Tác giả Ngọc Châu |
CÓ PHẢI LÀ HAI
THÁI CỰC?
(Suy nghĩ về thơ
Mai Văn Phấn
và Đồng Đức Bốn)
và Đồng Đức Bốn)
Nhiều người cho rằng Đồng Đức Bốn và Mai Văn
Phấn thuộc về hai thái cực. Một cực của bảo tồn, bảo lưu các giá trị thơ ca
truyền thống, và một của việc cách tân, muốn "xoá nhoà ranh giới giữa văn
xuôi và thi ca" như chính Mai Văn Phấn đã trả lời phỏng vấn của Tạp chí
Thi Bình - tạp chí văn thơ hàng đầu Hàn Quốc - trong Festival thơ tổ chức ở xứ
sở Kim chi mới đây.
Quen với Mai Văn
Phấn từ lâu, cũng nhiều lần trao đổi với nhau về việc dịch thơ nên tôi biết anh
viết lục bát rất sành điệu, các loại thơ có vần khác cũng thế, có điều không
thích viết mà thôi. Nhà thơ, theo Mai Văn Phấn "phải là nhà văn hoá. Kiến
thức văn hoá ấy lắng sâu vào nhà thơ một cách tự nhiên, và tới một hoàn cảnh “hữu
duyên” nào đó, nó đột khởi dâng lên thành cảm xúc thi ca. Lúc ấy tứ bài thơ vụt
đến bất ngờ, tưởng như “của nhặt được", nhưng thực ra nó đã được tích luỹ
vô tình ở đâu đó từ lâu"
Thơ hiện đại ít chú trọng vào nhịp điệu, tu từ,
đặc biệt tránh dùng mỹ từ - cũng theo quan điểm của Mai Văn Phấn - Nhưng, những
câu văn xúc tích, giản dị được đặt trong một “từ trường thơ”, có sức mạnh thôi
miên gấp nhiều lần những câu mang nhịp điệu quen thuộc".
Ta có cả triệu
người yêu thơ và làm thơ. Người viết bài này (không dám gọi là tham luận vì tự
nghĩ mình xa lạ với sân chơi trí tuệ mang tên phê bình văn học) cũng đã bỏ thời gian la cà ở khá nhiều CLB
thơ để có thể đưa ra nhận xét rất công bằng, rằng đại đa số các chiếu thơ bây
giờ là của "phe" thơ ca truyền thống, với hai thể loại chính là thơ
luật Đường và Lục bát. Và, các chiếu thơ này khá dị ứng với "phe"
cách tân.
Xưa nay chuyện
cách tân vốn không phải do toàn xã hội tự dưng tiến hành đồng loạt, bao giờ
cũng có một số ít người đi trước, làm trước nên việc nhóm người này phải chịu đựng
chê bai, dè bỉu ở những bước đầu tiên là truyện không tránh khỏi. Là nhà thơ
cách tân nên Mai Văn Phấn phải chấp nhận chuyện đó nhưng anh luôn say sưa và bền
bỉ "lần theo thơ ca nhằm khai mở tiếng nói mới, hoặc tìm lại âm sắc thuở
hoàn nguyên đã mất - MVP"
Đã có nhiều bài viết về hai nhà thơ chúng ta đề
cập hôm nay đăng ở trên các ấn phẩm cũng như các website văn chương. Cuộc Hội
thảo tới đây sẽ lại có nhiều tham luận nữa nên tôi không bàn về chuyện thơ và
con người Mai Văn Phấn như thế nào, cũng tương tự như vậy với Đồng Đức Bốn. Chỉ
thêm mấy câu ngắn ngọn về nhà thơ lục bát khá nổi tiếng từ sau giai đoạn Nguyễn
Bính mất đi đến nay như sau:
Lấy ý của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp, Đồng Đức Bốn thuộc vào diện "nhà thơ bảo tồn, bảo lưu
các giá trị thơ ca truyền thống. Thơ anh dị ứng với những cách tân bí hiểm trừu
tượng. Sự hiện đại trong thơ Đồng Đức Bốn là ở nội lực bên trong của từng câu
thơ. Thơ anh chính là hơi thở, là hồn vía của cuộc sống hôm nay được “quản
thúc” trong niêm luật cổ truyền lục bát". Cũng theo nhận định của nhà văn
này "cái hay trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn là sự chất phác giống như
ca dao, có sự ngậm ngùi của tình cảm và cả những kinh nghiệm sống chua xót của
một người nhà quê trí thức lang bạt kỳ hồ chen lẫn vào".
