Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, June 2, 2022

TIẾT ĐOAN NGỌ - Thơ Tịnh Bình


 

TIẾT ĐOAN NGỌ
 
Mủi lòng nhìn một xác ve
Đám tang con kiến bên hè đêm qua
Sớm mai mắt lá sương sa
Một bầy gió vỡ ướt nhòa lệ mưa
 
Râm ran tiếng dế tiễn đưa
Thắp đèn đom đóm cũng vừa ra chơi
Tiết Đoan trải nắng ra phơi
Trong veo dải lụa tơ trời tháng Năm....
 
TỊNH BÌNH
(Tây Ninh)

READ MORE - TIẾT ĐOAN NGỌ - Thơ Tịnh Bình

THÁNG SÁU – Thơ Trần Mai Ngân


 

THÁNG SÁU
 
Khươi tàn tro cũ tìm nhau
Nhiệm mầu tháng Sáu trước sau vẫn đầy
Hôm xưa mưa trắng cổng trời
Trên thuyền hoa nở nụ cười khai nguyên
 
Tháng Sáu ve gọi hàn huyên
Đong đưa hoa lá phận duyên vội vàng
Mây bay phụ bạc ngỡ ngàng
Mặt trời che khuất bẽ bàng bóng trưa
 
Tháng Sáu về lại bến xưa
Một con thuyền cũ như vừa đâu đây
Tháng Sáu tình vẫn khẳm đầy
Trong tôi sao đã qua ngày sang đêm
 
In nhòa tường trắng bên thềm
Dáng hoa hoá đá lệ mềm chân như!
 
Trần Mai Ngân

READ MORE - THÁNG SÁU – Thơ Trần Mai Ngân

KÝ ỨC | KHÔNG HOA - Thơ Đàm Ngọc Năm


Tác giả Đàm Ngọc Năm


 KÝ  ỨC


Mấy mùa trăng rồi em
Tuổi cao anh không nhớ
Có phải anh còn nợ
Em như tuổi đôi mươi.

Mấy Xuân rồi vậy em
Từ khi mình hò hẹn
Có những lần không đến
Rồi lí giải vu vơ.

Nhiều lúc chuyện đâu ngờ
Theo thời gian lặng lẽ
Dù chẳng ai muốn thế
Để rồi phải chia xa.

Mùa Đông cây rụng lá
Mùa Xuân lại đâm chồi
Muôn hoa cùng khoe sắc
Còn ta - Chỉ một thời…



         KHÔNG  HOA

Người ta bảo phải tặng hoa
Nhân ngày mùng Tám, tháng Ba dễ gần (!)
Với tôi chẳng biết răng mần
Hoa không quen tặng bao lần đấy thôi.
Một đời mộc mạc quen rồi
Thương yêu cũng khó thành lời với em
Chỉ mong được mãi bình yên
Được cùng thấu hiểu nỗi niềm con tim
Với tôi, em mãi thần tiên
Trong men rượu đắng không quên lối về
Giữ vẹn nguyên những câu thề
Từ thời xa lắc tạc ghi vào lòng.
Còn đem tặng những đóa hồng
Ôi sao khó thế, chẳng mong được rồi
Dẫu là biết cuộc đời người
Tình yêu lãng mạn đắp bồi men say…

                               Tháng 3 - 2022.

                               Đàm Ngọc Năm
                     <namdnmard@icloud.com>
READ MORE - KÝ ỨC | KHÔNG HOA - Thơ Đàm Ngọc Năm

VANG VỌNG DÀI THEO NGỌN GIÓ BAY XA - TS. Bùi Như Hải

 


Vang vọng dài theo ngọn gió bay xa(1)

TS. Bùi Như Hải


1. Nhà thơ Nguyễn Văn Trình là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học QuảngTrị đương đại. Nếu tính từ bài thơ đầu tiên Chiều biên cương viết vào năm 1980 đến nay, Nguyễn Văn Trình đã hàng chục bài thơ đăng ở các báo, tạp chí Trung ương và địa phương, hàng trăm bài thơ đã được tải lên trên các trang mạng Facebook, Zalo, trong các tuyển tập thơ in chung, thì đã xuất bản được 3 tập thơ in riêng, đó : Mây trắng bên trời (Nxb.Thuận Hóa, 2011), Nắng chiêm bao (Nxb. Hội nhà văn, 2019), Bóng chiều rơi (Nxb.Hội Nhà văn, 2022). Với hành trình sáng tác hơn 40 năm không ngừng nghỉ - khoảng thời gian cũng đủ để Nguyễn Văn Trình thể hiện niềm say mê đắm đuối, khát vọng mãnh liệt của một nhà thơ tài năng, một tính thơ riêng khác đầy sáng tạo, độc đáo, có thành tựu, có sự đóng góp không nhỏ vào nền thơ ca đương đại QuảngTrị nói riêng và nước nhà nói chung, được bạn bè, đồng nghiệp, độc giả giới nghiên cứu, phê bình văn học dành nhiều tình cảm yêu mến, quan tâm, đón nhận, viết bài cả khen ngợi lẫn góp ý.

