Khúc mùa xuân
Hẹn về cạn chén cùng xuân
Cho quên mấy thuở trầm luân giữa đời
Đốt nhang quỳ tạ đất trời
Tìm trong nắng cũ một thời hồn nhiên
Muốn về lại chốn đầu tiên
Thoát từ giọt máu ra miền khổ đau
Nói cha mẹ đã vì nhau
Dắt dìu đến tận ngày sau ngọt bùi
Ở đây chẳng có gì vui
Cuối năm lòng những ngậm ngùi cố hương
Hắt hiu lá rụng ven đường
Chiều ba mươi Tết ai thương nhớ mình
http://vietbao.vn/Van-hoa/Luc-bat-mua-xuan/40066268/106/
Lá thơ tình không gởi
Thuở lá thư đầu muốn gởi cho em
Anh mười tám nhưng sao còn nhát thế .
Thư viết bao lần chưa trao đã xé
Lời tỏ tình nắn nót vẫn còn run .
Nghe nói : Yêu thương chọn giấy màu hồng .
Mà tha thiết là màu xanh hy vọng ,
Nhưnh tuổi học trò thường yêu màu trắng ,
Anh ngập ngừng chẳng biết chọn màu chi .
Nên âm thầm để ngày tháng qua đi ,
Thư vẫn viết mà chưa lần dám gởi .
Một mùa xuân qua , mùa hè lại tới ,
Cánh thư bỗng mấy bận đổi màu xanh
Vẫn còn nguyên màu trắng ở hồn anh
Trang giấy trắng như chuyện tình trong tr('ng .
Năm học hết anh xa trường xa bạn ,
Nẻo vào đời đâu có lá me bay .
Em vẫn hồn nhiên buổi sáng chia tay ,
Cười với nắng giữa màu hoa phượng đỏ
Xe lăn bánh mình xa nhau từ đó
Lá thư tình chưa gởi vẫn còn thơm .
Anh sắp qua rồi lứa tuổi măng non
Còn ấp ủ một chuyện tình măng sữa .
Anh ở miền cao mùa hè nắng lửa
Lớp học trường đời lắm nỗi buồn vui .
Có những bình minh vác cuốc lên đồi
Nhìn đất đỏ nhớ thương màu phượng thắm
Em giữ mãi hồn anh năm mười tám
Nên xưa sau còn đỏ những bâng khuâng
Lá thư tình đã có kẻ trao em
Giờ anh viết lại ngại ngùng không gởi .
http://dactrung.net/tho/noidung.aspx?BaiID=qFy5iPZg1Pmatfsa95om5Q%3d%3d
Người vẫn quanh đây
Sáu năm, thời gian đủ để nhiều người lãng quên một cuộc tình, song với nhiều người yêu nhạc, Trịnh Công Sơn vẫn còn hiển hiện . Các ca khúc của anh vẫn còn đó, trên sân khấu, ở quán cà phê, trong lời thầm thì của những lứa đôi...Những năm tháng cuối cùng trước khi trở về cát bụi, Trịnh Công Sơn đã có một bài viết ngắn như những lời tạ từ cái cõi tạm mang tên trần gian mà anh đã sống trọn đời bằng tất cả yêu thương và tận hiến. Bài viết đó mang tựa đề: "Tôi đã mơ thấy chuyến đi của mình".
Vẫn là chữ nghĩa của Trịnh Công Sơn nhẹ nhàng, sâu lắng, chẳng lẫn vào đâu được, anh mở đầu thật buồn bã: "Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay hôm mai. Chết thì chẳng có cuộc hẹn hò nào trước...". Rồi đang trăn trở về lẽ tử sinh của kiếp người, anh lại nói về tình yêu với một chút đắng cay nhưng ngập tràn độ lượng: "...Càng yêu ta càng thấy có tình yêu thì khó mà mất tình thì quá dễ. Hôm qua mới yêu nhau đấy, hôm nay đã mất rồi. Mất sạch như người đi buôn mất hết vốn liếng. Cứ tự an ủi mình khi nghĩ rằng mình đau khổ thì có kẻ khác đang hạnh phúc... Có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên. Có người bỏ cuộc tình mà đi như người đãng trí. Dù sao cũng đã lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác. Phụ đời và phụ người hình như cũng vậy mà thôi...". Quả thực, không dễ dàng để thuộc lòng một bài văn xuôi như những tình khúc bất hủ của anh, nhưng không ít người đã đọc đi đọc lại đoạn văn này nhiều lần bởi họ đã bắt gặp nỗi niềm của riêng mình trong đó.