Không cần làm cuộc
khảo sát cũng biết chắc chắn một điều rằng thơ Đồng Đức Bốn được nhiều người đọc
và nhớ tới - ở chiếu thơ nào cũng thế - vì Hồn Việt vốn sơ khởi từ những bài ru
ca được nghe từ lúc chúng ta còn nằm nôi, mà các bài ru ca ấy không giống như
thơ Mai Văn Phấn.
Xin trở lại với vấn
đề đã nêu, là việc trả lời cho câu hỏi: Đó có phải là hai thái cực? Và cũng chỉ
dám trao đổi đôi điều với những người cùng yêu thơ với tư cách một người yêu
thơ mà thôi.
Nhìn vẻ ngoài
(hay hiện tượng) thì có vẻ như vậy, khá nhiều người cũng nghĩ như vậy. Ngay
phông nền văn hóa của hai nhà thơ này cũng khác nhau rõ ràng. Nguyễn Huy Thiệp
- người hiểu khá sâu về Đồng Đức Bốn, đã giúp việc tuyển chọn và viết lời giới
thiệu cho tập thơ đầu tay của nhà thơ lục bát cho rằng "anh có thể chưa học
hết phổ thông trung học, vốn liếng từ vựng chỉ quãng 600 từ" và nhận định
thêm: "Lục bát là một thể loại thuần
dân tộc nhưng những đỉnh cao của nó bao giờ cũng là một hợp chất, một tích hợp.
Nguồn mạch ca dao trong thơ Bốn rất thuần khiết nhưng chưa có những nhân tố lạ
để tạo nên một hợp chất mới... So với những nhà thơ lục bát ngộ năng tiền nhiệm
như Nguyễn Bính, như Bùi Giáng thì Đồng Đức Bốn có phần phú quý giật lùi: anh
ít học hơn, chật hẹp hơn..." Trong khi đó Mai Văn Phấn có đủ phông nền cần
thiết của một nhà thơ hiện đại: đủ bằng cấp, nói viết tiếng Tây như Tây, một
"viên chức nhà Đoan" (giống nhà thơ Xuân Diệu trước kia) có điều kiện
giao tiếp với đủ mọi loại khách thập phương, trong cũng như ngoài nước.
Những điểm nêu
trên cũng chỉ là cách đánh giá theo bề mặt. Riêng tôi muốn chọn một góc nhìn
khác cho vấn đề này, muốn tìm cội nguyên, tìm sự tiệm cận và giao thoa của hai
trường phái.
Tìm tòi như thế
liệu có phải là chuyện lập dị hay không? Không lập dị chút nào nếu thử đọc các
định nghĩa trả lời cho câu hỏi "Thơ Là Gì?".
Nhiều lắm, có đến
hàng trăm định nghĩa, nào "Thơ là bức họa bằng những màu sắc chọn lọc; Thơ
là bản nhạc dệt bằng những âm thanh tinh tế" - "Thơ, là tiếng lóng của
các thiên thần và những con quỷ", "Thơ - là hồi trống ngang ngạnh trước
cánh cửa của cái chưa biết" rồi "Thơ, là một ngôi nhà lớn âm vang đủ
mọi giọng nói về một cái gì điên rồ và huyền diệu" hoặc đơn giản hơn "Thơ thường được coi như là cái gì đẹp -
đẹp như Thơ”...
