Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, April 3, 2023

Chùm ảnh HOA CACTUS SA MẠC - Chu Vương Miện

 Bấm chuột vào hình để phóng to.





























READ MORE - Chùm ảnh HOA CACTUS SA MẠC - Chu Vương Miện

HỒNG MÀU NẮNG THÁNG TƯ - Thơ Khaly Chàm

 


khaly chàm

hồng màu nắng tháng tư


mưa rào trắng mùi đất hăng dị biệt

lũ ve sầu khép kín đôi cánh rung

chuỗi dư âm hình như đang lỗi nhịp

chập chờn bay tan vào cõi khôn cùng


cháy lòng chưa lấy gì che nắng hạ

hư ảnh lung linh chiết xạ ánh nhìn

hoa màu lửa rực trên cành phượng vĩ 

câu thơ buồn lơ lửng giữa trời xanh


hồng màu nắng tháng tư mùa quả chín

nồng nàn hương đẫm ngẫu cảm thị thành

trong mắt gió vòng đời xoay bất biến

bám víu bóng mình sao quá mong manh 


mưa thấm áo thì làm sao gỡ được

chợt giật mình nhìn bướm trắng tung tăng

sân trường nắng hồng tươi màu hoài niệm

thuở hoa niên đẹp mãi với vĩnh hằng


tptayninh 4/2023





READ MORE - HỒNG MÀU NẮNG THÁNG TƯ - Thơ Khaly Chàm

MẶC KHẢI ĐIỆU SẦU - MacDung cảm nhận thơ Nguyễn Hồng Linh

 




Cành Xanh Giọng Sầu



Con chim sáo nhỏ nhớ anh

Nụ cười đi vắng cành xanh giọng sầu

Ngoài trời từng hạt mưa ngâu

Lá xanh đã ngậm vàng-sau vườn nhà!


            Nguyễn Hồng Linh



Mặc Khải Điệu Sầu


Thán từ Nhớ có thể xem như một tính từ thể hiện tâm trạng của loài người lúc chưa có chữ viết để diễn đạt. Có những điều trong cõi tĩnh lặng con người luôn cảm nhận được nhưng dùng ngôn ngữ diễn đạt lại không ai giống ai. Cảm xúc đó chỉ người trong cuộc mới thấu rõ khi dùng con chữ trình bày nhưng khách thưởng thức lại riêng biệt, hiếm khi đạt được sự đồng nhất!

Để thể hiện tâm trạng có nhiều cách: Có những ngôn từ trực chỉ, đọc là hiểu ngay. Nhưng có cách diễn đạt theo nghĩa bóng dành cho mẫu người thích suy nghĩ mang màu sắc lãng mạn theo hướng đi lên hoặc đi xuống. Lại có cách mượn sự vật hiện tượng so sánh, qua đó bộc lộ điều muốn nói bởi vì nó quá khó thể hiện – nhất là Nhớ và Thương! Thí dụ: “Em nhớ anh” hoặc “Anh thương em”! Rõ ràng chỉ với hai từ Nhớ và Thương không thể nào mở ra hết phạm trù rộng lớn diễn đạt trọn vẹn cả một trời cảm xúc mà mỗi người đều muốn thể hiện theo nhiều cung bậc khác nhau! Ở điểm này xem ra các nhà thơ thật sự có biệt tài khi luôn luôn chứa sáng kiến xuất phát từ nội tại, tìm ra lối diễn đạt cho mảng chủ đề Nhớ chưa bao giờ phôi phai trong hơi thở sự sống…

Hiếm trường hợp nào một bài thơ chỉ vỏn vẹn bốn câu lại được tác giả chọn làm đại diện cho cả tuyển tập tác phẩm để trình làng và… nhà thơ Nguyễn Hồng Linh đã rơi vào số ít đó…

Xác định giới tính nhân vật trong bài thơ rất quan trọng! Bởi vì khi biết nhân vật thuộc nam hay nữ, người đọc mới nắm bắt mạch cảm xúc rồi cảm thụ bài thơ một cách chân phương nhất. Người ta hay ví von loài sáo có tiếng hót líu lo đặc trưng cho tính lạc quan thích bộc lộ và yêu đời… Thế, dân gian mới so sánh: Nói như sáo. Líu lo như sáo… 

Nhưng nếu mở đầu bài thơ: Con chim sáo nhỏ nhớ “ai”! Ai biết được con sáo này thuộc giống đực hay giống cái!? Nhà thơ Nguyễn Hồng Linh xử lý điểm này rất nhẹ nhàng bằng cách báo động “ngầm” cô đang so sánh nỗi Nhớ của người phụ nữ đối với chàng trai: 

“Con chim sáo nhỏ nhớ anh…” 

Từ Anh như xác nhận cô chim sáo là giống cái và hình tượng “chim sáo” chỉ vay mượn nói lên tâm trạng người phụ nữ đang hướng về người mình yêu thương…

Mở đầu bài thơ như lời giới thiệu trọn vẹn về bối cảnh và con người trong tâm trạng Nhớ cũng rõ ràng, không che giấu.