Bóng chiều rơi của nhà thơ Nguyễn Văn Trình, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành sẽ được ra mắt bạn đọc vào quý II năm 2022. Tập thơ tập hợp111 thi phẩm, thể hiện một cách sâu sắc về thế giới tâm hồn phong phú, về bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tinh tế, biến hóa sinh động. Nhan đề tập thơ rất ấn tượng, in đậm dấu ấn trong sự nghiệp cầm bút của nhà thơ Nguyễn Văn Trình khi tuổi đời đã ngoài lục tuần, được chưng cất lên bởi sự trải nghiệm thời gian dài hơn bốn mươi năm miệt mài, cần mẫn, công phu cày xới trên cánh đồng ruộng chữ, để rồi ươm mầm, cho ra đời những quả ngọt thi ca dày dặn, tinh tế, đầy âm thanh, nhạc điệu, man mác tình cảm nhẹ nhàng, được chắt lọc từ trái tim của một nhà giáo, nhà thơ vượt qua cái tuổi “lục thập nhi nhĩ thuận.

2. Nội dung thể hiện trong Bóng chiều rơi đa dạng, phong phú đủ mọi sắc màu của cuộc sống, đủ các cung bậc của tình cảm, trong đó cảm thức về quê hương, đất nước, gắn bó sâu nặng, nghĩa tình với Tổ quốc và nhân dân, với người lính, với mái trường thân yêu và tình yêu đôi lứa… là những mạch ngầm cuộn chảy, xuyên suốt trong cuộc đời cầm bút của nhà thơ Nguyễn Văn Trình.

2.1. Tình yêu quê hương là một thứ tình cảm đặc biệt, sâu sắc, chung thủy, được Nguyễn Văn Trình dưỡng nuôi và lớn lên qua từng năm tháng. Những thi phẩm về quê hương được anh viết ra từ gan ruột, đủ để người đọc cảm nhận được những ân tình của nhà thơ Nguyễn Văn Trình đối với quê hương.

Đông Hà - quê hương của Nguyễn Văn Trình đã trở thành mạch nguồn chính, dồi dào, bất tận trong suốt hành trình sáng tác thi ca của anh. Mảnh đất này không chỉ là nguyên quán, mà còn là nơi Nguyễn Văn Trình vui buồn, ân nghĩa quanh đời, gửi trao tin cậy trọn cả cuộc đời của mình, những thi phẩm tiêu biểu như: Thẫn thờ chốn quê, Chiều trên sông quê, Thương hoài giếng quê, Mãi bờ tre xanh… là tiếng nói thao thiết yêu quê hương, cất lên từ những cung bậc trầm lắng, đạm nhiên, da diết. Nguyễn Văn Trình tạo được ấn tượng bởi một lối viết tài hoa, cảm xúc chân thật từ những gần gũi, thân thương nhất qua những hương vị của cảnh vật thiên nhiên, đất đai, sông nước, màu sắc, hương thơm, âm thanh… của quê nhà: Chiều quê / Cảnh cũ bờ tre / Chim ca / Ríu rít mà nghe rộn ràng / Quê hương, làng nước, tuổi thơ… / Vấn vương / Nỗi nhớ, thẫn thờ chốn quê.”

(Thẫn thờ chốn quê)

Hình hài quê hương hiển thị trong thơ của Nguyễn Văn Trình qua một dòng sông, một bến đò, một điệu hò hay dáng hình cô thôn nữ nghiêng nghiêng vành nón đợi trông… Tất cả đều mang vẻ đẹp mộc mạc chân quê, lý tưởng, nặng sâu tình yêu quê hương của thi nhân:Ra sông/ Lại nhớ đến đò / Nhớ cô / Thôn nữ điệu hò trên sông / Nghiêng nghiêng/ Vành nón đợi trông / Giấu trong/ Thổn thức, nỗi lòng người thương.”(Chiều trên sông quê)

Nguyễn văn Trình không chỉ tạc nên bức tranh thiên nhiên và con người Đông Hà sinh động, tươi tắn, mà còn vẽ nên những bức tranh của các vùng đất khác trên quê hương Quảng Trị khói lửa, anh hùng, thủy chung, nghĩa tình. Những vùng đất như Hải Lăng, Triệu Phong, thị Quảng Trị, Vĩnh Linh, Gio Linh… cũng đã trở thành nguồn lực sáng tạo mạnh mẽ, tình cảm nồng cháy trong thơ Nguyễn Văn Trình.

Đó là, Hải Lăng - vùng đất phía Nam của tỉnh QuảngTrị sâu nặng, nghĩa tình được thi sĩ Nguyễn Văn Trình ưu ái dành riêng viết cả một chùm thơ như: Rú cát Hải Lăng, Về thăm đồng trũng Hải Lăng, Ô Lâu huyền thoại… Viết về miền quê Hải Lăng, tác giả đã thể hiện một tình yêu dào dạt, chất chứa nhiều cảm xúc qua những hình ảnh rất đỗi gần gũi, thân thương: Chiều về / Rú cát Hải Lăng / Mịn màng / Đồi cát rú cây ngập ngừng / Lưng chừng / Bóng ngã chân đồi / Xa xôi / Thấp thoáng một vùng cỏ may.”