Trong vô vàn các
định nghĩa tôi xin lưu ý tới một câu:" "Thơ là một cách tổ chức ngôn
ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy
nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này." (trích của bác Phan Ngọc -
bài đã đăng ở Tạp chí Văn học, 1994)
Nó được gọi là quái đản vì đáng lẽ có thể
thông tin dễ dàng bằng văn xuôi với nhau rằng "Con cò ngã xuống ao vì đậu
lên cành nhỏ lúc đi ăn đêm", có điều nói như vậy thì chẳng mấy chốc người
ta sẽ quên, chẳng ai nhớ tới chuyện này. Bằng cách tổ chức ngôn ngữ quái đản -
hơi khó thực hiện một chút - để chuyển thành "con cò mà đi ăn đêm. Đậu phải
cành mềm lộn cổ xuống ao" thì người ta nhớ đến muôn đời!
Theo góc nhìn này
thì cả thơ Mai Văn Phấn lẫn Đồng Đức Bốn cùng một cội nguyên, tức là đều bỏ
công để tổ chức ngôn ngữ khác thường nhằm bắt người ta phải nhớ và cảm xúc. Hơn
thế hai trường phái còn có nhiều điểm tiệm cận và giao thoa lẫn nhau. Nói theo
ngôn ngữ nghề nghiệp thì đều cùng phải tìm ý, tứ thì mới viết ra được một bài
thơ.
Để mọi người thấy rõ hơn về điểm này tôi xin
thử hoán đổi cách viết của hai nhà thơ. Đầu tiên là chọn ba bài thơ của Mai Văn
Phấn, giả dụ cùng với ý tưởng đó thì một người thích làm thơ lục bát sẽ viết
chúng ra sao. Lần lượt thử với từng bài:
Giai điệu xuân
(Nguyên thể của
Mai Văn Phấn)
(Thử chuyển sang
lục bát)
Nhỏ trên đá sắc
Cơ thể em đau
Thánh thót mở
toang từng giọt
Trong hơi ẩm nồng
nàn
Hạt nắng chảy vào
em
Mùa nước về rạng
rỡ
Con ong rạch đường
bay
Gió lên thẳng đứng
Cây cao vươn bóng
anh
Chim bồ câu ra
ràng
Sương đêm côn
trùng tỉnh dậy
Lũ nấm rơm mở mắt
Trùm lên non nớt
xanh
Thánh thót từng
giọt mở toang
Nhỏ trên đá sắc
thấm ngàn nỗi đau
Nồng nàn ẩm, nắng
chảy vào
Em rạng rỡ mùa nước
sâu đang về
Rạch đường bay
cánh ong kia
Gió thẳng đứng,
cây vươn chìa bóng anh
Trùm lên những
non nớt xanh
Mắt nấm mở, bồ
câu nhanh ra ràng
Đêm sương, côn
trùng hát vang.
Tuy một bên có vần, một bên không nhưng sau
khi đọc, đọng lại trong lòng độc giả chỉ là Tứ thơ (Ý đã nằm trong tứ rồi) mà Tứ
ở hai cột trái phải là hoàn toàn như nhau.
Với bài:
Gió thổi
(Nguyên thể của Mai Văn Phấn)
(Thử viết theo thể lục bát)
Chúng mình hôn
nhau trong hành lang hẹp
trên cỏ xanh,
trong những góc tối
trên tháp chuông,
bên gốc cây cổ thụ...
Bốn bề nước tràn
ướt chân
lúc ấy gió thổi rất
mạnh.
Con sâu đo em đu
lên người anh
thì thầm gặm hết
những xanh non
Con ong vẫn nhởn
nhơ bay
thác đổ đều đều,
mưa rơi rất chậm
nhưng tất cả ngọn
cây đều bạt về một phía.
Hành lang hẹp
mình hôn nhau
Tháp chuông, góc
tối, bãi nhàu cỏ xanh
Gốc cổ thụ, đu cổ anh
em - sâu đo gặm
non xanh - thầm thì.
