Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, February 10, 2015

GỞI EM CHÚT NẮNG XUÂN QUÊ - Nhật Quang


      Tác giả Nhật Quang



GỞI EM CHÚT NẮNG XUÂN QUÊ

Anh gởi sang em chút nắng Xuân quê
Hương thoảng đưa ngan ngát lối ta về
Sanjose chắc Xuân này lạnh giá
Ấm lòng em thổn thức những canh thâu

Ta xa nhau đã mấy mùa em hỡi ?
Cội mai vàng trước ngõ chẳng đơm hoa
Cánh én chao nghiêng vùng trời thương nhớ
Mong em về ươm nụ cúc vàng sân

Xuân đến, xuân đi đã bao lần
Vẫn phố cũ, người dập dìu đón tết
Vẫn nồng nàn, hương nắng ấm quê hương
Chỉ lòng anh ủ ê màu Xuân nhớ

Em về đi, gọi mùa yêu xanh lá
Ươm nắng vàng,hong mộng thắm yêu thương
Bao mơ ước, tình hồng anh ấp ủ...
Uống say nồng ân ái khúc Xuân mơ.

                                   Nhật Quang
                                   (TP.HCM )

READ MORE - GỞI EM CHÚT NẮNG XUÂN QUÊ - Nhật Quang

BIẾC NỤ TẦM XUÂN - thơ Trần Ngọc Hưởng




Biếc nụ tầm xuân

Dịu dàng biết mấy hở em
Có gì như vạt nắng êm dịu dàng.
Bình minh nghìn giọt sương tan,
Nụ hôn nồng thuở hồng hoang cõi tình

Vòng tay bùa phép hiển linh,
Lạt mềm nào buộc chặt mình vào nhau
Nói chi tình cuối tình đầu,
Nói chi duyên trước duyên sau … phí lời.

Môi tìm môi đã quen hơi,
Mây chìm đá nổi khôn vơi nỗi niềm
Tan trong điệu lý tầm duyên,
Cho mình quên tuổi lú tên cõi người.

Lửa hương đã bén nhau rồi
Em cho anh thấy đời vui bao lần
Ngát hương bầu bí mùa xuân,
Môi lồng môi nhịp thở trùng … nồng say

Cây đàn so lại muôn dây,
Mỗi năm đâu chỉ một ngày tình nhân
Ngửa lòng biếc nụ tầm xuân,
Hôn nhau một thoáng phù vân, ngỡ ngàng…

