Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, February 19, 2012

KỶ NIỆM LÀNG QUÊ - Nguyễn Hồng Trân


Hồi ấy vào dịp đầu xuân, tôi từ Cố đô Huế về quê nội cùng ba tôi để thăm bà con ở thôn Phú Long (gần nhà thơ La Vang), thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Hồi đó (1946), tôi mới học lớp nhì. Từ nhỏ ở Huế nên tôi chưa biết gì nhiều về làng quê xứ sở của mình lắm. Mỗi một lần về quê, ông nội tôi, ba tôi và các chú bác đều kể nhiều chuyện này chuyện nọ về lịch sử của quê nhà. Khi nghe kể, tôi rất xúc động và tự hào với những gì Tổ tiên ông cha đã gắn bó bao đời cùng mảnh đất nghèo này và đã vượt qua bao cay đắng với thiên tai, địch họa để sống còn và tạo dựng nên quê hương tồn tại bền vững, mặc dù nay vẫn chưa được giàu có, nhưng dân làng không còn đói rách như trước nữa. Các lớp con cháu trưởng thành, học hành tiến bộ. Hiện nay có đến hàng chục vị Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, như GS. TSKH Nguyễn Mạnh Duy (đã mất), GS. TS. Nguyễn Bá Hưng, TS. Nguyễn Thị Ngân Hà, TS. Nguyễn Bá Viễn, TS. Nguyễn Bá Du v.v… 

Có một điều rất thú vị mỗi khi tôi về làng là thế nào cũng tìm đến các hàng tre quanh vườn nhà ông Trương Hữu Trúc, ông Nguyễn Thiện, ông Trịnh Cẩu, ông Phạm Vãn… để xem những tổ chim rôộc-rôộc*. Hồi đó, tôi và các bạn bè tôi ở quê cứ say mê ngắm nhìn cá tổ chim ấy mà lòng cảm phục sự thông minh, tình nghĩa xây tổ ấm gia đình của loài chim hoang dã này. Chúng tôi tìm chỗ khuất để chờ xem các đôi vợ chồng hoặc tình nhân của loài chim ấy thể hiện thế nào khi xây tổ ấm cho mình trên các ngọn tre. Hai con thay nhau tìm lấy nguyên vật liệu rồi đem về xây thành tổ. Vật liệu gồm toàn những lá tranh tước nhỏ ra để xây. Phải nói rằng chưa có một loài chim nào xây được cái tổ đẹp và công phu và đầy tính lãng mạn như thế! Mỗi đôi chim đều có 2, 3 tổ cho mình. Một tổ để hai vợ chồng hoặc tình nhân nằm chung, một tổ có 2 quai phía dưới để giao lưu với đồng loại; một tổ để cho con cái nằm với nhau. Đặc biệt cái tổ để cho con cái ở thì có cái vòi nhỏ rất dài để cho an toàn  đề phòng mọi sự bất trắc xẩy ra (các loài chim to như quạ, diều hâu… không thể vào bắt các con của chúng được).

Chúng tôi quan sát chú ý đến những đôi chim rôộc-rôộc hót và đứng ở cái tổ “giao lưu” cứ hót véo von một lúc thì có những đôi chim đồng loại đến đậu bên cành tre rồi hót cùng nhau những điệu liu lo réo rắc thăng trầm nghe rất dễ cảm. Tuy âm điệu hót của loại chim này không đa âm nhạc điệu hay bằng loại chim “ Ca sĩ” như chim khướu, chim hoàng anh, vành khuyên, họa my, chích chòe, chào mào, sáo sậu v.v… nhưng nó cũng có âm điệu, tuy mộc mạc nhẹ nhàng nhưng gợi cảm.

Đặc biệt hơn các loại tổ chim khác, tổ chim rôộc-rôộc che mưa, che nắng, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì ấm áp vì không bao giờ mưa thấm nước ướt vào trong tổ cả. Các tổ chim khác thì đơn sơ, làm tổ đẻ trứng, nở con, khi con lớn biết bay và tự lực được thì bỏ tổ không dùng, lần sau lại xây tổ khác. Nhưng tổ chim rôộc-rôộc thì (theo sách) nó có thể sử dụng vài ba lần nếu thấy vị trí của tổ đẹp và an toàn. Loài chim này cũng đặc biệt về tình cảm vợ chồng giữa con trống và con mái gắn bó với nhau rất tình cảm (chúng rỉa lông cho nhau, mớm cho nhau ăn khi bắt được con mồi ngon). Nếu con mái hay trong mất đi thì sau một thời gian nó cũng tìm đối tượng khác để xây dựng tổ ấm gia đình. Khác với loài chim bồ câu, chim cánh cụt, chim quốc chỉ một vợ một chồng. Khi một con mất đi thì con kia chỉ sống một mình cho đến chết. Đặc biệt là con chim quốc, khi một con qua đời thì con còn lại cứ kêu rên rỉ hoài cho đến chết.

