TRẢ
LẠI TA
Trả lại ta chuỗi thời
gian
Tuỗi thơ êm đẹp mơ
màng bướm hoa
Không gian ơi, trả lại
ta
Núi sông rừng trảng bao
la một vùng
Trả ta một khoảng không
trung
Trời xanh mây trắng
trập trùng sơn khê
Trả ta một bóng trăng
thề
Đường xưa lối cũ đi
về bên nhau
Trả ta ân ái buổi đầu
Tình ta mới chớm đẹp
màu thương yêu
Trả ta hình dáng yêu
kiều
Của người thiếu nữ rất
nhiều nhớ thương
Trả ta một thuở quê
hương
Mái tranh vách đất
ngôi trường xa xa
Xin trả lại hết cho ta
Những gì đã mất đã
qua một thời
Trả ta năm tháng qua
rồi
Với bao kỷ niệm một
đời không quên.
Mạnh-Trương
Washington DC
Nhà bình thơ Châu Thạch
ĐỌC
“TRẢ LẠI TA” THƠ MẠNH TRƯƠNG
Châu Thạch
“Trả
Lại Ta”, một bài thơ thật rõ ràng. Đúng ra không có gì để
bàn, vì bài thơ như lời của một người đi đòi nợ, kể ra thứ tự những thứ mình
đòi lại. Bài thơ không hay không dỡ, nhưng nó khiến cho mỗi người đọc đều cảm
nhận được rằng, mình đã mất quá nhiều những điều rất quý trong cuộc vô thường.
Bài thơ làm người đọc cảm thấy hụt hẫng bởi cảm nhận được rằng, những thứ mình
bị mất không bao giờ đòi lại được, vì không biết ai là người lấy nó đi.
Thật ra thì nhà thơ có gọi "Không gian ơi, trả lại ta" nhưng không gian cũng là thứ
mà nhà thơ bị mất đi chứ không phải là chủ thể đã lấy đi tất cả quá khứ của đời
người. Nếu phải đòi không gian trả lại thì đòi thời gian đúng hơn, nhưng thời
gian cũng là một thứ vô tình, là công cụ của một thế lực nào đó không lộ diện để
cho ta biết đó là con nợ đã lấy mọi sự của mình.
Vậy câu thơ “Không
gian ơi, trả lại ta” cũng minh chứng cho nỗi đau của Mạnh Trương, vì phải
kêu la, tán thán đòi nợ một cách rất vu vơ, hoặc gọi không gian như gọi người
yêu đi biền biệt. Vậy câu thơ nhấn mạnh nỗi nhớ không gian sống ngày xưa, để
đòi ai đó trả lại cho mình, chớ không nên hiểu rằng không gian là con nợ của
nhà thơ.
Những người theo Thiên Chúa cho rằng Đức Chúa Trời tể
trị mọi sự nhưng lại tin rằng Ngài làm cái gì cũng tốt. Vậy thì làm sao dám đòi
Ngài trả lại những thứ mất đi trong cuộc đời mình. Những người theo Phật Giáo
thì tin rằng mọi việc là do nghiệp của mình, mình gây ra nhân nào ở những kiếp
trước thì nhận lại quả nấy ở kiếp nầy. Vậy thì mình đòi mình sao được.
Hóa ra Phật và Chúa đều nói giống nhau: “Lỗi tại tôi mọi đường”.
Bởi vì vậy, ta thấy Mạnh Trương chỉ đòi trả nợ mà
không chỉ tên con nợ của mình. Đọc thơ, ta vô tình nên không thấy sự thâm thúy ở
đây. Thật ra, chính sự đòi mà không biết con nợ là ai, gợi trong tiềm thức ta một
nỗi đau cho sự phi lý của đời người, một nỗi trắc ẩn bởi những ấm ức vì kiếp sống
luôn kề bên hố thắm mà ta rất dễ rơi vào đó, một nỗi trắc ẩn khác bởi những ấm ức
vì kiếp sống của ta luôn nhận chịu sự bất công mà không thế lực nào cứu vớt được.
Đầu tiên Manh Trương đòi lại tuổi thơ của mình:
Trả
lại ta chuỗi thời gian
Tuổi
thơ êm đẹp mơ màng bướm hoa
Tất nhiên tuổi thơ của ai cũng đẹp, dầu tuổi thơ ấy
trong nghèo hèn và gian khổ. Tất nhiên người đòi chỉ đòi lại những niềm vui có
trong thời ấy như được gần mẹ gần cha, gần anh em và cô bé nhà bên.
Thế rồi từ nỗi trăn trở về tuổi thơ ấy, Mạnh Trương nhớ
đến không gian sống, là nơi chôn nhau cắt rốn, là quê hương yêu dấu, hay nơi
mình định cư trong buổi thanh xuân:
Không
gian ơi, trả lại ta
Núi
sông rừng trãng bao la một vùng
Trả
ta một khoảng không trung
Trời
xanh mây trắng trập trùng sơn khê
“Rừng”
là nơi nhiều cây cao bóng mát. “Trảng”
là nơi có vùng đất trống với cỏ, với tranh, với rau dại và với những loài bụi
cây lúp xúp khác. Thường trảng ở ven rừng hay ở giữa các rừng. Trảng nhỏ có, rộng
có, đôi khi nằm ven núi ven sông, bao la một vùng thơ mộng dưới ánh trăng.