Trần Ngọc Hưởng

From: <mrtranvansau@gmail.com>


READ MORE - BIẾC NỤ TẦM XUÂN - thơ Trần Ngọc Hưởng

Phiếm luận CÂU ĐỐI NGÀY TẾT - Chu Vương Miện






Phiếm luận
CÂU ĐỐI NGÀY TẾT
Chu Vương Miện

Nói tới ngày Tết thì đủ thứ đi theo nó, ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới Câu Đối Tết mà thôi chứ các thứ khác thì hoàn toàn mù tịt. 
Qua đây, tôi được làm chung với một vị quan Huyện [nguyên là Phó Đốc Sự Hành Chánh xuất thân], còn tôi là Thư Ký Hành Chánh nên thầy phong cho tôi làm chức Thầy Đề. Chúng tôi làm chung ở một shop may của một bà người Tàu mù chữ. Chúng tôi hành nghề ủi quần áo, giờ giấc thì hết sức là "cao su", có khi nghỉ cả tuần, có khi thì làm cả ngày và cả ban đêm, công việc thất thường, khi đực khi cái. Cũng không thể kiếm được cái nghề nào khác nên đành nghiến răng chịu vậy. Tính tình của anh ấy cũng hợp với tôi. Thỉnh thoảng anh có sách của bá tánh gửi cho, không bao giờ đọc, mà mang cho tôi kèm theo một câu "Chú mày mang về nhà mà chêm". Tôi chịu câu nói này lắm. Chuyện là như vầy: tủ sách nhà tôi thì nhiều lắm, tuy nhiên bạn bè muốn lấy cuốn nào thì lấy, không có cho mượn bao giờ, thành ra chỗ này khuyết, chỗ kia khuyết, cứ có sách là tôi bổ sung, chêm vào cho nó thẳng những cuốn sách,thế thôi chứ cũng rất ít khi đọc. Tình hình chung thì cũng chả ai khá gì, không culi thì cũng quét chợ hoặc bốc vác thế thôi. Những cơ sở sản xuất vũ khí dài cả mấy dậm liền đều bị đóng cửa vì các nước nhỏ vịt đẹt không chịu đánh nhau nữa, cho kẹo cũng không đánh, nên cái chiêu bài bán vũ khí khí không được ưa chuộng nên tạm dừng chân. Trong những cơn bĩ cực, hai anh em lao động không vất vả chi lắm về thể xác, và tiền bạc cũng rất là khiêm tốn kiếm được, chỉ bù lại là nói, nói này hoàn toàn không có nói phét, chỉ có hai anh em và các Amigo và Amiga, thành ra chỉ nói tào lao cố đế cho nó qua ngày đoạn tháng, nếu không tù thì cũng chỉ bốc cứt, chả vinh quang cái chó gì. Anh biết tôi và anh là những người lỡ thời lỡ vận, sống cái kiếp con giun con dế, nhưng bù lại thì nói cho nó sướng cái miệng. Anh biêt ý tôi là chỉ nghe chỉ nói những mẩu chuyện nào mới mà thôi, chuyện cũ không bao giờ nói và cũng không bao giờ nghe. Trưa đó, sau khi ăn cơm xong ở ngoài "Tụ Nghĩa Đường" tức là ăn cơm cạnh thùng rác để ở ngoài đường, anh kể chuyện này thì mới keng: Hồi làm Trưởng Ty dưới miền Tây, qua có đi thăm động Thúy Kiều, qua hỏi: "Em làm cái nghề ngỗng này bao lâu thì được chị em ta trả lời: "Em mới vào nghề có hơn 10 năm, còn mới lắm",  và quan Huyện lúc đó hỏi lại: "10 năm mà còn mới cái gì?".  Chị em trả lời: "Đúng như vậy, mỗi địa điểm từ Cà Mâu đi ra, từ Quảng Trị đi vào, mỗi nơi mỗi chốn, em ở có một tuần, rồi lập tức chuyển quân, thành ra dù thâm niên công vụ 10 năm, em vẫn còn mới toanh à."
*
