CÂU
ĐỐI NGÀY TẾT
Chu Vương Miện
Nói
tới ngày Tết thì đủ thứ đi theo nó, ở đây chúng tôi
chỉ đề cập tới Câu Đối Tết mà thôi chứ
các thứ khác thì hoàn toàn mù tịt.
Qua đây, tôi được
làm chung với một vị quan Huyện [nguyên là Phó Đốc Sự
Hành Chánh xuất thân], còn tôi là Thư Ký Hành Chánh nên
thầy phong cho tôi làm chức Thầy Đề. Chúng tôi làm
chung ở một shop may của một bà người Tàu mù chữ. Chúng tôi hành nghề ủi quần áo, giờ giấc thì hết
sức là "cao su", có khi nghỉ cả tuần, có khi
thì làm cả ngày và cả ban đêm, công việc thất thường, khi đực khi cái. Cũng không thể kiếm được cái nghề
nào khác nên đành nghiến răng chịu vậy. Tính tình
của anh ấy cũng hợp với tôi. Thỉnh thoảng anh có sách của
bá tánh gửi cho, không bao giờ đọc, mà mang cho tôi kèm
theo một câu "Chú mày mang về nhà mà chêm". Tôi
chịu câu nói này lắm. Chuyện là như vầy: tủ sách
nhà tôi thì nhiều lắm, tuy nhiên bạn bè muốn lấy cuốn
nào thì lấy, không có cho mượn bao giờ, thành ra chỗ
này khuyết, chỗ kia khuyết, cứ có sách là tôi bổ sung, chêm vào cho nó thẳng những cuốn sách,thế thôi chứ
cũng rất ít khi đọc. Tình hình chung thì cũng chả ai
khá gì, không culi thì cũng quét chợ hoặc bốc vác thế
thôi. Những cơ sở sản xuất vũ khí dài cả mấy dậm
liền đều bị đóng cửa vì các nước nhỏ vịt đẹt
không chịu đánh nhau nữa, cho kẹo cũng không đánh, nên
cái chiêu bài bán vũ khí khí không được ưa chuộng nên
tạm dừng chân. Trong những cơn bĩ cực, hai anh em lao
động không vất vả chi lắm về thể xác, và tiền
bạc cũng rất là khiêm tốn kiếm được, chỉ bù lại
là nói, nói này hoàn toàn không có nói phét, chỉ có
hai anh em và các Amigo và Amiga, thành ra chỉ nói tào lao
cố đế cho nó qua ngày đoạn tháng, nếu không tù thì
cũng chỉ bốc cứt, chả vinh quang cái chó gì. Anh biết
tôi và anh là những người lỡ thời lỡ vận, sống cái
kiếp con giun con dế, nhưng bù lại thì nói cho nó sướng
cái miệng. Anh biêt ý tôi là chỉ nghe chỉ nói những
mẩu chuyện nào mới mà thôi, chuyện cũ không bao giờ
nói và cũng không bao giờ nghe. Trưa đó, sau khi ăn cơm
xong ở ngoài "Tụ Nghĩa Đường" tức là ăn cơm cạnh
thùng rác để ở ngoài đường, anh kể chuyện này
thì mới keng: Hồi làm Trưởng Ty dưới miền Tây,
qua có đi thăm động Thúy Kiều, qua hỏi: "Em làm
cái nghề ngỗng này bao lâu thì được chị em ta trả
lời: "Em mới vào nghề có hơn 10 năm, còn mới lắm", và quan Huyện lúc đó hỏi lại: "10 năm mà
còn mới cái gì?". Chị em trả lời: "Đúng như vậy, mỗi địa điểm từ
Cà Mâu đi ra, từ Quảng Trị đi vào, mỗi nơi mỗi chốn, em ở có một tuần, rồi lập tức chuyển quân, thành
ra dù thâm niên công vụ 10 năm, em vẫn còn mới toanh à."
*
Câu
đối cũng theo thời gian chuyển biến và hoàn cảnh xã
hội cùng chế độ, mỗi một giai đoạn lịch sử là có
chuyển biến và câu đối cũng chuyển biến theo, cứ lập
đi lập lại những cái cũ những câu đối cũ là làm
phiền lòng người đọc. Và đây là những câu đối ở
thời kỳ hiện đại "tức hại điện", điện cúp lia
chia dài dài. Cụ Đồ chế độ mới ra câu đề: "Xuất khẩu", người nghe bèn đối lại "Nhập môn". Thủ trưởng ra câu: "Cà phê" nhân viên nghe liền đối lại: "Tiêu chuẩn". Cà đối với tiêu và phê đối với chuẩn.
