TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Wednesday, September 7, 2016
NGOẢNH ĐẦU NHÌN LẠI / thơ Võ Quốc Tuấn
Tôi
đã đi gần nửa đoạn đường.
Một
mình cất bước đủ buồn vui.
Bao
nhiêu gian khổ đời theo đuổi
Có
sợ gì đâu lẽ vô thường!
Tôi
đã đi hơn nửa đoạn đường.
Gia
đình, xã hội gánh song đôi.
Dẫu
cho ngang trái còn đeo bám
Vẫn
đứng thẳng lưng, miệng vẫn cười.
Tôi
vẫn xin đi hết đoạn đường.
Xem
đời ngang trái đến tận đâu?
Xem
đường công lí bao nhánh rẽ?
Để
kẻ ngược- xuôi khỏi đụng đầu.
Trà Vinh: 09/7/2016
Võ Quốc Tuấn
GIÓ THU XƯA / thơ Trúc Thanh Tâm
GIÓ THU
XƯA
Gió mùa thu thoáng
qua
Mùi tóc em rớt lại
Màu mắt nào chứa chan
Trong tình yêu chín tới
Hồn em tràn nắng thu
Cho lòng ta thêm ấm!
Mùi tóc em rớt lại
Màu mắt nào chứa chan
Trong tình yêu chín tới
Hồn em tràn nắng thu
Cho lòng ta thêm ấm!
Vẫn gió mùa thu xưa
Mùi tóc cũ tìm hoài
Màu mắt nào đã phai
Kỷ niệm nào trong tay
Tình em giờ đắng cay
Mưa chiều nay đã cũ!
Ta về trên lối mưa
Những muộn phiền quên hết
Người con gái thuở xưa
Kéo hồn ta biền biệt
Gió mùa thu vẫn ru
Nhưng tình em đã chết!
Cứ gọi là cố nhân
Cho tình vơi nỗi nhớ
Cứ được là ăn năn
Vơi nỗi khổ bên đời
Ta gọi mãi tên em
Tiếc thương tình ban đầu!
TRÚC THANH TÂM
( Châu Đốc )
CHÔN KÍN NIỀM ĐAU / thơ Trương Thị Thanh Tâm
Em
như con dốc nhỏ
Nghiêng
về phía đời anh
Cho
trăm ngàn nỗi nhớ
Theo
dấu đời loanh quanh
Em
như con sóng lớn
Cuốn
trôi hồn vô tư
Bến
bờ xa hạnh phúc
Chìm
khuất bóng sương mù
Em
như khóm lục bình
Trôi
theo dòng vô định
Biết
nơi đâu là bến
Nghe
đời quá lênh đênh
Em
như bờ cát trắng
Phơi
mình chốn hoang vu
Tìm
về cõi thiên thu
Bước
chân đời phiêu lãng
Em
như loài hoa dại
Khép
nép bên ven đường
Tìm
đâu chút mùi hương
Dưới
chân người rên xiết
Em
như lá lìa cành
Bay
về đâu trăm ngã
Gởi
tình theo hồn lá
Chôn
kín một niềm đau!
Trương
Thị Thanh Tâm
Mỹ Tho
CHUYỆN CŨ BÊN SÔNG GIĂNG - Hồi ức của Trường Hải Lê Văn Đông
(Kí ức làng)
Làng Liên Chung của tôi nằm bên bờ tả ngạn sông Giăng
– con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy
dài hết giải đất miền Trung. Vì ở gần sông nước
nên hầu hết trẻ con chúng tôi cả trai lẫn gái đều
biết bơi, biết lặn khá giỏi. Tuổi thơ ngụp lặn thỏa
thích trên dòng sông những buổi trưa hè, nên dẫu đi xa
bao nhiêu năm vẫn nhớ về dòng sông Giăng như một người
bạn tri âm, tri kỉ. Con sông giăng đổ nước ra hòa nhập
với sông Lam cách làng tôi chừng năm cây số. Ở đó
thuộc địa phận xã Thanh Tiên có ngã ba sông đẹp lắm.