Câu đối cũng theo thời gian chuyển biến và hoàn cảnh xã hội cùng chế độ, mỗi một giai đoạn lịch sử là có chuyển biến và câu đối cũng chuyển biến theo, cứ lập đi lập lại những cái cũ những câu đối cũ là làm phiền lòng người đọc. Và đây là những câu đối ở thời kỳ hiện đại "tức hại điện", điện cúp lia chia dài dài. Cụ Đồ chế độ mới ra câu đề: "Xuất khẩu", người nghe bèn đối lại "Nhập môn". Thủ trưởng ra câu: "Cà phê" nhân viên nghe liền đối lại: "Tiêu chuẩn". đối với tiêu phê đối với chuẩn.
Cũ hơn chút nữa, nhưng là tờ báo không thông dụng, rất ít người đọc, nhưng câu đối thì lại quá hay. Xin đơn cử ra đây:
Câu ra:
-Núi mông sơn cao hốt xen trời
Núi = mông (mont: tiếng Pháp, cũng là núi) = sơn (山) cũng là núi; hốt (haut, tiếng Pháp) = cao; xen (ciel, tiếng Pháp) = trời.
Câu đối lại :
- Nước Lô thủy chẩy cùn mé biển
[nước = l'eau =Thủy 水; coule = chẩy; mer = biển]
*
Sau đây là chuyện câu đối mà chính bản thân tôi được chính tai nghe mắt thấy, mà chính mình tham dự. Ông Xếp tôi là đàn em của một vài vị có vai vế trong chính quyền cũ, chuyện chính sự thì không bao giờ có ông xếp của tôi, mà chuyện ăn nhậu thì có chút đỉnh, và toàn là dính dáng đến thịt chó. Ông xếp quý tôi ở vài điểm, nên mỗi lần ăn chùa như thế, thì thường gọi tôi đi theo.
Tôi đi theo không phải mục đích là ăn mà mục đích để học, vì trong số đó có một cụ, ngày trước làm tỉnh trưởng Ban Mê Thuột. Làm tỉnh trưởng đối với tôi thì không quan trọng, nhưng cái quan trọng là kiến thức của cụ nghiêng ngửa với cụ Giản Chi. Tôi ngưỡng mộ cụ khi cụ giải nghĩa cho tôi hai câu ca dao mà thường là thiên hạ bó tay. Câu như sau:
-"Yêu nhau vì một chữ tình
Nhà quê lên ngược, tỉnh thành xuống xuôi"
Cụ phán :
- Có nghĩa đen thùi lùi là như thế này: "Đàn bà nhà quê thì mặc váy, mà đàn bà thành phố thì mặc quần, nên khi hành sự yêu, nhà quê thì phải tốc ngược lên, mà thành phố thì kéo dây lưng quần bằng thun xuống".
Bữa nhậu thịt chó hôm đó ở đường Nguyễn Thiện Thuật, gần ngay đường rầy xe lửa. Bàn của chúng tôi gồm có sáu người, tôi là em út. Nhà hàng vừa bày biện ra bàn, chưa có ai cầm đũa thì bỗng nhiên có một bạn bằng hữu giang hồ không mời mà tự động ngồi xuống bàn chúng tôi. Đương sự nói:
-"Kính thưa các cụ, các ông, nhân thấy quí vị ngồi một bàn mà chỉ có sáu người, tiếng Hoa gọi là Lục Súc, nên chúng tôi không quản tài hèn đức bạc đến ngồi chung vào với quý vị cho nó ra Thất Hiền, và xin ra một câu đối, trong các vị ai mà đối được, thì kể như bữa tiệc hôm nay tại hạ xin được hân hạnh kính mời".
Không dài dòng chi, cụ Tiên Chỉ phán:
-Vậy xin bạn ra câu đối đi.
Người lạ không cần suy nghĩ noí ngay :
-Chả ngon!
Câu này có 2 nghĩa là :
-Chả cá ngon, và một nghĩa nữa là chả cá không ngon.
Cả sáu người chúng tôi thì tôi hoàn tòan không biết, còn các vị khác thì có vị là dân nhậu, hoặc có vị chỉ vì giao tế mà đi chớ chuyện thơ phú đối đáp có khi cũng không rành, đành bó tay. Cụ nguyên tỉnh trưởng sau cùng cũng bó tay luôn và cụ phán:
-Thua! Xin giải. 
Vị khách không mời nói:
-Đéo sướng!
Có nghĩa là làm cái công việc hành lạc đó sướng, nghĩa thứ hai là chả có sướng khoái gì cả.
Bà con ta thua, mà thua thật đậm các cụ ạ./.


