Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, July 2, 2023

NGỤ NGÔN Ê-DỐP (151 - 154) - Ngọc Châu phỏng dịch



 

151. The Horse and Groom 


A Groom used to spend whole days currycombing and rubbing down his Horse, but at the same time stole his oats and sold them for his own profit. "Alas!" said the Horse, "if you really wish me to be in good condition, you should groom me less, and feed me more."

151. Con ngụa và người coi giữ


Chàng chăn ngựa suốt ngày cặm cụi

Cạo chải lông, hí húi lau xoa

Nhưng kiều mạch của ngựa ta

Thì chàng ăn trộm bán ra kiếm lời


Con ngựa phải than trời kêu khổ

“Alas ơi! Xin để tôi no

Chải lau hãy bớt đi cho

Nếu ngươi thực muốn ngựa to, khỏe cày...”


152. The Fox and the Lion 

When a Fox who had never yet seen a Lion, fell in with him by chance for the first time in the forest, he was so frightened that he nearly died with fear. On meeting him for the second time, he was still much alarmed, but not to the same extent as at first. On seeing him the third time, he so increased in boldness that he went up to him and commenced a familiar conversation with him.

Acquaintance softens prejudices.


152. Cáo và Sư tử

Chưa từng được thấy ông Sư tử

Nên tình cờ gặp gỡ lần đầu

Cáo chết khiếp, quắp hết râu

Lần sau cũng vậy mặc dầu đỡ hơn


Lần nữa thì hơi nhờn mặt Chúa

Cáo mon men đến múa lưỡi chào

Đò đưa mấy câu tào lao

Ra tuồng thân mật ai nào hãi ai

Mới biết chuyện nơi nào cũng vậy

Quen rồi thì dữ mấy cũng thường...


153. The Boy Bathing 

A boy bathing in a river was in danger of being drowned. He called out to a passing traveler for help, but instead of holding out a helping hand, the man stood by unconcernedly and scolded the boy for his imprudence. "Oh, sir!" cried the youth, "pray to help me now and scold me afterward."

Counsel without help is useless.

153. Bé Tắm Sông

Bé tắm sông hụt chân sắp đuối

Nó kinh hoàng vẫy gọi cứu nguy
Trên bờ một vị đang đi
To mồm la mắng thay vì kéo lên


Bé hổn hển kêu rên van vỉ
Cứu con... ôi! con chỉ lần này...
Cầu xin ông cứu con ngay
Rồi sau hãy mắng cả ngày ông ơi...


Mới hay dạy bảo ngàn lời
Mà không cứu nó thì đời đi tong!!!

154. The Ass and the Wolf

An Ass feeding in a meadow saw a Wolf approaching to seize him and immediately pretended to be lame. The Wolf, coming up, inquired about the cause of his lameness. The Ass replied that passing through a hedge he had trod with his foot upon a sharp thorn. He requested that the Wolf pull it out, lest when he ate him it should injure his throat. The Wolf consented and lifted up the foot, and was giving his whole mind to the discovery of the thorn, when the Ass, with his heels, kicked his teeth into his mouth and galloped away. The Wolf, being thus fearfully mauled said, "I am rightly served, for why did I attempt the art of healing, when my father only taught me the trade of a butcher?'

154. Lừa và Sói


Lừa đang ăn cỏ nơi đồng bãi

Thấy Sói kia lén lại vồ mình

Liền vờ khập khiễng rất nhanh

Tới gần Sói hỏi sự tình, nguyên do


Lừa thiểu não nhỏ to than khóc

Rằng chẳng may gai thọc vào chân

Khi chui qua lớp rào ngăn

Ngài không nhổ hộ sẽ ăn khó vào


“Nhỡ gai nhọn nó cào rách cổ

Ngài Sói thì càng khổ thân tôi…”

Mềm lòng Sói đưa răng, môi

tìm nhổ gai cắm ở nơi móng Lừa


Cơ hội đến Lừa đưa chân đá

Rồi phốc nhanh hơn cả chim bay

Sói ôm răng vỡ, lung lay

Than rằng “thật đáng đời mày Sói ơi!...


Hồi còn trẻ bố thời đã dạy

“Đồ tể là nghề đấy hiểu chưa”

Thế mà mình lại còn mơ

Làm thày lang chữa chân Lừa, ôi chao!!!” 