"Con đường duy nhất đi đến với người khác trên mặt đất không phải là sự độc ác mà chính là lòng nhân ái vô biên" (Trịnh Công Sơn)
Bây giờ đã là ngày cuối tháng ba, chỉ còn một hôm nữa là đến ngày cá tháng tư (l-4), ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên. Mới đó mà đã sáu năm tròn, thời gian đủ để nhiều người lãng quên một cuộc tình. Thế mà với Trịnh Công Sơn thì dường như chỉ mới hôm qua, vẫn mơ hồ chưa có cuộc chia ly nên cho dù anh đã xa mặt vẫn chưa đủ để cho người ở lại cảm thấy cách lòng. Tính ra, kể từ năm 1958, khi viết ca khúc đầu tiên mang tên Ướt mi cho đến ngày tim anh ngừng đập, Trịnh Công Sơn đã có 43 năm sống thủy chung với dòng nhạc riêng mình bằng cảm xúc ca từ tuyệt vời đến độ xuất quỷ nhập thần. Không ai có thể đưa ra được con số chính xác trong suốt 43 năm sáng tác đó, Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời bao nhiêu ca khúc? Có người nói 800, có người nói 1.000, nhưng cho dù là bao nhiêu đi nữa thì âm nhạc của anh đã lắng sâu vào lòng người để trở thành bất tử. Năm 1972, người Nhật trao tặng anh giải Đĩa Vàng với bài hát Ngủ đi con (dành cho đĩa nhạc nước ngoài phát hành trên hai triệu bản) và người Pháp đã trân trọng ghi tên anh vào từ điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde cũng đủ để xác nhận Trịnh Công Sơn là một trong những thiên tài âm nhạc của nhân loại. Nhưng anh lại là một con người quá cô đơn, cô đơn bởi tâm hồn anh quá lớn, khó tìm được một tri kỷ để chứa đựng hết cảm xúc, trăn trở chất chứa trong tim. Vì thế mà anh độ lượng với đời, chan hòa với người, gửi gắm, sẻ chia, với từng bằng hữu, mỗi người một ít, dù thân hay sơ cũng được anh đón nhận bằng tất cả chân tình.
Không ít người chưa một gần gặp Trịnh Công Sơn, nhưng khi anh đi rồi, họ lại tiếc thương như một người ruột thịt. Trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình - TPHCM, một cô gái chủ một quán cà phê đã đúc một pho tượng Trịnh Công Sơn bằng đồng đặt chính diện quán, suốt ngày nghi ngút khói hương. Một nhà giáo trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 đã làm hai trang thờ đối diện nhau trong phòng khách với hai bức di ảnh được phóng lớn: một bên là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một bên là nhà thơ Bùi Giáng...
Với nhiều người yêu nhạc, Trịnh Công Sơn mãi mãi vẫn còn trong tim họ, vẫn còn hiển hiện giữa đời. Từng ngày đi qua, những ca khúc của anh vẫn vang vọng tưởng chừng như anh chưa hề có chuyến đi xa. Và như thế Trịnh Công Sơn đã quá linh thiêng khi thảng thốt viết lên những lời tiên tri: "Người ngỡ đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây..."
Đoàn Thạch Hãnnld.com.vn, 30-03-2007.
http://www.tcs-home.org/ban-be/articles/nguoi-van-quanh-111ay/
VĨNH BIỆT “ÔNG GIÀ HAM VUI”
Thế là chẳng bao giờ còn gặp anh nữa, còn được nghe anh nói những chuyện buồn vui, một đời người như thế cũng đã là quá đủ trong cả vinh quang lẫn cơ cực và chắc chắn anh cũng chẳng còn gì luyến tiếc ở trần gian này
Có rất nhiều tên gọi mà đồng nghiệp và bạn đọc đã ưu ái gán cho tác giả Hương rừng Cà Mau mang đầy tính cách quý mến: Nhà văn Sơn Nam, nhà Nam Bộ học, ông già đi bộ... Nhưng với tôi, cái biệt hiệu mà tôi yêu thích nhất là “ông già ham vui”, bởi lẽ nó phản ánh đúng tâm hồn “ngoan đồng” của ông cho dù đã ở tuổi bát tuần.
