Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, July 1, 2021

HOA VƯỜN NHÀ - Chu Vương Miện

 











READ MORE - HOA VƯỜN NHÀ - Chu Vương Miện

TRẤN ẢI 20 NĂM TÉ THẤY MẸ - Tạp văn của M.loanhoasử

 

Miếu Nhạc Phi

Trấn ải 20 năm té thấy mẹ

 

Tạp văn của M.loanhoasử

 

*

 

Đáng lẽ tối nay thì đến phiên tôi kể chuyện, nhưng buổi chiều mắc mưa lúc làm cộng sự phòng thủ đơn vị, nên thầy tuồng hôm nay thế tôi mà kể chuyện cho tôi nghe về cuộc đời sân khấu của ngài.

 

Tôi làm ở đoàn hát này cũng gần mười năm. Công việc chính là đạo diễn cho tất cả những vở tuồng cải lương được mang lên trình diễn trên sân khấu, có vở thì đặt mua. đặt soạn, trong đó có cả của tôi nữa.

 

 Cái đoàn hát này là của một vị mạnh thường quân vì yêu  nghệ thuật cải lương và quý mến cô đào thương, nên bỏ tiền ra cho cô làm bà bầu đoàn hát, đoàn hát thuộc loại hai. Nhưng từ khi có tên kép loại A kia về thì đoàn hát tự nhiên nổi lên, (không phải ở tài năng mà ở những scandale của tên kép này.)  Tên này có tài thụt bida và nhiều Mèo. Thành tích cũng chỉ lăng nhăng ở ba cái con ghệ (mà khi không nổi tiếng). Hôm đầu tiên tên Kép loại một này về thì đoàn hát có vài thay đổi.

-Là anh hề chuyển công việc sang kiểm soát vé hay sắp chỗ ngồi, mà nếu không chịu thì nghỉ việc.

-Còn tôi thì công việc thầy tuồng tức đạo diễn không cần thiết nữa, ở nhà soạn Vở rồi đem đến bán cho Đoàn cũng được, còn muốn làm việc thì chỉ có công việc Kéo Màn mà thôi. nếu không đồng ý thì nghỉ việc.

 

Thực ra thì bản thân tôi cũng muốn nghỉ việc rồi, chẳng là cũng đang ở tuổi thi hành quân dịch, còn nấn ná để chạy thuốc ở đơn vị không tác chiến gần thủ đô. Sau đó thì tôi vào đơn vị này đây . Rồi  tôi xin nghỉ việc ở rạp hát. Nhưng bà bầu yêu cầu tôi đêm đó phải có mặt vì trình diễn vở tưông của tôi mà người đạo diễn là chồng Mới của bà (kép loại một kiêm luôn đạo diễn).


Vở tuồng này có tên là Sơn Hải Quan, mà nhân vật chính là Tống Nhạc Phi. Trong lúc chờ đến giờ trình diễn, tôi đi lòng dòng gần và xa sân khấu để chào giã từ các đồng nghiệp, mỗi người nói một câu, chung chung thì cho là cái nghề cải lương nó cũng giống như dậy học bạc bẽo lắm, ai cũng cầu chúc hanh thông trên con đường mới và cố quên cái nghề khốn khổ khốn nạn này đi.

 

Tôi thì cho là cái sự nghiệp cầm ca của mình đến đây là tạm ngừng (và chờ cơ hội khác ?).

 

Lúc bẩy giờ, ba giờ ba mươi là giờ đào kép hóa trang, để tám giờ thì kéo màn. Tôi ghé người này chỉ cái này, ghé người kia chỉ cái kia. Ngày mai thôi (mà cũng chả cần đến ngày mai) xong buổi hát cuối cùng này thì tôi cũng chả bao giờ còn đến đoàn hát nữa? Nghĩ cũng quá buồn.