READ MORE - Phiếm luận CÂU ĐỐI NGÀY TẾT - Chu Vương Miện

GIỌT SẦU - Thơ: Mai Hoài Thu - Diễn Ngâm: Nghệ sĩ Hồng Vân

GIỌT SẦU
Thơ: Mai Hoài Thu
Diễn Ngâm: Nghệ sĩ Hồng Vân
 
Kính mời quý ACE yêu Thơ Nhạc cùng thưởng thức:

Xuân của trần gian, hay của ta?
Bâng khuâng gom hết giọt đời pha,
Gió sương lãng đãng dìu nhân thế,
Mây khói giăng sầu lệ xót xa !

Quê Mẹ mịt mờ trong mộng ảo,
Chiều Cali nhớ quá làm sao?
Tiếng thơ than thở, hồn non nước,
Ngọn bút trào dâng, dấu nghẹn ngào!

Mười mấy năm rồi cách biệt trôi,
Xứ người mòn mỏi đếm ngày rơi,
Buồn vui lẫn lộn, thôi cười nói,
Nước mắt cạn dần, mặn đắng môi !

Thiên hạ vui mừng đón nắng Xuân,
Còn ta lạc lõng chốn ba quân,
Chợ đời chộn rộn dăm ngày Tết,
Ta biết về đâu giữa cõi trần ?

San Jose, những ngày chớm Xuân, tháng 01/ 20/2012
Mai Hoài Thu



From: <maihoaithu999@yahoo.com>
READ MORE - GIỌT SẦU - Thơ: Mai Hoài Thu - Diễn Ngâm: Nghệ sĩ Hồng Vân

CHIỀU CUỐI NĂM - thơ Ngưng Thu


Tác giả Ngưng Thu


CHIỀU CUỐI NĂM

Chiều cuối năm
cơn gió lùa cong vênh nhành sứ đỏ
hương cốm gần xao xuyến bước chân quê
những đứa trẻ chân trần lem lấm bụi đất
nắc nẻ vô tư khỏa lấp những bộn bề.

Chiều cuối năm ngồi đau đáu nhớ triền đê
nhớ gió đồng xưa theo cánh diều bổng xanh mơ ước
giờ tóc trắng lưng đời vẫn không sao hiểu được
ôi ! được mất là bao giữa những vô cùng.

Chiều cuối năm
về thu xếp những lao lung
nhẩm tính ưu tư đếm từng niềm nỗi
nghe giọt café rơi xuống hai miền sáng tối
đáy cốc thương hoàng hôn đỏ giọt loang nhanh.

Những biến động cuộc đời là câu chuyện của ngàn năm,
đâu đó dư âm choáng ngập hồn lãng tử
chiều cuối năm gieo vần thơ mất ngủ
gõ lên phím âm lời tiễn biệt khúc thời gian.

Chỉ là ngày nối tiếp ngày mà vẫn thấy xốn xang
năm cũ qua đi năm mới về hối hả
lúi húi bên vườn cha giúp cội mai già trút lá
may mà vẫn còn có tiếng trẻ thơ cười nghiêng ngã mừng xuân.
chiều cuối năm bồi hồi
thương dáng mẹ ngồi gói bánh chưng xanh...

NGƯNG THU
READ MORE - CHIỀU CUỐI NĂM - thơ Ngưng Thu

TRÊN ĐỒI GIÓ - Hoàng Anh 79




TRÊN ĐỒI GIÓ

Ta về chốn cũ buồn hoang vắng
Em bước sang ngang gió chuyển mùa                     
Nước cuốn hoa rơi chiều nhạt nắng
Trên cành  lá khóc kẻ tình thua

Từ lúc em quên về lối hẹn
Đường xưa đêm gác mảnh trăng tàn
Riêng ta lặng lẽ niềm cô quạnh
Dâu bể lẽ thường chuyện hợp tan

Đời chia muôn ngã mây muôn hướng
Em chọn góc trời có nắng bay
Bên nhau một thuở dường vô vọng
Tình mộng thiên thu chết một ngày

Trận tình kết thúc ta thua cuộc
Về phía xa xăm em có vui
Tóc ân tình cũ còn đen mượt
Hay khóc từng đêm sợi ngậm ngùi

Thôi cứ để ta tên lãng tử
Chiều trên đồi gió ngắm sương phai
Bốn mùa còn lại ta và rượu
Cạn mấy bầu rồi chưa thấy say!

Ngày 28/1/2015

Hoàng Anh 79

Họ và Tên: Hồ Mạnh Phi Hùng
Bút Danh: Hoàng Anh 79.
Năm sinh: 14/09/1973.
Địa chỉ mail: homanhphihung.mt@gmail.com
Blog : hoanganh79.blogspot.com
Điện Thoại: 0918.974.522

Địa chỉ nhà : 1S5 lầu 1, Lương Văn Can, Chung cư Bình Khánh, P. Bình Khánh, Long Xuyên, An Giang
READ MORE - TRÊN ĐỒI GIÓ - Hoàng Anh 79

MỘT NGÀY CHO TUY HOÀ - thơ Phan Minh Châu




MỘT NGÀY CHO TUY HOÀ

Cứ thậm thụt rồi ngày qua tháng tới  
Vườn nhà ai hương sắc đã đâm chồi
Cứ thậm thụt rồi ngày qua tết đến  
Ta lần dò cơm áo đến hụt hơi.  

