Sinh ngày 7.3. 1948
Quê quán: An Truyền, Phú An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Hội viên các Hội : Hội Nhà Văn Việt Nam, Hội Nhà Báo Việt Nam, Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam.
Công tác hiện nay: Chủ nhiệm CLB Ca Huế.
Các tác phẩm đã xuất bản: "Ngựa ca" thơ in chung Trần Dzạ Lữ, Trần Bản Thiểm (1969); "Chị Sáu", truyện ngắn-Tổng Hội Sinh Viên (THSV) Huế ấn hành (1970); "Nguồn mạch mới", thơ in chung với Thái Ngọc San-THSV Huế ấn hành (1971); "Giọt máu ta một biển hòa bình", kịch thơ-THSV Huế ấn hành (1971); "Nhờ ơn cây lúa lúa ơi!", thơ thiếu nhi-Đối Diện XB (1975); "Ngợi ca", tập thơ-Hội VHNT TT Huế XB (1993); "Mười thương em bé", thơ thiếu nhi, giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ nhất (1993);"Tiếng Hương Bình", sưu tầm lời ca Huế, giải thưởng Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam (1997); "Khúc tri âm", lời ca Huế, giải thưởng UBTQLHCHVHNT Việt Nam (2001); "Thơ một thuở xuống đường", giải thưởng đặc biệt UBTQLHCHVHNT Việt Nam (2002); "Lửa đường phố", tập hồi ký-NXB Thuận Hóa (2003)
Một ngày Đông Hà
Đông Hà hạt nắng ngời sương
Tinh khôi hoa cỏ ươm hương tặng đời
Nụ hôn thơm mỗi môi cười
Em tìm ai giữa cõi người đa đoan
Đông Hà gió sớm mơn man
Tự tình sông Hiếu sóng tràn bờ yêu
Nón nghiêng hứng cả ánh chiều
Em đang ngược nắng bóng treo gợn buồn
Đông Hà khoảnh khắc mưa tuôn
Cơn giông ngày hạ chớp nguồn biển xa
Thương bông khế tím hiên nhà
Em chờ ai nỗi niềm xưa sang mùa
Đông Hà hiền thục trang thơ
Con trăng khuyết giữa đôi bờ sắc không
Mân mê chéo áo xuân hồng
Em về bất chợt rối lòng người đi
Gió Làogió Lào ơi!
ta lại về với gió
gió La Vang
gió Sắc Tứ
gió Đông Hà...
gió Lào thơm
của tóc
của da
vầng trăng hiện ban ngày
Quảng Trị
gió Lào thổi mùa Vu Lan gợi nhớ
tiếng kinh cầu
quá khứ chợt hồi quang
bằng hữu bên nhau
hạo khí mang mang
những trầm tích buồn vui
gió Lào lãng mạn
gió vô cùng nâng ta vào vô hạn
ta tìm nhau
khinh khoái gió ơi
Đông Hà
15.8.05
www.vanchuongviet.org
TÍM CHI NHIỀU RỨA HUẾ ƠI !
Tạp bút
Tạo hóa sinh ra màu sắc để làm đẹp cho trái đất này. Xanh đỏ đen trắng tím vàng...muôn hồng nghìn tía. Nhưng người ta không phải ai cũng giống ai nên người thì thích màu này, người thì ưng màu nọ. Riêng màu tím Huế thì khi đến Huế trong năm học lớp đệ nhất Quốc Học Huế (1968-1969) tôi mới dần bắt gặp những điều kỳ thú.
Là một cậu học trò Nguyễn Hoàng Quảng Trị mới vô Huế ban đầu điều chi của Huế cũng làm tôi bỡ ngỡ bắt tôi phải tò mò tìm hỏi. Té ra nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa có đồng phục áo dài màu tím. Té ra màu tím tượng trưng cho niềm mộng mơ của độ xuân thì, của lòng thủy chung như nhất với tình yêu muôn nơi muôn thuở. Té ra cô học trò Đồng Khánh mà tôi và bạn bè lẻo đẻo sau lưng theo về mỗi ngày cũng mê màu tím. Nguyễn Cửu Thanh, anh bạn cùng lớp tôi "chỉ điểm": "Cô nớ tên là Tiểu Kiều học lớp đệ tứ Đồng Khánh, nhà trong thành nội. Khi mô trời mưa, trời lạnh là dễ nhận ra cô ta. Vì Kiều thích màu tím nên áo len tím, áo mưa tím, quai nón tím, khăn quàng tím, dép cũng tím...". Tiếp nhận thông tin là tôi tìm cách quan sát và tiếp cận liền. Dịp may đến với tôi vào một buổi sáng khi Thanh phát hiện người mê màu tím đang đứng với một cô bạn trước quán sách Hương Bình trên đường Lê Lợi. Thì ra người ấy đang đứng xâu chiếc dép bị đứt quai. Vốn đã mong có dịp làm quen lại có "máu nghĩa hiệp" nên tôi mạnh dạn mở lời: "Tiểu Kiều đưa mình xâu giúp cho kẻo sắp tới giờ sau rồi!". Trong khi cô học trò tên Tiểu Kiều đang lưỡng lự tần ngần với chiếc dép tím, với sợi chỉ tím dễ thương và cây kim mỏng manh chưa muốn đưa cho chàng trai lạ thì người bạn Tiểu Kiều có bảng tên Bạch Yến giục: "Thôi mi đưa cho họ xâu cho mau". Không ngờ sợi chỉ tím một thời mộng mơ của cô nữ sinh Đồng Khánh ấy sau này lại trở thành sợi "chỉ tím" của ông Tơ bà Nguyệt xe kết đời tôi với cô gái yêu màu tím ấy.