(Rú cát Hải Lăng)

Đó là, Triệu phong - vùng đất rốn lũ của Quảng Trị. Nguyễn Văn Trình đã từng một thời dạy học tại Trường THPT Bồ Bản, Triệu Phong, thế mảnh đất này cũng đã đi vào ức, để rồi trở thành nguồn xúc cảm, trăn trở trước phận đời, phận người nghèo khổ, cơ cực, đau thương mất mát do thiên tai, lũ lụt tàn phá nặng nề: “Về nơi rốn lũ Triệu Phong / Mưa như trời trút nước / Lũ về ngập tới ngọn tre / Nhà trẻ chìm sâu dòng nước / Bốn bề tang tóc đau thương / Trường học trạm xá vùi sâu trong bùn.” (Rốn lũ Triệu Phong)

Đó là, Thành Cổ - thị xã Quảng Trị một thời máu lửa, khốc liệt của cuộc chiến đấu hết sức ác liệt, kéo dài hơn tám mươi mốt ngày đêm của quân và dân ta để giành lại từng tấc đất quê hương: Sông vẫn giữ niềm đau quá khứ / Xây nên thành những tượng đài / Và chắt chiu từng mầm nhựa sống / Sông mãi hát bài ca hy vọng / Thì thầm Thành Cổ khúc ru.”

(Hồn thiêng Thạch Hãn)

Đó Gio Linh - vùng đất của du lịch biển nổi tiếng với bãi tắm Cửa Việt thơ mộng, tinh khôi, những đồi đất đỏ Ba - zan màu mỡ, những đồi chè, cà phê…xanh mướt bạt ngàn:

Chiều về / Biển lặng êm đềm / Dịu êm / Cát trắng một bờ tinh khôi / Vội vàng / Chở nắng vươn khơi / Thuyền đi / Lướt giữa biển trời bao la.”

(Chiều Cửa Việt)

Đó là, Vĩnh Linh - mảnh đất lũy thép lũy hoa, một thời đạn lửa, anh dũng, kiên trung:

Hồ Xá một thời đạn lửa / kiêu hùng đất lửa, lũy thépVĩnh Linh / Gan dạ, anh dũng, kiên trung / Hồ Xá ngày ấy, anh hùng vang danh…”

(Về thăm Hồ Xá)

2.2.Tình yêu quê hương càng mặn nồng bao nhiêu, thì tình yêu đất nước càng đậm sâu bấy nhiêu, đó là một lẽ thường của quy luật tình cảm, quy luật cảm xúc, bởi tình yêu quê hương luôn là cội nguồn của tình yêu đất nước. Chính thế, độc giả sẽ còn tìm thấy những mảnh đất dấu yêu trên mọi miền đất nước Việt Nam trong tập thơ Bóng chiều rơi được Nguyễn Văn Trình ghi lại bằng những xúc cảm tuôn trào, bay bổng, đầy chất lãng mạn - trữ tình như men say tình yêu đến từ những chuyến đi dặm dài đất nước, truyền đến độc giả thêm yêu hơn những cảnh sắc tươi đẹp, hùng vĩ, những tên đất, tên người vừa quen vừa lạ nhưng ân tình, thủy chung. Tập thơ Bóng chiều rơi gồm 111 bài thơ, thì đã đến 65 thi phẩm viết về đề tài quê hương, đất nước. Những bài thơ này chủ yếu được Nguyễn Văn Trình sáng tác trong những chuyến đi thực tế, tham quan, du lịch khắp mọi miền đất nước đã ghi lại những cảm xúc của mình qua những dấu thơ thao thiết, yêu thương.

Năm 2017, trong một lần trở lại thủ đô Nội - trái tim hồng của cả nước, thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, thi sĩ Nguyễn Văn Trình đã bồi hồi xúc động, dâng trào bao cảm xúc trước vẻ đẹp thơ mộng của mùa thu Hà Nội linh thiêng và hào hoa:

Hà Nội thu về / Hồ Tây / Màn sương giăng bảng lảng / Chùa Trấn Quốc / Tiếng chuông ngân trầm mặc / Vang vọng dài theo ngọn gió bay xa.”

(Hà Nội thu về)

Năm 2016, lần đầu tiên nhà thơ Nguyễn Văn Trình đặt chân lên Hà Giang - mảnh đất linh thiêng địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, nơi có cột cờ Lũng Cú - dấu mốc chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nơi có công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, người thơ đã tự hào, xúc động dâng trào cảm xúc: “Lên Hà Giang / Điểm địa đầu Tổ quốc / Tham quan Cột cờ Lũng Cú / Ngọn quốc kỳ kiêu hãnh / Tung bay trên đỉnh Núi Rồng.”

(Cột cờ Lũng Cú - Dấu mốc chủ quyền biên giới quốc gia)

Đến Tuyên Quang - vùng Đông Bắc của Tổ quốc, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và có nhiều phong cảnh thiên nhiên thơ mộng trữ tình, nhất là những hồ, thác nước đẹp đến hút hồn du khách đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng thi nhân Nguyễn Văn Trình: “Xuống / Bến thủy lên thuyền / Tham quan hồ Na hang / Biển hồ nằm trên núi / Mặt hồ rộng mênh mang / Núi non càng hùng vĩ / Cảnh trí thật thơ mộng / Được ví Vịnh Hạ Long / Giữa đại ngàn ĐôngBắc.”