Những từ biểu hiện cảm xúc của loài người, gồm: mừng, vui, giận, ghét, khóc, cười… thì Cười biểu hiện cao nhất cho hạnh phúc trọn vẹn. Người hay cười được cho là lạc quan với thỏa mãn thành tựu về phương diện nào đó ngay cả trong chinh phục… 

Một ngày nào đó nụ cười mất đi, biến thiên theo dòng cảm xúc khiến chủ thể không điều khiển được. Một mất mát. Cuộc chia ly. Xa cách… 

Muôn trùng trường hợp khiến nụ cười không hiện hữu!!! Vậy, nếu đem nụ cười gán ghép cho loài chim chỉ là một phương pháp so sánh nhân cách hóa thông qua âm điệu tiếng hót. Âm điệu không líu lo vui nhộn lại khàn đục, cung đoạn não nề v.v… tức nụ cười đã bỏ đi rồi, chỉ con lại nỗi buồn hiu hắt!

Cho nên: 

“Nụ cười đi vắng cành xanh giọng sầu…”

Nỗi buồn nào hơn khi trong tâm trạng không vui trời lại đổ mưa! Mưa vốn thể hiện tâm sự buồn, hoài cổ. 

Trong văn học con người cứ buồn là trời hay đổ mưa! Có vẻ như sáo mòn nhưng từ chối thực tiễn đó khó lấy ngữ cảnh nào thay vào. Buồn có thể tìm đến rượu, đau nhất là rượu đã cạn bầu… Bên khói thuốc đốt tâm sự… Tiếng quốc kêu sương. Trăng mờ ảm đạm v.v… Nhưng trùng lặp vào các ngữ cảnh này mà trời lại đổ mưa thì e rằng người giàu tâm trạng chỉ muốn tự tận cho xong!!! Nhưng loài lông vũ đâu biết hút thuốc hay uống rượu! Nó có thể giữa đêm gọi bạn, còn thưởng thức được ngoại cảnh xung quanh hay không thì người viết chưa bao giờ thỏa mãn nghi vấn này với họ nhà… chim!? Chỉ có điều chẳng chối cãi được là loài chim luôn tìm chỗ trú khi trời đổ cơn mưa. 

Vừa khéo là con người cũng sợ ướt khi: 

“Ngoài trời từng hạt mưa ngâu…!”

Thôi thì tìm chỗ trú ngắm mưa và ngậm tâm sự vậy!

Trong bốn mùa của năm, Thu chính là mùa cây thay lá! Điều này phải chăng tạo ra khuôn mẫu cho câu: Nhất nhật bất kiến như tam thu hề. 

Diễn tả nỗi buồn Nhớ và Chờ Đợi này, đại thi hào Nguyễn Du đã Việt hóa hoàn toàn trong Truyện Kiều qua câu: 

Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê…”


Và Cành Xanh Giọng Sầu của Nguyễn Hồng Linh lại có con chim sáo Nhớ và Chờ Đợi đến lá bạc, màu phai… “Lá xanh đã ngậm vàng-sau vườn nhà!” day dứt lòng người…


Buồn nào hơn nỗi Nhớ anh!?

Con chim đơn độc Cành Xanh Giọng Sầu!

Chúc tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Hồng Linh đến tay bạn đọc như mảng trời Nhớ, ai cũng có và đôi khi cần chất xúc tác để quay về vị trí nào đó trong đời, từng… ngắm mưa rơi!!!


                                                                   Sg – 1.4.2023

                                                                      MacDung

macdungvh@gmail.com


P/s: Hy vọng qua bài viết bất chợt với cảm xúc, không làm buồn lòng nhà thơ Nguyễn Hồng Linh và phát sinh tâm trạng như ảnh minh họa…







READ MORE - MẶC KHẢI ĐIỆU SẦU - MacDung cảm nhận thơ Nguyễn Hồng Linh