Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, May 24, 2023

MỖI MÙA 1 LOÀI HOA - Thơ Chu Vương Miện



MỖI MÙA 1 LOÀI HOA

chu vương miện

*


đầu xuân trên cành toàn hoa mai vàng

chen kẽ có hoa hồng đào hoa mơ trắng

dưới đất là hoa pensée nâu đỏ tím

và rất nhiều cụm hoa thủy tiên

của Tàu của Ta và của Úc

giữa xuân là lyly đỏ xẫm

trắng chen đỏ đỏ lợt và nghệ

vườn hồng đâm chồi cùng những nụ hoa mùa mới

những cây mãn đình hồng hoa tím hường trắng đỏ

vẫy tay chào mùa xuân tới vội

hoa loa kèn lài cúc thêm chồi

thi sĩ nhìn vườn ngó tới ngó lui

cây cỏ đều thay vỏ thay lá thêm hoa

thi sĩ thở dài người lại thêm già ?

làm thơ thiếu ghệ thì làm không được ?

có ghệ vào thì bại sản tang gia

không ghệ thơ giống con gà thiến

có ghệ vào giống dê cụ Uy Viễn nhà ta

23 tuổi cộng thêm 50 vẫn còn trẻ quá

già chơi trồng bỏi cưới đời nghiêng ngả

1 chiếc xe bò 1 lãi già dịch

và 1 lũ ghệ tuổi 20 bám sát nút sau lưng 

tiên sư cha đứa nào? 

ngoác miệng ra nói lão là khùng? 

khùng cũng chả sao? miễn là có đồ chơi?

không chơi bỏ uổng?

chết đến đít vẫn còn cay? lão là cà cuống

thời trai trẻ lên bắc xuống nam

công lao hãn mã không giấy mực nào ghi cho hết?

về già hưu vẫn oanh oanh liệt liệt

vẫn yêng hùng bên lũ ghệ tuổi 20

lão thường ngửa mặt lên

tóet miệng ra cười


cvm


READ MORE - MỖI MÙA 1 LOÀI HOA - Thơ Chu Vương Miện

CHỚP BỂ - Chùm thơ Võ Văn Hoa

Cầu 3/2 tại thị trấn Diên Sanh


Chớp bể

 

Người đi rừng nhìn từ phía bể

Nhà nông nhìn tổ kiến trên cao

Anh yêu em nhìn từ đôi mắt

Tinh cầu nào ở cuối trời sao?

*

Mưa nguồn trong anh có từ chớp bể

Có mùa xuân vàng trắng bao giờ!

Ta đã đi qua những ngày như thế

Xuôi về em năm đợi tháng chờ!

*

Tượng đài trong em xây bằng vỏ ốc

Ta sơn nhân gió lộng trăng ngàn

Em hoang hoải trên thuyền độc mộc

Ta tìm về ánh chớp một dung nhan…

 

27-30/01/2008

 

Cây Da

 

Lội dòng về phía Cây Da

Đâu là bến Cộ để ta soi tình?

Ai người trong cõi vô minh

Mạc sầu tiền lộ(1)…nhân sinh cuối trời

 

Cây Da xa khuất khúc mời

Một cây cầu trắng nói lời xưa sau

Ô Lâu huyền thoại còn nhàu

Bão giông trời đất mưa mau lối về... 

 

(1) Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ

(Đừng buồn con đường trước mặt không có ai là người tri kỷ). 

 

 

203 Đường Hùng Vương thị trấn Diên Sanh

 

Căn nhà ấy mỗi ngày

Hoa dại bờ rào

Những cánh chuồn mỏng tang xuống đậu

Người nhà vui

 

Con đường ấy

Lượng người không thưa

Những chiếc xe rú ga trong đêm

Người nhà khó ngủ

 

Thị trấn ấy

Có lá phổi xanh

Lão già ấy sớm tối đi về cảm giác an lành

Quên tác!

 

01/12/2020

 

 

Bóng quê

 

Về quê anh thật lâu mới thấy mưa ngoi Nam

Mùa nước nổi lút chài lút chóp

Con sóng mòi dập phên lộp độp

Ngồi trên tra(1) mà run

 

Em không buồn những buổi chiều hôm

Tối lửa tình làng nghĩa xóm

Cây chuối phao cứu sinh thầm lặng

Qua về thăm nhau

 

Quê mình quen sống chung với lũ

Mẹ để dành khoai dẻo từ lâu

Thóng(2) mắm vại cà, thuốc lá từng xâu

Những nguồn dự phòng bất biến

 

Những chạc chìu cha lo bện sẵn

Phòng khi bất trắc nước tràn

Việc đàn ông trăm thứ ngút ngàn

Anh có Gen(3) cha việc chi cũng biết

 

Giờ anh đã xa làng, xa bao điều thân thiết

Khắc khoải cơn bão xa

Thắc thỏm lũ lụt về

Thương những cánh chim trời phiêu dạt

 

Thương bà con những ngày núi sạt ...