(Na Hang hồ trên núi)

Đến Nghệ An - vùng đất của văn hóa lịch sử, vùng đất của những danh nhân, đã làm rạng danh non sông đất nước. Năm 2017 trong một lần trở lại thăm quê Bác Làng Sen, Nguyễn Văn Trình đã xúc động, tự hào viết: “Về thăm / Quê Bác Làng Sen /… / Nhớ thời / Quá khứ lệ rơi / Đồng chua nước mặn / Cuộc đời gió mưa / Quê nghèo / Mái rạ lưa thưa / Củ khoai, củ sắn / Sớm trưa qua ngày /… / Bác thương dân mình đói khổ / Cuộc đời chìm đắm, cổ ngựa thân trâu / Sầu đau lòng dân mất nước / Bác vào Sài Gòn tìm đường cứu nước.”

(Về thăm quê Bác Làng Sen)

Đến Đà Nẵng - thành phố lớn nhất, năng động nhất miền Trung - Tây Nguyên, địa bàn chiến lược an ninh quốc phòng trọng yếu của đất nước. Đà Nẵng cũng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Nơi đây có nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng trữ tình, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng mang tầm vóc quốc tế. Năm 2019 trong một lần trở lại nơi đây, Nguyễn Văn Trình đã cảm tác viết liền một chùm thơ đầy xúc động, được độc giả yêu mến như: Về nơi mây núi Sơn Trà, Non nước Ngũ Hành, Thắng cảnh Bà Nà… Với thi nhân Nguyễn Văn Trình, Đà Nẵng là vương quốc kỳ diệu của lòng người đang vươn mình tiến tới đón gió trùng khơi:Bốn phương hội tụ Đà Thành / Du khách ngỡ ngàng / Bao cảnh đổi thay / Thành phố vươn mình / Đón gió trùng khơi.” (Về nơi mây núi Sơn Trà)

Những vùng đất Tây Nguyên và Nam Bộ như Gia Lai, Kon Tum, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…nhà thơ Nguyễn Văn Trình cũng nặng ân tình, cũng từng ghé đến để tìm hiểu, thưởng ngoạn trong những dịp anh có cơ hội tham quan du lịch, gặp gỡ nhiều con người, từ đó chắt lọc, gạn đục khơi trong để viết nên những thi phẩm để đời, được bạn đọc ghi nhận như: Thủy điện Y- a- Ly Gia Lai, Tham quan nhà rông Kon - Klor, Cầu treo Kon - Klor, Với Buôn Đôn, Thăm biệt điện Bảo Đại, Làng cà phê Trung Nguyên, Thác Thủy Tiên, Thành phố của mù sương, Khu du lịch thác Prenn, Viên ngọc xanh giữa lòng thành phố, Cõi thiền Linh Ẩn Tự, Với Bến Ninh Kiều, Miệt vườn Cần Thơ, Chợ nổi Cái Răng, Tháng bảy mưa ngâu

Đà Lạt - thành phố của mù sương, mộng mơ, mang vẻ đẹp lãng mạn như men say tình yêu theo cái nét rất duyên của riêng mình. Qua bài thơ Thành phố của mù sương, người đọc không chỉ cảm nhận được một thành phố đầy hoa, mờ sương, xứ sở của tình yêu, mà thiên nhiên và con người nơi đây đã làm say đắm, xiêu lòng bao lữ khách:Đà Lạt mù sương / Phố nhạt nhòa / Bóng ai / Thấp thoáng phía mờ xa / Phôi pha / Tà áo màu sương trắng / Tóc mai trong nắng / Gió vờn bay / Nghiêng nghiêng / Vành nón ngày vui mới / Chơi vơi cảm xúc / Phố xưa ngậm ngùi…” (Thành phố của mù sương)

Gia Lai - vùng đất được mệnh danh là nàng thơ của thiên nhiên thơ mộng hùng và trong trẻo. Trong con mắt thi sĩ Nguyễn Văn Trình, Gia Lai là một vùng đất của miền cao nguyên nắng gió, xanh thẳm của đại ngàn, âm vang cồng chiêng mang câu chuyện sử thi bao ngàn đời khắp chốn, rất đầy chất men tình, vẫy gọi những giấc mơ đang về:Tham quan hồ thủy điện / Y- a- Ly Gia Lai / Đường đi lên nhà máy / Uốn lượn rất nên thơ / Giữa cao nguyên bất ngờ / Bạt ngàn rừng nối rừng…” (Thủy điện Y- a - Ly Gia Lai)

Hồ Chí Minh - thành phố trẻ tựa như người thiếu nữ kiêu sa nhưng hay hờn dỗi, chợt nắng chợt mưa. Đó một nét đẹp của thành phố phương Nam văn minh, đầy hoa lệ, nhộn nhịp nhưng cũng đầy chất chứa nỗi buồn nhớ cố hương của người thơ, cái tâm trạng hoang hoải, chơi vơi trước cảnh cuối chiều mưa ngâu tháng Bảy: “Chiều Sài Gòn / Tháng bảy mưa ngâu / Mưa tần ngần / Trên mái ngói rêu phong / Mình ta / Góc phố gác buồn cà phê.”