 

Hồi nhạc dạo vừa chấm dứt thì Màn nhung được kéo lên. Anh kép thủ vai Tống Nhạc Phi, chân mang ủng, đầu đội mão phụng thiên, mặc áo bào (tay cầm cây phương thiên họa kích y như Lữ Bố) dạo qua dạo lại mấy vòng và cất tiếng ca:


 -Ta Tống Nhạc Phi, đại nguyên soái nhà Đại Tống, vua cho ta trấn ải 5 năm (dơ một bàn tay 5 ngón ra cho bà con coi).

 

Tôi nghe thấy vậy than thầm trong bụng (trấn ải 20 năm té thấy mẹ  - con ạ).

 

-Ta làm việc rất ngon lành và trung thành, vua cho ta trấn ai thêm 5 năm nữa (dơ hai bàn tay 10 ngón ra cho bà con coi).


Bà con thấy Kép dơ hai bàn tay thì cũng chả hiểu gì, nhưng thấy thiện hạ cười thì cũng cười theo.

 

Rồi Kép Một gầm tiếp:

 

-Rồi đức vua cho ta trấn ải thêm 5 năm nữa (vừa ca vừa dơ thêm một chân cùng hai tay) .

 

Sau cùng thì trấn ải đủ 20 năm (dơ chiếc chân còn lại và Kép té huỵch một cái).

 

Coi đến đó thì tôi rất rõ cái khả năng diễn xuất và trinh độ học vấn của gã kép này và vội vã chuồn thẳng, sau đó được một năm thì Gánh hát này dẹp tiệm vì cách trình diễn toàn là cương ẩu, lúc không cần cười thì cười. Lúc cần cười thì lại khóc, không cạnh tranh nổi với những đoàn hát khác toàn là dân quốc gia Kịch Nghệ Âm Nhạc, bằng cấp đầy người, vừa trẻ lại vừa có tài năng, hát đâu ra đó, động tác nào, hành động nào cũng rất hợp lý, vừa diễn tả vừa ca rất vững. Bà bầu thì lại lấy chồng khác. Tuy nhiên Đoàn của bà sau này chỉ trình diễn mấy cái Quận nho nhỏ ở miền Nam mà thôi chớ không thể ra ngoài miền Trung trình diễn được nữa, lý do là dân miền Trung gần ngay kinh đô, làm vua ra sao, làm quan ra sao,  cách nói chuyện trao đổi giữa vua quan, giữa quan với dân ra sao họ hiểu cả.

 

Tuồng cương bậy không giống ai làm sao mà qua mặt được mọi người ? Rồi chết. Thằng kép Một đi mở quán ăn,  thế thôi.

 

Ông thầy kể cho tôi xong thời mở chai nước lạnh uống, còn tôi thì nóng quá, nghe thầy kể câu được câu chăng, cũng lờ mờ nghe được một câu: “Trấn ải 20 năm té thấy mẹ.”

 

Tôi nói trong cơn mê: “Bạn ơi, thời buổi này trình độ của Tống Nhạc Phi nhiều lắm lắm, tuy nhiên, họ không được bạn đưa lên sấn khấu, nên không ai biết đến tên đến tuổi của họ mà thôi. Thiếu gì thằng té thấy mẹ , có điều nó té không ai thấy.

 

Thôi nợ bạn đêm nay, ngày mai đến phiên tôi kể hầu chuyện bạn.

 

m.loanhoasử




 

 

READ MORE - TRẤN ẢI 20 NĂM TÉ THẤY MẸ - Tạp văn của M.loanhoasử

CỤ PHAN BỘI CHÂU VỚI CHÙA HUẾ - Lê Quang Thái

  

Cụ Phan Bội Châu

CỤ PHAN BỘI CHÂU VỚI CHÙA HUẾ

Lê Quang Thái

 

Cụ Phan Bội Châu được tôn vinh là nhà yêu nước; nhà Nho gọi cụ là nhà ái quốc. Đặc biệt là khi cụ tạm trú tại chùa Phổ Quang trong thời gian ngắn vào nửa năm1926, sau thời gian an dưỡng tại khu nhà dành riêng cho người bạn “đồng sàng dị mộng” là Tá lý Bộ Học Nguyễn Bá Trác, tiến sĩ Hán học, ở phía sau công đường Bộ này trong 3 tháng đầu năm 1926.