Bên tả ngạn sông làng tôi có Bãi Nổi, chúng tôi thường
nô đùa ở đó, dùng đá mỏng ném thia lia trên mặt nước
xem ai ném được nhiều bước đi của viên đá. Bên bờ
hữu ngạn là xã Thanh Liên, có bến xây xi măng, gạch đá
nhiều cấp được xây từ thời Pháp thuộc. Người lớn
kể lại rằng :Thời ông Kiểm Cường ( ông quan kiểm lâm
tên là Cường ) dùng ngân khố để xây bến đó cho tiện
việc kiểm tra lâm sản từ trên nguồn về xuôi theo sông
Giăng, sông Lam về các huyện hạ lưu. Hơn nữa, vùng Đức
Nhuận xưa là địa hạt cai quản của nhiều lãnh chúa có
quyền thế và giàu có như ông Bang Hoành, ông Phượng
Lãm, ông Kiểm Cường…để các ông dễ đi tuần thú qua
sông. Con đò ngang nối đôi bờ từ Bãi Nổi, Chợ Chùa
sang Bến Xây Thanh Liên có từ ngày xa xưa. Cách đây ba
chục năm mới có chiếc cầu treo Chợ Chùa thay thế, nó
mới ngừng hoạt động, đò ngang chỉ còn trong kí ức
quê hương.
Chuyện về dòng sông,
chuyện bên dòng sông Giăng thì nhiều lắm, kể sao cho hết
được. Tôi muốn kể một kỉ niệm mà tôi là người
trong cuộc.
Dạo đó là mùa hè 1966,
tôi và Ngọc cùng rủ Tuấn đi tắm ở bến đò. Tuấn họ
Dương người Nam Định, nghỉ hè lớp 5 vào Nghệ An thăm
gia đình ông bác là ông bà Muối . Ông bà bác thời kháng
chiến chống Pháp từ Nam Định vào đây tản cư từ
1951. Đất lành chim đậu nên sau hòa bình ông bà quyết
định định cư luôn ở đất Chợ Chùa không về quê cũ.
Tôi và Ngọc cùng tuổi mười ba, Tuấn lớn hơn hai tuổi,
người cao, gầy khô.
Là dân phố nên Tuấn
chưa học bơi, không biết bơi. Gặp kì mưa lũ, mạn
thượng nguồn sông Lam lên mạnh, còn mạn sông Giăng lại
không mưa nên có hiện tượng nước óng xẩy ra. Sông
Giăng nước ứ lại dâng cao nhưng trong văn vắt, nhìn
thấy cả cỏ bị ngập dưới nước đến vài mét. Cả
ba thằng vừa cởi xong áo quần vắt lên cành cây bên
bãi, Tuấn nhảy ùm xuống trước, thế rồi làn nước
kéo nó ra xa chới với, chìm dần chỉ còn chỏm tóc lơ
phơ trên mặt nước. Tôi và Ngọc cùng nhảy xuống bơi
ra cứu Tuấn. Ngọc bị sặc nước nên quay vào bờ. Tôi
nhỏ con nhưng nhanh nhẹn, bơi đến gần Tuấn cầm lấy
chỏm tóc của nó và bơi dìu vào bờ từ từ. Tuấn uống
nước nhiều, da tái mét. Từng nghe người lớn bày cách
cứu người đuối nước, tôi và Ngọc ôm hai chân dốc
ngược Tuấn lên, ép vào bụng nó, nước từ miệng nó
chảy ra ồng ộc. Nó thở nhẹ, mếu máo khóc và run cầm
cập. Thương nó quá, chúng tôi lấy áo quần của mình
lau khô cho nó rồi mặc quần áo nó vào. Điều Tuấn sợ
nhất là lộ chuyện trốn đi tắm suýt chết đuối thì
ông bà bác mắng và sẽ không cho nó ở chơi nữa, phải
về Nam Định. Cả ba cùng bàn bạc đi đến nhất trí
giấu đến cùng không cho ai biết sự việc này. Tuấn rủ
chúng tôi đến nhà bà Vân bán kẹo củi mua mấy hào cùng
nhau ăn thề giấu chuyện và mừng chiến thắng Hà bá
sông Giăng.
Hết kì nghỉ hè, Tuấn
chia tay gia đình bác và lũ trẻ chúng tôi về quê tiếp
tục năm học mới. Các hè sau không thấy Tuấn vào nữa.
Chúng tôi biệt tin nhau từ đó.
