Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, November 14, 2018

CHÙM THƠ THIỀN 27, 28, 29 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN





NHÂN

người miền này
người miền kia
xứ giàu
xứ nghèo
xã hội trình độ khác nhau
mức thu nhập không đồng đều
ý thức hệ khác nhau
thế là phải đánh nhau

người có vui có buồn
chuồn chuồn
khi bay khi đậu
sáo sậu
có khi hát có khi không
làm thuyền
khi neo bờ
khi xuống sông ?

say đôi lúc muốn tỉnh
tỉnh xong lại muốn say
điên hoàn toàn hạnh phúc
tỉnh ra thấy đắng cay ?


TÀI

có tài thì cứ cậy tài
cái tài liền với vành tai 1 vần
có tài thiếu nợ thiếu nần
thiếu nhai thiếu nuốt cái chân o giầy
không tài đi đó đi đây
có tài chúng ghét có ngày tù oan
có tài gáy mãi cũng nhàm
một mai nằm xuống không hòm để chôn ?


HỮU HẠN

một thời gian rồi qua
huy hoàng hay không
tùy duyên
nhưng
chết là hết
là giải thoát
vô biên là
còn mãi mãi


TẠP CÚ

tóc dài móng tay dài
cắt
ruột dư ruột thừa
cắt
bọn vô tài dốt
dẹp
cho đi chỗ khác ?


TRỜI NẮNG TRỜI MƯA

nắng cày mưa bừa
hết đông xuân qua hè thu
một năm hai vụ
may thì đủ ăn dư
không may thiếu hụt
khóc hu hu....


FUGOI SUGOIDAN

thần dược thánh dược
của Nhật Bản
vùng bán đảo OKINAWA
nơi mà con ngươi sống trên 120 tuổi
không bệnh không ung thư
không đột quỵ đột tử
con người sống như thời ông Bành Tổ
dạng nước dạng viên
chỉ cần bỏ tiền ra mua uống
là trường sanh bất tử
nhà văn, ca sĩ, tài tử, người mẫu
bỏ nghề, làm nghề quảng cáo
bán lẻ bán dạo
trên hè phố trong tiệm
trên tivi
bảo đảm mua hai tặng một
mua hai tặng năm
chỉ cần gọi điện tới
là biếu không
uống không kết quả
trả lại tiền
đặc biệt rêu hoàng hậu
còn y sợi và rất dài
râu thái thượng hoàng
ba chòm
mua nhà hàng free shipping

CHU VƯƠNG MIỆN

READ MORE - CHÙM THƠ THIỀN 27, 28, 29 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN

TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA - Nguyên Lạc



                             Nhà thơ Nguyên Lạc




TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA
"Come back to Sorrento"
                    Nguyên Lạc 

Lời cẩn báo:
Xin thưa: -- Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Cái hay, cái đẹp, nhân bản là tài sản chung của nhân loại; nó không cón riêng của tác giả khi đã được công bố cho công chúng. Những bài thơ Đường tôi phóng dịch vì lẽ nầy, chứ không phải vì "sính ngoại", vi "Đội Hán" hay vì muốn chứng tỏ ta đây "tót vời",  "riêng một góc trời" (tựa một bài nhạc). Hãy trân trọng cái hay, cái đẹp của tiền nhân, với điều kiện nó không phục vụ cho một ý đồ xấu. Tiền nhân chúng ta cũng có những bài thơ rất hay tôi từng phóng dịch, thí dụ của Nguyễn Du. Có gì xin các cao nhân bỏ qua cho. Trân trong - Nguyên Lạc                                             
     1.
Sau một đêm mưa thu dai dẳng, sáng sớm trời Garland, Texas hanh lạnh mù sương. Nỗi nhớ quê hương như sóng vượt bờ. Pha một ly càphê nóng ra trước sân, nhìn hàng cây đứng lặng im trong sương mù, đèn đường tù mù một nỗi nhớ thương. Trở vào nhà đến "Độc ẩm thư phòng" lên You Tube nghe ca sĩ Họa Mi rồi Andrea Bocelli ca bài "Trở về mái nhà xưa" - Torna A Surriento (Come back to Sorrento)
a. Đây là trích đoạn vài lời Việt của Phạm Duy 1
...
Về đây khi mái tóc còn xanh xanh
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây xác hiu hắt lạnh lùng
Ôi lãng du quay về điêu tàn
...
...
Thôi nhé đừng hoài âm xưa
Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà
Người ngồi im bóng
Lắng nghe tháng ngày qua
(Trở về mái nhà xưa - Phạm Duy)

b. Nguyên Lạc tôi xin được viết lại lời Việt theo cảm xúc riêng mình:

Về đây chi bạc tóc đời xuân xanh?
Về chi với mộng vỡ hồn tan hoang?
Về chi hở, cố hương đã điêu tàn?
Bao xuân thu nát nhầu trăng rằm!
...
...
Thôi nhé đừng khóc mây tan?
Rêu xanh đã leo trên thềm hồn
Vườn xưa hoang vắng
Bóng ngả biếc chiều nghiêng!
(Nguyên Lạc)

       2.
Chợt nhớ lại bài thơ của Hạ Tri Chương: HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
Hạ Tri Chương (659 - 744), tự Quý Chân, người quê Vĩnh Hưng thuộc Việt Châu (nay là Hợp Phố tỉnh Quảng Đông) khi từ quan về làng tự xưng là Tứ Minh Cuồng khách, là nhà thơ đời Đường, Trung Quốc) Ông cùng với Trương Húc, Trương Nhược Hư, Bao Dung được người đương thời gọi là ''Ngô trung tứ sĩ'' (Bốn danh sĩ đất Ngô)[Wikipedia]
Đây là bài thơ:
回鄉偶書其一 
少小離家老大迴,
鄉音無改鬢毛摧。
兒童相見不相識,
笑問客從何處來

HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ kỳ 1

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai.

a. Dịch nghĩa:

NGẪU VIẾT LÚC VỀ QUÊ
Xa quê ngày bé, nay già mới trở về
Vẫn nói giọng quê, chỉ có tóc tai xơ xác
Trẻ con gặp mặt không nhận ra
Cười hỏi khách từ đâu đến vậy?

b. Nguyên Lạc phóng dịch:

THƠ NGẪU HỨNG LÚC VỀ QUÊ
Trẻ đi già trở về
Tóc lạ giọng vẫn quê
Trẻ con nhìn trố mắt
-- Ông từ đâu lại hè ?

     3.
Về hay không về?
-- Về để gặp cảnh Từ Thức về trần?
-- Về để gặp cảnh Hạ Tri Chương HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ?
Thôi đành:

Hồi thủ Lam Gỉang phố
Nhàn tâm tạ bạch âu
(Thu chí- Nguyễn Du)2

Lam Gỉang bến cũ ngoảnh trông
Cố an dẫu biết phụ lòng cánh âu!
(Nguyên Lạc phóng dịch) 2

Nguyên Lạc     
..................
[1] Mời nghe nhạc: TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA "Come back to Sorrento"
Lời Việt: Phạm Duy - Ca sĩ Họa Mi
Andrea Bocelli -Torna A Surriento (Come back to Sorrento)
[2] BÀI THƠ THU CHÍ CỦA NGUYỄN DU
READ MORE - TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA - Nguyên Lạc

PHỔ THƠ THÀNH NHẠC: ĐỒNG ĐIỆU GIỮA NHỮNG TÂM HỒN (trích) - Quang Vũ

PHỔ THƠ THÀNH NHẠC:

ĐỒNG ĐIỆU GIỮA NHỮNG TÂM HỒN 

(trích)

                                                  Quang Vũ


           C:\Users\TTC\Pictures\NS Trong Vinh và LTMK.JPG
  


NS Trọng Vĩnh & nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa, đồng tác giả
hai ca khúc  “Còn mãi tuổi 15” và  “Cánh cò trên sông”    
   