                         Ngọc Châu phỏng dịch.



READ MORE - NGỤ NGÔN Ê-DỐP (151 - 154) - Ngọc Châu phỏng dịch

NHỮNG MÃNH GHÉP KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG (4) - Trương Ngọc Bỉnh


 

NHỮNG MÃNH GHÉP KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG

Trương Ngọc Bỉnh, 

Cựu học sinh Trường Trung học Công lập Hải Lăng, 

Khóa 5, 1964 - 1968 


(Phần 4, tiếp theo)


Chân dung và ký ức về Thầy giáo, Cô giáo ngày ấy 


     Khi lớp Đệ thất (Khóa 5, 1964 - 1968) bước qua cổng trường năm học đầu cấp vào Tháng 9 - 1964,Thầy Hiệu trưởng Lê Công Lợi bước sang năm học thứ hai, tiếp tục vị trí lãnh đạo chủ chốt của trường. Thầy nói giọng Huế rất nhỏ nhẹ, lại từ Huế ra nên tôi dám chắc cú Thầy là người gốc gác đất Thần kinh. Dáng người của Thầy nhỏ gọn. Thầy có chiều cao khiêm tốn! Thầy rất điềm đạm mỗi khi giao tiếp với đồng nghiệp và học sinh. Làn da trên khuôn mặt Thầy luôn phơn phớt ửng hồng. Là con chim đầu đàn mà lại còn lẻ bóng, e có nhiều bông hồng ở mấy lớp cuối cấp thương thầm, mơ ước vu vơ mà chưa có cơ hội để tỏ bày ... hay "tình trong như đã ... mặt ngoài còn e"? 


     Không như người ta nói tréo ngoe của câu tục ngữ: "Đất lành, chim đậu" được chắp vá hài hước vào vế sau cho luôn vần: "Đất nhậu, chim thành mồi"! Thầy Hiệu trưởng dường như đã thấy được "đất lành", đã vướng víu duyên nợ với tình đất và tình người ở nơi chốn Thầy được bổ nhiệm, công tác. Cô - cũng có thể xưng hô là Chị - Lê Thị Cúc - hồi đó đang học lớp cuối cấp (Đệ Tứ, Khóa 2, 1961 - 1965) - là chị ruột của Lê Thị Sáu, bạn học cùng lớp Đệ thất với tôi. Thế rồi, quên đi một thời gian, học trò chúng tôi không còn nghi ngờ gì nữa: Cô Cúc là Fiancé và là đệ nhất phu nhân của Thầy Hiệu trưởng Lê Công Lợi! Có niên huynh nào đó đã tiếc nuối cho bạn bè, mượn hai câu thơ, viết lén lút ngoằn ngoèo trên bảng lớp đàn em cuối buổi học để thách thức Thầy giám thị: "Ngày mai trong đám xuân xanh ấy / Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi!". Trước đó, chúng tôi có nghe mấy niên huynh xì xào chòm xóm rất khẽ trong giờ ra chơi về chuyện tình này mà chẳng ai dám hé môi đi "tám" cho mang họa! Ngày đó, dưới trướng của Thầy có rất nhiều "hoa thơm, cỏ mướt" con nhà trâm anh, gia phong cỡ Ông Nghè, Ông Cử, Thầy Thông, Thầy Phán... có biết bao đồng nghiệp, đồng hương chốn sông Hương, núi Ngự mà Thầy Lợi đã gửi gắm một nữa của mình nơi xứ nắng nóng, cát bỏng và bão lụt triền miên này? Hay Thầy đã sâu nặng với mấy vần điệu liêu xiêu độc đáo của Nguyên Sa - Trần Bích Lan:

     "Áo nàng vàng, anh về yêu hoa Cúc ,

     Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường. 

      Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương

     Anh pha mực cho vừa màu áo tím."

                          (Trích "Tuổi mười ba".)


     Thầy Lê Công Lợi chỉ làm công tác quản lý, không trực tiếp giảng dạy môn học nào cả. Trường cũng không có chức danh Phó Hiệu trưởng. Trải qua 6 năm học làm Hiệu trưởng, Thầy đã gắn bó với một đội ngũ giáo sư đầy tâm huyết, đồng hành trao gởi con chữ cho con em vùng trũng lúa nước liên hoàn các xã: Kinh, Văn, Nhi, Sơn, Trường, Thọ, Thiện, Thành, Ba, Dương ... của quê hương Hải Lăng nghèo khó mà hiếu học.