Quả thật là hiếm hoi ở thời buổi này đối với một người cầm bút tiếng tăm lừng lẫy nhưng lại có một đời sống đơn sơ, bình dị và đầy lạc quan như Sơn Nam, ngay cả những lúc khốn quẫn trong vòng cơm áo và bệnh tật. Chẳng có triết lý nào ghê gớm cho tính cách đặc biệt này mà theo lời ông thì nghèo quá nên phải đơn sơ, bình dị riết rồi thành quen, cũng như chịu đựng mãi cũng thành chịu chơi!
Văn tài của Sơn Nam thì khỏi phải nói, nó được thể hiện trong nhiều tác phẩm mà ông đã suốt một đời miệt mài với chữ nghĩa. Có lần tôi hỏi ông:
- Làm nhà văn như anh thì sướng hay khổ?
Ông nói ngay như câu trả lời đã có sẵn trong đầu từ lâu.
- Khổ nhưng vinh quang.
Tôi lại hỏi:
- Vậy nếu được đi lại từ đầu và được quyền chọn lựa, anh sẽ chọn làm người như thế nào?
Ông móm mém cười, cái cười vừa hồn nhiên vừa chua chát:
- Tao vẫn chọn làm nhà văn nhưng sẽ cố tránh cái nghèo đeo đẳng, cái nghèo tuy không phải là cái tội nhưng là cái khổ, cái nhục chú em ơi!
Nghe anh nói, tôi thấy buồn và thương anh lắm. Hai năm trước đây, anh lâm bạo bệnh phải vào điều trị dài ngày trong bệnh viện. Người thân của anh điện thoại báo cho tôi ngay. Sau đó, tôi có một bài viết về hoàn cảnh túng thiếu của anh trên Báo Thanh Niên, nhiều đoàn thể và bạn đọc yêu quý anh đã nhiệt tình giúp đỡ anh qua cơn hoạn nạn. Một buổi trưa nằm trên giường bệnh, anh nắm tay tôi thều thào:
- Tao mắc nợ cuộc đời nhiều quá.
Tôi an ủi anh bằng những lời chân thật từ suy nghĩ của mình:
- Anh Sơn Nam ơi, cuộc đời nợ anh nhiều hơn anh nợ cuộc đời...
Kế đó là những tháng ngày lê thê anh nằm một chỗ, gần như liệt giường tại nhà sau khi xuất viện. Thế là ông già đi bộ không còn đi bộ. Một lần tôi đến thăm, ngồi bên cạnh nghe giọng anh đã yếu và mệt mỏi lắm, anh nói:
- Tao muốn về thăm U Minh một chuyến nhưng chắc là không còn kịp nữa, quê hương núm ruột ai mà không nhớ, càng già nỗi nhớ càng căng, dưới đó dạo này chắc cũng đổi thay nhiều lắm!
Tôi nghĩ tình quê thật linh thiêng, càng về già thì nỗi hoài hương càng thêm canh cánh.
Cách nay hơn tuần lễ, anh lại nhập viện, nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Chẳng hiểu vì sao gia đình anh lại chọn tôi là người đầu tiên để gọi điện thông báo. Tôi lập tức chạy đến nơi thì thấy anh đang thoi thóp thở bằng ống dưỡng khí, trên người chằng chịt những ống nhựa, những dải băng. Tôi nắm tay anh, anh mở mắt, đôi mắt không còn tinh anh như thuở nào mà đã có vẻ lạc thần. Anh lờ mờ nhìn tôi, mấp máy đôi môi như muốn nói một điều gì nhưng không nói được. Bác sĩ cho biết anh bị suy thận, suy tim nhưng quan trọng nhất là lá phổi bên phải bị viêm nặng, dường như chẳng còn gì. Và rồi hôm nay, vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 13-8-2008, anh Sơn Nam đã trút hơi thở cuối cùng.
Anh Sơn Nam ơi, 83 tuổi cho một đời người đã là quá trường thọ, nhưng dẫu thân xác anh có về với cát bụi thì tên tuổi anh vẫn còn mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau. Đó chính là cái vinh quang mà anh từng nói.
Thế là chẳng bao giờ còn gặp anh nữa, còn được nghe anh nói những chuyện buồn vui, một đời người như thế cũng đã là quá đủ trong cả vinh quang lẫn cơ cực và chắc chắn anh cũng chẳng còn gì luyến tiếc ở trần gian này.
Vĩnh biệt nhà văn Sơn Nam, vĩnh biệt “ông già ham vui”.