Nước tràn qua
chân kể chi
Nhởn nhơ ong vẫn
bay đi bay về
Thác đổ đều, mưa
chậm ghê
Nhưng cây chỉ đổ
ngọn về một phương
Có những tứ thơ
không dễ hiểu, dễ nắm bắt như trong bài Để nhận ra anh (trích trong tập
anhanhemem) nhưng nếu viết bằng lục bát vẫn cứ được:
Để nhận ra anh
(Nguyên thể của Mai Văn Phấn)
(Thử chuyển sang thể lục bát)
Em ngủ say không
biết
anh đang nhìn
hạt m¬ưa
bóng tối xơ
xác ngoài cửa sổ
tán cây đè
nặng ngực mình...
chợt thấy con
đường
tự nghiêng trong
đêm.
Ẩn hiện hôm qua
trong hơi thở em:
một bảng tin
mới quét
gánh hàng rong,
đám cưới qua đư-ờng
buổi tan ca,
vài con cá ngáp
một họa sỹ mới
để râu đến chơi...
Những ngọn
thác câm lặng đang đổ xuống rất mạnh
những đế giày
chuẩn bị vỡ tung
chân tường mở
cánh cửa thoát hiểm
bụi mưa phùn
hay châu chấu bay qua
cả ngôi nhà lao
đi chóng mặt
sửng sốt, rã rời
khi gặp bình minh...
Anh bấm số điện
thoại tưởng tượng
để em biết mọi
điều từ trong giấc mơ.
Ngủ say em đâu biết
rằng
Nhìn mưa, tán lá
đè anh nặng người
Xác xơ cửa sổ
ngoài đời
Đường tự nghiêng,
giữa đêm trời tối đen...
Ẩn hiện trong hơi
thở em:
Gánh hàng rong cạnh
bảng tin phố phường
Tan ca, cá ngáp
bên đường
Mới để râu, khách
họa dường như quen...
Thác đổ mạnh mà lặng
im
Sắp vỡ tung đế
giày mềm đến nơi
Chân tường cửa
thoát mở rồi
Châu chấu bay hay
mưa rơi bụi mờ
Ngôi nhà lao đi
trong mơ
Rã rời, sửng sốt
ánh mờ bình minh...
Bấm một số phôn
linh tinh
Báo em biết rõ
tình hình trong mơ.
Giờ ta lại thử
hình dung một người làm thơ cách tân, khi có những ý tưởng giống Đồng Đức Bốn
thì bài thơ sẽ được thể hiện như thế nào. Xin nói trước rằng NC ít nghiên cứu về
thơ cách tân nói chung (và của riêng MVP) vì thực lòng đó không phải là
'gu" của mình nên không dám nói rằng MVP sẽ chuyển tứ thơ của ĐĐB thành
như thế nào.
Dưới đây chỉ là một
vài giả định trong chừng mực Ngọc Châu và những người không hay làm thơ cách
tân có thể viết thành mà thôi, nêu ra với mục đích chính là để giải thích cho
câu hỏi "Có phải là hai thái cực?"
Chọn thử ba bài thơ của Đồng Đức Bốn.
Chợ buồn
(Nguyên thể Đồng Đức Bốn)
(Thử viết theo thể cách tân)
Chợ buồn đem bán
những vui
Đã mua được cái
ngậm ngùi chưa em.
Chợ buồn bán nhớ
cho quên
Bán mưa cho nắng,
bán đêm cho ngày.
Chợ buồn bán tỉnh
cho say
Bán thương suốt một
đời này cho yêu.
Tôi giờ xa cách
bao nhiêu
Đem thơ đổi lấy
những chiều tương tư.
Chợ buồn bán
niềm vui
Em đi mua chút ngậm
ngùi
Bán cho quên chút
nhớ
mưa cho nắng, đêm
cho ngày.
tỉnh cho say.
Cho tình yêu cả đời
này thương nhớ
Bao nhiêu xa cách
Chiều tương tư đổi
lấy những vần thơ.
Không nói tới
khía cạnh cô đọng hoặc rườm rà trong mỗi loại thơ, vì thơ có vần truyền thống
đôi khi phải có những từ không thực sự cần thiết về ý tứ nhưng cần cho việc
gieo vần, ta thấy tứ của hai bài như nhau, nên những gì đọng lại trong lòng người
đọc là giống nhau.