Ngôi vườn nhà của cụ ở đường Phan Bội Châu đối chênh với chùa Từ Đàm Huế lúc bấy giờ là chùa Ni, thời chấn hưng Phật giáo là chùa Hội của An Nam Phật học Hội. Mô thức chùa hội đều theo mẫu chung chùa Hội ở các tỉnh Trung kỳ từ Thanh Hóa cho đến Bình Thuận.

 

Cụ Phan lúc về ở nhà mới, tiền do quốc dân đồng bào đóng góp, còn mãnh vườn và nhà ở do cụ Huỳnh Thúc Kháng chọn mua; người đương thời gọi cụ bằng cái tên Ông Già Bến Ngự vì chiều chiều lúc rãnh rổi cụ mặc áo lá quạ đi bộ về chơn Bến  Ngự mua sắm đồ lặt vặt ở phố thị. Trẻ con thấy ông già phương phi, đỉnh trán cao, râu dài và dáng người quắc thước lạ thường nên chạy theo ríu rít bên cụ. Cụ khác nào một Tiên Ông, một Á Thánh ở vùng Từ Đàm – Bến Ngự. 

 

 Chùa Phổ Quang nơi cụ Phan đã ở trong thời gian nửa năm 1926

 

Tâm trạng của cụ biểu hiện qua hai câu thơ do cụ sáng tác:

 

 Những tưởng anh em trong bốn biển,

 Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian.

 

Thời gian từ giữa năm 1926 cho đến năm 1940, cụ Phan làm đủ việc, đủ nghề: dạy học chữ Nho, nói chuyện, diễn thuyết, viết báo, làm thơ, đi chùa Từ Đàm, chùa Tường Vân, chùa Phổ Quang, viết sách Tự Phán (Phan Bội Châu niên biểu), Châu Dịch (bản thảo chép tay do ông bà Hường Trử ở Bến Ngự lưu giữ và sau năm 1968 được nhà sách Khai Trí in và phát hành vào đầu thập kỷ 70, thế kỷ 20.

 

Cụ đã từng viếng thăm Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, trú trì chùa Tường Vân để thanh đàm thế sự. Đôi bên tương đắc tương tri. Di chỉ là hai bài xướng họa bằng chữ Nho. Bài xướng lấy chủ đề Hoa Mai, bài có chủ đề Hoa Phong Lan.

 

Cụ luôn luôn tự kỷ, nghiêm chỉnh như “kiểm điểm” lại quá trình cống hiến của đời mình từ lúc còn niên thiếu cho đến việc đi thi Hương, học tập để chuẩn bị cho thi Hội (tọa giám: học tại Quốc tử giám), hoạt động cách mạng ở trong nước và nước ngoài từ năm 1905 – 1925). Cụ Phan đã nghiêm khắc kiểm điểm và tự cho sự nghiệp của mình là thất bại. Còn bằng hữu của cụ như các danh sĩ Nguyễn Thượng Hiền, Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Tiến sĩ Ngô Đức Kế, cụ Thể Ngô (thân sinh của các Thầy Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Tiềm…) hẳn không đồng tình đồng cảm như cụ tự phê, tự phán. Quốc dân đồng bào cung kính nhận xét mới trung thực: Cụ Phan Bội Châu nhà yêu nước hoặc nhà ái quốc.

 

Ở gần chùa cuối đời là một diễm phúc cho đời cụ. Đêm đêm cụ nghe chuông, đọc kinh và viết sách Chu Dịch – Phải là một bậc thiện tri thức giàu trí tuệ mới phân tích điểm tương đồng và dị biệt giữa kinh lăng nghiêm với tinh túy của Kinh Dịch (tập 2). Các nhà Nho chính thống và uyên bác thời bấy giờ thấy cụ sống theo lối “LÃO GIẢ AN CHI”, “CƯ NHO MỘ THÍCH”, đầy phong cách Á Thánh xứ Nghệ, thấm đẫm tình Huế và tính cách Huế quyện thành một với tinh thần canh tân. Các nhà tân học như Bác sĩ Lê Đình Thám, Học giả Phạm Quỳnh, Ông bà Đào Duy Anh, Bác sĩ Trần Đình Nam…đều tôn kính và ngưỡng vọng, kể sao hết được.

