếp cuộc hành trình 10 năm đợi chờ vô vọng và gởi trả lại em ngày xưa
tuổi mộng, trả lại em những con đường Gò Dầu hò hẹn thân thương với lá đổ chiều
êm cùng gió thu nhè nhẹ bên mái tóc bồng bềnh sương khói. Ta ra đi không định
hướng cùng trái tim rạn vỡ biết ngày nào trở lại chốn... tình xa.
Giã biệt Gò Dầu ta cúi chào em
Trả lại Tây Ninh mùa xưa nắng đổ
Mười năm xa nhau hồn ta bỏ ngõ
Biết ngày nào trở lại chốn... tình xa?.
Đọc QUÁN TRỌ của NGUYỄN MIÊN
THƯỢNG ta bùi ngùi nhớ nhung xa vắng và cảm động tột cùng với: Nguồn Sáng, Quán
Trọ, Bến đò xưa, Bất chợt.v.v...Và đủ 108 bài thơ tinh da diết , làm ta xé lòng
cùng tác giả.
Cầu mong anh tiếp tục thể hiện những dòng
thơ đẹp, hay để gởi cho đời những buâng
khuâng xa xót của kiếp Người.
Đà Nẵng, chiều mưa 24.10.2013
Thế Lộc
Subscribe to:
Posts (Atom)