Chưa đến tết mà lòng ai đã tết?
Chợt chờ mong chợt đợi một ngày... xe!
Mang một chút hơi thơm về đất mẹ
Mang tấm lòng trang trải những nhiêu khê.

Thành phố nhỏ đèn chong lên mỗi tối
Đêm hoang vu tĩnh lặng đến ran người
Ta lần bước lần dò tìm nguồn cội
Nghe ngậm ngùi năm tháng buổi chia phôi

Nơi ta sống bốn mươi năm có đủ
Tuổi thơ ta chật ních nỗi vui buồn
Nơi ta lớn phố nguyên màu đất cũ
những gam màu gờn gợn tuổi hai mươi

Ôi miếng đất đã bao mùa dâu bể
Vẫn xanh như bao phiến lụa em cầm
vẫn hút mắt trong anh từng bóng cỏ
Chảy dài theo con nước đục quê mình

Bao mùa gió, bao mùa mưa lũ cuộn
Nên mùa xuân cháy hết những ân tình
Lúa biếng mọc và làng hoa biếng trỗ
Để bao đời ôm khát vọng bình minh

Về thăm lại dăm ba thằng tri kỷ
Một thời xưa bao chén tạc chén thù
Say luý tuý bao thằng mang hệ luỵ
Nằm xuống mồ chưa ấm giấc thiên thu

Về thăm lại mồ cha kề mộ mẹ
Bao nhiêu năm hương khói chẳng ra gì
Cỏ ngập đất bia hờn loang lổ mặt
Chân nhang cùn năm tháng trỗ màu rêu

Ta vẫn nhớ mỗi năm trời trỡ rét
Mẹ co ro trong những liếp phên gầy
Mái tóc bạc đan thêm nhiều hệ luỵ
Để năm dài tháng lụn đếm cô đơn

Và cứ thế trong lòng ta lại chảy
Cơn khát bùng lên một sớm mai này
Ta rục rịch hành trang về chốn cũ
Nơi phố phường trùng điệp dấu ban mai.

Đốt cho mẹ đót hương chiều cuối chạp
Đốt cho cha hồn vía nén nhang này
Nhìn khói tãn giữa màu tang xám xịt
Ta ngậm ngùi rưng rức một bờ vai.

Hãy đợi đấy mai ta về nẫu nhé
Khi Mưa xuân vừa khoát áo lên cành
Khi những cánh hoa mai vừa chớm nụ
Trên khu vườn giáp hạt tuổi hai mươi

Ta sẽ về thăm lại thành phố trẻ
Thành phố xanh phơi phới tuổi xuân thì
Về thăm lại nơi có vầng trăng lẻ
Buổi ngậm ngùi theo níu bước ta đi
                                                                 
Phan Minh Châu
2/6 Lê hồng Phong Nha Trang
D.Đ 0922992662
READ MORE - MỘT NGÀY CHO TUY HOÀ - thơ Phan Minh Châu

ĐỌC "TRÊN BỤC GIẢNG MÙA XUÂN", THƠ LA THUỴ - Châu Thạch


                        
                            Tác giả Châu Thạch
            

             ĐỌC "TRÊN BỤC GIẢNG MÙA XUÂN" 
                                                      - THƠ LA THUỴ

                                                        Tác giả Châu Thạch

               
             TRÊN BỤC GIẢNG MÙA XUÂN
                 
              Tơ xuân nhè nhẹ rải
              Lộc biếc khẽ đâm chồi
              Đất trời nghe phơi phới
              Hoa xuân hé nụ cười.