     Cứ mỗi chiều Thứ Bảy, Thầy Lợi vào Huế thăm nhà với chiếc xe máy: BS (Brigestone - 50 cc) hợp với chiều cao và vóc dáng của Thầy! Sáng Thứ Hai , đầu tuần, Thầy đã có mặt sớm ở văn phòng cùng quý Thầy, Cô giáo ... Thật đúng như danh tính "Công Lợi", Thầy đã đem tâm và trí phục vụ việc công và mang đến lợi ích cho con em ... Xin kính cẩn cúi mình và đốt một nén tâm hương đến hương linh Thầy ... nơi cõi hiền, đất Bụt mà ngày Thầy lìa cõi tạm, con ở phương xa không về được để cùng bè bạn, đồng môn... tiễn đưa Thầy...

     Thế rồi ngôi trường lại chết yểu vào đầu mùa Xuân năm 1968 sau một đêm giao tranh: một bên công đồn còn bên kia tử thủ, để lại đống hoang tàn đổ nát trên đồi cát. Ngôi trường bi thương, vô tri nằm giữa hai làn đạn, bây giờ chỉ còn trong hoài niệm, khi nhớ và nhắc đến Thầy Hiệu trưởng, Quý Thầy, Cô giáo cũ cùng bè bạn, đồng môn ...

(Còn tiếp.)


READ MORE - NHỮNG MÃNH GHÉP KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG (4) - Trương Ngọc Bỉnh

THƠ PABLO NERUDA - Ngọc Châu phỏng dịch



THƠ 

PABLO NERUDA

 

Pablo Neruda (1904-1973) là bút danh của Ricardo Eliecer Neftalí Reyes Basoalto – tác gia và chính trị gia người Chilê, giải Nobel Văn học 1971. Sinh ngày 12-7-1904 tại thị trấn Parral, miền nam Chilê. Ông học tiếng Pháp và Giáo dục học, rồi dạy tiếng Pháp, làm nhà ngoại giao, đi rất nhiều nơi trên thế giới; là một trong những nhân vật quan trọng trong chính quyền Chile. Năm 1927 ông làm lãnh sự Chilê ở Burma (nay là Myanmar), năm 1932 ở Argentina, năm 1934 ở Tây Ban Nha. Năm 1945 được bầu vào Thượng nghị viện, nhưng mấy năm sau bị buộc tội phản quốc và phải trốn sang Mexico vì đã công khai phê phán chính phủ đương nhiệm. Năm 1970 ông về nước ra tranh cử Tổng thống, là bạn và người ủng hộ nhiệt thành của tổng thống S. Agende.

Pablo Neruda bắt đầu sự nghiệp văn chương từ rất sớm; hai mươi tuổi ông xuất bản tập thơ Hai mươi bài thơ tình và một bài thơ tuyệt vọng, là tập thơ bán chạy nhất ở Chile, làm cho ông trở thành một trong những nhà thơ trẻ nổi danh nhất ở Mỹ Latinh. Tập thơ Bài ca chung gồm 340 bài thơ được coi là kiệt tác đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông. P. Neruda đã đi từ trường phái biểu tượng sang siêu thực và cuối cùng trở thành hiện thực, là nhà thơ nhập cuộc, nhà thơ chiến đấu, ảnh hưởng của thơ ông đối với các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha là rất lớn. Năm 1971 ông được trao giải Nobel vì những lời thơ phản kháng vang khắp thế giới, có một trí tưởng tượng mãnh liệt và chất trữ tình tế nhị. Ông được coi là một trong những nhà thơ hàng đầu của thế kỉ XX. Thơ ông được dịch nhiều và được yêu thích ở Việt Nam. P. Neruda mất ngày 23-9-1973 tại thủ đô Santiago.

 

Nhà thơ sống những năm thơ ấu và tuổi trẻ ở Temuco, quen biết với Gabriela Mistral, hiệu trưởng trường Trung học Nữ, người đã đem lòng yêu quý ông...

          Đây là bài thơ P. Neruda viết tặng nàng.



IF YOU FORGET ME 

I want you to know
one thing.