Thương mến quê nhà

 

01/1/2020 

 

(1) Tra: Phương từ, chỉ nơi đóng bằng gỗ trong ngôi nhà truyền thống ở trên cao để đựng thóc.

(2) Thóng: Phương từ, chỉ hủ mắm… treo trên bếp.

(3) Gen: Thuật ngữ, chỉ chức năng di truyền.

READ MORE - CHỚP BỂ - Chùm thơ Võ Văn Hoa

DƯƠNG ĐỈNH THIÊN – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


         
                   Dương Đỉnh Thiên “thánh mọc sừng” 
                     (giáo chủ đời 33 của Minh Giáo)

Nhân vật giáo chủ Dương Đỉnh Thiên trong bộ truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký gồm có tám tập được nhắc tới ba lần không dài lắm. Lần thứ nhất ngoài Linh xà Đảo, Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn kể cho các con cháu nghe.
Lần thứ ba thì ở sau lưng khuôn viên chùa Thiếu Lâm chỗ mà có ba cây thông già, nơi ba vị Thái thúc sư tổ ngồi luyện võ công là Độ Nạn, Độ Ách và Độ Kiếp. Một trong ba vị thần tăng này hoan hỉ nói với giáo chủ Trương Vô Kỵ rằng:
- Cách đây vài chục năm về trước, chúng tăng đã có dịp vinh dự trao đổi võ công với giáo chủ đời thứ ba mươi ba của Minh Giáo là Dương Đỉnh Thiên, vậy nay giáo chủ Trương vô Kỵ đời thứ ba mươi tư đến đây để trả món nợ ngày xưa chăng? Nếu vậy thì bọn bần tăng rất lấy làm trân trọng hân hạnh để tiếp chiêu. 
Lần thứ nhì thì Viên Chân Thành Khôn nói với quần hùng Minh Giáo trên nội đường Quang minh Đỉnh, khi mà mọi người trong hàng ngũ lãnh đạo như Tả Sứ Dương Tiêu, các Hộ Pháp Vương, các Ngũ tản nhân tự điểm huyệt lẫn nhau và Viên Chân Thành Côn phóng chỉ giúp họ điểm huyệt viên mãn cho hết cục cựa ngồi yên một đống chờ phát lạc, để sang bên kia thế giới. Lúc bấy giờ thì Thành Khôn mới dõng dạc tuyên bố như sa:
- Chuyện ba huynh đệ đồng môn cuả chúng tôi , thứ nhất đại sư huynh là Dương Đỉnh Thiên, thứ nhì là Thành Côn [Viên Chân], thứ ba là tiểu muội không có tên họ gì cả, mà được goị xách mé là Dương Phu nhân, ba người này giống như tình trạng cuả “Ba người lính nhẩy dù lâm nạn” cuả văn hào Nguyễn Mạnh Côn cuả Việt Nam, vốn không chằng không rễ, không có sư thừa sư thiếu gì hết trọi, cũng chả có môn phái nào hết? Khi không một người một phát làm giáo chủ Minh Giáo đời thứ ba mươi ba, kế thừa Thạch giáo chủ đời thứ ba mươi hai. Một người là Thành Côn với biệt hiệu là Tích Lịch Thủ Thành Côn [mượn lại danh hiệu cuả Tích Lịch Hoả Tần Minh thống chế Thanh Châu đời nhà Tống] và một vị sư muội được gả cho Dương Đỉnh Thiên gọi là Dương phu nhân? Võ công võ tư của Dương Đỉnh Thiên ra sao? Lý lịch xuất xứ như thế nào ở đâu? Con cái nhà ai làm nghề ngỗng gì? Không ai hay không ai biết, thế mà lù lù ngồi ở ngôi giáo chủ Minh giáo. Còn Thành Côn thì cũng không rành là chuyên môn về ngành võ gì, mà lại có thời gian làm sư phụ cuả Kim Mao sư vương Tạ Tốn? Sau này xuất gia đầu Phật làm môn đồ cuả Không Kiến thần tăng vốn là sư huynh của phương trượng chùa Thiếu Lâm, kế thừa môn công phu “Cửu dương thần công” cuả sư phụ Vô Sắc, mà Viên Chân là người kế thừa sự nghiệp này? Còn về vị sư muội thì chỉ được Thành Côn cho biết chính ra thì ngươì sư muội này là vợ sắp cướí cuả chàng? Nhưng vì Dương Đỉnh Thiên được làm giáo chủ Minh Giáo nên uy danh có phần hơn nên ngươì sư muội này chuyển lòng chịu làm phu nhân. Nói chung thì là môí tình tay ba, sư muội là vợ chung cuả hai vị sư huynh, bản thân cuả vợ chồng Dương giáo chủ thì rõ ràng ở mật thất trong lòng Quang minh Đỉnh, còn Thành Côn sống cà lơ phất phơ ở đâu làm nghề gì thì không ai rõ? 