Hẹn về cạn chén cùng xuân
Cho quên mấy thuở trầm luân giữa đời
Đốt nhang quỳ tạ đất trời
Tìm trong nắng cũ một thời hồn nhiên
Muốn về lại chốn đầu tiên
Thoát từ giọt máu ra miền khổ đau
Nói cha mẹ đã vì nhau
Dắt dìu đến tận ngày sau ngọt bùi
Ở đây chẳng có gì vui
Cuối năm lòng những ngậm ngùi cố hương
Hắt hiu lá rụng ven đường
Chiều ba mươi Tết ai thương nhớ mình
http://vietbao.vn/Van-hoa/Luc-bat-mua-xuan/40066268/106/
Lá thơ tình không gởi
Thuở lá thư đầu muốn gởi cho em
Anh mười tám nhưng sao còn nhát thế .
Thư viết bao lần chưa trao đã xé
Lời tỏ tình nắn nót vẫn còn run .
Nghe nói : Yêu thương chọn giấy màu hồng .
Mà tha thiết là màu xanh hy vọng ,
Nhưnh tuổi học trò thường yêu màu trắng ,
Anh ngập ngừng chẳng biết chọn màu chi .
Nên âm thầm để ngày tháng qua đi ,
Thư vẫn viết mà chưa lần dám gởi .
Một mùa xuân qua , mùa hè lại tới ,
Cánh thư bỗng mấy bận đổi màu xanh
Vẫn còn nguyên màu trắng ở hồn anh
Trang giấy trắng như chuyện tình trong tr('ng .
Năm học hết anh xa trường xa bạn ,
Nẻo vào đời đâu có lá me bay .
Em vẫn hồn nhiên buổi sáng chia tay ,
Cười với nắng giữa màu hoa phượng đỏ
Xe lăn bánh mình xa nhau từ đó
Lá thư tình chưa gởi vẫn còn thơm .
Anh sắp qua rồi lứa tuổi măng non
Còn ấp ủ một chuyện tình măng sữa .
Anh ở miền cao mùa hè nắng lửa
Lớp học trường đời lắm nỗi buồn vui .
Có những bình minh vác cuốc lên đồi
Nhìn đất đỏ nhớ thương màu phượng thắm
Em giữ mãi hồn anh năm mười tám
Nên xưa sau còn đỏ những bâng khuâng
Lá thư tình đã có kẻ trao em
Giờ anh viết lại ngại ngùng không gởi .
http://dactrung.net/tho/noidung.aspx?BaiID=qFy5iPZg1Pmatfsa95om5Q%3d%3d
Người vẫn quanh đây
Sáu năm, thời gian đủ để nhiều người lãng quên một cuộc tình, song với nhiều người yêu nhạc, Trịnh Công Sơn vẫn còn hiển hiện . Các ca khúc của anh vẫn còn đó, trên sân khấu, ở quán cà phê, trong lời thầm thì của những lứa đôi...Những năm tháng cuối cùng trước khi trở về cát bụi, Trịnh Công Sơn đã có một bài viết ngắn như những lời tạ từ cái cõi tạm mang tên trần gian mà anh đã sống trọn đời bằng tất cả yêu thương và tận hiến. Bài viết đó mang tựa đề: "Tôi đã mơ thấy chuyến đi của mình".
Vẫn là chữ nghĩa của Trịnh Công Sơn nhẹ nhàng, sâu lắng, chẳng lẫn vào đâu được, anh mở đầu thật buồn bã: "Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay hôm mai. Chết thì chẳng có cuộc hẹn hò nào trước...". Rồi đang trăn trở về lẽ tử sinh của kiếp người, anh lại nói về tình yêu với một chút đắng cay nhưng ngập tràn độ lượng: "...Càng yêu ta càng thấy có tình yêu thì khó mà mất tình thì quá dễ. Hôm qua mới yêu nhau đấy, hôm nay đã mất rồi. Mất sạch như người đi buôn mất hết vốn liếng. Cứ tự an ủi mình khi nghĩ rằng mình đau khổ thì có kẻ khác đang hạnh phúc... Có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên. Có người bỏ cuộc tình mà đi như người đãng trí. Dù sao cũng đã lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác. Phụ đời và phụ người hình như cũng vậy mà thôi...". Quả thực, không dễ dàng để thuộc lòng một bài văn xuôi như những tình khúc bất hủ của anh, nhưng không ít người đã đọc đi đọc lại đoạn văn này nhiều lần bởi họ đã bắt gặp nỗi niềm của riêng mình trong đó.