Từ chuyện riêng tư đó, tôi lần theo những màu tím của hoa bâng khuâng, hoa mua, hoa sim...trên đồi Thiên An, Vọng Cảnh...Màu tím của hoa sầu đông, hoa tầm xuân, hoa cúc, hoa cà, hoa ti-gôn...trong từng khu vườn Huê. Màu tím của hoa tử bạch ở những ngôi chùa Bảo Quốc, Thiên Mụ, Tường Vân...Màu tím của hoa tử vi (còn gọi là hoa phấn thệ hồng) trong đại nội và được khắc trên Cao đỉnh trước Thế Miếu, được hát thành điệu Lý tử vi trong dân ca Huế "tử vi dầu dãi nắng sương, huê cam huê quýt em thương huê nào, em thương huê mận huê đào...". Màu tím của hoa ngô đồng trên Khiêm lăng, bên điện Thái Hòa. Hoa ngô đồng tím ngắt chiều thơm, anh mời em ngắm màu hoa tím. Hiểu nhau rồi tình yêu bất biến, chim phượng hoàng gọi bạn đậu cành ngô. Thời gian gần đây những con đường Huế lại có thêm màu tím của hoa bằng lăng, hoa phượng tím.
Màu tím Huế không dừng lại trên các đài hoa. Màu tím Huế còn hòa sắc trong các trạng thái tinh thần, trong tình cảm buồn vui, khổ đau, hạnh phúc. Cùng hòa sắc trong từng khoảnh khắc thời gian, trong mây trời, sông nước Hương Giang, trong y phục, trang sức, ẩm thực Huế...để từ đó màu tím trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nuớc xiển dương, ngợi ca bằng nghệ thuật tạo hình, bằng thơ văn, âm nhạc...Đọc Tuyển Tình Khúc Huế Thế Kỷ 20 gồm 100 tác phẩm do Nhà xuất bản Âm Nhạc Việt Nam ấn hành (4. 2002) thì đã có 4 ca khúc có chữ "tím" trong tựa đề như: Tà Áo Tím (Hoàng Nguyên), Màu Tím Huế (Vũ Trọng Tường), Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng-Vĩnh Phúc), Màu Áo Tím Và Màu Áo Trắng (Hoàng Vân) và có 14 ca khúc của các nhạc sĩ sau đây: Thế Bảo, Phạm Trọng Cầu, Dương Đức, Hồng Đăng, Quốc Dũng, Hoàng Hiệp, Trần Hoàn, Lê Việt Hòa, Mai Xuân Hòa, Tôn Thất Lan, Văn Phụng Huy Tập, An Thuyên, Thuận Yến nhắc tới màu tím Huế với các hình ảnh áo tím, mây tím, sương tím, hoa tím, thời gian tím...
Riêng thơ ngợi ca màu tím của Huế thì không thể nào thống kê cho hết. Nếu có điều kiện để tuyển chọn một tập thơ có những câu thơ hay về màu tím Huế cũng là việc mà các nhà biên soạn nên làm bởi đây cũng là một trong những nét riêng của Huế. Trước năm 1975, khi còn ở Hà Nội tôi thường nghe ba tiếng màu tím Huế. Cái chi mà có màu tím thì người ở đây gọi "màu tìm Huế". Màu tím mình thích, người tình mình mê được là "tím Huế" thì sướng biết mấy, vui biết mấy. Tôi cũng thấy ấm lòng trong lúc xa quê. Mới đây thôi, từ Cali nước Mỹ xa xôi, có lẽ vì quá da diết nhớ Huế mà anh Trần Kiêm Đoàn đã thương về tím Huế trong bài thơ "Vàng Thu Tím Huế" với những kỷ niệm, với những hồi ức trữ tình: Huế vào Thu mà không biết mình Thu/ Vì lá đỏ chút vàng mơ ai thấy/ Tim tím buổi chiều mai hồng trở lại/ Vẫn xanh ngời con nước Vạn Niên...Tuổi hoàng thành như màu mắt trong đêm/ Nghìn phai cũ trang tình đầu chưa giở/ Xa Chiêm quốc thuở "ngó tề, dị rứa/. Mỏi chân đời còn tím Huế không em?"
Màu tím của phương trời Huế theo thời gian cứ nhập vào tâm thức tôi trong những lần lang thang cùng Huế. Khi thì lặng thầm sau mái tóc thề của cô gái Huế đường phượng bay đỏ lối em về, chiều nội thành dịu dàng bay áo trắng, dòng Hương xanh chuồn chuồn bay đón nắng, hoàng hôn đầy thoáng tím mây bay. Khi thì một mình thèm gặp bạn trong chiều Vọng Cảnh nâng ly hào sảng đón hoàng hôn, sông Hương xanh mặt trời rực đỏ chợt hòa tím sắc quê hương...và ước mơ những sắc màu thiên nhiên Huế đan quyện vào tâm hồn tình cảm con người những mạch nguồn sinh động rất nhân văn: xanh trong em làn hương dòng sông, đỏ trong tôi ánh trời Vọng Cảnh, tím trong nhau hồn nước thủy chung.
Tím trong nhau hồn nước thủy chung. Hòa sắc tím một đời tôi tìm thấy. Hòa âm tím một đời tôi tìm nghe. Hương mùa tím một đời tôi ngưỡng mộ...Huế dấu yêu ơi! Tím chi mà tím rứa!
CA HUẾ VỚI DÒNG HƯƠNG
Tạp bút
Cung bậc trăm năm một thời vàng son tưởng đã chìm vào quên lãng vì đất nước có những ngày truân chuyên, gian khổ, can qua, nhiểu nhương. Nay mùa xuân mới đang mở ra những giai điệu mới. Ca Huế, một loại hình âm nhạc dân tộc, truyền thống đang tìm lại chính mình giữa một trung tâm được thế giới công nhận là di sản văn hóa của loài người.
Mái chèo trăng, con thuyền mộng, ngàn sao khuya lấp lánh, nét mờ ảo sương sa…tất cả vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên đang hội tụ cùng dòng sông Hương êm đềm là sự cộng hưởng tuyệt vời đã nâng tầm bay cho ca Huế.
Nghệ thuật ca Huế vốn kén chọn không gian, thời gian và người thưởng thức cũng là người sành điệu mang tính tri âm, tri kỷ. Ca Huế đang theo mùa xuân lan tỏa, thấm sâu cái tình dạt dào vào những tâm hồn thanh khí, thuần khiết, sang trọng đang được chắt chiu, nâng niu, gìn giữ.
Nội dung những bài ca Huế không chỉ ngợi ca thiên nhiên bốn mùa phong hoa tuyết nguyệt mà còn xiển dưong ngày mới, trân trọng những khát vọng, ước mơ về tình yêu, về một ngày mai hạnh phúc bình yên, chan chứa tình người có thủy có chung.
Từ mạch nguồn sinh động của quê hương những làn điệu ca Huế bay bổng dập dìu, phóng khoáng hơi thở xuân thì xứ sở. Non nước Hương Bình từ đó được thăng hoa cùng âm nhạc. Điệu hát cung đàn hòa nhập tinh anh cùng núi sông muôn thuở.
Ngày nay khi đến viếng thăm Huế, du khách trong và ngoài nước đều có một sở thích chung là muốn được thưởng thức ca Huế tổ chức dưới dạng thính phòng hoặc đi thuyền trên sông Hương. Trong khung cảnh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng, nhất là những đêm trăng thanh gió mát, sông Hương với vẻ đẹp kỳ ảo được đan quyện vào hòa thanh réo rắt của cung đàn lời ca càng dễ dàng say đắm lòng người.
Con thuyền nhẹ nhàng trôi, dưới nước trên trăng, từng cung bậc bổng trầm buồn vui khi thổn thức, khi thanh thoát dìu dặt với những lời ca giàu tính văn học, mang bản sắc chốn thần kinh văn vật đã tạo cho người nghe sự đồng cảm với thiên nhiên, với con ngưỡi xứ Huế vốn thầm lặng mà hiếu khách, dịu dàng mà đắm say, sự đắm say nghệ thuật.
Dòng sông Hương, thuyền trăng và cung đàn lời ca Huế luôn mời đón những tâm hồn đồng điệu. Và chính những tâm hồn đồng điệu cao khiết ấy đã nuôi dưỡng, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế tới muôn sau.
Mưa Cần Thơ
Mưa Cần Thơ rất hồn nhiên
Đã mưa là vội hôn lên tóc người
Đã mưa là ướt vai đời
Bao nhiêu tinh túy hạt trời hiến dâng
Mưa Cần Thơ rất tình thân
Núp mưa ai cũng tần ngần tìm quen
Không chừng những cuộc tình riêng
Nhờ chung mái phố chung miền mưa qua
Mưa Cần Thơ rất hào hoa
Đã mưa là vội thơm tà áo em
Trong mưa dường có hương nguyền
Mưa ngày lãng mạn mưa đêm đợi chờ
Mưa Cần Thơ mưa Cần Thơ…
www.vanchuongviet.org
Viết Trên Dòng Sông Hậu
Một mình anh qua dòng sông Hậu
Một mình anh trong mênh mông
Giọng hò khuya vời vợi trữ tình
Mang mang một miền sông nước
Không có em cùng anh sang sông
Con sóng vỗ bồng bềnh
Không có em cùng anh lênh đênh
Lục bình tím dập dềnh
Mái chèo khua thầm thì đêm sông Hậu
Anh xa em đã mấy triền sông
Ước mơ về một ngày yêu dấu
Anh và em thong dong
Thuyền chung tìm bến đậu
Đêm lung linh ngàn sao xanh trời cao
Vì sao nào là mắt em
Anh vừa tìm thấy
Ôi đôi mắt dịu dàng ưu ái
Soi đường anh đi mấy sông dài
Những vàm sông bao la
Tâm hồn anh cũng dạt dào sóng vỗ
Một mình anh
Một trời sao tỏ
Một trời sao
Em hiện với sông dài...
THƠ TÌNH NHỮNG BÀI RỜI
Khi Ngày Tới
Giấc mơ đêm em đến nhẹ nhàng
Khi ngày tới anh hút về phương ấy
Sức sống nào nâng tình yêu dậy
Hai chúng ta đang thuộc lòng nhau?
Mật Và Trái
Khổ đau em là mật
Đắng môi anh một đời
Hạnh phúc em là trái
Chín thơm một cõi người
Lời Chúc
Chúc những bữa cơm của em
Có thêm một người so đũa
Chúc lối về nhà em sáng vấng trăng tỏ
Chúc mai sau đời em luôn có anh
Em
Em là đồng tử mắt tôi
Lời thì thầm của đêm nhủ thế
Em là đồng tử mắt tôi
Không thể khác
Tâm hồn tôi nhủ thế
Giọt mưa rơi trong khuya
Gửi một cung đàn rung dịu nhẹ
Em là đồng tử mắt tôi!
BAN KHUYA
Tuỳ bút
Đêm đêm, tôi có niềm vui lặng thầm ban khuya. Ban khuya. Tôi thích được nhìn ngắm trăng sao đang cùng thức trên trời cao xanh. Ban khuya. Tôi thường lang thang qua những con đường thực và ảo giữa trần gian nhiều duyên với nghiệp. Ban khuya. Tôi hay lắng nghe âm thanh diệu vợi thuần khiết từ bốn mùa thiên nhiên đồng nội. Ban khuya. Tôi được tiếp nhận từng làn hương trinh tuyền từ những ngôi vườn đêm tịnh yên. Hương báo hỷ lan. Hương ngọc lan. Hương dạ lý. Hương nguyệt quế...Gió ban khuya thơm nhẹ nhàng, hào hoa một áng mây tình tinh khôi, thanh khí.
Và trong cõi tịnh yên tôi nhìn thấy sáng lên ngọn đèn khuya từ ngôi nhà em bình an. Tôi hình dung được bản nhạc em đang nghe từ căn phòng thiếu nữ. Giai điệu đẹp mượt mà, trang trọng như tính cách tâm hồn em khi em giành cho nghệ thuật. Gương mặt em ửng lên, liêu trai. Đôi mắt long lanh tia nhìn em nhân hậu. Tôi hình dung em đang trò chuyện cùng người thân quen nào đó giữa khuya dài. Mười ngón tay em mềm mại lướt nhanh. Bàn phím ngân lên âm điệu. Thủ thỉ. Thì thầm. Những dòng chữ khiêu vũ trước mắt em thành nhạc, thành lời. Em đang chân thật gửi tiếng lòng mình lên từng con chữ.
Ban khuya. Tất cả đều trở nên thân thiện, lắng sâu. Tôi tự thấy mình thanh thản trong thời điểm dễ thương này. Nguồn yêu quý thảo hoa. Lòng kính trọng thế gian trong sâu thẳm hồn tôi sao trở nên dào dạt. Tôi càng thấy mình phải ước mơ, phải khát vọng về một cõi bình yên cho thảy thảy người người.
Và với riêng em. Tôi thầm mong: ngọn đèn khuya em đừng vội tắt đi vầng sáng. Tôi biết không chỉ riêng gì tôi đang trân trọng đốm lửa từ ngôi nhà em hạnh phúc. Mà đốm lửa từ ngôi nhà em cũng là niềm hy vọng, là sự chờ đợi của bao người đang dành cho em vô vàn thân ái.
Ban khuya. Khoảnh khắc thời gian tôi hằng mong. Ban khuya. Ban khuya...
HUẾ SANG THU
Tuỳ bút
Âm thầm. Lặng lẽ. Mùa thu phát tín hiệu bằng ngọn gió se lạnh ban mai. Bằng sắc trời chiều xám mây. Bằng hương nguyệt quế dịu nhẹ trong từng ngôi vườn Huế trăng non lung linh cành giáng châu. Hình ảnh học trò trở lại những ngôi trường thân yêu cũng là tín hiệu mùa thu.
Huế sang thu. Thu thường gợi trong tôi từng giây phút cảm hoài về những người thân yêu đang vắng mặt, cách ngăn. Là mẹ hiền trên chín mươi bao tháng năm rồi với các em trên xa ngái DakNong. Là Ca Dao từ lâu một mình một thân chốn phù hoa đô hội Sài Gòn. Là Sao Khuê độc hành viễn du nơi phương trời Áo. Là bằng hữu thâm giao mười phương mất còn bao tháng năm biền biệt. Là bạn bè nam nữ mới kết giao đồng điệu nòi tình. Lớn lên rồi ai cũng mỗi người mỗi hướng. Ai cũng có những cuộc chia ly nụ cười hay nước mắt. Những ngã ba đường lớn nhỏ, những vàm sông đục trong đã đưa ta vào mê lộ cuộc đời. Đôi lúc ta khó tìm một định vị bình an tâm thức.
Thu về với Huế. Tôi thèm được lang thang trong khuya với Huế. Lâu lắm rồi tôi thiếu những đêm một mình qua các ngã đường khuya. Cột đèn vàng lắt lay bóng lá. Đêm Huế hiền lành cánh tay người mẹ. Đưa tôi về là một áng trăng chênh. Lâu lắm rồi tôi không còn cái cảnh đêm đêm lặng lẽ trở về. Đường chợt dài theo khuya, lá rớt. Nỗi cô đơn trên hồn tôi choáng ngợp. Chiếc bóng mình nghiêng ngửa mặt đường khuya...Đêm Huế mùa thu bình yên trong ký ức, trong bồi hồi cảm xúc nao lòng. Đêm Huế mùa thu dễ xui khiến mình sống nhân ái hơn, sống đẹp hơn có nghĩa, có tình.
Và em, người thơ của tôi! Tôi hình dung em cũng đang theo mùa thu về trong phương trời Huế đằm thắm, dịu dàng. Em là sắc thanh hương giữa không gian trầm lắng Huế. Em hóa thân thảo hoa. Em hiện hình kỳ ảo. Cùng mùa thu em nuôi dưỡng ngọn nguồn yêu thương, sáng tạo trong tôi. Biết ơn mùa thu. Biết ơn em. Những dòng chữ ngân lên tiếng nhạc. Mùa thu và em đang thì thầm cùng tôi: Ta trân trọng đời nhau!
www.voque.org/
Đêm phố núi
Phố núi đêm trăng nghiêng
Một mình nghe tiếng suối
Ta nhập vào thiên nhiên
Lá rừng khô về cội
Thương mẹ đã bạc đầu
Còn dặm ngàn rui rủi
Thương em tóc xuân thì
Rụng sợi buồn góc rẫy
Phố núi khuya lạnh gió
Chập chùng dốc ngược xuôi
Ta mãi thành hạt bụi
Lang thang bay đất trời
Phố núi chìm trong sương
Ta tìm em tìm mẹ
Đất đỏ nhuốm chân buồn
Tiếng chim nào hót khẽ
Phố núi rồi phố trăng
Giọt sương là giọt tình
Thương em rồi thương mẹ
Phố núi nhập nhòa nghiêng
VÕ QUÊ
ĐỌC THÊM:
LỤC BÁT ĐẶC SẢN
Quê quán: An Truyền, Phú An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Hội viên các Hội : Hội Nhà Văn Việt Nam, Hội Nhà Báo Việt Nam, Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam.
Công tác hiện nay: Chủ nhiệm CLB Ca Huế.
Các tác phẩm đã xuất bản: "Ngựa ca" thơ in chung Trần Dzạ Lữ, Trần Bản Thiểm (1969); "Chị Sáu", truyện ngắn-Tổng Hội Sinh Viên (THSV) Huế ấn hành (1970); "Nguồn mạch mới", thơ in chung với Thái Ngọc San-THSV Huế ấn hành (1971); "Giọt máu ta một biển hòa bình", kịch thơ-THSV Huế ấn hành (1971); "Nhờ ơn cây lúa lúa ơi!", thơ thiếu nhi-Đối Diện XB (1975); "Ngợi ca", tập thơ-Hội VHNT TT Huế XB (1993); "Mười thương em bé", thơ thiếu nhi, giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ nhất (1993);"Tiếng Hương Bình", sưu tầm lời ca Huế, giải thưởng Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam (1997); "Khúc tri âm", lời ca Huế, giải thưởng UBTQLHCHVHNT Việt Nam (2001); "Thơ một thuở xuống đường", giải thưởng đặc biệt UBTQLHCHVHNT Việt Nam (2002); "Lửa đường phố", tập hồi ký-NXB Thuận Hóa (2003)
Một ngày Đông Hà
Đông Hà hạt nắng ngời sương
Tinh khôi hoa cỏ ươm hương tặng đời
Nụ hôn thơm mỗi môi cười
Em tìm ai giữa cõi người đa đoan
Đông Hà gió sớm mơn man
Tự tình sông Hiếu sóng tràn bờ yêu
Nón nghiêng hứng cả ánh chiều
Em đang ngược nắng bóng treo gợn buồn
Đông Hà khoảnh khắc mưa tuôn
Cơn giông ngày hạ chớp nguồn biển xa
Thương bông khế tím hiên nhà
Em chờ ai nỗi niềm xưa sang mùa
Đông Hà hiền thục trang thơ
Con trăng khuyết giữa đôi bờ sắc không
Mân mê chéo áo xuân hồng
Em về bất chợt rối lòng người đi
Gió Làogió Lào ơi!
ta lại về với gió
gió La Vang
gió Sắc Tứ
gió Đông Hà...
gió Lào thơm
của tóc
của da
vầng trăng hiện ban ngày
Quảng Trị
gió Lào thổi mùa Vu Lan gợi nhớ
tiếng kinh cầu
quá khứ chợt hồi quang
bằng hữu bên nhau
hạo khí mang mang
những trầm tích buồn vui
gió Lào lãng mạn
gió vô cùng nâng ta vào vô hạn
ta tìm nhau
khinh khoái gió ơi
Đông Hà
15.8.05
www.vanchuongviet.org
TÍM CHI NHIỀU RỨA HUẾ ƠI !
Tạp bút
Tạo hóa sinh ra màu sắc để làm đẹp cho trái đất này. Xanh đỏ đen trắng tím vàng...muôn hồng nghìn tía. Nhưng người ta không phải ai cũng giống ai nên người thì thích màu này, người thì ưng màu nọ. Riêng màu tím Huế thì khi đến Huế trong năm học lớp đệ nhất Quốc Học Huế (1968-1969) tôi mới dần bắt gặp những điều kỳ thú.
Là một cậu học trò Nguyễn Hoàng Quảng Trị mới vô Huế ban đầu điều chi của Huế cũng làm tôi bỡ ngỡ bắt tôi phải tò mò tìm hỏi. Té ra nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa có đồng phục áo dài màu tím. Té ra màu tím tượng trưng cho niềm mộng mơ của độ xuân thì, của lòng thủy chung như nhất với tình yêu muôn nơi muôn thuở. Té ra cô học trò Đồng Khánh mà tôi và bạn bè lẻo đẻo sau lưng theo về mỗi ngày cũng mê màu tím. Nguyễn Cửu Thanh, anh bạn cùng lớp tôi "chỉ điểm": "Cô nớ tên là Tiểu Kiều học lớp đệ tứ Đồng Khánh, nhà trong thành nội. Khi mô trời mưa, trời lạnh là dễ nhận ra cô ta. Vì Kiều thích màu tím nên áo len tím, áo mưa tím, quai nón tím, khăn quàng tím, dép cũng tím...". Tiếp nhận thông tin là tôi tìm cách quan sát và tiếp cận liền. Dịp may đến với tôi vào một buổi sáng khi Thanh phát hiện người mê màu tím đang đứng với một cô bạn trước quán sách Hương Bình trên đường Lê Lợi. Thì ra người ấy đang đứng xâu chiếc dép bị đứt quai. Vốn đã mong có dịp làm quen lại có "máu nghĩa hiệp" nên tôi mạnh dạn mở lời: "Tiểu Kiều đưa mình xâu giúp cho kẻo sắp tới giờ sau rồi!". Trong khi cô học trò tên Tiểu Kiều đang lưỡng lự tần ngần với chiếc dép tím, với sợi chỉ tím dễ thương và cây kim mỏng manh chưa muốn đưa cho chàng trai lạ thì người bạn Tiểu Kiều có bảng tên Bạch Yến giục: "Thôi mi đưa cho họ xâu cho mau". Không ngờ sợi chỉ tím một thời mộng mơ của cô nữ sinh Đồng Khánh ấy sau này lại trở thành sợi "chỉ tím" của ông Tơ bà Nguyệt xe kết đời tôi với cô gái yêu màu tím ấy.
Từ chuyện riêng tư đó, tôi lần theo những màu tím của hoa bâng khuâng, hoa mua, hoa sim...trên đồi Thiên An, Vọng Cảnh...Màu tím của hoa sầu đông, hoa tầm xuân, hoa cúc, hoa cà, hoa ti-gôn...trong từng khu vườn Huê. Màu tím của hoa tử bạch ở những ngôi chùa Bảo Quốc, Thiên Mụ, Tường Vân...Màu tím của hoa tử vi (còn gọi là hoa phấn thệ hồng) trong đại nội và được khắc trên Cao đỉnh trước Thế Miếu, được hát thành điệu Lý tử vi trong dân ca Huế "tử vi dầu dãi nắng sương, huê cam huê quýt em thương huê nào, em thương huê mận huê đào...". Màu tím của hoa ngô đồng trên Khiêm lăng, bên điện Thái Hòa. Hoa ngô đồng tím ngắt chiều thơm, anh mời em ngắm màu hoa tím. Hiểu nhau rồi tình yêu bất biến, chim phượng hoàng gọi bạn đậu cành ngô. Thời gian gần đây những con đường Huế lại có thêm màu tím của hoa bằng lăng, hoa phượng tím.
Màu tím Huế không dừng lại trên các đài hoa. Màu tím Huế còn hòa sắc trong các trạng thái tinh thần, trong tình cảm buồn vui, khổ đau, hạnh phúc. Cùng hòa sắc trong từng khoảnh khắc thời gian, trong mây trời, sông nước Hương Giang, trong y phục, trang sức, ẩm thực Huế...để từ đó màu tím trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nuớc xiển dương, ngợi ca bằng nghệ thuật tạo hình, bằng thơ văn, âm nhạc...Đọc Tuyển Tình Khúc Huế Thế Kỷ 20 gồm 100 tác phẩm do Nhà xuất bản Âm Nhạc Việt Nam ấn hành (4. 2002) thì đã có 4 ca khúc có chữ "tím" trong tựa đề như: Tà Áo Tím (Hoàng Nguyên), Màu Tím Huế (Vũ Trọng Tường), Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng-Vĩnh Phúc), Màu Áo Tím Và Màu Áo Trắng (Hoàng Vân) và có 14 ca khúc của các nhạc sĩ sau đây: Thế Bảo, Phạm Trọng Cầu, Dương Đức, Hồng Đăng, Quốc Dũng, Hoàng Hiệp, Trần Hoàn, Lê Việt Hòa, Mai Xuân Hòa, Tôn Thất Lan, Văn Phụng Huy Tập, An Thuyên, Thuận Yến nhắc tới màu tím Huế với các hình ảnh áo tím, mây tím, sương tím, hoa tím, thời gian tím...
Riêng thơ ngợi ca màu tím của Huế thì không thể nào thống kê cho hết. Nếu có điều kiện để tuyển chọn một tập thơ có những câu thơ hay về màu tím Huế cũng là việc mà các nhà biên soạn nên làm bởi đây cũng là một trong những nét riêng của Huế. Trước năm 1975, khi còn ở Hà Nội tôi thường nghe ba tiếng màu tím Huế. Cái chi mà có màu tím thì người ở đây gọi "màu tìm Huế". Màu tím mình thích, người tình mình mê được là "tím Huế" thì sướng biết mấy, vui biết mấy. Tôi cũng thấy ấm lòng trong lúc xa quê. Mới đây thôi, từ Cali nước Mỹ xa xôi, có lẽ vì quá da diết nhớ Huế mà anh Trần Kiêm Đoàn đã thương về tím Huế trong bài thơ "Vàng Thu Tím Huế" với những kỷ niệm, với những hồi ức trữ tình: Huế vào Thu mà không biết mình Thu/ Vì lá đỏ chút vàng mơ ai thấy/ Tim tím buổi chiều mai hồng trở lại/ Vẫn xanh ngời con nước Vạn Niên...Tuổi hoàng thành như màu mắt trong đêm/ Nghìn phai cũ trang tình đầu chưa giở/ Xa Chiêm quốc thuở "ngó tề, dị rứa/. Mỏi chân đời còn tím Huế không em?"
Màu tím của phương trời Huế theo thời gian cứ nhập vào tâm thức tôi trong những lần lang thang cùng Huế. Khi thì lặng thầm sau mái tóc thề của cô gái Huế đường phượng bay đỏ lối em về, chiều nội thành dịu dàng bay áo trắng, dòng Hương xanh chuồn chuồn bay đón nắng, hoàng hôn đầy thoáng tím mây bay. Khi thì một mình thèm gặp bạn trong chiều Vọng Cảnh nâng ly hào sảng đón hoàng hôn, sông Hương xanh mặt trời rực đỏ chợt hòa tím sắc quê hương...và ước mơ những sắc màu thiên nhiên Huế đan quyện vào tâm hồn tình cảm con người những mạch nguồn sinh động rất nhân văn: xanh trong em làn hương dòng sông, đỏ trong tôi ánh trời Vọng Cảnh, tím trong nhau hồn nước thủy chung.
Tím trong nhau hồn nước thủy chung. Hòa sắc tím một đời tôi tìm thấy. Hòa âm tím một đời tôi tìm nghe. Hương mùa tím một đời tôi ngưỡng mộ...Huế dấu yêu ơi! Tím chi mà tím rứa!
CA HUẾ VỚI DÒNG HƯƠNG
Tạp bút
Cung bậc trăm năm một thời vàng son tưởng đã chìm vào quên lãng vì đất nước có những ngày truân chuyên, gian khổ, can qua, nhiểu nhương. Nay mùa xuân mới đang mở ra những giai điệu mới. Ca Huế, một loại hình âm nhạc dân tộc, truyền thống đang tìm lại chính mình giữa một trung tâm được thế giới công nhận là di sản văn hóa của loài người.
Mái chèo trăng, con thuyền mộng, ngàn sao khuya lấp lánh, nét mờ ảo sương sa…tất cả vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên đang hội tụ cùng dòng sông Hương êm đềm là sự cộng hưởng tuyệt vời đã nâng tầm bay cho ca Huế.
Nghệ thuật ca Huế vốn kén chọn không gian, thời gian và người thưởng thức cũng là người sành điệu mang tính tri âm, tri kỷ. Ca Huế đang theo mùa xuân lan tỏa, thấm sâu cái tình dạt dào vào những tâm hồn thanh khí, thuần khiết, sang trọng đang được chắt chiu, nâng niu, gìn giữ.
Nội dung những bài ca Huế không chỉ ngợi ca thiên nhiên bốn mùa phong hoa tuyết nguyệt mà còn xiển dưong ngày mới, trân trọng những khát vọng, ước mơ về tình yêu, về một ngày mai hạnh phúc bình yên, chan chứa tình người có thủy có chung.
Từ mạch nguồn sinh động của quê hương những làn điệu ca Huế bay bổng dập dìu, phóng khoáng hơi thở xuân thì xứ sở. Non nước Hương Bình từ đó được thăng hoa cùng âm nhạc. Điệu hát cung đàn hòa nhập tinh anh cùng núi sông muôn thuở.
Ngày nay khi đến viếng thăm Huế, du khách trong và ngoài nước đều có một sở thích chung là muốn được thưởng thức ca Huế tổ chức dưới dạng thính phòng hoặc đi thuyền trên sông Hương. Trong khung cảnh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng, nhất là những đêm trăng thanh gió mát, sông Hương với vẻ đẹp kỳ ảo được đan quyện vào hòa thanh réo rắt của cung đàn lời ca càng dễ dàng say đắm lòng người.
Con thuyền nhẹ nhàng trôi, dưới nước trên trăng, từng cung bậc bổng trầm buồn vui khi thổn thức, khi thanh thoát dìu dặt với những lời ca giàu tính văn học, mang bản sắc chốn thần kinh văn vật đã tạo cho người nghe sự đồng cảm với thiên nhiên, với con ngưỡi xứ Huế vốn thầm lặng mà hiếu khách, dịu dàng mà đắm say, sự đắm say nghệ thuật.
Dòng sông Hương, thuyền trăng và cung đàn lời ca Huế luôn mời đón những tâm hồn đồng điệu. Và chính những tâm hồn đồng điệu cao khiết ấy đã nuôi dưỡng, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế tới muôn sau.
Mưa Cần Thơ
Mưa Cần Thơ rất hồn nhiên
Đã mưa là vội hôn lên tóc người
Đã mưa là ướt vai đời
Bao nhiêu tinh túy hạt trời hiến dâng
Mưa Cần Thơ rất tình thân
Núp mưa ai cũng tần ngần tìm quen
Không chừng những cuộc tình riêng
Nhờ chung mái phố chung miền mưa qua
Mưa Cần Thơ rất hào hoa
Đã mưa là vội thơm tà áo em
Trong mưa dường có hương nguyền
Mưa ngày lãng mạn mưa đêm đợi chờ
Mưa Cần Thơ mưa Cần Thơ…
www.vanchuongviet.org
Viết Trên Dòng Sông Hậu
Một mình anh qua dòng sông Hậu
Một mình anh trong mênh mông
Giọng hò khuya vời vợi trữ tình
Mang mang một miền sông nước
Không có em cùng anh sang sông
Con sóng vỗ bồng bềnh
Không có em cùng anh lênh đênh
Lục bình tím dập dềnh
Mái chèo khua thầm thì đêm sông Hậu
Anh xa em đã mấy triền sông
Ước mơ về một ngày yêu dấu
Anh và em thong dong
Thuyền chung tìm bến đậu
Đêm lung linh ngàn sao xanh trời cao
Vì sao nào là mắt em
Anh vừa tìm thấy
Ôi đôi mắt dịu dàng ưu ái
Soi đường anh đi mấy sông dài
Những vàm sông bao la
Tâm hồn anh cũng dạt dào sóng vỗ
Một mình anh
Một trời sao tỏ
Một trời sao
Em hiện với sông dài...
THƠ TÌNH NHỮNG BÀI RỜI
Khi Ngày Tới
Giấc mơ đêm em đến nhẹ nhàng
Khi ngày tới anh hút về phương ấy
Sức sống nào nâng tình yêu dậy
Hai chúng ta đang thuộc lòng nhau?
Mật Và Trái
Khổ đau em là mật
Đắng môi anh một đời
Hạnh phúc em là trái
Chín thơm một cõi người
Lời Chúc
Chúc những bữa cơm của em
Có thêm một người so đũa
Chúc lối về nhà em sáng vấng trăng tỏ
Chúc mai sau đời em luôn có anh
Em
Em là đồng tử mắt tôi
Lời thì thầm của đêm nhủ thế
Em là đồng tử mắt tôi
Không thể khác
Tâm hồn tôi nhủ thế
Giọt mưa rơi trong khuya
Gửi một cung đàn rung dịu nhẹ
Em là đồng tử mắt tôi!
BAN KHUYA
Tuỳ bút
Đêm đêm, tôi có niềm vui lặng thầm ban khuya. Ban khuya. Tôi thích được nhìn ngắm trăng sao đang cùng thức trên trời cao xanh. Ban khuya. Tôi thường lang thang qua những con đường thực và ảo giữa trần gian nhiều duyên với nghiệp. Ban khuya. Tôi hay lắng nghe âm thanh diệu vợi thuần khiết từ bốn mùa thiên nhiên đồng nội. Ban khuya. Tôi được tiếp nhận từng làn hương trinh tuyền từ những ngôi vườn đêm tịnh yên. Hương báo hỷ lan. Hương ngọc lan. Hương dạ lý. Hương nguyệt quế...Gió ban khuya thơm nhẹ nhàng, hào hoa một áng mây tình tinh khôi, thanh khí.