Mùa hè cách đây hơn mười
năm tôi về quê, khi đó tôi đã ngoài năm mươi tuổi
rồi. Gặp bà Muối bán hàng vặt ở chợ, bà đã hơn tám
mươi rồi. Bà mời tôi vào nhà chơi, có thằng cháu ngoài
quê mới vào có hỏi thăm chú đó. Tôi vào đến nhà găp
một người đàn ông đứng tuổi, tóc bạc trắng đang
ngồi uống nước. Cả hai người đều lạ nhau như lần
đầu tiên mới gặp trên đời này. Người đàn ông tóc
bạc lên tiếng trước : “ Chào bác, mời bác vào nhà
xơi nước với nhà em, em là Dương Tuấn mới ở Nam Định
vào thăm gia đình hai bác và các anh chị”. Tôi định
thần nhìn kĩ xem còn nét nào của thằng Tuấn ngày xưa
không ? À đây rồi, vẫn gương mặt xương xương, dáng
người gầy thuở ấy.
Tôi
mạnh dạn hỏi: Tuấn đấy phải không? Có nhớ ai đây
không? Nhớ bến đò sông Giăng không? Giọng Tuấn nhỏ
đi, chùng xuống : “Có phải anh Lê Đông đó không? Tôi
vẫn nhớ anh, nhớ ân nhân cứu mạng tôi cách đây hơn
40 năm. Tôi cứ ao ước vào đây để một lần được
gặp lại anh đấy.” Tuấn cứ luôn mồm xuýt xoa:
“Qủa đất tròn mà! Tôi tin có ngày gặp anh mà!”
Tuấn kể: sau khi học
hết lớp 7, đất nước chiến tranh, Tuấn lên đường
làm nghĩa vụ quân sự. Mấy năm sau sức khỏe yếu được
phục viên về quê lấy vợ, sinh con, làm ăn lương thiện.
Tóc bạc sớm nên Tuấn có biệt danh là “Tuấn Bạc.”
Tuấn nói với tôi: Tôi
cũng đã kể cho vợ con nghe về người đã cứu khỏi
lưỡi hái tử thần sông Giăng ngày xưa ấy. Tuấn cứ
nằng nặc mời tôi: “Mong anh ra chơi cho biết nhà.
Cứ đến Bến xe Nam Định hỏi Tuấn Bạc thì ai cũng
biết, vì tôi giao lưu xã hội rộng rãi lắm anh ạ ”.
Tôi nói có dịp thuận tiện nào đó sẽ đi, nhưng mãi
đến nay vẫn chưa đáp lại được thịnh tình của Tuấn.
Không biết dạo này tóc Tuấn bạc đến mức nào rồi?
Cách đây hơn một năm
tôi có việc kết hợp đi chơi xuống Vinh gặp Ngọc, vui
vẻ lắm. Ngọc cũng đã về hưu, nay hợp đồng làm thêm
ở Phòng tiếp dân của Tỉnh ủy. Tôi hỏi Ngọc: “Ông
có còn nhớ phi vụ đi tắm với Tuấn Nam Định ngày xưa
ở bến đò Bãi Nổi không? Ngọc cười hiền lành: “Nhớ chứ, quên sao được! Thế từ đó đến nay ông đã
để lộ chuyện đó với ai chưa? ”. Tôi hồn nhiên: “Chưa đâu Ngọc ạ, chỉ ba chúng mình và dòng sông
Giăng biết chuyện đó thôi.”
Đỉnh Sơn, 18 / 8 / 2016
Trường Hải Lê Văn
Đông
ĐỌC “THƯƠNG BÀNG LÁ ĐỎ” THƠ SĨ CHƯƠNG - Lời bình Châu Thạch
Nhà bình thơ Châu Thạch
ĐỌC “THƯƠNG BÀNG LÁ ĐỎ”
THƠ SĨ CHƯƠNG
Lời
bình: Châu Thạch
Cây bàng lá đỏ đã đi vào
nền văn học Việt Nam qua những bài văn, bài ca và bài thơ được đời yêu mến.
Trước năm 1975 học sinh miền Nam không mấy ai không thuộc lòng bài
văn “Nhặt Lá Bàng” của Nhất Linh. Bài văn không nói đến màu lá nhưng tất nhiên
lá bàng phải đỏ rồi mới rơi xuống đất để nhặt. Sau 1975 Trịnh Công Sơn đã nhắc
đến cây bàng lá đỏ như là một biểu tượng của mùa thu Hà Nội trong bài ca “Nhớ
Mùa Thu Hà Nội” qua giọng ca Hồng Nhung đã làm rung động bao trái tim người.
Gần đây bài hát “Cây Bàng” của Trần Lập còn có thêm ý nghĩa như một triết lý
nhân sinh qua lời hát “Để sống có ý nghĩa hơn/ Dù mùa đông bút giá/ Lá rơi như
giọt máu đỏ/ Vẫn tin rằng/ Rồi xuân sẽ tới mầm sống đâm chồi/ Đón nắng vàng”.
Bài hát đã gây tiếng vang trong giới trẻ. Ngoài ra còn có biết bao bài thơ nhắc
đến cây bàng và nhắc đến lá đỏ liên quan đến kỉ niệm trong đời của tác giả. Vừa
qua trên trang web vannghequangtri xuất hiện bài thơ “Thương Bàng Lá Đỏ” của Sĩ
Chương lại thêm một lần nữa cây bàng lá đỏ được tôn vinh. Cây bàng ở miền Bắc
thường đỏ lá vào mùa thu nhưng cây bàng ở miền Trung thì thường đỏ lá vào
mùa đông. Do đó biểu tượng đẹp của “Mùa Thu Hà Nội” trên màu lá đỏ đem vào miền
Trung nó còn đẹp hơn, bởi đó là nét đẹp trong phong ba bão táp. Vì vậy trong
bài thơ “Thương Bàng Lá Đỏ” nhà thơ Sĩ Chương đã nhập đề bằng hai câu thơ gói
trọn hàng cây bàng lá đỏ trong mùa đông:
Anh không quên mùa đông
(Hàng cây bàng lá đỏ)
Ta thấy ngay một bức
tranh toàn màu đỏ cho khắp cả mùa đông. Bức tranh có thể là tươi thắm hay ảo
não tùy theo tâm trạng từng người nhưng phải công nhận đó là một bức tranh rất
đẹp. Tác giả không quên được mùa đông vì tác giả nhớ đến hàng cây bàng lá đỏ.
Tất nhiên hàng cây bàng lá đỏ đó là dấu ấn lịch sử trong đời người của tác giả
rồi. Phương pháp nhập đề bài thơ như thế người ta gọi là “gây ấn tượng mạnh” và
tác giả đã thành công khi đập vào mắt ta một bức tranh đỏ tuyệt đẹp như ráng
chiều . Ta sẽ thắc mắc vì sao tác giả không quên được mùa đông? Vâng, lý do có
ngay:
Anh không quên mùa đông
Ngày em về bên đó
Có hai họ cùng đưa
À ra thế! Một mối tình
tan vỡ!
Đọc đến đây tự nhiên ta
thấy màu đỏ của hàng cây bàng không còn rực rở nữa. Có lẽ nó đang đứng dưới cơn
mưa trong một ngày ảm đạm. Đúng vậy. Ta hãy nghe tác giả tâm sự:
Anh lặng thầm trong mưa
Bước chân về gác trọ
Mang nổi buồn cùng gió
Thổi qua xiết miền em
Để rồi nhận về tim
Hàng cây Bàng lá đỏ
Bước chân về gác trọ
Mang nổi buồn cùng gió
Thổi qua xiết miền em
Để rồi nhận về tim
Hàng cây Bàng lá đỏ
Thổi xiết qua miền em -
ở đây tác giả khéo dụng từ muốn mượn hình ảnh gió thổi xiết chính là nỗi nhớ cứ
da diết nhớ hoài, nhớ mãi, đi nhớ, ngồi nhớ, nằm cũng nhớ về bên em, nhớ mãi
như thế để rồi nhận được gì ngoài "Thương bàng lá đỏ"? Thế giới đã
đảo lộn hết rồi. Trời thì mưa, gió thì buồn, không chỉ buồn ở miền anh mà “thổi
xiết qua miền em”. Tứ thơ này rất hay vì nó cho biết nỗi buồn không phải chỉ
riêng anh, nó “thổi xiết qua miền em” có nghĩa là con tim em cũng đau đớn lắm.
Hàng cây bàng bây giờ vô cùng ảm đạm, nó biến thành màu tang thương, màu máu vì
tác giả đã đau khổ “nhận về tim/ Hàng cây bàng lá đỏ”. Thơ thất tình thì thật
nhiều, vì thế nó trở nên bình thường với những hình ảnh như cô đơn trên gác
trọ, đi trong mưa gió, nhưng ở đây Sĩ Chương thật là khôn khéo khi gắn những
hình ảnh đó chỉ để điểm xuyết vào một bức tranh ảm đạm toàn diện của hàng cây
bàng lá đỏ. Hãy tưởng tượng bức tranh này, ta sẽ thấy hàng cây bàng như những
chiếc tơi sẫm màu đứng trong mưa, và gác trọ, và người đi là biểu tượng của cô
đơn, của giá buốt làm lay động lòng người.