 … Bài hát Còn mãi tuổi 15 của nhạc sĩ Trọng Vĩnh - phổ thơ Lê Thiên Minh Khoa đạt giải nhất tại cuộc thi sáng tác ca khúc năm 2006 do Trung tâm Văn hóa- Thông tin tỉnh tổ chức cũng là  một ca khúc nhẹ nhàng, từng làm nức lòng những người yêu thơ, yêu nhạc. “Ý thơ trong bài Trước mồ một nữ liệt sĩ trẻ của nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa đã ấp ủ trong lòng tôi từ lâu lắm.  
       Tôi nghĩ, đã có rất nhiều ca khúc viết về nữ anh hùng Võ Thị Sáu  nhưng tôi muốn viết một ca khúc hình tượng cũ nhưng ý tứ mới, ca từ mới. Trăn trở nhiều rồi nhưng lời ca chưa thoát thai. Khi bắt được mạch cảm xúc trong thơ Lê Thiên Minh Khoa tôi viết một chập, 15 phút sau thì hoàn thành mạch cảm xúc”, nhạc sĩ Trọng Vĩnh kể lại. Nhạc sĩ Trọng Vĩnh tâm sự rằng, để có ca khúc phổ nhạc hay trước tiên người phổ nhạc phải yêu bài thơ và thuộc nó để có thể thả hồn theo ý thơ, để có thể ghi lại và diễn tả những tình cảm luyến láy, dìu dặt, nức nở, buồn vui qua nét nhạc giúp hồn thơ thăng hoa. Đó là lúc hồn thơ nhập vào, nốt nhạc chấp cánh bay cao.


C:\Users\TTC\Pictures\Ký họa LTMK của N hoàng.jpg


      Từ những bài thơ được phổ nhạc, có thể nói: Lê Thiên Minh Khoa  là một nhà thơ có duyên với các nhạc sĩ. Nhiều nhạc sĩ đã phổ thơ anh và có nhiều bài để lại những dấu ấn đẹp như: Bùi Thanh Hóa với Đà Lạt tím, Hoàng Lương với Phố núi, Và em, Trần Tích với Lặng lẽ tôi, Trần Quang Lộc với Về một tình yêu, Lê Nhật Linh, em ruột anh với Lối xưa, Trọng Vĩnh với Cánh cò trên sông Còn mãi tuổi 15, ca khúc đọat giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2006…


C:\Users\TTC\Pictures\NS Hong Son va LTMK NEW.jpg

NS Nguyễn Hồng Sơn & nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa,
đồng tác giả  hai ca khúc “Một thời” và “Thành phố ngàn hoa”.     
                                         
      Theo nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa thì ngôn ngữ thơ có hai mặt:“ngữ nghĩa và tính Trong đó, theo tôi, trong 4 thành tố thuộc tính nhạc của thơ ca: âm, thanh, vần, nhịp, thì thanh và nhịp (tiết tấu) là hai yếu tố quan trọng nhất. Bài thơ có thể không vần, không cần có sự hài âm nhưng không thể thiếu yếu tố hài thanh và tiết tấu. Ngoài ra còn phải kể thêm nhạc điệu nội tại của bài thơ toát ra từ tình, tứ của bài thơ.  Nói theo lý luận mỹ học cổ điển thì “thi trung hữu nhạc”, trong thơ có nhạc, nhạc và thơ thân thiết với nhau.
      
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiIO3VmCPTyK8PkjoOfd_MpZGr40otr7W7uatJUpE0soF765XaqPi4K5_Liq7I3ikk4PnZwns-shhhwb4cOqVjEbR8DJfbxUl6FJEIFLZh3e9WOpme0MWOOT3q0FQ6QYUpWIsq9oy6G9RtJ/s400/43741213_780590905620447_598009290422222848_n.jpg
Phải sang: Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa,  Nhà thơ Nhã My (USA),
Ca sĩ NSUT Ngọc Quỳnh, Nhà thơ  Bùi Quang Châu (Bà Rịa 2018).

       Ngôn ngữ của thơ đôi khi giao hòa với nhạc và họa. Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt, nhưng rất khăng khít nhau. Nếu như thơ là nghệ thuật của lời thì nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Nếu nhạc sĩ bắt được cái tính nhạc trong thơ, cứ thử tưởng tượng thơ ẩn trong phiến lá, nếu ta đem đốt chiếc lá, tiếng reo trong lá là tính nhạc. Và khi chiếc lá cháy hết, chỉ còn những sợi khói bồng bềnh. Cái mong manh đó chính là cõi thơ. Và mùi hương phảng phất, vị lá phải chăng là hồn thơ…”
                                              Quang Vũ.
                                  Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Chủ nhật


          LINK ca khúc “Còn mãi tuổi 15”:

http://vannghequangtri.blogspot.com/2018/07/con-mai-tuoi-15-le-thien-minh-khoa.html

READ MORE - PHỔ THƠ THÀNH NHẠC: ĐỒNG ĐIỆU GIỮA NHỮNG TÂM HỒN (trích) - Quang Vũ