(Tháng bảy mưa ngâu)

2.3. Nguyễn Văn Trình đã từng là một người lính chiến đấu trên mặt trận biên giới phía Bắc, và hiện nay anh là hội viên Hội cựu chiến binh Việt Nam. Chính từ những năm tháng trực tiếp trải qua biết bao thăng trầm, gian khổ của cuộc chiến tranh vệ quốc, một cách thật tự nhiên, hình tượng người lính đã trở thành niềm cảm hứng, thôi thúc mãnh liệt cho sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Văn Trình. Viết về người lính, với Nguyễn Văn Trình tất cả niềm kiêu hãnh, tự hào. Người lính trong những thi phẩm như: Những con tàu đi canh giặc biển, Người lính đảo tiền tiêu Tổ quốc, Xuân về trên miền biên viễn, Xuân biên cương, Cứu dân trong lũ dữ, Vì bình yên cuộc sống… mang những đặc trưng của thời đại và phong cách riêng khác, nhưng tựu chung thì mẫu người văn hóa mới - người lính vẫn người chiến cách mạng, biểu tượng cho vẻ đẹp cao cả của dân tộc Việt Nam bền gan, vững chí, anh hùng, bất khuất trước những khó khăn, thử thách sống còn trước những tham vọng bá quyền của kẻ thù xâm lược.

Người chiến sĩ giải phóng quân trong Bóng chiều rơi cơ bản vẫn tiếp nối phẩm chất của người chiến sĩ vô sản với tâm hồn đấu tranh rực lửa, vững vàng trước mọi thử thách, nguy hiểm hiện lên sáng ngời, cao đẹp. Đó là, hình ảnh người chiến giải phóng quân đã anh dũng vượt sông Thạch Hãn để vào trấn giữ Thành Cổ, Quảng Trị. Trong mưa bom bão đạn của kẻ thù, đãrất nhiều chiến giải phóng quân chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh vĩnh viễn nằm lại trong lòng dòng Thạch Hãn. Sự hy sinh của các anh đã trở thành biểu tượng đẹp nhất, bi ai, hùng tráng nhất, huyền thoại về lòng yêu nước, sự hy sinh về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam: Những người lính Cổ Thành / Dầu dãi nắng mưa / Khói lửa chiến trường / Đối mặt bom đạn kẻ thù hủy diệt / Những trận đánh giữ thành ác liệt / Vẫn ôm nhau, trong nụ cười chiến thắng / Vẫn hô vang lời quyết chiến, với quân thù.”

(Hồn thiêng Thạch Hãn)

Hình ảnh người lính Hải Quân anh hùng, ngày đêm trấn giữ biển đảo quê hương nơi đầu sóng ngọn gió trong Bóng chiều rơi đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng khó quên. Hình ảnh hiên ngang, bất khuất của các chiến sĩ Hải Quân đứng giữa biển trời bao la, vững vàng đứng gác, nung nấu lòng yêu nước, sục sôi lòng căm thù giặc biển:“Giữa đại dương / Những con tàu đi canh giặc biển / Vẫn hiên ngang nơi đầu sóng, ngọn gió / Dõi mắt nhìn về phía trùng khơi.”

(Những con tàu đi canh giặc biển)

Hình ảnh người lính biên phòng trong Bóng chiều rơi cũng đã để lại trong trái tim bạn đọc biết bao cảm xúc, ấn tượng khó quên. Như tạc vào cảnh sắc thiên nhiên nơi núi rừng biên viễn với màu xanh đại ngàn, với trời xanh mây trắng, hoa xuân khoe sắc biên cương, mây giăng mờ lối nhỏ…là hình ảnh người chiến sĩ biên phòng được tác giả khắc họa vừa chân thực, gần gũi vừa sắc nét, đa chiều. Người lính biên phòng rất kiên gan bền chí, quả cảm trên mọi nẻo đường tuần tra: “Xuân về / Trên dải đất biên cương / Nắng vương / Tỏa khắp con đường tuần tra / Nhành Ban / Sắc trắng như ngà / Vẫy chào / Chiến sĩ tuần tra sớm chiều.”