Thử với bài thứ
hai:
Đàn tì bà bỏ quên
(Nguyên thể Đồng Đức Bốn)
(Viết theo kiểu
cách tân)
Bỏ quên thì cứ bỏ
quên
Đàn tì bà đó cái
tên vẫn còn.
Dây một gảy khúc
chon von
Dây hai gảy khúc
trăng tròn ngắm hoa.
Dây ba gảy lúc
người ta
Đói cơm rách áo vẫn
là của nhau
Dây tư gảy khúc
buồn đau
Nhắc ai còn nhớ tới
câu hẹn hò
Bốn dây thành một
con đò
Chở tôi tới giữa
đôi bờ Trương Chi.
Cây đàn tì bà bị
bỏ quên
Cái tên không mất.
Khúc chon von dây
một
Dây hai trăng
tròn ngắm hoa
Đói cơm rách áo,
vẫn bên nhau
gảy dây thứ ba
Dây tư
khúc buồn đau, nhắc câu hò hẹn.
Cả bốn dây làm
con đò,
đi giữa đôi bờ
Trương Chi.
Tiếp một bài nữa.
Đi đò
(Nguyên thể Đồng
Đức Bốn)
(Viết theo thể
cách tân)
Cầu gẫy mới phải
đi đò
Thế nên gặp gió
thổi cho rét lòng.
Con đò nửa mặt
trăng cong
Chênh vênh trên một
dòng sông lở bồi.
Mái chèo cứ nhẹ
thế thôi
Không là đứt ruột
gan tôi bây giờ.
Mái chèo trên
sóng làm thơ
Đỡ cho cánh vạc
bơ vơ xuống dòng.
Chốc nữa thế nào
cũng giông
Sang đò tôi đến
giữa đồng là mưa.
Gẫy cầu, đi đò
Rét lòng gặp gió
Con đò nửa mặt
trăng cong
Chênh vênh trên
sông lở bồi
Nhẹ thế thôi, mái
chèo ơi
Đừng làm tôi đứt
ruột
Hãy làm thơ trên
sóng
đỡ cho cánh vạc
bơ vơ
Trời xa kia đang
mưa
và dông gió đang
chờ.
Khi chuyển từ thơ
cách tân sang thể lục bát, khách của chiếu thơ cổ truyền dễ dàng chấp nhận vì nắm
ngay được Tứ thơ. Nhưng tôi cũng không nghĩ là mình ngộ nhận khi nói rằng chuyển
từ thơ lục bát sang thể cách tân thì bài viết ra không còn là thơ nữa.
Hai cột hai bên đều
là thơ, người dễ tính còn có thể cho là thơ hay nữa. Chỉ mong hai tác giả thông
cảm cho rằng đôi chỗ có thể đã hiểu không đúng ý của MVP cũng như của ĐĐB khi
chuyển thể. Điều đó có thể miễn thứ vì Ngọc Châu không phải là con giun trong bụng hai thi
nhân ấy, nếu không có điều kiện hỏi thật kĩ thì làm sao biết được việc ở chỗ
nào có đoạn ruột thừa?!
Tất nhiên có trường
hợp do người chuyển kém cỏi không hiểu được ý tứ sâu xa của tác giả mà ra, mà
cũng có thể do lỗi của tác giả đã không tìm được cách để cho người đọc hiểu
đúng ý mình. Không ngoại trừ cả việc chính tác giả (nhất là MVP) muốn như vậy để
giữ cho thơ của anh có vòng hào quang huyền bí bao che (Phật chỉ thiêng khi người
ta đứng xa khấn vái, chiêm ngưỡng qua khói nhang, hoàn toàn không thiêng tí nào
với anh thợ điêu khắc gỗ chuyên đẽo tượng đem bán)
Tạm cho rằng với
khả năng của một dịch giả, Ngọc Châu đã dịch thơ Việt sang thơ Việt đúng ý tưởng
và mang chất thơ của mỗi tác giả (tự người chuyển thể không thể nghĩ ra). Dù chọn
cột phía nào, tứ thơ của cả hai thi nhân Đồng Đức Bốn và Mai Văn Phấn đều hay,
đều có điểm tương đồng trong việc "tổ chức ngôn ngữ quái đản để bắt người
tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ bởi chính hình thức tổ chức
ngôn ngữ" của họ.