You know how this is:
if I look
at the crystal moon, at the red branch
of the slow autumn at my window,
if I touch
near the fire
the impalpable ash
or the wrinkled body of the log,
everything carries me to you,
as if everything that exists,
aromas, light, metals,
were little boats
that sail
toward those isles of yours that wait for me.

Well, now,
if little by little you stop loving me
I shall stop loving you little by little.

If suddenly
you forget me
do not look for me,
for I shall already have forgotten you.

If you think it long and mad,
the wind of banners
that passes through my life,
and you decide
to leave me at the shore
of the heart where I have roots,
remember
that on that day,
at that hour,
I shall lift my arms
and my roots will set off
to seek another land.

But
if each day,
each hour,
you feel that you are destined for me
with implacable sweetness,
if each day a flower
climbs up to your lips to seek me,
ah my love, ah my own,
in me all that fire is repeated,
in me nothing is extinguished or forgotten,
my love feeds on your love, beloved,
and as long as you live it will be in your arms
without leaving mine.

Pablo Neruda

 

NẾU EM QUÊN TÔI

Muốn em tỏ một điều thôi

Chừng như em đã biết rồi, là khi:

 

Qua song, vầng trăng pha lê,

giữa cành đỏ lá,

thu về chậm sao,

anh nhìn.

Tay khẽ chạm vào

lớp tàn ảo,

vỏ nhăn nheo củi cành,

sát bên bếp lửa phòng anh.

Tất cả chúng

đều muốn giành về em.

Vẻ như ánh sáng, hương thơm

đường ray tàu

hay cánh buồm nổi trôi

mọi tồn tại giữa cõi đời

đều tới đảo,

nơi em ngồi chờ anh.

 

Nếu khi

em bớt yêu anh

Một chút thôi

anh cũng đành tuân theo.

 

 

Nếu bỗng dưng có một chiều

quên tìm, em chẳng nghĩ nhiều về anh,

cho rằng anh đã quên nhanh,

 

Chắc rằng đấy

chuyện đành hanh, điên khùng.

Kệ cho ngọn gió thổi tung

đời anh

mảnh vải

giữa rừng biểu trương

Và em quyết định tách đường,

bỏ anh ven biển,

giữa phương trời này,

mầm từng mọc rễ xanh cây.

Thì em nên nhớ cũng ngày ấy thôi,

Tay anh lại níu cuộc đời,

chân anh lại bước

tìm nơi đất hiền. 

 

Nhưng nếu một ngày nên duyên,

một giờ em muốn mình nên vợ chồng

Vị ngọt ngào giữ trong lòng.

đặt bông hoa thắm sắc hồng lên môi,

Kiếm tìm anh,

thì em ơi,

hỡi người yêu, hỡi cuộc đời của anh!

Lại bùng lên ngọn lửa xanh

chẳng quên, chẳng tắt, tình anh tuôn trào

sống bằng tình của em trao,

đời này sẽ chẳng khi nào rời xa

Mình là mãi của nhau mà...

 


 ALWAYS


 I am not jealous

of what came before me.

Come with a man

on your shoulders,

come with a hundred men in your hair,

come with a thousand men between your breasts and your feet,

come like a river

full of drowned men

which flows down to the wild sea, to the eternal surf to Time!

Bring them all

to where I am waiting for you;

we shall always be alone,

we shall always be you and I

alone on earth

to start our life!

 

LUÔN NHƯ VẬY

 

Anh không là người ghen tuông

Với ai bước trước con đường mình đi

Cứ cõng theo - ngại ngần chi

Một hay trăm đấng nam nhi bám chằng

Dấu trong tóc, trong ngực nàng

Giữa  hai chân cũng chẳng màng gì đâu

Kể cả một dòng sông sâu

Đầy chàng chết đuối lao đầu ra khơi

Chịu sóng xô dằn muôn đời

 

Cứ đem tất cả tới nơi anh chờ

Chỉ anh với em thôi mà

Thế gian này của đôi ta, hai người

Bắt đầu cuộc sống đẹp tươi!



I Do Not Love You Except Because I Love You

 

I do not love you except  because I love you;
I go from loving to not loving you,
From waiting to not waiting for you
My heart moves from cold to fire.

I love you only because it's you the one I love;
I hate you deeply, and hating you
Bend to you, and the measure of my changing love for you
Is that I do not see you but love you blindly.

Maybe January light will consume
My heart with its cruel
Ray, stealing my key to true calm.