Chuyện về loài chim rôộc-rôộc quê tôi chỉ là một kỷ niệm xa xưa còn đọng lại trong tôi từ thời niên thiếu đến nay. Tiếc rằng giờ đây không hiểu sao mà nhiều nơi miền quê không thấy bóng dáng loài chim này nữa? Chắc có lẽ vì qua bao cảnh chiến tranh mưa bom, lửa đạn tàn phá khắp nơi trên quê hương đất nước thì con người cũng mất mát nhiều huống chi những loài chim chỉ biết nương tựa vào rừng cây, cỏ lá!

Thật là tiếc! Mỗi lần tôi cũng như bạn bè tôi về quê khi nhìn những hàng tre đều tưởng nhớ đến những tổ chim rôộc-rôộc đang líu lo bản nhạc vườn quê thanh bình mà lòng chúng tôi tràn ngập bao niềm nhớ nhung da diết.

Loài chim rôộc-rôộc đâu rồi?
Lòng ta khắc khoải suốt đời không quên.
Ta đi khắp cả mọi miền,
Cứ mong có lại nỗi niềm ngày xưa…


Nguyễn Hồng Trân
nghongtran38@gmail.com

 * Chim rôộc rôộc có tên khác là tồng rộc, tộc rộc,  rồng rộc hay dòng dọc (miền Nam).

Ảnh minh họa từ trang LanAnhBirds.com
READ MORE - KỶ NIỆM LÀNG QUÊ - Nguyễn Hồng Trân

Tưởng niêm 5 năm ngày cố họa sĩ-nhạc sĩ LÊ NHẬT LINH mất - Tin của Lê Thiên Minh Khoa từ BR-VT

 Lê Nhật Linh (1962-2007)


Chiều tối ngày  17.12. 2011 tại vườn nhà CỐ HỌA SĨ- NHẠC SĨ  LÊ NHẬT LINH  - nơi mẹ LNL đang sống- thuộc xã Hòa Hội- huyện Xuyên Mộc- tỉnh BR-VT, các VNS và thân hữu của Lê Nhật Linh tổ chức đám giỗ & ĐÊM TƯỞNG NIỆM 5 NĂM NGÀY MẤT CỐ HỌA SĨ- NHẠC SĨ LÊ NHẬT LINH (em ruột LTMK). Đến dự có đông đảo VNS & bạn bè của Linh từ nhiều tỉnh thành; hội viên các Hội VH-NT; các CLB thơ ca, thư pháp; lãnh đạo phòng VH-TT huyện Xuyên Mộc & chính quyền địa phương.

   Chương trình ĐÊM TƯỞNG NIỆM mở đầu bằng những lời tâm tình tưởng nhớ của các nhà thơ-văn-thi hữu : Mai Châu, Nguyên Thương, Dương Cao Tần, Nguyễn Hải La ... Sau đó, Ô. Nguyễn Ngọc Lý- Phó phòng VH-TT huyện Xuyên Mộc pháp biểu tưởng niệm và LTMK thay mặt GĐ cảm ơn tấm lòng của bè bạn đối với người em đã khuất & GĐ mình. Khi nhập tiệc các thân hữu lại hoài nhớ một người bạn tài hoa mà vắn số qua những ca khúc của Linh được hát tại sân khấu trước nhà & từ CD bạn bè thực hiện cho Linh do các nhạc sĩ ca sĩ Nguyễn Dũng, Đỗ Dũng (TP. HCM); Xuân Giang (Đà Lạt), Thúy Liễu, Thi Nga...thể hiện; trong khi bao quân sân vườn là mấy chục bức tranh của Linh được bạn bè sưu tầm & đóng giá trưng bày.

   Xin giới thiệu với bạn đọc & thân hữu  những bức tranh của Linh được bạn bè sưu tầm &  trưng bày hôm đó do Nhà nhiếp ảnh Lê Nhật Ánh chụp:

 Chân dung tím


 Đà lạt


 Hương đêm


 Lục bình


 Mưa đêm


 Quỳnh


 Thiếu nữ độc ẩm


 Vô thường


 Rock
READ MORE - Tưởng niêm 5 năm ngày cố họa sĩ-nhạc sĩ LÊ NHẬT LINH mất - Tin của Lê Thiên Minh Khoa từ BR-VT