"Con đường duy nhất đi đến với người khác trên mặt đất không phải là sự độc ác mà chính là lòng nhân ái vô biên" (Trịnh Công Sơn)
Bây giờ đã là ngày cuối tháng ba, chỉ còn một hôm nữa là đến ngày cá tháng tư (l-4), ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên. Mới đó mà đã sáu năm tròn, thời gian đủ để nhiều người lãng quên một cuộc tình. Thế mà với Trịnh Công Sơn thì dường như chỉ mới hôm qua, vẫn mơ hồ chưa có cuộc chia ly nên cho dù anh đã xa mặt vẫn chưa đủ để cho người ở lại cảm thấy cách lòng. Tính ra, kể từ năm 1958, khi viết ca khúc đầu tiên mang tên Ướt mi cho đến ngày tim anh ngừng đập, Trịnh Công Sơn đã có 43 năm sống thủy chung với dòng nhạc riêng mình bằng cảm xúc ca từ tuyệt vời đến độ xuất quỷ nhập thần. Không ai có thể đưa ra được con số chính xác trong suốt 43 năm sáng tác đó, Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời bao nhiêu ca khúc? Có người nói 800, có người nói 1.000, nhưng cho dù là bao nhiêu đi nữa thì âm nhạc của anh đã lắng sâu vào lòng người để trở thành bất tử. Năm 1972, người Nhật trao tặng anh giải Đĩa Vàng với bài hát Ngủ đi con (dành cho đĩa nhạc nước ngoài phát hành trên hai triệu bản) và người Pháp đã trân trọng ghi tên anh vào từ điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde cũng đủ để xác nhận Trịnh Công Sơn là một trong những thiên tài âm nhạc của nhân loại. Nhưng anh lại là một con người quá cô đơn, cô đơn bởi tâm hồn anh quá lớn, khó tìm được một tri kỷ để chứa đựng hết cảm xúc, trăn trở chất chứa trong tim. Vì thế mà anh độ lượng với đời, chan hòa với người, gửi gắm, sẻ chia, với từng bằng hữu, mỗi người một ít, dù thân hay sơ cũng được anh đón nhận bằng tất cả chân tình.
Không ít người chưa một gần gặp Trịnh Công Sơn, nhưng khi anh đi rồi, họ lại tiếc thương như một người ruột thịt. Trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình - TPHCM, một cô gái chủ một quán cà phê đã đúc một pho tượng Trịnh Công Sơn bằng đồng đặt chính diện quán, suốt ngày nghi ngút khói hương. Một nhà giáo trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 đã làm hai trang thờ đối diện nhau trong phòng khách với hai bức di ảnh được phóng lớn: một bên là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một bên là nhà thơ Bùi Giáng...
Với nhiều người yêu nhạc, Trịnh Công Sơn mãi mãi vẫn còn trong tim họ, vẫn còn hiển hiện giữa đời. Từng ngày đi qua, những ca khúc của anh vẫn vang vọng tưởng chừng như anh chưa hề có chuyến đi xa. Và như thế Trịnh Công Sơn đã quá linh thiêng khi thảng thốt viết lên những lời tiên tri: "Người ngỡ đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây..."
Đoàn Thạch Hãnnld.com.vn, 30-03-2007.
http://www.tcs-home.org/ban-be/articles/nguoi-van-quanh-111ay/
VĨNH BIỆT “ÔNG GIÀ HAM VUI”
Thế là chẳng bao giờ còn gặp anh nữa, còn được nghe anh nói những chuyện buồn vui, một đời người như thế cũng đã là quá đủ trong cả vinh quang lẫn cơ cực và chắc chắn anh cũng chẳng còn gì luyến tiếc ở trần gian này
Có rất nhiều tên gọi mà đồng nghiệp và bạn đọc đã ưu ái gán cho tác giả Hương rừng Cà Mau mang đầy tính cách quý mến: Nhà văn Sơn Nam, nhà Nam Bộ học, ông già đi bộ... Nhưng với tôi, cái biệt hiệu mà tôi yêu thích nhất là “ông già ham vui”, bởi lẽ nó phản ánh đúng tâm hồn “ngoan đồng” của ông cho dù đã ở tuổi bát tuần.