In this part of the story, I am the one who
Dies, the only one, and I will die of love because I love you,
Because I love you, Love, in fire and blood.

 

KHÔNG YÊU BỞI ĐÃ QUÁ YÊU 

 

Không yêu bởi quá yêu em

Yêu – rồi có lúc chẳng thèm yêu ai

Chờ -  đến ghét đợi chờ hoài

Tim lúc lạnh giá, lúc ngời lửa thiêu 

 

Là em, nên mới yêu nhiều

Hận cũng ghê gớm, bao điều hờn cay

Bám em, đo dò tháng ngày

Yêu mà không thấy, tình này thong manh 

 

Tháng giêng có thể hủy nhanh

tim anh - bởi tia sáng xanh bạo tàn

Lấy cắp chìa khóa an toàn

kho  yên bình những tháng năm cuộc đời

 

Trong chuyện này mình anh thôi

Sẽ chết đi, chết bởi người anh yêu

Mối tình máu chảy lửa thiêu.


Ngọc Châu phỏng dịch.

READ MORE - THƠ PABLO NERUDA - Ngọc Châu phỏng dịch

TRẮNG CẢ HOÀNG HÔN - Thơ Mặc Phương Tử

 





TRẮNG CẢ HOÀNG HÔN




Vừa mới hôm nào  

Tôi nghe người ta nói;

Trong vườn xưa đầy xác lá vàng rơi

Nhưng hôm nay 

Chính mắt tôi nhìn thấy,

Sau bờ nắng vàng lấp lánh lá xanh tươi.


Rồi bây giờ,

Cũng bao lời như vậy! 

Có những lá xanh kia 

Rơi về bến rêu cồn.

Còn thấp thoáng ngoài xa bao cành lau sậy,

Trắng trong chiều, và trắng cả hoàng hôn!


Tampa, 29/6/2023.

MẶC PHƯƠNG TỬ

tongminh2016@yahoo.com


READ MORE - TRẮNG CẢ HOÀNG HÔN - Thơ Mặc Phương Tử

NHỮ DƯƠNG VƯƠNG PHỦ - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Đây nói về Nhữ Dương Vương phủ, một bộ phận công cụ tối cần thiết cho chính quyền nhà Nguyên thời vua Thuận Đế, tài liệu về cá nhân của Nhữ Dương Vương cũng rất là sơ sài, chỉ biết ông là bà con xa trong hoàng tộc Mông Cổ, dù rằng cũng mang giòng họ Thiết Mộc Nhĩ, ở đây cũng xin nói vòng vo một chút kẻo người mến mộ văn tài Kim Dung ít hiểu lầm hơn. Về âm chữ cuả người Hán, chữ thì nhiều nhưng âm thì ít, đôi khi lại trùng âm trùng nghĩa nữa là đằng khác, chả hạn:

-Hãng [Xưởng], Hàng [Ngân Hàng], Hành [bộ Hành] cũng chỉ đều là một chữ 
-Cố Nhằn, Cù Lẻng, Cu Lờ cũng đều là Cô Nương [姑娘]
 
Mông Cổ không có chữ viết , khi chiếm nước Nam Du Lý thì dùng chữ cuả Nam Du Lý, lúc chiếm nhà Tống thì dùng chữ Hán, các nước chiếm được như Đông Bắc Âu, Nga La Tư thì dùng ngay tiếng và chữ cuả nước đó, chỉ ngay trong vùng đại mạc Mông Cổ cũ thì chỉ có tiếng nói, tuy nhiên cả 100 bộ tộc Mông Cổ thống nhất, chung với các dân tộc du mục Hung và Thổ, nên cũng cùng một âm nhưng chia ra vùng trên vùng dưới, vùng đông vùng tây nói lơ lớ nhau, ngay giòng họ cuả vua Mông Cổ tuỳ theo cuốn sách, sách vị học giả này khác với sách cuả vị học giả kia, chả hạn vua Mông Cổ thuộc bộ tộc “Bột Nhĩ Chỉ Cân” tên ở giữa là Thành Cát Tư Hãn họ Thiết Mộc Chân, nhưng qua các đời sau có vị lại là Thiết Mục Nhĩ, có vị là Thiếp Mộc Nhĩ, có vị là Thác Đát Đạt Mục Nhĩ, có vị là Thát Đát Đặc Mục Nhĩ, hoặc Các Các [tức Công chúa] có khi là Cách Cách, có khi lại là Cát Cát. Theo ý kiến riêng cuả chúng tôi chẳng qua là phiên âm khác nhau trong sách và trong phim bộ do những ngườì chuyển âm mà thôi, chứ cùng một chữ một nghiã cả. Tên nhân vật trong truyện Kim Dung thì khác chút đỉnh vơí sử Trung Quốc, sử Trung quốc thì tên lại khác với Tự Điển Trung Quốc! Vậy trong phần viết này tên các nhân vật căn cứ vào tiểu thuyết cuả nhà văn Kim Dung cho nó phù hợp vơí truyện kiếm hiệp, gia phả cuả Nhữ Dương Vương ngắn gọn như sau:

Tên thật là Sát Hãn Đặc Mục Nhĩ chức Thái Uý tước Nhữ Dương Vương thiên hạ nguyên soái toàn quân, tên Hán là họ Lý, do lập được nhiều quân công mà được phong tước Vương. Ở đây cũng xin nói thêm về các cấp bậc trong quân đội nhà Nguyên, vốn là dân du mục thừa thắng xông lên làm càn, làm bậy dù có chiếm lãnh và cai trị nhiều lãnh thổ, đất đai cuả nhiều quốc gia, nhưng cung cách quân đội thì cũng chả khác gì thời bộ lạc, cấp thấp nhất là lính, trên lính là Thập phu Trưởng [là người coi 10 người lính, tương đương chức Tiểu Đội Trưởng] Bách Phu Trưởng là người coi 100 người lính tức là chỉ huy 10 vị Thập Phu Trưởng tương đương chức đại đội trưởng, trên nữa là Thiên và Vạn, đứng đầu một bộ tộc là Bối Lạc, con cuả Bối Lạc là Bối Tử. Dù có cai trị toàn bộ Trung Nguyên, nhưng trong Hoàng Thân Quốc Thích không có người nào được nhà vua phong Vương, phong Hầu người nào nắm binh quyền hay làm quan, tuỳ theo chức vụ và khả năng mà ban thưởng, chỉ riêng có con ruột cuả nhà vua tên ở nhà là A Thái Thoát Hoan, cầm quân đánh Việt Nam tước phong là Trấn Nam Vương, các người con khác không có ai được phong Vương, người con cả là Khố Khố Đặc Mục Nhĩ thiên hạ lấy lòng kêu là Tiểu Vương Gia, có tên Hán là Vương Bảo Bảo đi theo cha cầm quân, [không có chức tước gì tuy nhiên theo ý cuả vua Thuận Đế thì sau này sẽ tập ấm nối chức của cha], còn người con gái tên là Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ thì có công dẹp Lục Đại Môn Phái võ lâm Trung Nguyên cho triều đình nên được đặc cách phong làm Thiệu Mẫn Quận Chuá, là một chức vụ hẳn hòi chứ không phải là con gái một vị Vương gia mà được goị là quận chuá, danh từ thông thường này trong chế độ nhà Nguyên không có, do vậy mà Thiệu Mẫn mới đặt tên Hán cho mình là Triệu Mẫn. Nhữ Dương Vương phủ đặt ngay tại Đại Đô tức Bắc Kinh ngày nay, ngoài quân đội chính qui mà Vương gia quản lý khoảng bao nhiêu quân thì không được rõ, chỉ thấy là hai cha con thường xuyên phải đánh nhau với kẻ địch. Phụ lực với Vương thì có Khố Khố Vương Bảo Bảo, lực lượng thường trực bảo vệ Vương phủ thì có “Đội Cung Tiễn và Thập Bát Kim Cang “đội cung tiễn là người Mông Cổ”, và Thập bát kim cang là những Phiên Tăng người Sắc Mục, mười tám vị này chia ra làm bốn bộ phận riêng rẽ:

1/ Ngũ Đao tức là có năm cao thủ cầm Đao [Đao trận].  
2/ Ngũ Kiếm tức là có năm cao thủ dùng Kiếm [Kiếm trận].
3/ Tứ Bạt tức là có bốn vị hai tay cầm hai cái Bạt [gọi là Bạt trận, có nghĩa là khi đụng trận thì dùng hai chiếc Bạt vỗ vào nhau cho ồn lên nhằm làm rối loạn tinh thần kẻ địch].
4/ Tứ Trượng là có bốn vị cầm Trượng [Gậy] gọi là Trượng trận.
Tuy nhiên trong lúc khẩn cấp thì 18 vị trong Kim Cương thập bát này có thể dàn ra một đại trận cực kỳ lơị hại, chạy vòng tròn để bảo vệ chủ nhân.
 
