Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, November 25, 2019

NHA TRANG - Thơ Trần Mai Ngân



                                  Nhà thơ Trần Mai Ngân



NHA TRANG

Mùa bão giông
Biển cùng ta chăn gối
Gió miên man
Cơn sóng khát tan tràn
Nhấp nhô cao
Rồi đổ xuống lênh loang
Nhấn chìm ngập
Bấu sâu vào hạnh phúc...

Biển Nha Trang
Tay cùng đưa tay với
Hụt hơi tình
Lòng vẫn cứ đinh ninh
Nghe thinh không
Mộng trần lắm long đong
Bám víu chặt
Mắt môi rời rã gọi...

Đêm Nha Trang
Các vì sao vào hội
Sáng lung linh
Ở tận cuối chân trời
Nằm im nghe
Ve vuốt sóng gọi mời
Tình tự nhé
Mình trong nhau sâu thẳm...

Đêm thanh tân
Ngực trầm hương lận đận
Tóc mây nồng
Răng cài ngọc trong răng
Đêm qua mau
Làm sao giữ được trăng
Nên chấm dứt
Tình phai... chân bước vội!

                  Trần Mai Ngân
                    24-11-2019

READ MORE - NHA TRANG - Thơ Trần Mai Ngân

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3) - Nguyên Lạc


 
                         Nhà thơ Nguyên Lạc


VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3)
                                                 Nguyên Lc


Tiếp nối theo lot bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” [*] đã đăng trên FB và các trang web, hôm nay tôi s tiếp tc phân tích việc dùng chữ trong thơ qua "cm nhận" ngắn bài thơ sau đây ca một tác gi XYZ - xin được giấu tên.
Bài thơ này nói đúng ra là hay, vì ai ngu di gì mất thời giờ qu báu cho những bài thơ dở, những rượu gi. Ch tiếc "đường bay Con Chữ" quá cao, độc gi đôi khi phi chy đi tìm từ điến tra mới hiểu ngha được vài cm từ "cao siêu", từ đó mới hiểu được tròn câu thơ.

BÀI THƠ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ MINH HOẠ
Đây là nguyên văn bài thơ:

Thi nhân anh là ai ?
Những thân tằm rút ruột nhả tơ ! Chẳng biết có lấp lánh hay sẽ trầm nâu như mầu đất .
Thơ phơi trong nắng thơ đẫm mưa. Thơ chìm trong bóng trăng huyền hoặc

Linh hồn và trái tim nhà thơ là thật. Viết chẳng cần những điều được mất. Hạnh phúc khi ngôn ngữ hiện thân. Trong cánh hoa biết hát
Trong dòng sông biết khóc. Trong chiếc lá vàng Đợi cuộc tái sinh !

Thời gian như bóng câu qua núi. Người thầm lặng song hành đi cùng chiếc bóng đời mình . Qua trăm mùa dâu bể. Chẳng biết rồi ai sẽ khoát lên y nhung
Chẳng biết rồi ai sẽ ngồi đọc lại những dòng thơ quá vãng ?
Chỉ biết . Người là thi s
Gom đa đoan quặng đau sinh nở những câu thơ mang hình hài :
Khát vọng
Tình yêu
Nhân bản
XYZ

 VÀI KHÁI NIỆM VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ
Trước hết, xin được ghi ra đây một vài chủ quan mà tôi s dùng để phân tích vài "hn chế"- tôi không dám nói là "khuyết điểm" ca bài thơ trên:
      1. Theo Nguyễn Anh Khiêm (Ký Ức Sơ Sài) thì tiến trình ngôn ngữ như sau: Đủ chữ/ đủ ý: Thoại –> đủ chữ/ nhiều ý: Văn –> ít chữ/ nhiều ý: Thơ.
Do vậy trong thơ càng ít chữ mà càng nhiều nghĩa thì thơ càng hay; không cần phải ầu ơ ví dầu ,”hoa lá cành” cho dài ra, làm bài thơ loãng, dễ chán.
      2.  Là thơ Việt, người làm thơ / thưởng lãm / phê bình thơ phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để dùng nó khám phá những hàm ẩn, “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ.
      3. Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trườngmà người làm thơ cố đưa vào bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu. Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc.[theo Lễu]
Tuy nhiên nên nhớ rằng, sáng to chứ không phi "đố chữ", phái chú đến độc gi chứ không phi muốn to ra chữ "mới" sao là to, to ra một cách tùy tiện.
Theo ch quan tôi, thơ phải tự nhiên như hơi thở. Đừng cố tìm những từ thật kêu, những cấu trúc thật lạ nhưng lại trống rỗng, vô hồn. Thơ bật ra từ cảm xúc, từ tâm thức chứ không phải từ cái đầu, từ lý trí.
Như đ nói, đây là một bài thơ hay như nhiều người thích, tôi không cần nói thêm. Ch tôi là phân tích chữ dùng trong thơ, tìm ra những "hn chế" nh hưởng đến bài thơ. Điều này tôi ngh có thể giúp tác gi cẩn trng hơn trong việc sáng tác. Sự cẩn trng trong việc chn lựa chữ cng chứng tó rằng tác gi kính trng độc gi.
Dựa theo những điểm ghi ra trên, tôi thấy hình như tác giả bài thơ dùng chữ chưa được cẩn trọng lắm, chưa hiểu rṍm "căn bản triết lý Đông Phuơng" nên dùng chữ hơi "tùy tiện". Sau đây là những hạn chế:

VÀI HN CHẾ TRONG BÀI THƠ

      1. Vừa đc xong bài thơ, ch quan tôi ngh rằng:  Trong bài thơ, nếu mỗi câu thơ được ngắt xuống dòng thì hay biết mấy, khiến độc gi khi mất thời giờ đoán đnh và về hình thức bài thơ s đp thêm
      2. Về câu thơ: "Chẳng biết có lấp lánh hay sẽ trầm nâu như mầu đất"
Về cm chữ "trầm nâu":
- Trầm dùng cho âm thanh: Trầm bổng...
- Nâu dùng cho màu sắc: Nâu xám, đen...
Ghép 2 chữ li có hợp không?
      3. Câu thơ "Trong chiếc lá vàng Đợi cuộc tái sinh!"
Không biết có phi đánh máy nhầm không chữ Đợi viết hoa? Chữ này ch viết hoa khi trước nó có dấu chấm, nếu không và câu này là câu liền thì nó phi được viết thường mới r ngha.
      4. Câu thơ "Thời gian như bóng câu qua núi"
- Thường người ta nói "bóng câu qua song cửa", "bóng câu qua khe hở " do được dẫn từ các câu thơ: “Nhân sinh thiên địa chi gian/ nhược bạch câu chi quá khích”- Trang Tử: Người ta ở trong trời đất như ngựa trắng chạy qua khe hở. câu nói ngày giờ/ thời gian  qua mau.
- Ngựa mà chy qua núi - bóng câu qua núi chc cng lâu lắm, nhất là các núi cao như Himalaya (tên Hán-Việt là Hy Mã Lạp Sơn)
Rõ ràng tác giả không rành điển tích mà dùng chữ "tùy tiện", không cẩn trọng.
      5. Câu thơ "Người thầm lặng song hành đi cùng chiếc bóng đời mình?"
Trong đó có cm chữ "Song hành đi cùng": Song hành có ngha đi cùng rồi, lập li 2 chữ "đi cùng" nữa làm chi?
Như đ ghi ở trên "thơ càng ít chữ mà càng nhiều nghĩa thì thơ càng hay", do đó tác gi phi b bớt những chữ dư thừa không cần thiết, nhiều khi còn phi "ẩn chữ", b lững để độc gi dự phần vào, tự mình đoán đnh theo kinh qua riêng đời; độc gi thích thú và s thấy bài thơ hay thêm. Tác gi đừng nói ra hết làm độc gi cm thấy b "dư thừa", thơ viết cho ai chứ đâu phi cho mình.
Trong th pháp Show Do Not Tell nhà biên kịch người Nga Anton Chekhov có viết:
ừng nói với tôi là mặt trăng đang chiếu sáng; hãy chỉ cho tôi ánh sáng lấp lánh trên mảnh thủy tinh vỡ"
"Don't tell me the moon is shining; show me the glint of light on broken glass."

6. Câu thơ "Chẳng biết rồi ai sẽ khoác lên y nhung"
- "y nhung" có nghĩa là y quần áo nhung lụa, đẹp , sang. Ý nói là sẽ vinh danh thi nhân.
- cụm chữ "ai sẽ khoát lên y nhung" theo chủ quan tôi dư chữ "lên". Chính chữ "lên" làm câu thơ mù mờ. Khoác/ tròng "lên" bộ y nhung sẽ che dấu nó. Thí dụ khoát bộ cà sa lên y nhung thì nghĩa nó là bỏ danh vọng, đi tu phải không? Lỡ người ta khoác "lên" y nhung bộ quần áo ăn mày thì sao?
Do đó câu thơ "Chẳng biết rồi ai sẽ khoác lên y nhung" ý nghĩa mù mờ. Ta có thể viết "Chẳng biết rồi ai sẽ khoác y nhung", bỏ chữ LÊN, để độc giả dự phần vào tự đoán hay hơn.
Sẵn đây bàn thêm cm chữ "y nhung": Có thể vì vần điệu mà tác gi đo ngược chữ, nểu viết đúng là "nhung y" - quần áo nhung la. Vì trong tiếng Hán Việt, cng giống như Anh ngữ tính từ đứng trước danh từ, ngược với Việt ngữ. Thí d: White horse (A), Bch m (H), Ngựa trắng (V).

LỜI KẾT

Qua trên, đó là cm nhận ca tôi về cách dùng chữ ca tác gi bài thơ
Để kết thúc bài viết, tặng tác giả -người muốn "riêng một góc trời", thích chữ "cao siêu" - bài ca dao lục bát "quê mùa", đọc sẽ hiểu ngay, không cần chạy đi tìm từ điển của kẻ giữ chặt "đường bay của con chữ", không cho nó bay ra ngoài tầm tay:

Trái cau anh bổ chia nhau
Nửa anh, bậu nửa lá trầu têm vôi
"Ví dầu tình bậu muốn thôi"
Xin bậu hy nhớ nửa đôi tình nào

Nửa anh dù có ba đào
Trn riêng nửa với lá trầu têm vôi
Bậu còn có nhớ hay thôi?
Bậu ơi hy nhớ nửa đôi cau trầu!

Nguyên  Lc
.................
[*] Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ- Nguyên Lạc
READ MORE - VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3) - Nguyên Lạc

CÁNH CHIM ƯỚC MƠ - Thơ Nhật Quang






CÁNH CHIM ƯỚC MƠ

Vẽ lên bầu trời xanh
Vầng mây hồng ấm áp
Có đôi bồ câu trắng
Tung cánh lượn muôn nơi

Vẽ những chùm hoa tươi
Giữa màu xanh lá biếc
Hương dịu dàng thanh khiết
Thoảng bay xa khắp trời

Ta vẽ lên cuộc đời
Nồng nàn những ước mơ…
Thành tâm đừng gian dối
Con người biết thương nhau

Cánh hoa nắng đượm màu
Tô má hồng em thắm
Ươm đời bao khát vọng
Xuân về thắp niềm vui

Môi em thơ tươi cười
Nhẹ vai gầy Mẹ gánh
Đời Cha vơi lo lắng
Mái ấm rợp yêu thương

Những mơ ước… ngát hương
Tỏa khắp trời yêu mến
Cánh chim vui mang đến
Dạt dào những niềm tin.

                 Nhật Quang
                  (Sài Gòn)

READ MORE - CÁNH CHIM ƯỚC MƠ - Thơ Nhật Quang

CẢM NHẬN VỀ “TIẾNG CHIM HOÀNG MỘNG”, THƠ LỆ HOA TRẦN – Thủy Điền


          
                    Nhà thơ Lệ Hoa Trần


TIẾNG CHIM HOÀNG MỘNG

Em nhặt trộm đóa hoa Quỳnh hoang dã
Muốn tặng chàng để gợi chút… yêu, …. tin.
Chẳng biết sao, cứ mãi giấu sau mình
Như giả bộ người - tôi không hay biết

Như giả bộ không thèm nhìn mắt liếc
Chỉ vô tình, hai đứa giữa đồi hoang
Bỗng gặp nhau trong giây phút ngỡ ngàng
Giống như gió vờn mây trên trời rộng

 Anh hỏi em ? Hỡi nầy ! Chim Hoàng mộng
Đang làm gì sao mãi đứng nhìn tôi ?
Yêu rồi chăng ? Miệng vương nở nụ cười
Anh đoán được tim em nàng con gái

 Nhắm đôi mắt, ngã người… tôi khờ dại
Trao hoa Quỳnh. Rồi nói tiếng yêu anh
Chiều hoàng hôn gió mát… thoảng, mộng lành
Tình hai đứa đắm chìm bên vách núi.

                                                      Lệ Hoa Trần
                                                      13-11-2018


            Tác giả Thủy Điền


CẢM NHẬN VỀ “TIẾNG CHIM HOÀNG MỘNG”, 
THƠ LỆ HOA TRẦN
                                                                        Thủy Điền

  Hôm nay rảnh rổi ngồi đọc bài thơ: “Tiếng Chim Hoàng Mộng”  của tác giả Lệ Hoa Trần thấy hay hay. Nội dung dường như nàng khơi lại cái quá khứ xa xưa nếu không nhằm thì cũng đã 40 năm rồi, có ít đâu. Nghĩ cũng thẹn, làm đàn ông nhiều lúc vô tình, có lẽ vì cuộc sống hàng ngày nên quên mất những kỷ niệm đẹp của thời son trẻ. Đàn bà thì khác, họ nhớ từng li, từng tí những hình ảnh khó quên ấy.

      Thú thật thì tác giả Lệ Hoa Trần là nhà tôi cũng chẳng có ai xa lạ đâu. Chúng tôi quen nhau, thương nhau, yêu nhau rồi thành chồng vợ cho đến ngày hôm nay. Hồi ấy cũng nhờ thơ, tâm hồn Nghệ sĩ, hai trái tim, ý thích cùng một hướng nên chúng tôi gặp nhau. Lúc đó nó chỉ võn vẹn dăm ba bài thơ tình như trao gởi chứ không ào ạt như sau nầy nơi hải ngoại. Bởi hoàn cảnh ngày xưa không cho phép, nói chung là không bị ai cấm cả. Nhưng chỉ sáng tác được một chiều mà thôi. Tuổi 18, 20 ăn chưa no, lo chưa tới, miền nam vừa giải phóng còn mới mẻ, làm gì tuổi trẻ chúng tôi hiểu về hai chữ Cách mạng mà sáng tác, thế nên đành xếp bút luôn cho đến ngày rời xa đất nước. Ngỡ xa quê đến nơi an lành, tự do hơn sẽ có rất nhiều điều kiện để phát huy những gì mình đang có. Nhưng rồi nào con, nào cái, nào cuộc sống cứ dồn dập hết ngày nầy, sang ngày khác nên cuối cùng mộng ước cũng bay xa. Mãi đến năm 2000 các con tôi lớn hẳn, công việc sáng tác mới bắt đầu từ... từ khởi dậy. Nói chung chúng tôi là những người đi sau, trể muộn thì việc sơ xuất và thấp kém hơn các bậc đàn anh, đàn chị. Đó là điều tất nhiên không tránh khỏi. Nhưng cũng còn một chút gì để phục vụ cho Độc giả cũng là điều quí rồi “Có còn hơn không”


Khi đọc bài thơ trên xong. Tôi có hỏi nhà tôi?

  - Em lấy ý từ đâu để sáng tác bài thơ nầy, nàng bảo rất từ tốn:

  - Có gì mà lạ, hôm qua đọc bài thơ của chị Mai Ngân và đặc biệt nhìn cái ảnh chị gởi, bỗng dưng em cảm hứng ngay và làm bài thơ nầy. Vì em thấy nó giống chuyện tình của chúng mình ngày xưa nhiều lắm. Anh quên nhanh thế.

 - Xin lỗi em, anh quên thật, vì hồi ấy cũng có rất nhiều trường hợp chớ đâu phải độc nhất như trường hợp nầy.

  - Vâng, em hiểu. Nhưng trường hợp nầy là một trong những trường hợp đáng nhớ đó anh.


Thưa quí vị Độc giả:

    Ít có trường hợp nào mà vợ làm thơ, chồng bình phẩm cả. Nó dường như có vẻ ca ngợi một cách trắng trợn mà người cầm bút không nên làm điều nầy. Xin quí vị đừng hiểu sai, đây chỉ mượn bài thơ để nhớ về một dĩ vãng xa xưa mà thôi.

    Bài thơ Nội dung diễn tả hết cái thời chúng tôi học 3 năm nơi mái trường Thủy Lợi miền nam đóng tại Tiền giang. Năm đó là năm 1978 chúng tôi được đi thực tập khảo sát Địa chất tại Công trường Sam Rin thuộc Huyện Phước Long- tỉnh Sông Bé một tháng dài. Phải nói ngày ấy tôi và các bạn tôi rất hãnh diện với lứa tuổi đôi mươi đứng giữa rừng Phước Long thênh thang. Rừng Phước Long rất hùng vĩ như một tấm thảm xanh bao phủ. Mặc dù cũng bị ảnh hưởng chiến tranh khá nhiều, nhưng vẫn còn nguyên thủy với những lô Cao su trải dài mút mắt, những cây Sao, Lim ba bốn người ôm không giáp, những rặn tre Lồ ồ dầy đặt, xanh mướt, những chùm hoa Lan rừng trắng, tím, vàng mọc tầm gởi theo những cây cổ thụ ven lối mòn như một bức tranh tuyệt tác, dễ gợi cảm cho những người có tâm hồn Thi sĩ.

      Sau những giây phút lao động mệt mỏi và nhất là ngày cuối tuần được nghỉ, chúng tôi hay dìu nhau đi vào rừng chơi, xem Suối chảy, nghe Chim hót, hái Lan rừng, nhìn những con Nai vàng đang ngậm cỏ giữa bàu và thường hay đùa cợt bên người tình thật thơ mộng vô cùng.

      Những hình ảnh trong bài thơ mà Tác giả Lệ Hoa trần đã diễn đạt tất cả là vậy đó. Nó làm sống lại tôi, nàng và những người bạn đồng hành của thời xa xưa ấy. Xin cảm ơn- cảm ơn nàng vẫn còn ắp ủ những hình ảnh đẹp.

                                                                       Thủy Điền
                                                                      22-11-2019

READ MORE - CẢM NHẬN VỀ “TIẾNG CHIM HOÀNG MỘNG”, THƠ LỆ HOA TRẦN – Thủy Điền