Người rõ nhất về nhân vật này có lẽ chỉ có nhà văn Kim Dung biết mà thôi. Giáo chủ phu nhân thì vẽ một tấm bản đồ đường đi nước bước trong cấm địa, để cho Thành Khôn muốn đến với phu nhân hoặc muốn đi giờ nào cũng đựợc. Bên phòng bên kia thì Dương giáo chủ luyện “Càn Khôn đại na di tâm pháp” tới phần thứ tư, có nghĩa mặt có khi là Quan Công, có khi là Trương Phi, đôi khi một nửa mặt là Quan Công, nửa bên kia là Uất Trì Cung. Giaó chủ cũng đã biết tỏng đi cái bài ca ngoại tình này rồi. Một mặt giáo chủ cho xây cất thêm cơ quan và lấp thêm đá tảng để nếu cần, đúng lúc làm hầm sụp xuống cho đá đè chết cả ba, và cũng chuẩn bị viết thư di chúc thu xếp hậu sự và cắt đặt nhân sự thừa kế giáo chủ. Chuyện chưa xong chưa đâu vào đâu thì bất ngờ bên gian phòng bên này thì giáo chủ đang luyện công đến nửa phần thứ năm “Càn Khôn đại na di tâm pháp”, còn phòng bên kia thì tiếng ân ái cuả Dương phu nhân và Thành Côn ồn ào lộ liễu quá. Thế là trong một lúc bị phân tâm, giáo chủ bị “tẩu hoả nhập ma dẫn lửa vào chỗ chết” lăn đùng ra hộc máu mà thác. Giáo chủ chết vừa xong thì Dương phu nhân cũng cảm thấy hối hận quá, rút dao ngắn trong lưng ra đâm một nhát vào ngực mình đi đời nhà ma.
 