*
Cơ ngơi cuả Thiệu Mẫn quận chuá tại Tây An [tỉnh Thiểm Tây] ngay ở đại sảnh có viết bốn chữ đại tự “Lục Liễu Sơn Trang”. Ngay tại chính giữa treo một bức tranh “Bát Tuấn Đồ” do Triệu Mạnh Phủ vẽ, tám con ngựa mỗi con một vẻ không con nào giống con nào, nhưng con nào cũng ra vẻ thần mã. Bên trái treo một bức đại tự, nội dung viết:

Bạch hồng toà thượng phi,
Thanh xà hạp trung hống.
Sát sát sương tại phong,
Đoàn đoàn nguyệt lâm nưũ.
Kiếm quyết thiên ngoại vân,
Kiếm xung nhật trung đẩu.
Kiếm phá yêu nhân phục,
Kiếm phất nịnh thần thủ.
Tiềm tương tịch lị mị
Hốt đãn kinh thiếu phụ
Lưu trảm hoàng hạc giao
Mạc thí nhai trung cẩu.
 
Dưới bài thơ đề một hàng chữ nhỏ “Dạ thí Ỷ Thiên bảo kiếm, tuân thần vật dã, tạp lục Thuyết Kiếm thi dĩ tán chi. Biện Lương Triệu Mẫn”.
Và trong cơ ngơi này thường trực có “Thần Tiễn Bát Hùng” theo họ Bách Gia Tính (tức họ cuả 100 họ) bảo vệ.

1- Triệu Nhất Thương.
2- Tiền Nhị Bại.
3- Tôn Tam Hủy
4- Lý Tứ Thôi.
5- Chu Ngũ Thâu.
6- Ngô Lục Phá
7- Trịnh Thất Diệt.
8- Vương Bát Suy.
 
Khi quận chúa Triệu Mẫn dẫn quần hùng đi chiêu dụ phái Võ Đang ở quận Tương Dương tỉnh Hồ Bắc thì Thần Tiễn Bát Hùng làm phu khiêng kiệu, phái đoàn tiền hô hậu ủng, nghi trượng cờ quạt hoành tráng, ba vị đại hán đi trước là lão Đại nguyên là Bát Tý thần kiếm Đông Phương Bạch trưởng lão Cái Bang, lão Nhị lão Tam là hai Võ lâm cao thủ Thiếu Lâm Tây Vực, lão Tam chuyên dùng “đại lực kim cương chỉ” là sở trường cuả lão, kèm theo hai bên kiệu là hai đại cao thủ lừng danh giang hồ là Lộc Trượng Khách [tức con dê già mê gái chuyên dùng một cây gậy sừng hươu] và Hạt Bút Ông [tức con Hạc già chuyên dùng hai cậy bút mỏ Hạc chỉ mê rượu]. Hai ngươì này cùng học một thầy, sở trường là Huyền Minh thần chưởng, khả năng ngang nhau, không vợ con. Lại còn một vị nữa goị là Khổ đầu đà [tức là một vị đại hiệp câm, nguyên là Quang Minh hữu sứ Minh Giáo Phạm Dao giả trang] với khả năng cuả sáu vị đại hiệp này thì chỉ có thua Cọp Rừng xanh mà thôi! Với lực lượng hùng hậu như thế, đi đến đâu cũng rất là dễ dàng, thế như chẻ tre. Khi quận chúa ở tạm Đại Đô để chăm nom săn sóc sức khỏe cho Lục Đại môn phái thì trong Vạn An Tự tại toà bảo tháp 13 tầng phiá sau luôn luôn có các vị phiên tăng Sắc Mục đi theo hầu việc quận chúa Triệu Mẫn là:

- 1/ Ma ha ba Tư.
- 2/ Ôn Ngoạ Nhi.
- 3/ Hắc Lâm Bát Phu.

Chuyện kể đến đây coi như là tạm đủ.
 
Chu Vương Miện

READ MORE - NHỮ DƯƠNG VƯƠNG PHỦ - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện