Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, June 30, 2023

HÒA CẢ LÀNG – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện

 

Võ Lâm Trung Nguyên thời nhà Nguyên sắp mạt, thì có một thông cáo thông chồn được phổ biến trên tivi trên đài phát thanh cho toàn thể các Bang, các Phái, các Đảo, các Động, các Giáo, các Trại nếu có nhã hứng thì tới đạo quán Võ Đang ở quận Tương Dương tỉnh Hồ Bắc để thảo luận “vấn đề Chính Tà hợp nhất”. Bang Phái nào loe ngoe vài mống thì khỏi, đồng ký tên trong ban vận động là Chơn Nhơn Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang, Thiền sư Không Văn phương trượng chùa Thiếu Lâm,Trương Vô Kỵ giáo chủ Minh Giáo đời thứ ba mươi tư. Ghi chú “đây chỉ là những người tự nguyện ăn cơm nhà vác ngà voi ký tên đứng ra mời gọi, không có nhiệm vụ trách nhiệm gì sứt cả gì cả”, các chức vụ sau này hoàn toàn không ăn lương nếu có thì sau khi họp toàn thể các vị lão hiệp, nam hiệp, nữ hiệp, trung hiệp và thiếu hiệp giới thiệu đề cử ra. Cuộc họp mặt là nhằm vào ngày Trung Thu năm nay còn tám tháng nữa, địạ điểm là núi Võ Đang.
 
Phiên họp đầu tiên khai mạc ngay đêm Trung Thu, đạo quán Võ Đang đứng ra quản lý tổ chức, nhưng tiền bạc bao ăn uống thì do Minh Giáo chi ra. Buổi họp trao đổi nhằm dẫn đên một sự hoà hợp hoà giài tích cực không đổ máu. Tuy nhiên cá nhân nào hay Bang Phái nào muốn đổ máu thì hẹn nhau một ngày đẹp trời nào đó ở một điạ điểm thuận lợi cùng đổ máu, mang về bệnh viện thí nghiệm, xem ai máu A, ai máu B và những ai máu Ô. Cuộc nói chuyện trao đổi hết sức là cởi mở, có tình bằng hưũ anh em, nói tận nơi tận chốn  nói rành mạch không úp mở, có sách có chứng không hoa hoè hoa sói, hoặc nói loanh quanh. Tuy nhiên những đại hiệp nào mù chữ, không bao giờ đọc sách, không biết lý lẽ phải quấy gì cả, thì cũng không nên phát biểu linh tinh làm chi cho mất thì giờ cuả tất cả mọi người. Các vị không hài lòng điều gì hay cá nhân nào, thì chỉ cần nói cho ban chủ toạ biết là “quí vị muốn động khẩu động võ với ai? Thì ban tổ chức sẵn sàng vui lòng chiều ý ngay tức thì. Tuy nhiên, cuộc động võ có làm biên bản và hợp đồng, đều cùng ký tên chấp nhận đánh chết bỏ mạng”.
 
Sau vài câu mời chào các vị lão đại hiệp, đại hiệp lên micro của Trương Chân Nhân chưởng môn phái Võ Đang. Không Văn thiền sư phái Thiếu Lâm lên mở màn chào mừng quan khách thiền sư nói:
- Nhân đây cũng xin đả thông cụm từ “Tà ma ngoại đạo” chúng ta không nên hiểu một cách giản dị bình dân dễ dẫn đến ngộ nhận. Nguyên uỷ cụm từ này chỉ có nghiã là “đạo bên ngoài thờ Thần Thánh” chứ không phải là thờ ma quỉ gì cả. Trước công nguyên năm thế kỷ vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, đức Khổng phu tử có soạn ra và rao giảng một nền luân lý thích ứng với đạo làm người, sau này nền đạo đức này được bổ sung và hoàn chỉnh do các đại đồ đệ cuả phu tử là thầy Mạnh Tử và “Thất Thập Nhị Hiền” có nghiã là dậy cho con người biết đạo làm con, trên thì thờ trời dưới thì thờ đất, phải hiếu với cha mẹ, phải trung với nước trung với vua, con gái thì phải tam tòng tứ đức. Song song với đạo Khổng Mạnh thì có nhiều đạo lắm, nhưng trội hơn cả là đạo Vô Vi cuả Lão Tử [họ Lý huý là Đam]. Đạo này sau này được bổ sung bởi thầy Trang Tử, là một đạo cao siêu, coi cõi trần hoàn là đồ bỏ, phải tu hành đạo đức, phải luyện đan dược uống vào rồi thành tiên. Đến cuối thế kỷ thứ năm đầu thế kỷ thứ sáu, thời nhà Đông Tấn thì Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma xứ Nepal [một xứ thuộc nước Ấn Độ] sang Trung Quốc truyền đạo, nói gần là đạo Phật nhưng theo pháp môn Thiền Tông. Trong đaọ Phật có bẩy Tông phái [phần này có dịp sẽ nói sau chớ nói bây giờ thì dài dòng văn tự lắm]. Thiền Tông là ngành tu cho chính bản thân của mình, có nghiã là ở yên trong Thiếu Lâm Tự tỉnh Hà Nam, cày cấy lấy mà ăn, tự túc cuộc sống, đọc kinh và hành đạo cho cá nhân cuả chính mình, không có đi truyền bá rộng rãi đạo Phật trong dân gian, không làm ma làm chay, có nghiã là không nhập thế, ai cần về đạo thì mình giải thích còn không thì thôi? Đến giữa đời nhà Đường thế kỷ thứ tám thì Hoả Giáo tức Manigiáo từ Tây Vực [Ba Tư] truyền qua. Giáo sau này cũng có nét tương đồng vơí Phật Giáo là chủ trương “ăn chay thờ ma” là thờ Thần. Tại sao lại như vậy? chẳng qua là những vùng đất đó, các vị giáo chủ ra đời nhận thấy chung quanh dân chúng nghèo khổ cả, đất đai cằn cỗi, thực phẩm thiếu thốn, thú vật hay súc vật chỉ để dùng phát triển sinh sôi nẩy nở để cho sữa nuôi trẻ sơ sinh phụ với luá gạo, nên không sát sanh [giết hại gia cầm gia súc]. Chỉ có thế chứ không phải là ăn rau cỏ để thờ ma? với nưã hai tôn giáo này chỉ có tính cách phục vụ đích thực cho tâm linh cuả con người? nên các chính quyền không dựa dẫm chi vào họ để lơị dụng. Đạo Khổng Mạnh thì được nhà Hán sửa chữa chút đỉnh coi là quốc giáo để cai trị tròn trịa Trung Quốc 400 năm, nào sửa lại là “Quân sử thần tử, thần bất tử bất Trung” có nghiã là vua bảo chết, thì phận bề tôi phải tuân theo, không tuân theo là bất Trung, bị  tru di tam tộc. Sau đó đến nhà Tống thì chuyển thành tru di cửu tộc. Nhà Đường thì họ Lý nhận bá vơ Thái Thượng Lão Quân Lão Tử Lý Đam là tổ tiên, nên Đạo giáo trở thành quốc giáo, vua kiêm luôn chức giáo chủ, có nghiã nhà cầm quyền và Đạo Lão là một. Sau đến thời nhà Tống thì tổ tiên nhà Tống là họ Triệu, thế mà vua Tống Huy Tôn vừa làm vua vừa làm Tiêu Dao giáo chủ đạo Vô Vi, thế là chả Ma chả Quỉ gì cả. Những tôn giáo nước ngoài truyền vào Trung Quốc được gọi nôm na là “ Tà Ma ngoại đạo”.
 
*
Thấy nói cũng hơi nhiều và dài dòng văn tự mà cũng chả đi đến đâu cả, với nữa cũng không phải là một cuộc đăng đàn thuyết pháp về Thiền Tông, mà mục đích chính là bàn thảo các môn phái để dẫn tới hoà giải Chính với Tà, nên đại sư Không Văn chào toàn thể quần hùng để micro xuống rồi rút lui. Tiếp theo là tả sứ Dương Tiêu cuả Minh Giáo. tả sứ nói từ tốn:
- Thực ra đây là đại chủ đề “Hoà Hợp Hoà Giải” cuả nhà đại văn hoá Kim Dung, cũng thật là oan uổng và tội nghiệp cho tại hạ. Một người nhân cách như tại hạ đường đường là tôn sư võ học và tả sứ cuả Minh Giáo, đôi khi còn kiêm nhiệm xử lý luôn cả chức vụ giáo chủ, thế mà Kim Dung cho tại hạ đi cưỡng bức Kỷ Hiểu Phù một nữ đồ đệ của phái Nga My để sinh ra cháu Dương Bất Hối.
Kế đó là Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn lên diễn đàn. Sư Vương ồm ồm nói:
- Cái chuyện Thiên Ưng Giáo tổ chức “Dương đao lập uy” ở Vương Bàn Sơn Đảo chỉ là chuyện phụ, chuyện nhỏ. Chuyện chính là để ta bắc cóc cưỡng ép hai người, nữ Ân Tố Tố là đường chủ Tử Vi Đường Thiên  Ưng Giáo một chi cuả Minh Giáo và nam Trương Thuý Sơn, đồ đệ thứ năm cuả phái Võ Đang lên thuyền dong ra Băng Hoả Đảo, chả khác gì mang hai con dê đực và dê cái đến tuổi dậy thì nhốt chung vào một chuồng? Chuyện sau này xẩy ra chả cần nói thì bàn dân thiên hạ đều rõ.
Kế đó là Ân Lục Hiệp pháiVõ Đang lên cầm micro nói có vẻ nghẹn ngào:
- Tại hạ hơn Dương Bất Hối trên hai chục tuổi, thế mà tiên sinh Kim Dung cũng mai mối cho tại hạ với Dương Bất Hối con gái cuả tả sứ Minh Giáo Dương Tiêu. Cuộc hôn nhân này nhằm để xoá tan những thù hận đời trước và hoà hợp hoà giải phái Võ Đang với Minh Giáo đời bây giờ.
Sau đó thì Bạch Mi Ưng Vương không leo lên diễn đàn nổi nữa vì quá già mà đứng ở dướí nói vang lên. Chỉ có ai ở gần lão đại hiệp mới rõ là lão đại hiệp nói cái gì ? Lão nói:
- Chính lão ra lệnh cho Thiên Ưng Giáo tách ra từ Minh Giáo bây giờ hoàn cảnh đổi thay, lão lại lệnh trở lại y như cũ, tên hiệu từ bây giờ trở đi trên giang hồ không bao giờ còn tên Thiên Ưng Giáo nưã.
Giáo chủ phái Côn Luân là Hà Thái Xung tiên sinh được phu nhân là Ban Thục Nhàn dìu đến chỗ phát biểu, lý do là dâm dục trác táng quá độ, một lúc mà có tới năm vị phu nhân, nhưng cũng phều phào nói:
- Võ Công và Võ Tư cuả cuả phái Côn Luân ngoài Tây Vực và phái Hoa Sơn ở Hà Nam Trung Thổ có nhiều điểm tương đồng, từ Lưỡng Nghi Kiếm Pháp đến Tứ Tượng Quyền Pháp đều như nhau? Vậy đề nghị hai phái chúng ta nhập chung lại làm một.
Sau rốt thì tổ sư Trương Tam Phong được hai đạo đồng Thanh Phong và Minh Nguyệt dìu lên diễn đàn. Tuy trên 100 tuổi nhưng tổ sư nói cũng rất rõ ràng:
- Thực ra thiên hạ cho lão phu thuộc vào loại “Bác đại Tinh thâm”, lão chỉ nói gọn vài câu ngắn thôi, nếu cứ chia rẽ phân Chính với Tà mãi  khôg bao giờ đại đoàn kết dân tộc lại được thì ngoaị tộc Liêu, Kim, Mông, cứ cai trị chúng ta [dân Hán] dài dài, chúng cứ thay nhau đứng trên đầu chúng ta mà đái xuống. Kẻ trí thức thì đi làm gia nô Hán gian cho chúng tiếp tay để làm khổ bá tánh. Còn bá tánh thì có cuộc sống ngang hàng với súc vật. Vậy kính mong các vị chưởng Môn, chưởng Phái, lão đại hiệp, trung hiệp và thiếu hiệp xin suy nghĩ lại?
 
chuvươngmiện

READ MORE - HÒA CẢ LÀNG – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện

TRĂNG NON – Thơ Lê Phước Sinh


   
TRĂNG NON
 
Như con Liềm gặt Lúa
Gió lùa từng lọn Mây
không khéo để hạt rơi
Lúa chét vàng tung toé...
 
            Lê Phước Sinh

READ MORE - TRĂNG NON – Thơ Lê Phước Sinh

THI 9 XU TRẦN VẤN LỆ | CÒN & MẤT - Thơ Chu Vương Miện



THI 9 XU TRẦN VẤN LỆ


hôm trước mạo muội làm 1 bài thơ

xưng tụng cụ Tản Đà là Thi Đồng

1 đồng là 10 hào "Hào ngang với Cắc"

do tiếng Qủang Đông gọi Hào là Giác

đều có nghĩa là 10 xu

Thi Đồng có nghĩa: "thi 10 Hào"

Đại thi Hào

*

tai "họa" sĩ Hồ Trọng Thuyên

vừa nhận sự vụ lệnh đi 

trình diện Quan Khu 5

Bà xã bán nhà về ở với con gái con rể

Bà điện thoại cho bạn bè đến nhận của

 hương hỏa do phu quân để lại 

Cvm đến trễ chỉ còn

3 cuốn truyện của nhà văn Đặng Phú Phong

7 cuốn thơ của Trần Vấn Lệ

tôi cho vào 1 thùng giấy

gửi chung trả lại dùm cho 2 người trên

*

sau 1975 do  cân đo đong đếm

"cầm cố bán chác" 

tôi CVM hoàn toàn thống nhì với Mc nhà văn

Nguyễn Ngọc Ngạn là ở hải ngoại chỉ duy nhất

có Trần Vấn Lệ làm thơ đọc đựoc?

riêng cá nhân tôi thi xếp TVL

vào loại thi sĩ 9 xu

năm nay cũng mi mí 8 bó

cố dựa tay vào vai ghệ

dựa lưng vào lưng ghệ

ngồi và đứng lên

kiếm chác chút nợ chút duyên

thêm 1 xu nữa là thi Cắc thi Hào.

còn muốn ngang ngửa với Tản Đà

thì đợi kiếp sau?



CÒN & MẤT


sự thật chả có cái gì 

còn & mất

như sống cùng chết

có sống thời có chết

chẳng qua nhớ và quên thôi?

như loài dưới nước

dở cạn dở nước

như cua cá mực bạch tuộc

tôm tép

dù lớn dù nhỏ

bị đồng loại & loài người nhai thịt

là chấm dứt?

nhưng rùa đồi mồi

đôi khi còn để lại mu và vỏ

để treo tường

riêng ốc thì chỉ cái ruột là vào bụng người

và tan ra khơi

con cái vỏ ở lại ngoài bãi biển đời đời

cho loài tôm nhện ký cư

danh nhân hào kiệt qua đời

có người nhớ ? có người quên?

những Thái Tổ Thái Tôn Thái Thượng Hoàng 

Thái Hậu Thái Giám Thái Thú

đều quên tất cả đều quên?

nhưng Thái Sơn Thái Hồ Thái Nguyên còn mãi mãi

ôi tên và tuổi

ôi nước và đá mòn

mất cùng còn?

Chu Vương Miện


READ MORE - THI 9 XU TRẦN VẤN LỆ | CÒN & MẤT - Thơ Chu Vương Miện

NHỮNG MÃNH GHÉP KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG (3) - Trương Ngọc Bỉnh



NHỮNG MÃNH GHÉP KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG

Trương Ngọc Bỉnh, 

cựu học sinh Trường Trung học Công lập Hải Lăng, 

Khóa 5, 1964 - 1968 


(Phần 3, tiếp theo)


     Về bộ máy quản lý trường học vào buổi sơ khai ấy, Thầy Nguyễn Thái Ngọc xử lý Quyền Hiệu trưởng. Mọi sự chỉ đạo về chủ trương chính các hoạt động giáo dục của các trường quận trong tỉnh Quảng Trị đều do Thầy Thái Mộng Hùng - Hiệu trưởng Trường Nguyễn Hoàng (gồm 2 cấp: đệ nhất và đệ nhị cấp) làm cố vấn, theo cơ chế ngành dọc của Nha Học chánh Trung nguyên và Cao nguyên Trung phần và của Bộ giáo dục và Tráng niên. (Tư liệu do người viết mày mò tìm hiểu và lời truyền đạt của Cố Giáo sư Lê Quang Thái vào ngày 9.6 2016). 

     Như vậy, dấu mốc lịch sử thành lập trường Trung học Công lập Hải Lăng kể từ năm học 1960 - 1961 và Thầy Nguyễn Thái Ngọc là người Hiệu trưởng đầu tiên - một công dân đất võ Bình Định, mang hào khí khởi nghĩa Tây Sơn của Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung! Hiện nay, cựu học sinh của trường không còn cơ may để tìm ra địa chỉ hoặc tông tích con cháu của Thầy. Theo ý nguyện người viết bài này: -Để ghi nhớ Thầy Hiệu trưởng đầu tiên, Ban liên lạc cùng toàn thể Cựu học sinh, Quý Thầy, Cô giáo... nên tổ chức, vận động thành lập "Quỹ học bổng Nguyễn Thái Ngọc" thay cho những lời ca ngợi tri ân ...

    Qua thông tin từ các niên huynh các Khóa 1 & 2 của trường và ý chủ yếu là "Quyển tự điển sống" - Cố giáo sư Lê Quang Thái - Thầy đã bật mí khi tôi tham vấn và nhờ đó tôi có thêm thông tin về cơ sở vật chất đầu tiên của trường Trung học Công lập Hải Lăng vào hai năm học: 1958 - 1959 và 1959 - 1960 thuộc Hệ Bán công và Thầy Nguyễn Văn Bé làm Hiệu Trưởng. Thầy Bé quê gốc miền Bắc, định cư ở Kim Long, Huế. Thầy Bé có mối dây quan hệ với Ông Nguyễn Tri Kiệt - dòng dõi quan đại thần Nguyễn Tri Phương, triều Nguyễn. Vào thời ấy, Ông Kiệt làm quận trưởng hành chánh quận Hải Lăng, có hai người con: Nguyễn Tri Hào và Nguyễn Thị Cẩm Vân theo học ở Hải Lăng. Ở làng Trường Sanh quê tôi cũng có mấy người ra học Trường Bán công Hải Lăng - là con của các vị chức sắc, thân hào trí thức: Tổng thư ký, Viên ấm, Thủ bộ làng ... có máu mặt, còn trâu trên, ruộng dưới, nhà ngói, nhà rường của thời nữa phong kiến nữa thuộc địa, còn của kho, mới có tiền của, có điều kiện phương tiện, mới trèo lên trường quận. Còn lớp con cái thành phần tá điền, bần nông ... thì "em đâu dám mộng mơ!".

(Còn tiếp.)


READ MORE - NHỮNG MÃNH GHÉP KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG (3) - Trương Ngọc Bỉnh