Cũng xin nhắc lại một lần nữa cho các vị đại hiệp, trung hiệp trong Minh Giáo nghe cho rõ và tường tận. Có điều gì không hiểu có quyền hỏi lại kẻo mơi mốt thác xuống với giáo chủ Dương Đỉnh Thiên thì không hỏi ai được nưã? Thực ra nói là ngoại tình thì cũng hơi quá đáng, giaó chủ Dương Đỉnh Thiên đi theo con đường cuả giáo chủ Thần long giáo Hồng An Thông, ngài chú trọng quá nhiều về chuyện luyện tập võ công và không hề quan tâm chi tơí việc phòng the, phòng ngủ. Chẳng qua tiểu muội cuả ta lại say mê như điếu đổ hai cái danh từ giáo chủ rỗng tuếch, chả no chả béo chó gì? Thành ra nàng sống trong tình cảnh Nhạc Linh San trong “đại tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ” cùng một tác giả Kim Dung viết ra. Mối tình tay ba này là do hoàn cảnh tự nhiên mà tự phát sinh, tự nuôi dưỡng lấy thế thôi. Khi hai nhân vật kia, kẻ chết kẻ tự tử theo, thì ta cũng thành ra lêu bêu, sống không có hộ khẩu [tức là sổ gia đình], không nơi trú ngụ, không có việc làm, chỉ có việc lâu lâu chui vào cấm địa để làm tình làm tội với Dương Phu Nhân. Sau đó thì nhân có chuyện Phủ Dương Vương tuyển nhân tài về Văn và Võ, qua mấy lần phỏng vấn thì ta có thể quả quyết với Nhữ Dương Vương như đinh đóng cột, là có khả năng làm cho Võ Lâm, Võ Sơn, Võ Thuỷ cuả Trung Quốc nát ra như tương [lạc chíu chương] và cám, rồi nhà Nguyên có thể cai trị từ năm đến mười năm một cách dễ dàng. Sau đó thì Vương Gia ra lệnh cho ta viết thành văn bản bằng Hán ngữ, vì không có chữ viết Mông Cổ, ta bèn viết luận thuyết này cả ngàn trang. Nhữ Dương Vương Gia mang dâng lên cho vua Thuận Đế nhà đại Nguyên thưỏng lãm. Ngài coi qua loa cho nó có vì bản thân cuả ngài là không biết chữ, nghe nguyên soái Nhữ Dương Vương tâu là “Cuốc Sách”, ngài bèn phê ngay một chữ to bằng con bò “Thuận”. Thế là triều đình chi điạ cho ta qua Sát Hãn Đạt Mục Nhĩ, trực tiếp thi hành theo lệnh cuả vị đại nguyên soái Nhữ Dương Vương này. Chuyện dễ ợt, ta quá rành sáu câu về nội bộ cuả Minh Giáo, nào từ giáo chủ thứ ba mươi hai là Thạch giáo chủ, chả biết vì lý do khó hiểu nào mà sáu thanh Thánh Hoả Lệnh cùng lúc mang vào Chợ Lớn bán cho vưạ ve chai? Sau này thì mấy anh chà và bán vải vóc mua lại lén dâng cho Minh Giáo triều đình Ba Tư [ngàn lẻ một đêm]. Vì không có Thánh hoả Lệnh, nên chỉ có Giáo mà không có Lệnh, thành ra từ khi giáo chủ Thạch và giáo chủ Dương Đỉnh Thiên cầm quyền hay chết đi thì cũng giống như nhau, là chả có lệnh lạc quyền hành gì cả. Trong Minh giáo từ trên xuống dưới cá mè một lứa không ai nghe ai, và cũng chả ai ra lệnh lạc cho ai, chia năm xẻ bấy vì anh nào cũng nghĩ mình là giaó chủ. Điển hình là Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính cùng hai con Ân Dã Vuơng và Ân Tố Tố lập ra Thiên Ưng Giáo, Tả sứ Dương Tiêu thì về ẩn cư nơi Toạ Vọng Phong. Trong lúc hấp hối giả chết, ta cho học trò cuả ta là Trần Hưũ Lượng giả dạng vào Cái Bang làm trưởng lão tám túi chi phối hoàn toàn Cái Bang. Còn ta thì nắm thật chặt bao tử chuà Thiếu Lâm và phái Thiếu Lâm, vắt bèo ra bọ, xúi giục bọn hiếu chiến lạm sát đần độn này uýnh nhau nhân danh Chính phái để tiêu diệt Tà phái [tức Ma ni giáo]. Thực ra thì có Ma có Mãnh nào đâu? Âm Ma cuả ngươì Hán có nghĩa là người Cha [Hoàng A Ma, Hoàng a Mà, Hoàng a Má], trong tiếng Pháp thì chữ Ma có nghĩa là “cuả tôi” giống cái [trước Ta và Sa]. Phạn ngữ cuả Ấn Độ chữ Ma đi sau cùng có nghĩa là thần thánh chi đó như Bồ đề đạt Ma, Đức đạt lai đạt Ma. Ma không có nghĩa là Ma quỷ. Chỉ có người Việt Nam đọc qua âm Hán Việt thì mới cho rằng Ma là ma quỉ [là người đã chết]. Thế là người Chính phái [lục đại môn phái] hùng hùng hục hục kéo đàn kéo lũ đi tẩm quất lũ Ma Tà Minh Giáo. Thế là, Chính cũng chết mà Tà cũng chả có ai sống sót. Thế là cơ hội tốt cho người Mông cổ [tức nhà Nguyên khởi đầu từ Thành Cát Tư Hãn] cứ leo lên đầu lên cổ người “Chung Quốc” mà đứng trên đái xuống! Chuyện bố láo bố lếu nói nhàm tai đến đây cũng kể như tạm là un point final, kết thúc được rồi. Vậy các anh hùng trong Minh Giáo có sang bên kia thế giới “ăn rau thờ ma” cùng tụng Hoả ca thì cũng chả trách ta là người xấu xa nhất xã hội chó má này! Một lần nữa cầu chúc quí vị lên cõi thiên thiên một cách khỏe khoắn, nếu còn điều chi không hài lòng thì email xuống, tại hạ sẽ hồi âm lập tức.

chuvươngmiện

READ MORE - DƯƠNG ĐỈNH THIÊN – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện

TÌNH THƠ - Chùm thơ Phạm Bá Nhơn - Nữ nghệ sĩ Hồng Vân diễn ngâm

READ MORE - TÌNH THƠ - Chùm thơ Phạm Bá Nhơn - Nữ nghệ sĩ Hồng Vân diễn ngâm

LỠ HẸN HÒ - Thơ Chu Vương Miện

 


LỠ HẸN HÒ

Chu Vương Miện



mấy năm đã lỡ hẹn hò

ong ruồi ong mật thêm tò vò bay

1 mình kẹt giỏ nơi đây

thì thôi trời rặt là mây phiêu bồng

thà là 1 đám cô vân

giữa trời vần vũ xoay vần bắc nam

ờ thì đã cuội trăm năm

quay về 1 chiếc lều không không người

đống phân còn mấy chú ruồi

bay qua bay lại hương đời phồn hoa

ngày xưa chuốc rượu nhà ga

bây giờ nước lạnh gốc đa mà chờ

chờ hoài chưa tỉnh giấc mơ


cvm




READ MORE - LỠ HẸN HÒ - Thơ Chu Vương Miện