Tình thương là một phương tiện thiện xảo để nối kết con
người lại với nhau , sự liên quan mật thiết giữa quốc gia nầy quốc gia khác
cũng bắt đầu từ lòng thương yêu , tin cậy thì cái nền hòa bình thế giới phải
lất tình thương làm nền tảng .
Bởi vậy khi chúng ta muốn xây dựng một điều gì đó từ văn
hóa, kinh tế, chính trị, xã hội đều bắt đầu bằng tình thương.
Ví dụ: Khi ta xây dựng hay nâng cấp một ngôi trường,Trung
Tâm thương mại v.v… phải dựa trên nguyên lý căn bản đó là tình thương, không
dựa trên tham vọng, chức quyền. Nhưng sự thực hiện nay, khi xây dựng một đề án
thì chúng ta vẽ ra rất nhiều đồ án kèm theo nào là phần trăm, lệch giá. Có một
ông Chủ tịch tên là P.V.T...cho chúng tôi biết. “Trước đây người dân đóng góp
để xây dựng một ngôi trường. tranh, tre, nứa, lá đơn sơ thế mà sử dụng được ba
năm hay nhiều hơn thế nữa”. Nhưng bây giờ thì sao?
“Những ngôi trường khang trang bề thế với kết cấu hạ tầng
vững chắc nhưng chỉ được hai năm là nước thấm vào tường, chảy vào lớp....tại
đâu?”. Sự kiện nầy xảy ra từ một ngôi trường cấp 3 tại xã Bưng Riềng mới bàn
giao cho Ban Giám hiệu chưa đầy một năm mà trường đã nứt nẻ, nước chảy vào lớp
ảnh hưởng đến sự dạy và học .
Nguyên nhân sâu xa là chạy theo thành tích, cái hệ quả tất
yếu từ lòng tham không đáy của con người. Hãy nhìn ra thế giới mà xem nào là
phân biệt chủng tộc, tôn giáo đẻ ra chiến tranh liên miên, sinh linh đồ thán.
Ông KRISNA MURTI nhà tư tưởng Ấn Độ nói: “Khi chúng ta rêu rao lý tưởng hòa
bình là đặt nền móng cho chiến tranh”. Bởi vậy khi chiến tranh nổ ra thì vận
dụng quân đội bảo vệ hòa bình thế giới làm tiêu tốn hằng tỷ “đô la” cái đất
nước nhỏ bé ấy đã chịu nhiều bom đạn lại gánh thêm phần tiền trả cho mục đích
quân sự ấy. Vì vậy cuộc sống bây giờ đều là những đều nghịch lý. Bởi vậy khi
chúng ta hoạt động bất cứ một lĩnh vực nào phải lấy tình thương làm nền tảng.
Thương như thế nào?
Nói thương là đủ:
Tình thương không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo,
thành phần xã hội, từ kẻ khố rách áo ôm cho đến thương gia tỷ phú, tử kẻ dốt
nát tiện dân đến hàng học giả, thiện tri thức, từ kẻ bần cùng cho đến hàng
Thinh Văn. Duyên Giác , tử kẻ bệnh hoạn cơ cùng cho đến hàng bất tử. Tình
thương, phải “bất vụ lợi” như nước biển đông, như sương khói, mây, mưa, sông
suối, đất rừng luôn luôn hiện hữu, luôn luôn cho đi mà không bao giờ nhận lại
cái việc làm mà “tay phải làm, tay trái không biết” (Ba la mật, ba la mật,ba la
mật...)Kể cả những người hại mình.
Tất cả mọi triết lý trên đời đều lấy tình thương làm nền
tảng, nếu xây dựng triết lý không có tình thương. khi phát triển triết lý đi
đến đỉnh điểm thì triết lý ấy cũng chỉ là cô đơn và vô vọng như một “lâu đài
trên cát”.
“ Có hai người bạn đều là học giả ai cũng có triết lý riêng
mình, trong khi xây dựng học thuyết họ vô tình chà đạp lên nhân cách của nhau,
phản lại lòng yêu thương. Khi họ trở thành những triết gia tên tuổi, thì tình
bạn của họ cũng không còn”.
Phàm làm người phải bắt đầu từ việc nhỏ nhất “tình thương”
cho đến đều cao nhất là “chân lý”. Khi giữa con người yêu thương chia sẽ lẫn nhau trong mọi nhu cầu của đời sống, từ
tinh thần lẫn vật chất thì mọi triết lý bỗng nhiên hình thành bảo vệ tính nhân
bản, nhân văn mà không cần có giáo điều, học thuyết, lý luận..., tự tình thương
làm nên mọi điều. Như mùa xuân thì từ
loài hữu tình đến loài vô tình hòa chung nhịp đập, cây lá sinh sôi, muôn hoa
đua nở, con sông, dòng suối, mặt trời, vũ trụ tạo vật đều quyện vào nhau. Mọi
người gặp nhau, chào nhau bằng một nụ cười rạng rỡ.
Hãy bắt đầu từ tình thương…
No comments:
Post a Comment