Thất tình thì phải khóc
sướt mướt. Ở đây Sĩ Chương không khóc nhiều. Nhà thơ nén hết bao kỷ niệm dấu vào
lòng và dồn hết tâm tư vào hàng cây bàng lá đỏ:
Ngày xưa - ngày xưa đó
Cây Bàng nhỏ em ơi !
Bẻ lá lót ta ngồi
Cùng thương chiều lá đổ
Giờ cây Bàng thay lá
Mưa gió lạnh mùa đông
Cây Bàng nhỏ em ơi !
Bẻ lá lót ta ngồi
Cùng thương chiều lá đổ
Giờ cây Bàng thay lá
Mưa gió lạnh mùa đông
Vì sao nhà thơ chỉ nhắc
đến một kỉ niệm mà thôi? Vì tình yêu đã lớn lên cùng cây bàng. Cây bàng chứng
kiến tình yêu lớn lên mỗi ngày, cây bàng cổ vũ mối tình bằng những chiếc lá của
mình cho đôi trẻ lót ngồi, cây bàng nhận được sự yêu thương của đôi tình nhân
khi lá nó đổ về chiều. Hình ảnh duy nhất của cây có tác dụng làm cô đọng nhiều
kỉ niệm trong một kỉ niệm, khiến cho cây bàng trở nên gần gũi, thân thương và
quan trọng nhất đối với tác giả cũng như nó thành hình tượng như có
linh hồn và đáng yêu trong mắt người đọc. Cây bàng đã thay lá mỗi năm một lần
nhưng cho đến bây giờ tác giả mới thật sự thấy cây bàng thay lá: “Giờ cây bàng
thay lá/ Mưa gió lạnh mùa đông”, bởi vì cây bàng thay lá lần này báo hiệu cuộc
tình đã chết và mùa của yêu đương sẽ là đông vĩnh viễn. Vế thơ làm nổi lên cái
kỉ niệm tuyệt vời ở bốn câu thơ đầu và dìm ngay cái kỉ niệm ấy trong nước mắt ở
hai câu thơ sau. Đó phải chăng là nghệ thuật bố cục ý và tứ trong sáng tác của
nhà thơ thật là điêu luyện?
Và vế chót của bài thơ
như những hồi chuông dồn dập, đồng vọng lanh lảnh trong không gian tiếng tơ
lòng đau thương của tác giả:
Đưa em về bên sông
Anh thương Bàng lá đỏ
Ngày xưa - ngày xưa đó
Lá Bàng đỏ mùa đông.
Đưa em về bên sông
Anh thương Bàng lá đỏ.
Anh thương Bàng lá đỏ
Ngày xưa - ngày xưa đó
Lá Bàng đỏ mùa đông.
Đưa em về bên sông
Anh thương Bàng lá đỏ.
À, đến đây tác giả đưa
em về bên sông sao không thương em mà lại anh thương bàng lá đỏ, thương những
kỉ niệm một thời ngồi bên nhau, nói với nhau cùng thương chiều lá đổ, cùng biết
mỗi tình chúng mình cũng rơi như chiếc lá vậy thôi. Những câu thơ điệp vận,
điệp từ, điệp hình thể hiện sự bức xúc trong lòng, thể hiện niềm đau quặn thắt.
Nhà thơ đã khéo léo thúc vào tim ta liên hồi lời than vãn như tiết tấu của điệp
khúc trong một bài ca, làm cho hình ảnh của bàng lá đỏ, của mùa đông rét mướt
bên sông và bóng em hiện ra liên tục, đưa người đọc lọt vào và quay
quắt trong vùng bão bùng của cơn thất tình trong tâm hồn tác giả. Đây là một
đoạn kết mà cuốn phim về một cuộc tình song song với hàng cây bàng lá đỏ làm
cho khán giả còn lưu luyến nhưng thỏa lòng khi đứng dậy.
Bài thơ “Thương Bàng Lá
Đỏ” của Sĩ Chương không có gì mới mẽ trong cuộc tình nhưng hay vì lời thơ nhẹ
nhàng, thanh thoát và tứ thơ dùng một bức tranh tuyệt đẹp về hàng cây bàng lá
đỏ trong mùa đông, gởi được vào hàng cây bàng lá đỏ hình ảnh và màu sắc của khối
tình tan vỡ. Bài thơ còn có âm điệu, tiết tấu như một bản nhạc, do đó khi được
phổ nhạc bởi nhạc sĩ Huỳnh Văn Bích và qua giọng ca truyền cảm của ca sĩ
Thanh Yên nó dễ đi vào lòng người.