Đọc bốn câu thơ nầy ta dễ liên nghĩ đến 15 năm chăn dê
của nhà thơ Bùi Giáng. Ông đi chăn dê ở miền núi đồi Trung Việt có núi, có
sông, có rừng, có trãng, không khác mấy với nơi mà Mạnh Trương đã sống. Bùi
Giáng đã làm thơ:
"Đồi
tăm tắp chạy về ôm chân núi.
San
sát đồi phủ phục quấn núi xanh.
Chiều
xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối.
Trời
núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
Thôi
từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy
múa tung sườn núi vút giòng khe
Thôi
từ nay tha hồ em mặc sức
Vang
vang lên đồi núi giọng be be".
(Nỗi
lòng Tô Vũ)
Có lẽ nếu Bùi Giáng cũng đòi như Mạnh Trương thì ông
ta sẽ đòi trả lại cả dê, vì thuở ấy ông nuôi dê bởi yêu mến dê chớ không phải để
ăn hay để bán.
Những câu thơ kế tiếp, Mạnh Trương đòi lại tình yêu:
Trả
ta một bóng trăng thề
Đường
xưa lối cũ đi về bên nhau
Trả
ta ân ái buổi đầu
Tình
ta mới chớm đẹp màu thương yêu
Trả
ta hình dáng yêu kiều
Của
người thiếu nữ rất nhiều nhớ thương
Bằng những nét phát họa đơn sơ, Mạnh Trương đã vẽ ra
nhừng bức tranh ước lệ về khung cảnh cuộc tình, về hình dáng người tình, về những
gì rất đẹp và đầy yêu thương trong cuộc tình đó.
Đọc thơ ta hiểu ngay những gì nhà thơ muốn đòi lại. Ta
thấy ngay nhà thơ sẽ thất vọng. Thế nhưng, trong tận đáy lòng ta cũng đồng cảm
với thơ, cũng thất vọng như thơ. Ngoài ra, những bức tranh ước lệ Mạnh Trương vẽ
ra trong thơ cũng gợi nhớ trong tâm hồn ta những ngày tháng yêu đương thắm thiết
và thơ mộng của một mùa dĩ vãng xa xôi nào đó.
Thơ đâu cần phải kích động bằng những từ ngữ nặng nề,
đâu cần phải dấu đầy những ẩn dụ bên trong mới làm nên sự rung động. Tất nhiên
nhừng điều đó cũng cần nhưng có lúc không cần phải thế. Thơ đôi khi là những lời
rất bình dị, rất trắng nhưng rất trong, thẩm thấu vào lòng ta tất cả sự tinh
hoa của tâm hồn thi sĩ, tưới thắm hồn ta như dòng nước trong thấm vào rễ, nuôi
cho cây xanh tốt.
Và cuối cùng nhà thơ Mạnh Trương đòi hết lại những gì
của mình đã có trong quá khứ, dầu đó chỉ là mái tranh vách đất của một ngôi trường
xa xa:
Trả
ta một thuở quê hương
Mái
tranh vách đất ngôi trường xa xa
Xin
trả lại hết cho ta
Những
gì đã mất đã qua một thời
Trả
ta năm tháng qua rồi
Với
bao kỷ niệm một đời không quên.
Thật là quá lắm, thật là thật thà, chưa nói là ngây
thơ nữa. Mạnh Trương càng lúc càng đòi hỏi thêm, như một người lăn xả vào con nợ
của mình để bấu víu, đề kêu la, để đấu tranh đòi đến tận cùng cái mình có đã bị
lấy mất năm xưa. Những cái bị mất đó là “năm
tháng qua rồi/Với bao kỷ niệm một đời không quên”. Tất nhiên con nợ không
trả bao giờ.
Tất nhiên vì con nợ không trả nên những món nợ đó nằm
hoài trong tâm khảm thi nhân, lắng sâu trong đáy con tim, để mỗi khi tâm hồn dậy
lên bão tố, mưa lũ sẽ chảy về lênh láng thành dòng sông ký ức, trên đó nhấp nhô
hàng trăm con thuyền kỷ niệm. Những con thuyền kỷ niệm ấy sẽ không trôi êm đềm
và sẽ bị vùi trong dòng sông ký ức kia hay vùi sâu ngoài biển khơi trong một
hoàng hôn của đời người.
Buồn làm sao và vô lý làm sao!!!
Mạnh Trương là một nhà thơ ẩn dật. Ông đã xuất bản nhiều
tập thơ, hình như chỉ để lưu lại cho riêng mình những kỷ niệm mà ông đòi không
được, hơn là để quảng bá tên tuổi với thi đàn. Vì thế thi hữu và bạn đọc biết đến
ông rất ít. Thơ ông có nhiều bài hay, nhưng hay không làm cho tôi viết nên cảm
nhận của mình. Tôi chỉ viết được cảm nhận khi mà tầng số của tâm hồn tác giả
trong bài thơ nào đó, gặp tầng số của tâm hồn tôi, ở một thời điểm nhất định mà
duyên nợ cho phép được đến cùng nhau.
“Trả
Lại Ta” là một bài thơ đòi nợ mà không có con nợ bao giờ. Ngẫu
nhiên tôi lại thành con nợ văn chương của bài thơ đó. Nó buộc tôi phải viết vì
những cảm xúc cũng dậy lên trong lòng tôi, chắc cũng giống như trong lòng những
ai đọc bài thơ nầy.
Chúng ta ai cũng muốn đòi lại tất cả những gì mình đã
mất trong đời, mà chẳng bao giờ đòi lại được, cho nên dễ đồng cảm với dòng thơ
đòi nợ của Mạnh Trương
Châu Thạch