              Sương thu bao lần trải
              Áo trắng sắc không phai
              Một đời yêu phấn bảng
              Thân thương tiếng giảng bài.

              Nhặt cỏ vườn hoa bé
              Nâng niu từng nụ hồng
              Nhựa xuân rung se sẽ
              Mộng hồn bay lâng lâng.

              Sắc hoa cùng thắm rộ
              Ủ hương đầy bâng khuâng
              Thì thầm tia nắng cựa
              Nguồn thơ chợt trào dâng.

                                        La Thuỵ

         Cầm tập “Thơ đời ngân vọng” của La Thuỵ gởi tặng trên tay, tôi nghĩ mình sẽ viết cảm nhận cho tập thơ nầy. Lướt qua tập thơ mỏng chỉ vỏn vẹn có 45 bài thơ, tôi thấy trang đầu có lời tựa của nhà thơ Kha Tiệm Ly, trang cuối có lời bạt của nhà thơ Nguyễn Khôi. Với tôi, hai nhà thơ nầy là hai cây cổ thụ trong rừng văn miền Nam và miền Bắc, cho nên những gì tôi cảm nhận được chắc họ đã nói hết rồi. Vậy thì tôi sẽ viết cho một bài mà tôi yêu mến trong tập thơ nầy vậy. Chọn bài thơ ấy không khó vì mở tập thơ ra nó đã là bài thơ đầu tiên: “Trên bục giảng mùa xuân”.
        Hãy bàn qua vế đầu của bài thơ:

                    Tơ xuân nhè nhẹ rải
                    Lộc biếc khẽ đâm chồi
                    Đất trời nghe phơi phới
                    Hoa xuân hé nụ cười

       Đây chỉ là một vế thơ tả mùa xuân đang đến như bao nhiêu bài thơ xuân khác. Thế nhưng người đọc vế thơ nầy sẽ cảm nhận được có cái gì quí hơn, đẹp hơn và cao trọng hơn chứa đựng trong mùa xuân đang đến. Đó là nhờ vế thơ nằm trong chủ đề  “Trên bục giảng”. À, té ra tác giả đang đứng trên bục giảng giữa mùa xuân nghĩa là đang làm một việc cao trọng nên việc làm ấy tăng thêm ý nghĩa cho thơ. Thế nhưng chưa phải đâu. Nghĩ kỹ hơn ta thấy tác giả còn nói đến mùa xuân đang về với một ý nghĩa khác. Mùa xuân mà tác giả tả với tơ xuân, với lộc biếc, với phơi phới, với hoa hé nụ  là mùa xuân của tuổi trẻ, của thế hệ học trò. Những cảm nhận mùa xuân nầy tác giả đã thụ hưởng ngay trên bục giảng và cảm nhận ý nghĩa đó từ sự phơi phới xuân của học trò ngồi dưới kia hướng mắt lên thầy. Từ đó ta thấy trong bốn câu thơ mở đầu tác giả chỉ mượn hình ảnh xuân của đất trời để mô tả một mùa xuân khác, mùa xuân của tuổi học trò mà tác giả là người đang chăm sóc. Tơ xuân, lộc biếc, hoa xuân ở đây còn thể hiện mầm tri thức phát triển trong những chiếc đầu, những thân thể bé bỏng đang lớn lên kia. Suốt đời tác giả đứng trên bục giảng nên hưởng được xuân ở trong cả bốn mùa, vì xuân ấy từ lớp lớp tuổi thơ như tơ xuân, như lộc biếc, như hoa xuân vây bọc quanh thầy.
        Thế nhưng qua vế hai của bài thơ, có một sự thật phũ phàng trên cuộc đời làm thầy:

                    Sương thu bao lần trải
                    Áo trắng sắc không phai
                    Một đời yêu phấn trắng
                    Thân thương tiếng giảng bài

