TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Thursday, August 13, 2015
LÒNG MẸ - thơ Vũ Mạnh Quang
Mẹ sinh được mấy người con
Út đi quân dịch đeo lon lính dù
Các anh lên hết chiến khu
Nhà hai trận tuyến mịt mù đạn bom
Đêm đêm lòng Mẹ héo hon
Nằm nghe tiếng súng đì đòm bắn nhau
Ruột mềm đâu đứt cũng đau
Thẳm trong tim Mẹ đứa nào cũng con
Nhìn cây dừa trĩu trái ngon
Nhớ xưa khát nước chúng còn nhường
nhau
Đêm nghe hàng xóm ơ... ầu...
Nhớ khi bé cũng chung bầu vú căng
Giá đừng có giặc xâm lăng
Đệ huynh đâu phải tương tàn bão
giông
Xuân giờ chung một non sông
Mong con về ngả trong lòng Mẹ yêu
Âù... ơ... Mẹ vẫn thương nhiều!...
Vũ Mạnh Quang
manhquangnd@gmail.com
THU VẮNG EM – Chùm thơ của cây bút trẻ Phan Nam
Tác giả trẻ Phan Nam thử nghiệm bằng nhiều thể thơ và cố tình không theo luật bằng trắc truyền thống để làm mới thơ mình. VNQT xin trân trọng giới thiệu.
Phan Nam |
Chùm thơ Phan Nam
(Quảng Nam)
1. THƯƠNG RƠM
Lưng chừng đầu đình ngõ xóm
Không còn lúa vàng nhớ rơm nhớ rạ
Treo ngắc ngỏe ôm với ta
Có đau có xót mới là thương nhau
Trời chói sáng bùn bạc màu
Gốc đất rơm rũ sớm đau sớm buồn
Rạ nhớ! Rơm khóc! Mưa tuôn!
Xin đừng đốt cháy khói thương rơm mục
Đồng quằn quại ruộng thao thức
Rơm chết nhìn người đứt ruột lặng thinh.
Tiên Phước, 27.5.2015
2. THU VẮNG EM
Chuyến tàu không em trôi về miền dĩ vãng
Nơi niềm thương hoa lá đong đưa tình
Nơi nụ hôn bùng cháy trong trang vở
Vạt nắng hồng đếm từng hồi chuông ngân
Chuyến tàu xưa nay bạc màu sương gió
Tình hoen gỉ im lìm đợi mây ngàn
Thu khuất vội từng đợt sóng dịu êm
Xa em rồi máu tím trời thầm lặng
Anh hai mươi đợi chờ xanh màu lá
Đoá hoa rơi phủ bụi đường tình duyên
Tay nâng cánh rung động thuở đầu đời
Để thu sang man mác sợi tơ lòng
Thu vắng em nắng có còn tinh khôi
Đêm dập tắt từng mộng mị âm thầm
Sờn vai áo chắp vá những đơn côi
Gió sương rời lệ nhạt nhoà cay cay.
Tiên Phước, tháng 8.2015
3. CHẠM GÓT NĂM
BA
Nhớ mười thuở tám
chưa xa
Ròng ròng
mây núi
từng ngã đường quen
Bóng ngàn
lâu dần lãng quên
Mò mẫn xuống phố
hư nên
kiếp người
Nụ cười
hoà lẫn tả tơi
Giảng đường
nắng mới
vẫy gọi bóng ai
Luỵ buồn mới biết
chông gai
Giờ sai mới biết
đường dài
khó đi…
Hoà Khánh – Đà Nẵng, ngày 10.8.2015
PHAN NAM
Email: phanvannamsp@gmail.com.
Hiện đang học tại lớp báo chí, Khoa Ngữ Văn, Trường
ĐH sư phạm – ĐH Đà Nẵng.
PHẠM NGỌC THÁI VÀ BẢN THƠ TÌNH DA DIẾT MÁU TIM – Kim Tuyết
ANH VỌNG NGHE
TIẾNG EM HÁT BÊN HỒ
Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa,
qua hồn ta,
trong mộng ủ
Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta?
Hỡi đêm tàn!
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
PHẠM NGỌC THÁI
Trích tập "Rung động trái tim",
Nxb Thanh niên
2009
LỜI BÌNH: Nhà thơ Phạm
Ngọc Thái có nhiều thơ hay, đặc biệt là thơ tình. Không hiểu sao bài "Anh
vọng nghe tiếng em hát bên hồ" này, cứ gieo vào tôi một nỗi cảm hoài da
diết?
Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn
Tiếng hát mà
ngày ấy thiếu nữ vẫn thường hát cho anh nghe trong những đêm trăng bên hồ.
Người thiếu nữ có đôi mắt mùa thu dịu dàng, êm ái. Đây là mùa thu đất trời hay
mùa thu trong em? Bởi hình ảnh mùa thu đây cũng chỉ còn được gợi lại trong kí
ức cùng với tiếng hát của em vọng về, nó càng trở nên sâu lắng, khắc khoải.
Hình tượng: Những
đêm không chiếu, không màn /- Nói về kỉ
niệm những tháng năm của tình yêu tuổi trẻ, mơ mộng và thiêng liêng. "...
không chiếu, không màn" cũng có nghĩa là màn trời, chiếu đất. Nhưng màn trời, chiếu đất của những kiếp lang
thang là cảnh cát bụi, gió mưa - Còn màn trời, chiếu đất để diễn tả về tình yêu
gái trai lại là hình tượng có tính mĩ học của thiên nhiên. Những đêm không
chiếu, không màn ấy... họ đã tha thiết yêu nhau. Và chính trong cái không gian
mộng mơ đó, người con gái đã cất tiếng hát. Tiếng em nhỏ nhẹ chỉ đủ cho anh
nghe, lẫn vào gió thổi cùng trăng sao.
Đấy, cái khúc thơ
đầu nhà thơ đã diễn tả về khung cảnh thiên nhiên và tình yêu bằng cảm xúc trào
lên trái tim anh, để bật ra những lời thơ say đắm, thân thương. Kỉ niệm ngọt
ngào quá !... Đáng yêu quá !... Giọng thơ khá du dương:
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió...
Sang khúc thứ
hai, tác giả trở về với thực tại. Những năm tháng tươi đẹp, mộng mơ đã qua đi.
Em cũng không còn bên anh. Nhà thơ thầm than:
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Tất cả chìm lẫn
trong cát bụi. Thơ đi vào triết lý về tháng năm và cuộc đời. Khát vọng và thực tế. Tình yêu và sự chia ly.
Đó là những mâu thuẫn của cuộc sống. Nhà thơ phát biểu về hạnh phúc của đời anh
thế nào?
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
Ở hai câu trên
của khúc thứ hai như vừa phân tích, là tác giả nói về sự bất diệt của tình yêu!
Mặc dù tình đã qua, tất cả vào cát bụi... nhưng em mãi mãi là một kỉ niệm không
phai mờ trong anh. Mang màu sắc hoài
niệm.
Còn hai câu dưới
thì triết lí: Cuộc sống của anh hôm nay, cái vẫn đang tồn tại lại chính là...
hư ảo? Còn cái đã vào hư ảo, mới thực là hạnh phúc của cuộc đời. Xin phân tích
ít nét về sự triết lý của hai câu thơ này, hay thế nào?
Vì sao cái
"thực" lại là "hư"? Câu thơ có ý ẩn, cảm xúc phát ra từ tâm
linh. Nghĩa là về "thần" chứ không phải về "chất". Tính
triết lí nó nằm trong linh hồn con người hơn là bản thể. Tức là, dù tháng năm
cát bụi, nhưng tình em mãi mãi còn trong cuộc sống cũng như trái tim anh. Cho
nên, chính cái tình yêu "hư ảo" ấy đã trở thành ý nghĩa tồn tại, giá
trị đời sống tinh thần của nhà thơ.
Ta lại thấy, nếu
mặt phải của tình yêu là nguồn hạnh phúc vô biên - Thì mặt trái của nó khi bị
tan vỡ, bên những khổ đau dày vò và thương tiếc... cũng là nguồn hạnh phúc cuộc
đời. Chính tính triết lý hai mặt này, về phương diện thi ca đã đẩy nỗi thơ đi
đến sự tột cùng. Để nói về giá trị lớn lao, bất hủ của tình yêu! Vậy là, từ cái
kí ức nhớ về tiếng hát của người thiếu nữ xưa vọng trong tâm trí, nhà thơ đã
dệt nên cả một bản tình xô-nát bên hồ.
Sang khúc thứ ba,
khúc thơ cuối cùng:
Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa,
qua hồn ta,
trong
mộng ủ
Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta?
Có khi người ta
nói: cuộc đời dài lê thê. Đấy là trong cuộc sống bất hạnh, nhiều khổ đau. Dân
gian cũng thường hay ví như một câu ngạn ngữ: đằng đẵng cả một kiếp người? Còn
khi hạnh phúc, niềm vui nhiều hơn nỗi buồn - Người ta lại thường nói: thoáng
cái đã trôi qua một đời người. Hoặc, cuộc đời vụt trôi như một cánh chim bay,
như một giấc mơ, v.v...
Ở đây tác giả
viết: Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ /-
Nói là "cuộc đời", nhưng thực ra ý của nhà thơ muốn nói về
những tháng năm hạnh phúc bên em đã vèo trôi qua mất rồi. Tình yêu chỉ còn là
hoài vọng với nỗi nhớ cồn cào, da diết. Như ngay trong câu đầu tiên của bài:
Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả...
Đến thân hình,
ánh mắt, giọng nói... của em yêu ngày nào, cũng chỉ còn lại với anh bằng ảo ảnh
mà thôi. Hay như câu thơ ở khúc thứ hai vừa phân tích:
Như hạnh phúc đời anh: cái thực
là hư cả
Nghĩa là sự tồn
tại của anh hôm nay chỉ là xác thể. Còn linh hồn, trái tim anh đã theo tình yêu
của em bay xa rồi - Thơ vẫn là thơ mà... Cho nên, cái năm tháng ngắn ngủi với
em chính là hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống của đời anh. Nó đã vụt trôi qua như
một bóng mây trong cả vũ trụ hoang vắng này.
Khúc thứ ba cũng
là sự triết lí để nói về tình yêu và cuộc sống, nhưng nó được sử dụng bằng hình
ảnh của thiên nhiên, trời đất. Vũ trụ đã ập vào làm thành hình tượng thi ca của
Phạm Ngọc Thái. Tình yêu với em trôi qua như một áng mây trên cả bầu trời mênh
mông. Đó phải là một áng mây rạng rỡ, đẹp nhất của tháng năm, tận khoảng xa xăm
nào đó chiếu vọng về: Chiếu ở rất xa... / qua hồn ta.../ trong mộng ủ...
Kí ức tình yêu
xưa hiển hiện, trở về làm xao động trái
tim. Nó chiếu ánh lên trong tâm hồn hay chập chờn trong những giấc mơ. Hư vô
đấy, thế mà: Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta? /- Lời thơ thiết tha và xa xót. Đến câu kết, tác
giả điệp lại âm vang tiếng hát của câu thơ đầu:
Hỡi đêm tàn!
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
Hình ảnh
"đêm tàn" gợi cho ta về những đêm dài thao thức, nhà thơ đắm chìm
trong nỗi nhớ người yêu. Hình ảnh rất
chân thực nhưng đầy mộng. Bài thơ chỉ xoay quanh tiếng hát của người con gái
bên hồ, đã được khai thác triệt để bằng cảm xúc của trái tim, tâm hồn tác giả,
rồi sử dụng cảnh trời đất, vũ trụ để minh họa và triết lí. Nhờ có tính triết lí
mà thơ không bị rơi vào sự uỷ mị. Tất cả quyện vào nhau, khúc triết.
Một bài thơ tự do
ba khúc, mười hai câu. Độ ngắn dài của mỗi câu tuỳ thuộc vào cảm xúc của nhà
thơ. Có lúc kéo dài ra như ở câu đầu:
Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Tiếp theo là một
câu ngắn, để cho hình ảnh tích đọng vào ánh mắt của người yêu:
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Sau đó thơ lại
kéo dài ra tả về cảnh xưa êm đềm:
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Nhưng có đoạn được gieo như thể thơ bậc thang. Thí dụ ở khúc
thứ ba như đã nói trên:
Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa /
qua hồn ta /
trong
mộng ủ /
Đến cuối cùng
giọng thơ đổ xuống, xàng xê như một bài ca vọng cổ vậy:
Hỡi đêm tàn!
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
Thơ tự do hiện
đại Phạm Ngọc Thái thực sự là rất mới. Thơ viết phóng khoáng, chuyển đổi tứ tự
nhiên, hình ảnh, ngôn ngữ sinh động trong nhịp điệu thi ca... mà không rơi vào
sự mượt mà nhàm chán. Có thể nói - Tác giả thuộc các nhà thơ tự do, gieo thơ
hiện đại đã vào hàng bậc tinh luyện, nhẹ nhàng.
KIM TUYẾT
tuyet.khoavan95@gmail.com
TÌNH NỞ - Thơ Đặng Xuân Xuyến
TÌNH NỞ
Nở ơi... đận ấy... trăng hè
Giả ngây
Nở để Chí đè
cưỡng yêu
Ơn trời đêm ấy Chí liều
Cháo hành Thị Nở còn phiêu đến giờ.
Vườn trăng nhễ nhại chẳng ngờ
Hương tình Thị Nở đến giờ vẫn tươi.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
VÒNG ĐỜI - chùm thơ Lê Đình Hạnh
Tác giả Lê Đình Hạnh |
VÒNG ĐỜI
Người bỏ ta đi - ta bỏ người ở lại.
Nỗi buồn riêng "thân ngựa đã xa bầy"
Mây còn nhớ quay về thăm đỉnh núi
Mà người như là gió heo may!
Nhớ mà chi … núi đồi đã khuất
Tiếc mà chi … một gánh bỏ bên đường …
Anh cuốn cờ- xếp giáo- buông cương
Tôi đốt áo … tro tàn nay đã lạnh.
Sông ngày xưa chia thành trăm nhánh
Người sông xưa vứt gánh mộng bên trời
Một vòng đời có được mấy vòng chơi!?
RƯỢU VÀ EM LÀ CHẤT ĐỘC
Hết thuốc chữa … hồn thơ ta bất trị
Thương vu vơ – sầu nhớ cũng vu vơ.
Hôm người thả xuống mấy câu thơ
Ta chép vội … cứ tưởng mình thi sĩ.
Ai đó bảo rằng yêu bằng lý trí
Có khi bằng ích kỷ
với tham lam!?
Dẫu bằng gì cũng hàm nghĩa bất kham
Mầu mắt ấy …
Dáng em …
Buồn chết được !
Vâng … tôi hiểu là yêu từ kiếp trước
Còn kiếp này hờ hững với nhau thôi ,
Cứ yên lòng … chót
lưỡi với đầu môi
Thà như thế … còn hơn
là câm nín.
Em cứ giữ riêng em phần thầm kín
Để tôi về lục vấn tuổi hoa niên
Để tôi về hỏi nhỏ mấy thằng điên
Người như thế có làm ta mất trí.
Em cứ giữ riêng em phần thầm kín
Để tôi về lục vấn tuổi xa xưa
Câu thơ nào chép vội dưới cơn mưa
Cho dễ nhớ … tình em mầu ương ướt …
Vâng … tôi hiểu là yêu từ kiếp trước
Còn kiếp này hành hạ lẫn nhau thôi!
Nhớ ra đường má phấn
với son môi
Mầu da trắng … che bằng áo mỏng,
Tóc thả bay bay giữa
trời gió lộng
Cho quanh đời phảng phất chút hương hoa.
Em của người chứ đâu của chi ta,
Nhưng là gió khiến
cây đời lay động.
Em và rượu có chút gì giông giống
Nghe cay cay mà lại
nồng nồng
Biết mấy đời mấy kiếp
làm đàn ông
Đủ để hiểu RƯỢU và EM là chất độc.
CÁM ƠN ĐỜI
Anh thay mặt đám lưu linh
Cám ơn em …
Dù dăm đồng bạc lẽ!
Nắng vàng hanh – quán chiều vắng vẻ
Hồn thơ ta tắm rượu đến say mềm.
Mấy kẽ làm thơ … mà lại lắm tiền
Xin em vui lòng nhận lấy
Dẫu nghĩa hay tình cũng đôi khi cần thấy,
Như bát cơm ta vẫn gặp mỗi ngày
Như áo quần – giầy giép … đổi thay,
Như son phấn em thoa lên làm dáng.
Anh chẳng lương hưu cũng không lương tháng
Rủng rỉnh đôi đồng lại ghé qua đây
Mượn bóng hình – mượn rượu để say,
Say nhân thế! … say chút tình em chia năm xẻ bảy,
Cám ơn đời ...
Đâu đến nỗi hư vô! ...
LÊ ĐÌNH HẠNH
Đà Nẵng
ĐT: 0905 863 307
Subscribe to:
Posts (Atom)