(Xuân biên cương)

Người lính biên phòng đảo Cồn Cỏ đứng canh gác giữa biển trời lồng lộng, sóng nước mênh mông mãi mãi khúc ca đẹp, hào hùng nơi biển đảo quê hương: “Giữa trùng dương sóng vỗ / Nơi ấy với người lính đảo: / Đảo là nhà, biển cả là quê hương” …

(Người lính đảo tiền tiêu Tổ quốc)

Hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân liều mình cứu dân trong cơn lũ dữ miền Trung, tích cực giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống trở lại bình thường đã trở thành những hình ảnh đẹp, đầy xúc cảm trong Bóng chiều rơi của Nguyễn Văn Trình: “Tang tóc trắng trời / Cơn hồng thủy đã đi qua / … / Các anh lại về giúp dân sau lũ / Dựng lại nhà, vệ sinh trường học / Mong một ngày cuộc sống lại như xưa …”

(Cứu dân trong lũ dữ)

Và người chiến sĩ Công an nhân dân trong thời bình cũng là cuộc chiến, với bao bộn bề, gian khổ hy sinh, đánh đổi bằng xương máu để bảo vệ cuộc sống của người dân được bình yên, hạnh phúc: “Người chiến sĩ Công An nhân dân / Giữa thời bình vẫn là cuộc chiến / Bao bộn bề, gian khổ hy sinh / Tự hào màu áo xanh lá mạ / Sáng ngời những chiến công rộn rã.”

(Vì bình yên cuộc sống)

2.4. Đến với Bóng chiều rơi, bạn đọc sẽ một cuộc hành trình trở về với một khung trời tuổi mộng của một thời áo trắng, với bao hoài niệm, cảm xúc tinh khôi, bịn rịn không thể nhạt nhòa. Nhà thơ Nguyễn Văn Trình nguyên là thầy giáo dạy Ngữ văn cấp III, cả cuộc đời luôn gắn bó sâu nặng với học sinh, với đồng nghiệp, với mái trường thân yêu. Những bài thơ Nguyễn Văn Trình sáng tác về đề tài này thế rất chân thật, giản dị, giàu cảm xúc.

Đó là, những kỷ niệm chan chứa yêu thương, không bao giờ nguôi quên ngôi Trường THPT Bồ Bản, Triệu Phong - nơi đầu tiên Nguyễn Văn Trình đến nhận công tác, giảng dạy:

Nhớ một thời dạy học / Con đường về trường xưa / Đò ngang nhiều cách trở / Sang sông lại nhớ đò.” (Bến xưa)

Đó là, những nghĩa tình gắn bó sâu nặng của nhà thơ Nguyễn Văn Trình với mái Trường THPT Lê Lợi - Đông Hà gần hai mươi năm, nơi đây anh đã cùng nhạc sĩ Trần Kiềm cho ra đời bài ca truyền thống của nhà trường, nay bài hát vẫn vang lên trong mỗi dịp nhà trường có lễ hội, nhằm để giáo dục cho học sinh về truyền thống và niềm tự hào về ngôi trường THPT Lê Lợi anh hùng. Ngày về dự hội trường hai mươi năm xây dựng và trưởng thành, Nguyễn Văn Trình cảm xúc dâng trào: Ngày về / Trường dự hội / Hai mươi năm / Một chặng đường / Ngẩn ngơ / Đứng lặng, sân trường thêm yêu / Bao nhiêu / Nhung nhớ còn đây / Từ trong / Ký ức vọng về xốn xang.” (Ngôi trường tuổi hai mươi)

Đó là, những đầy vơi nỗi niềm của nhà thơ Nguyễn Văn Trình gắn bó với ngôi Trường THPT Chế Lan Viên trong những năm tháng cuối của sự nghiệp trồng người cao cả và là nơi Nguyễn Văn Trình nghỉ hưu theo chế độ. Trong một lần trở lại dự hội trường xưa tròn mười năm xây dựng và phát triển, Nguyễn Văn Trình đã xúc động viết: “Ngày về / Dự hội trường xưa / Ngỡ như / Vừa mới đã mười năm qua / Chế Lan Viên, mãi không xa / Dẫu bao kỷ niệm / Vẫn là đâu đây.”

(Ngôi trường hoài niệm)

2.5. Tình yêu đôi lứa là địa hạt của văn chương nói chung, thi ca nói riêng, đem đến cho thi nhân những cảm xúc thăng hoa, sáng tạo. Nhà thơ Nguyễn Văn Trình cũng không ngoại lệ, là gương mặt khá tiêu biểu xuất hiện trên một số tạp chí báo của trung ương và địa phương, được giới trẻ rất yêu mến bởi thơ viết về tình yêu đôi lứa của anh mang nhiều cung bậc cảm xúc, rất gần gũi, giản dị. Những thi phẩm viết về tình yêu đôi lứa trong Bóng chiều rơi như: Chút tơ lòng, Thiên thu còn lại, Mắt biếc, Lối về còn xa, Chút men tình, Bóng chiều rơi, Nỗi nhớ hanh hao, Uyên ương một thuở mơ hồ, Cơn mưa đầu mùa là những thi phẩm khá hay, thể hiện những cung bậc cảm xúc, những trạng thái tình yêu, đặc biệt tình yêu đầu đời. Nhà thơ Thế Lữ đã từng viết: “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy / Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”. Cái tình yêu đầu - thuở ban đầu ngây thơ ấy khó ai có thể quên được, dù sau này trong cuộc đời thể rất nhiều mối tình đẹp hơn, bỏng cháy hơn nhưng cái “hương vị”, cảm giác da diết của lần đầu tiên sẽ mãi không thể nào tìm lại được nữa:“Lối cũ ta về tìm tuổi mộng / Chênh chao sợi nhớ, đông đầy sợi thương / Bóng chiều nhuộm tím con đường / Ngập ngừng chân bước, uyên ương một thời.” (Nỗi nhớ hanh hao)

Thường tình yêu đầu đời chính tình yêu ngây thơ nhất, thuần khiết nhất bởi đó tình yêu của tuổi trẻ tự do khát vọng thể hiện mình. Cảm xúc của tình yêu đầu đời thế thường dạt dào, mãnh liệt, niềm vui tràn đầy nhưng cũng nhuốm đầy nỗi buồn, đau thương, và nuối tiếc:Hoang hoải chiều đứng ngắm mây trôi / Giọt nhớ nhung, đường côi lẻ bóng / Chút tơ lòng, dài thêm mộng tưởng/ Màu yêu đương thắp lửa phượng hồng.”