Châu Thạch
Anh không quên mùa đông
(Hàng cây Bàng lá đỏ)
Anh không quên mùa đông
Ngày em về bên đó
Có hai họ cùng đưa
Anh lặng thầm trong mưa
Bước chân về gác trọ
Mang nổi buồn cùng gió
Thổi qua xiết miền em
Để rồi nhận về tim
Hàng cây Bàng lá đỏ
Ngày xưa - ngày xưa đó
Cây Bàng nhỏ em ơi !
Bẻ lá lót ta ngồi
Cùng thương chiều lá đổ
Giờ cây Bàng thay lá
Mưa gió lạnh mùa đông
Đưa em về bên sông
Anh thương Bàng lá đỏ
Ngày xưa - ngày xưa đó
Lá Bàng đỏ mùa đông.
Đưa em về bên sông
Anh thương Bàng lá đỏ.
Sĩ Chương
14/01/2016
ẤM BÀN TAY ẤY - Thơ Trần Ngọc Mai
ẤM BÀN TAY ẤY
(Kính
tặng những người đàn ông tuổi từ 50 trở lên)
Em hãy quên những ngày tháng lạnh
Khi chưa yêu, khi em vẫn bơ vơ
Khi mà em chỉ biết ngóng chờ
Điều gì đó chính em còn chẳng rõ...
Em yêu nhớ: Những nỗi niềm nức nở
Đã trôi đi cùng với tháng năm buồn
Chút hương lòng, lau dòng lệ em tuôn
Ngày xưa cũ - đã là ngày xưa cũ...
Gío sẽ vuốt tóc mềm ru em ngủ
Ru ta quên va vấp tháng năm buồn
Khi mà em chỉ biết ngóng chờ
Điều gì đó chính em còn chẳng rõ...
Em yêu nhớ: Những nỗi niềm nức nở
Đã trôi đi cùng với tháng năm buồn
Chút hương lòng, lau dòng lệ em tuôn
Ngày xưa cũ - đã là ngày xưa cũ...
Gío sẽ vuốt tóc mềm ru em ngủ
Ru ta quên va vấp tháng năm buồn
Em gối đầu
trên những ánh sao rơi
Trăng đã đến em đâu còn mộng mị...
Mình thương nhau tự bao giờ em nhỉ?...
Có phải vì em quá đỗi dịu dàng
Em vẫn buồn, vì anh mãi lang thang
(Người nghệ sỹ nửa mùa như anh đó
Hãy cùng nhau những lo âu - từ bỏ
Em cứ mãi là em - ngày bé dại
Sẽ cùng nhau êm ả suốt đoạn đời ...
Tóc phai rồi không nói chuyện xa xôi
Em hãy đưa tay mềm cho anh nắm...
Sẽ không buông em, dù mộng dài mộng ngắn...
Sẽ mãi thương em khi tóc đã phai rồi...
Trên hiên nhà
bao mùa lá
đã rơi
Da mình sẽ nhăn nheo rồi...
run rẩy...
trên những ánh sao rơi
Trăng đã đến em đâu còn mộng mị...
Mình thương nhau tự bao giờ em nhỉ?...
Có phải vì em quá đỗi dịu dàng
Em vẫn buồn, vì anh mãi lang thang
(Người nghệ sỹ nửa mùa như anh đó
Hãy cùng nhau những lo âu - từ bỏ
Em cứ mãi là em - ngày bé dại
Sẽ cùng nhau êm ả suốt đoạn đời ...
Tóc phai rồi không nói chuyện xa xôi
Em hãy đưa tay mềm cho anh nắm...
Sẽ không buông em, dù mộng dài mộng ngắn...
Sẽ mãi thương em khi tóc đã phai rồi...
Trên hiên nhà
bao mùa lá
đã rơi
Da mình sẽ nhăn nheo rồi...
run rẩy...
Ngồi bên em, vẫn nắm bàn tay ấy...
Ấm một lời thề hẹn
thuở...
thanh xuân...
Ấm một lời thề hẹn
thuở...
thanh xuân...
Trần Ngọc Mai
Subscribe to:
Posts (Atom)