PHỔ THƠ THÀNH NHẠC:
ĐỒNG ĐIỆU GIỮA NHỮNG TÂM HỒN
(trích)
Quang Vũ
NS Trọng Vĩnh & nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa, đồng tác giả
hai ca khúc “Còn mãi tuổi 15” và “Cánh cò trên sông”
… Bài hát Còn mãi tuổi 15 của nhạc sĩ Trọng Vĩnh - phổ thơ Lê Thiên Minh Khoa đạt giải nhất tại cuộc thi sáng tác ca khúc năm 2006 do Trung tâm Văn hóa- Thông tin tỉnh tổ chức cũng là một ca khúc nhẹ nhàng, từng làm nức lòng những người yêu thơ, yêu nhạc. “Ý thơ trong bài Trước mồ một nữ liệt sĩ trẻ của nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa đã ấp ủ trong lòng tôi từ lâu lắm.
Tôi nghĩ, đã có rất nhiều ca khúc viết về nữ anh hùng Võ Thị Sáu nhưng tôi muốn viết một ca khúc hình tượng cũ nhưng ý tứ mới, ca từ mới. Trăn trở nhiều rồi nhưng lời ca chưa thoát thai. Khi bắt được mạch cảm xúc trong thơ Lê Thiên Minh Khoa tôi viết một chập, 15 phút sau thì hoàn thành mạch cảm xúc”, nhạc sĩ Trọng Vĩnh kể lại. Nhạc sĩ Trọng Vĩnh tâm sự rằng, để có ca khúc phổ nhạc hay trước tiên người phổ nhạc phải yêu bài thơ và thuộc nó để có thể thả hồn theo ý thơ, để có thể ghi lại và diễn tả những tình cảm luyến láy, dìu dặt, nức nở, buồn vui qua nét nhạc giúp hồn thơ thăng hoa. Đó là lúc hồn thơ nhập vào, nốt nhạc chấp cánh bay cao.
Từ những bài thơ được phổ nhạc, có thể nói: Lê Thiên Minh Khoa là một nhà thơ có duyên với các nhạc sĩ. Nhiều nhạc sĩ đã phổ thơ anh và có nhiều bài để lại những dấu ấn đẹp như: Bùi Thanh Hóa với Đà Lạt tím, Hoàng Lương với Phố núi, Và em, Trần Tích với Lặng lẽ tôi, Trần Quang Lộc với Về một tình yêu, Lê Nhật Linh, em ruột anh với Lối xưa, Trọng Vĩnh với Cánh cò trên sông và Còn mãi tuổi 15, ca khúc đọat giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2006…
NS Nguyễn Hồng Sơn & nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa,
đồng tác giả hai ca khúc “Một thời” và “Thành phố ngàn hoa”.
Theo nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa thì ngôn ngữ thơ có hai mặt:“ngữ nghĩa và tính Trong đó, theo tôi, trong 4 thành tố thuộc tính nhạc của thơ ca: âm, thanh, vần, nhịp, thì thanh và nhịp (tiết tấu) là hai yếu tố quan trọng nhất. Bài thơ có thể không vần, không cần có sự hài âm nhưng không thể thiếu yếu tố hài thanh và tiết tấu. Ngoài ra còn phải kể thêm nhạc điệu nội tại của bài thơ toát ra từ tình, tứ của bài thơ. Nói theo lý luận mỹ học cổ điển thì “thi trung hữu nhạc”, trong thơ có nhạc, nhạc và thơ thân thiết với nhau.
Phải sang: Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa, Nhà thơ Nhã My (USA),
Ca sĩ NSUT Ngọc Quỳnh, Nhà thơ Bùi Quang Châu (Bà Rịa 2018).
Ngôn ngữ của thơ đôi khi giao hòa với nhạc và họa. Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt, nhưng rất khăng khít nhau. Nếu như thơ là nghệ thuật của lời thì nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Nếu nhạc sĩ bắt được cái tính nhạc trong thơ, cứ thử tưởng tượng thơ ẩn trong phiến lá, nếu ta đem đốt chiếc lá, tiếng reo trong lá là tính nhạc. Và khi chiếc lá cháy hết, chỉ còn những sợi khói bồng bềnh. Cái mong manh đó chính là cõi thơ. Và mùi hương phảng phất, vị lá phải chăng là hồn thơ…”
Quang Vũ.
Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Chủ nhật
LINK ca khúc “Còn mãi tuổi 15”:
http://vannghequangtri.blogspot.com/2018/07/con-mai-tuoi-15-le-thien-minh-khoa.html
No comments:
Post a Comment