       Vậy là nhà thơ chỉ hưởng thụ mùa xuân khi đứng trên bục giảng, còn cuộc đời thầy không phải là mùa xuân đâu. Cuộc đời thầy chỉ như mùa thu, mà lại chỉ là những ngày thu có sương lạnh lẽo. Mùa thu là mùa lãng mạn nhất trong năm. Vậy có phải tác giả muốn nói đời của người thầy lãng mạn hay không? Phải, đúng thế. Đời của người thầy đẹp và lãng mạn nhất nhưng chỉ về phương diện tinh thần, còn phần vật chất thì “sương thu bao lần đã trải” giống như thầy phải mang chiếc áo trắng mong manh đi trong sương thu suốt cả bốn mùa và suốt qua nhiều năm tháng. Tuy thế vì yêu thương quá đỗi cái thì giờ đứng trên “Bục giảng mùa xuân” mà thầy đã “Áo trắng sắc không phai”, hy sinh cho sự nghiệp trồng người.
        Vì thứ tình yêu đó, vì sự nghiệp đó mà thầy đã:

                     Nhặt cỏ vườn hoa bé
                     Nâng niu từng nụ hồng
                     Nhựa xuân rung se sẽ
                     Mộng hồn bay lâng lâng

       “Vườn hoa bé” tượng trưng cho những ngôi trường, những lớp học mà thầy đã trải qua. “Nụ hồng” tượng trưng cho học trò bé bỏng mà thầy đã cưu mang và “Nhựa xuân, Mộng hồn” là sức sống đang vươn lên của lớp lớp học trò mà thầy giảng dạy. Vế thơ nầy cũng chỉ nói đến công việc của một người trồng hoa nhưng ẩn ý chứa trong thơ như những cánh thiên thần và sực nức hương thơm. Hương thơm trong thơ được toả ra từ những từ ngữ bình dị nhưng có tiềm năng truyền cảm cho ta cảm thụ hết tất cả vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết, cao thượng của người trồng cây nhân tính cho đời.
         Và tất cả tháng ngày thầy đứng trên bục giảng, tất cả tháng ngày thầy mặc áo trắng mỏng manh đi trong phong sương đời thầy là những tháng ngày thầy cặm cụi khai phá cho nguồn thơ trào dâng giữa cuộc đời:

                     Sắc hoa cùng thắm rộ
                     Ủ hương đầy bâng khuâng
                     Thì thầm tia nắng cựa
                     Nguồn thơ chợt trào dâng

          Đây là thành quả của người thầy qua hình ảnh của người làm vườn. Hoa, hương, nắng đã biến thành thơ trào dâng là kết quả của tháng ngày chăm bón. Từ đó, kết quả của thầy giữa cuộc đời
cũng sẽ biến thành thơ, hay nói đúng hơn thầy quan niệm một đời thầy trồng người là một đời hy sinh cho thơ. Vậy thơ ở đây có nghĩa rộng vô cùng, đó là những gì ta đem vào đời, bồi đắp cho đời, khiến đời trở nên tươi đẹp .

          Thơ cũng có hồn. Hồn thơ do người thi sĩ hà hơi vào. Đọc thơ có hồn ta cảm nhận ngay được cái hay không cần lý luận. Bình thơ chẳng qua là nhận xét văn chương vòng vo bên ngoài, còn nhận biết cái hay của thơ thì qua linh cảm của chính mình và của từng người. Thơ La Thuỵ với tôi là thơ có hồn, cái hồn đó nhận từ hơi thở trong con tim, lá phổi người sáng tác, nó sẽ sống và sống lâu dài vì chủ nhân nó vừa là nhà giáo vừa là nhà thơ như bao nhiêu nhà giáo cũng là nhà thơ khác, nó thấm thía biết bao bởi tâm hồn họ đẹp như hoa bướm, cao trọng như tượng đài và lung linh giữa ngàn sao lấp lánh. Ngàn sao đó chính là học trò của họ, do bàn tay họ đã truyền cho tri thức và đưa tri thức ấy vào đời ./.

                                                                                 Châu Thạch   

READ MORE - ĐỌC "TRÊN BỤC GIẢNG MÙA XUÂN", THƠ LA THUỴ - Châu Thạch