Và trong cõi tịnh yên tôi nhìn thấy sáng lên ngọn đèn khuya từ ngôi nhà em bình an. Tôi hình dung được bản nhạc em đang nghe từ căn phòng thiếu nữ. Giai điệu đẹp mượt mà, trang trọng như tính cách tâm hồn em khi em giành cho nghệ thuật. Gương mặt em ửng lên, liêu trai. Đôi mắt long lanh tia nhìn em nhân hậu. Tôi hình dung em đang trò chuyện cùng người thân quen nào đó giữa khuya dài. Mười ngón tay em mềm mại lướt nhanh. Bàn phím ngân lên âm điệu. Thủ thỉ. Thì thầm. Những dòng chữ khiêu vũ trước mắt em thành nhạc, thành lời. Em đang chân thật gửi tiếng lòng mình lên từng con chữ.
Ban khuya. Tất cả đều trở nên thân thiện, lắng sâu. Tôi tự thấy mình thanh thản trong thời điểm dễ thương này. Nguồn yêu quý thảo hoa. Lòng kính trọng thế gian trong sâu thẳm hồn tôi sao trở nên dào dạt. Tôi càng thấy mình phải ước mơ, phải khát vọng về một cõi bình yên cho thảy thảy người người.
Và với riêng em. Tôi thầm mong: ngọn đèn khuya em đừng vội tắt đi vầng sáng. Tôi biết không chỉ riêng gì tôi đang trân trọng đốm lửa từ ngôi nhà em hạnh phúc. Mà đốm lửa từ ngôi nhà em cũng là niềm hy vọng, là sự chờ đợi của bao người đang dành cho em vô vàn thân ái.
Ban khuya. Khoảnh khắc thời gian tôi hằng mong. Ban khuya. Ban khuya...
HUẾ SANG THU
Tuỳ bút
Âm thầm. Lặng lẽ. Mùa thu phát tín hiệu bằng ngọn gió se lạnh ban mai. Bằng sắc trời chiều xám mây. Bằng hương nguyệt quế dịu nhẹ trong từng ngôi vườn Huế trăng non lung linh cành giáng châu. Hình ảnh học trò trở lại những ngôi trường thân yêu cũng là tín hiệu mùa thu.
Huế sang thu. Thu thường gợi trong tôi từng giây phút cảm hoài về những người thân yêu đang vắng mặt, cách ngăn. Là mẹ hiền trên chín mươi bao tháng năm rồi với các em trên xa ngái DakNong. Là Ca Dao từ lâu một mình một thân chốn phù hoa đô hội Sài Gòn. Là Sao Khuê độc hành viễn du nơi phương trời Áo. Là bằng hữu thâm giao mười phương mất còn bao tháng năm biền biệt. Là bạn bè nam nữ mới kết giao đồng điệu nòi tình. Lớn lên rồi ai cũng mỗi người mỗi hướng. Ai cũng có những cuộc chia ly nụ cười hay nước mắt. Những ngã ba đường lớn nhỏ, những vàm sông đục trong đã đưa ta vào mê lộ cuộc đời. Đôi lúc ta khó tìm một định vị bình an tâm thức.
Thu về với Huế. Tôi thèm được lang thang trong khuya với Huế. Lâu lắm rồi tôi thiếu những đêm một mình qua các ngã đường khuya. Cột đèn vàng lắt lay bóng lá. Đêm Huế hiền lành cánh tay người mẹ. Đưa tôi về là một áng trăng chênh. Lâu lắm rồi tôi không còn cái cảnh đêm đêm lặng lẽ trở về. Đường chợt dài theo khuya, lá rớt. Nỗi cô đơn trên hồn tôi choáng ngợp. Chiếc bóng mình nghiêng ngửa mặt đường khuya...Đêm Huế mùa thu bình yên trong ký ức, trong bồi hồi cảm xúc nao lòng. Đêm Huế mùa thu dễ xui khiến mình sống nhân ái hơn, sống đẹp hơn có nghĩa, có tình.
Và em, người thơ của tôi! Tôi hình dung em cũng đang theo mùa thu về trong phương trời Huế đằm thắm, dịu dàng. Em là sắc thanh hương giữa không gian trầm lắng Huế. Em hóa thân thảo hoa. Em hiện hình kỳ ảo. Cùng mùa thu em nuôi dưỡng ngọn nguồn yêu thương, sáng tạo trong tôi. Biết ơn mùa thu. Biết ơn em. Những dòng chữ ngân lên tiếng nhạc. Mùa thu và em đang thì thầm cùng tôi: Ta trân trọng đời nhau!
www.voque.org/
Đêm phố núi
Phố núi đêm trăng nghiêng
Một mình nghe tiếng suối
Ta nhập vào thiên nhiên
Lá rừng khô về cội
Thương mẹ đã bạc đầu
Còn dặm ngàn rui rủi
Thương em tóc xuân thì
Rụng sợi buồn góc rẫy
Phố núi khuya lạnh gió
Chập chùng dốc ngược xuôi
Ta mãi thành hạt bụi
Lang thang bay đất trời
Phố núi chìm trong sương
Ta tìm em tìm mẹ
Đất đỏ nhuốm chân buồn
Tiếng chim nào hót khẽ
Phố núi rồi phố trăng
Giọt sương là giọt tình
Thương em rồi thương mẹ
Phố núi nhập nhòa nghiêng
VÕ QUÊ
ĐỌC THÊM:
LỤC BÁT ĐẶC SẢN
Võ Quê và thơ lái - Mai Văn Hoan
No comments:
Post a Comment