Cũ
hơn chút nữa, nhưng là tờ báo không thông dụng, rất
ít người đọc, nhưng câu đối thì lại quá hay. Xin
đơn cử ra đây:
Câu
ra:
-Núi
mông sơn cao hốt xen trời
Núi = mông (mont: tiếng Pháp, cũng là núi) = sơn (山) cũng
là núi; hốt (haut, tiếng Pháp) = cao; xen (ciel, tiếng Pháp) = trời.
Câu
đối lại :
-
Nước Lô thủy chẩy cùn mé biển
[nước = l'eau =Thủy 水; coule = chẩy; mer = biển]
*
Sau
đây là chuyện câu đối mà chính bản thân tôi được
chính tai nghe mắt thấy, mà chính mình tham dự. Ông Xếp
tôi là đàn em của một vài vị có vai vế trong chính
quyền cũ, chuyện chính sự thì không bao giờ có ông xếp
của tôi, mà chuyện ăn nhậu thì có chút đỉnh, và
toàn là dính dáng đến thịt chó. Ông xếp quý tôi
ở vài điểm, nên mỗi lần ăn chùa như thế, thì
thường gọi tôi đi theo.
Tôi
đi theo không phải mục đích là ăn mà mục đích để học, vì trong số đó có một cụ, ngày trước làm tỉnh
trưởng Ban Mê Thuột. Làm tỉnh trưởng đối với tôi
thì không quan trọng, nhưng cái quan trọng là kiến thức
của cụ nghiêng ngửa với cụ Giản Chi. Tôi ngưỡng mộ
cụ khi cụ giải nghĩa cho tôi hai câu ca dao mà thường là
thiên hạ bó tay. Câu như sau:
-"Yêu nhau vì một chữ tình
Nhà
quê lên ngược, tỉnh thành xuống xuôi"
Cụ
phán :
-
Có nghĩa đen thùi lùi là như thế này: "Đàn bà nhà
quê thì mặc váy, mà đàn bà thành phố thì mặc quần,
nên khi hành sự yêu, nhà quê thì phải tốc ngược lên, mà thành phố thì kéo dây lưng quần bằng thun xuống".
Bữa
nhậu thịt chó hôm đó ở đường Nguyễn Thiện Thuật,
gần ngay đường rầy xe lửa. Bàn của chúng tôi gồm có
sáu người, tôi là em út. Nhà hàng vừa bày biện ra bàn, chưa có ai cầm đũa thì bỗng nhiên có một bạn bằng
hữu giang hồ không mời mà tự động ngồi xuống bàn
chúng tôi. Đương sự nói:
-"Kính thưa các cụ, các ông, nhân thấy quí vị ngồi một
bàn mà chỉ có sáu người, tiếng Hoa gọi là Lục Súc,
nên chúng tôi không quản tài hèn đức bạc đến ngồi
chung vào với quý vị cho nó ra Thất Hiền, và xin ra một
câu đối, trong các vị ai mà đối được, thì kể như
bữa tiệc hôm nay tại hạ xin được hân hạnh kính mời".
Không
dài dòng chi, cụ Tiên Chỉ phán:
-Vậy
xin bạn ra câu đối đi.
Người
lạ không cần suy nghĩ noí ngay :
-Chả ngon!
Câu
này có 2 nghĩa là :
-Chả
cá ngon, và một nghĩa nữa là chả cá không ngon.
Cả
sáu người chúng tôi thì tôi hoàn tòan không biết, còn
các vị khác thì có vị là dân nhậu, hoặc có vị chỉ
vì giao tế mà đi chớ chuyện thơ phú đối đáp có khi
cũng không rành, đành bó tay. Cụ nguyên tỉnh trưởng
sau cùng cũng bó tay luôn và cụ phán:
-Thua! Xin giải.
Vị
khách không mời nói:
-Đéo sướng!
Có
nghĩa là làm cái công việc hành lạc đó sướng, nghĩa
thứ hai là chả có sướng khoái gì cả.
Bà
con ta thua, mà thua thật đậm các cụ ạ./.
No comments:
Post a Comment