Quả thật là hiếm hoi ở thời buổi này đối với một người cầm bút tiếng tăm lừng lẫy nhưng lại có một đời sống đơn sơ, bình dị và đầy lạc quan như Sơn Nam, ngay cả những lúc khốn quẫn trong vòng cơm áo và bệnh tật. Chẳng có triết lý nào ghê gớm cho tính cách đặc biệt này mà theo lời ông thì nghèo quá nên phải đơn sơ, bình dị riết rồi thành quen, cũng như chịu đựng mãi cũng thành chịu chơi!
Văn tài của Sơn Nam thì khỏi phải nói, nó được thể hiện trong nhiều tác phẩm mà ông đã suốt một đời miệt mài với chữ nghĩa. Có lần tôi hỏi ông:
- Làm nhà văn như anh thì sướng hay khổ?
Ông nói ngay như câu trả lời đã có sẵn trong đầu từ lâu.
- Khổ nhưng vinh quang.
Tôi lại hỏi:
- Vậy nếu được đi lại từ đầu và được quyền chọn lựa, anh sẽ chọn làm người như thế nào?
Ông móm mém cười, cái cười vừa hồn nhiên vừa chua chát:
- Tao vẫn chọn làm nhà văn nhưng sẽ cố tránh cái nghèo đeo đẳng, cái nghèo tuy không phải là cái tội nhưng là cái khổ, cái nhục chú em ơi!
Nghe anh nói, tôi thấy buồn và thương anh lắm. Hai năm trước đây, anh lâm bạo bệnh phải vào điều trị dài ngày trong bệnh viện. Người thân của anh điện thoại báo cho tôi ngay. Sau đó, tôi có một bài viết về hoàn cảnh túng thiếu của anh trên Báo Thanh Niên, nhiều đoàn thể và bạn đọc yêu quý anh đã nhiệt tình giúp đỡ anh qua cơn hoạn nạn. Một buổi trưa nằm trên giường bệnh, anh nắm tay tôi thều thào:
- Tao mắc nợ cuộc đời nhiều quá.
Tôi an ủi anh bằng những lời chân thật từ suy nghĩ của mình:
- Anh Sơn Nam ơi, cuộc đời nợ anh nhiều hơn anh nợ cuộc đời...
Kế đó là những tháng ngày lê thê anh nằm một chỗ, gần như liệt giường tại nhà sau khi xuất viện. Thế là ông già đi bộ không còn đi bộ. Một lần tôi đến thăm, ngồi bên cạnh nghe giọng anh đã yếu và mệt mỏi lắm, anh nói:
- Tao muốn về thăm U Minh một chuyến nhưng chắc là không còn kịp nữa, quê hương núm ruột ai mà không nhớ, càng già nỗi nhớ càng căng, dưới đó dạo này chắc cũng đổi thay nhiều lắm!
Tôi nghĩ tình quê thật linh thiêng, càng về già thì nỗi hoài hương càng thêm canh cánh.
Cách nay hơn tuần lễ, anh lại nhập viện, nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Chẳng hiểu vì sao gia đình anh lại chọn tôi là người đầu tiên để gọi điện thông báo. Tôi lập tức chạy đến nơi thì thấy anh đang thoi thóp thở bằng ống dưỡng khí, trên người chằng chịt những ống nhựa, những dải băng. Tôi nắm tay anh, anh mở mắt, đôi mắt không còn tinh anh như thuở nào mà đã có vẻ lạc thần. Anh lờ mờ nhìn tôi, mấp máy đôi môi như muốn nói một điều gì nhưng không nói được. Bác sĩ cho biết anh bị suy thận, suy tim nhưng quan trọng nhất là lá phổi bên phải bị viêm nặng, dường như chẳng còn gì. Và rồi hôm nay, vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 13-8-2008, anh Sơn Nam đã trút hơi thở cuối cùng.
Anh Sơn Nam ơi, 83 tuổi cho một đời người đã là quá trường thọ, nhưng dẫu thân xác anh có về với cát bụi thì tên tuổi anh vẫn còn mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau. Đó chính là cái vinh quang mà anh từng nói.
Thế là chẳng bao giờ còn gặp anh nữa, còn được nghe anh nói những chuyện buồn vui, một đời người như thế cũng đã là quá đủ trong cả vinh quang lẫn cơ cực và chắc chắn anh cũng chẳng còn gì luyến tiếc ở trần gian này.
Vĩnh biệt nhà văn Sơn Nam, vĩnh biệt “ông già ham vui”.
ĐOÀN THẠCH HÃNTheo NLĐ
www.vietducinfo.com/
www.vietducinfo.com/