(Chút tơ lòng)

Tình yêu đầu đời dại khờ, giận hờn vu vơ, chỉ biết con tim muốn gì, hay tự ái, cực đoan, rồi mãi mãi xa nhau, chia cách, biệt ly không báo trước, để lại nỗi sầu đơn lẻ còn vương sợi tình:Chếnh choáng hơi men, chếnh choáng tình / Giọt rượu nồng vơi cạn chén môi xinh / Lối về sương phủ mờ chân dốc / Một bóng đơn côi, góc nhạc buồn.” (Chút men tình)

đến khi trưởng thành, tình yêu ấy lại khác hơn, vì người thơ đã tìm được một tình yêu đích thực, biết yêu thương nhau, cùng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tình yêu chân thành, thủy chung bao giờ cũng không có chỗ cho sự lừa dối, đó niềm tin, khẳng định tình yêu đích thực của thi nhân: “Ai thả bóng chiều rơi xuống phố / Con đường riêng một bước cô đơn.”

(Bóng chiều rơi)

3. Dẫu một cái nhìn lướt qua nhưng thực sự cũng rất cần thiết để bạn đọc nhận diện phương thức biểu hiện nghệ thuật trong Bóng chiều rơi vô cùng quý giá về kỹ thuật sáng tác thơ của nhà thơ Nguyễn Văn Trình khéo léo, hài hòa tài tình hay không, nhưng đồng thời cũng chính những chỉ tiêu cần thiết, quan trọng để đo lường giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thơ. Hình thức nghệ thuật gồm nhiều yếu tố cấu thành như: Thể loại, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh, nhạc tính các biện pháp tu từ khác…. Những yếu tố hình thức nghệ thuật này phản ánh tư duy, quan niệm nghệ thuật, góp phần hình thành hướng thẩm mỹ, xác lập nên mô hình nghệ thuật, dấu ấn phong cách thơ của tác giả. Ở bài viết này, tôi chỉ nêu một vài đặc điểm nổi trội để bạn đọc thấy được nét riêng của chủ thể sáng tạo - tác giả tập thơ Bóng chiều rơi.

Trong Bóng chiều rơi của nhà thơ Nguyễn Văn Trình đã vận dụng, kết hợp hài hòa giữa các thể thơ trên nền tảng truyền thống và hiện đại như: Lục bát biến thể, thơ tự do, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ và thơ 7 chữ…Thể lục bát và lục bát biến thể vận dụng khá nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp, đã tạo được sức lôi cuốn đối với độc giả, tiêu biểu như các bài thơ: Thẫn thờ chốn quê, Rú cát Hải lăng, Về thăm quê Bác Làng Sen, Thương hoài giếng quê, Khúc ru cánh đồng, Mãi bờ tre xanh Đặc biệt là những bài thơ lục bát biến thể theo hướng cách tân hiện đại, sáng tạo, tinh tế, đó cách chia tách các khổ thơ lục bát theo cách riêng của mình: Cứ một câu lục, một câu bát làm nên một khổ thơ hai câu, liên tục cho đến hết bài thơ, ví dụ như:“Trông về tuổi mộng phôi pha /Mắt đà ươn ướt, lệ nhòa trang thơ /… / Giọt thương còn đọng cỏ hồng / Hoàng hôn loang loáng, cuối trời xa xăm .

(Uyên ương một thuở mơ hồ)

Các thể thơ 5 chữ, 6 chữ và 7 chữ có sáng tạo mới, những khổ thơ trong các bài thơ thuộc thể loại này bao giờ cũng có số lượng câu thơ trên bốn câu như truyền thống, tạo được sức hấp dẫn, mang đến cho người đọc những cảm nhận mới lạ, đầy sáng tạo dẫn dụ một bài thơ 7 chữ, như: Mây gió về kia nào ai biết / Sợi buồn còn lại, xiết tim đau /… / Sương phủ bờ vai em gầy guộc / Vô tình lạc bước phía xa xôi. (Bóng chiều rơi)

Các bài thơ viết theo thể tự do chiếm một số lượng lớn, đầy sáng tạo, hơn nửa tập thơ, điều đặc biệt Nguyễn Văn Trình lại chọn cho mình hướng đi riêng khác, đó cách tân trên chính cái nền truyền thống, vì thế mỗi bài thơ thuộc thể loại này sức hấp dẫn riêng, thể hiện cá tính sáng tạo, mới mẻ, tạo nên phong cách của tác giả trữ tình - lãng mạn: “Sông cứ chảy đôi bờ bồi lỡ / PhướcTích, Hội Kỳ bên nhớ bên mong / Bên sông hoa rụng, còn vương lối về / Tình quê bến đợi / Bến chờ sông thương.”(Ô Lâu huyền thoại)