 


Bài thơ có chủ đề Hoa Phong Lan còn treo tại chùa Tường Vân Huế

 

Cụ Phan đã để lại hai câu đối sáng giá được khắc ghi ở Tiền đường ngôi chùa Từ Đàm lịch sử bằng chữ Hán, được Hòa thượng Thích Thiện Siêu chuyển sang Việt ngữ như sau:

 

Nghiệp duyên như bèo hợp, mỗi năm tóc bạc thêm, trước mặt chỉ là không, sao nở để tuổi xuân theo dòng nước.

 

Việc đời rối như bàn cờ, nơi nơi đều mộng ảo, quay đầu là bến, nguyện dịch kinh Phật để tỏa ngát hương Ưu Đàm.

 

Về phía nhà đương cuộc lúc bấy giờ nhận thấy uy tín lớn lao của cụ Phan trong lòng quần chúng Huế, khắp 3 miền Trung – Nam – Bắc, Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ lúc bấy giờ đã hỏi ông Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư Bộ Lại với nội dung: Bây giờ nhà nước Pháp – Việt có “cách đối đãi” như thế nào với cụ Phan Bội Châu? Quan Thượng thư đầu triều trả lời nhẹ nhàng và thâm hậu: Cụ Phan đỗ Thủ khoa trường thi  Hương xứ Nghệ năm 1900, văn hóa là cái còn lại sau khi đã “mất hết” ! Xin theo điển lệ của triều đình mà ứng xử với cụ Phan Bội Châu như cách “đối đãi” của Triều đình và quốc dân với cụ Phan như là “MỘT VỊ THỦ KHOA”.

 

Trí tuệ, đạo đức và lòng yêu thương quốc dân đồng bào của cụ Phan Bội Châu xứng đáng với các danh hiệu: Thủ khoa (trường Nghệ), nhà yêu nước, ông già Bến Ngự và vị Thiên sứ. Cái chất Thiện tri thức trứ danh còn mãi trong lòng người dân xứ Huế, xứ Nghệ và đồng bào Bắc – Trung – Nam đối với Ông Già Bến Ngự… Tùy duyên…

 

L.Q.T

Nguồn (Bài và ảnh): lieuquanhue.vn, 28/01/2012

READ MORE - CỤ PHAN BỘI CHÂU VỚI CHÙA HUẾ - Lê Quang Thái

LỐI VỀ THÁNG BẢY – Thơ Tịnh Bình

 
               Nhà thơ Tịnh Bình


LỐI VỀ THÁNG BẢY
 
Tháng Bảy lao xao mùa gió cũ
Giọt mưa xiên chấp chới cánh chuồn
Triền sông nở li ti loài hoa dại
Ký ức quê nhà thương nhớ miên man
 
Cánh đồng xưa chú dế nhỏ râm ran
Trên lối cỏ ngâm nga hoài không mỏi
Bầy trẻ nhỏ chạy đi tìm sợi gió
Buộc cánh diều neo giữa chốn bao la
 
Tháng Bảy mơ hồ thầm nhắc ngày xa
Con đường cũ mùa hoa như thầm lặng
Vẹn nguyên khoảng trời thênh thang mây trắng
Dáng mẹ tảo tần quang gánh chắt chiu
 
Rắc thềm ngâu giọt nhớ hắt hiu
Miền quá vãng tiếng sáo diều êm ả
Đã tàn chưa mùa sen buổi hạ
Tháng Bảy lối về nắng trổ bình yên...
 
TỊNH BÌNH
(Tây Ninh)
 
READ MORE - LỐI VỀ THÁNG BẢY – Thơ Tịnh Bình