Thêm một nhận xét
là các nhà thơ dù chọn phong cách viết như thế nào thì ý tưởng và cách làm việc
của họ luôn luôn tiệm cận và có những điểm
giao thoa với nhau bởi đối tượng tác động của họ đều là người đọc, dù
"gu" của độc giả không giống nhau chăng nữa.
Đến đây tôi nghĩ
đã có thể đưa ra câu trả lời rằng không nên coi Đồng Đức Bốn và Mai Văn Phấn là
hai thái cực. Họ chỉ là hai nhánh của một bộ sừng hươu. Mọc ra trên cùng một cội
nguồn là cái đầu của con hươu, chỉ đem lại cho Con người-Độc giả những lợi ích
mà thôi. Tùy "gu" sử dụng của mỗi người mà có thể dùng vào mùa xuân để
có nhung bồi bổ, dùng vào mùa thu nấu cao chữa bệnh, hoặc kiên nhẫn đợi đến mùa
rụng gạc sẽ có cặp sừng hươu làm vật
trang trí cho phòng khách "model" quí tộc của mình.
Vậy thì nhánh bên
trái chẳng có gì phải dị ứng với nhánh bên phải và ngược lại. Cả hai nhánh đều
quí và cần thiết như nhau. Trong tâm thức của người làm thơ lẫn độc giả nếu xác
định được điều đó thì hãy cứ say mê với công việc sáng tạo cũng như thưởng thức
của chính mình. Uống quen chè thảo mộc rồi nhưng thỉnh thoảng cũng nên làm một
li cà phê (pha hơi đắng) để thấy cuộc đời của chúng ta thật đa phong vị.
Nhân đây cũng xin
nói thêm vài câu về chuyện dịch thơ nước ngoài sang tiếng Việt. Lâu nay ít thấy
người dịch thơ Tây thành thơ có vần (nhất là sang thể lục bát), có lẽ do các
giáo sư dạy văn chương ở nước ngoài hay khuyên du học sinh Việt Nam không nên dịch
như vậy, vì làm như thế thì mọi tác giả sẽ mất đi bản sắc và trở nên giống
nhau. Tôi thì cho rằng chính vì các bậc thầy ấy là người nước ngoài nên khi đọc
thơ Việt Nam họ bị mê hoặc bởi vần điệu và nhạc tính của thơ Việt mà giảm mất
khả năng nắm bắt tứ thơ.
Họ quen đọc thơ bằng
bộ não là chính. Còn với người Việt chúng ta, ngoài cái đầu ra, phần nhiều thưởng
thức thơ bằng trái tim và tâm hồn, tính nhạc trong thơ vô cùng quan trọng với
người Việt, chắc rằng không ai có thể nhầm lẫn giữa thơ lục bát của Nguyễn Du với
Nguyễn Bính, cũng như với Đồng Đức Bốn.
Xin được kết thúc trao đổi này cùng với niềm
tin rằng nhà thơ Mai Văn Phấn sẽ vững bước đến cùng trên con đường cách tân, đạt
được nhiều thành tựu mới. Cũng xin chúc các nhà thơ bảo tồn luôn bảo lưu được
giá trị của thơ ca truyền thống và hy vọng rằng Thi đàn Việt Nam sẽ nhanh chóng
có vài ba cây bút viết thơ lục bát xứng đáng đứng vào vị trí còn bỏ trống sau
khi anh Đồng Đức Bốn phải xa đền Thơ - ngôi nhà lớn âm vang đủ mọi giọng nói về
một cái gì điên rồ và huyền diệu" của chúng ta.
Tháng
5-2011 Ngọc Châu
No comments:
Post a Comment