Một số bút pháp nghệ thuật như bút pháp hiện thực, lãng mạn, tượng trưng… được vận dụng rất linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn. Bút pháp hiện thực kết hợp với những cảm hứng hiện thực được tác giả sử dụng trong Hồn thiêng Thạch Hãn, Dòng sông khát vọngnhằm tô đậm, tái hiện lại hiện thực chiến tranh khốc liệt hình tượng người lính một cách sinh động, rất chân thực, như vốn có, vốn tồn tại: “Mồ hôi áo lính, quyện máu thắm bờ sông / Màu áo các anh, hòa màu xanh của nước / Tuổi hai mươi nằm lại bến sông này

/ Nằm lại giữa đôi bờ sông Thạch Hãn / Để rạng ngời Tổ quốc linh thiêng…”

(Hồn thiêng Thạch Hãn)

Bút pháp Lãng mạn cùng với việc sáng tạo hình ảnh thơ, với những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, giàu cảm xúc, gợi cảm: “Sông chừ hát khúc hoan ca / Tượng đài chiến thắng đã xây đôi bờ / Cụm di tích Hiền Lương - Bến Hải / Thiên anh hùng ca bất tử muôn đời.”

(Dòng sông khát vọng)

Bút pháp tượng trưng gắn liền với các hình ảnh thơ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, gợi nhiều liên tưởng cho người đọc: “Hà Nội thu về / Hồ Tây / Màn sương giăng bảng lảng / Chùa Trấn Quốc / Tiếng chuông ngân trầm mặc / Vang vọng dài theo ngọn gió bay xa.”

( Hà Nội thu về)

Ngôn ngữ thơ trong Bóng chiều rơi - Nguyễn Văn Trình giản dị, mộc mạc nhưng lại giàu hình ảnh, gợi nhiều liên tưởng, suy tưởng, có sức hút đối với độc giả: “Tìm về / Thăm lại chốn quê / Thăm đàn em nhỏ / Mô tê nô đùa / Thăm đồng / Lúa chính ươm vàng / Bâng khuâng / Lòng lại rộn ràng bước chân.”

(Thẫn thờ chốn quê)

Giọng điệu trong tập thơ chủ yếu giọng điệu tâm tình hồn hậu, chân thành mà lắng đọng sâu xa, ngọt ngào: “Về thăm / Đồng trũng Hải Lăng / Thênh thang / Ruộng lúa mênh mang cánh cò / Dịu dàng / Ngọn gió đồng quê / Mà say hương lúa / Mà mê hương đồng.”

(Về thăm đồng trũng Hải Lăng)

Phong cách nghệ thuật trong Bóng chiều rơi mang đậm phong cách: Trữ tình và lãng mạn. Những bài thơ tác giả viết từ việc “tức cảnh sinh tình”, từ những rung động cảm xúc chân thành về tình yêu quê hương, đất nước, về những con người bình dị, chân chất, lặng thầm cống hiến, hi sinh vì quê hương, Tổ quốc, vì một tương lai tươi sáng, tốt đẹp:“Cánh cò

/ Cõng nắng, cõng mưa / Cõng đôi gánh nước / Giữa trưa nắng hè /… / Gieo ai nỗi nhớ / Thương hoài giếng quê.”

(Thương hoài giếng quê)

4. Thiết nghĩ, điều đáng ghi nhậntuyệt đại đa số những bài thơ trong Bóng chiều rơi - Nguyễn Văn Trình rất đáng được đọc, được thưởng thức rất đáng suy ngẫm, bởi sức cuốn hút của những giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, trong một tài sản thơ có đến 111 bài thơ, thì đâu đó - âu là một lẽ thường tình - còn có một ít “quặng” tinh luyện chưa thật nhuyễn.

Có thể khẳng định, ghi nhận rằng: Tập thơ Bóng chiều rơi đã được nhà thơ Nguyễn Văn Trình dốc hết tâm huyết của mình, cần mẫn như con tằm rút ruột, ươm tơ để hầu mong đem đến cho người đọc yêu thơ những vần thơ giá trị, giàu ý nghĩa, đầy tính nhân văn của một tâm hồn nghệ sĩ luôn nặng lòng, ân nghĩa với đời, với người.

Với sự yêu mến, ngưỡng mộ thi sĩ Nguyễn Văn Trình, tôi hy vọng Bóng chiều rơi sẽ: Vang vọng dài theo ngọn gió bay xa - mời gọi độc giả cảm nhận và cùng đồng cảm, cùng sáng tạo.


Porland - Maine, ngày 16/4/2022

1() Nhân đọc tập thơ Bóng chiều rơi của nhà thơ Nguyễn Văn Trình, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội - 2022.



READ MORE - VANG VỌNG DÀI THEO NGỌN GIÓ BAY XA - TS. Bùi Như Hải