Nhà bình thơ Châu Thạch
ĐỌC “THƯƠNG BÀNG LÁ ĐỎ”
THƠ SĨ CHƯƠNG
Lời
bình: Châu Thạch
Cây bàng lá đỏ đã đi vào
nền văn học Việt Nam qua những bài văn, bài ca và bài thơ được đời yêu mến.
Trước năm 1975 học sinh miền Nam không mấy ai không thuộc lòng bài
văn “Nhặt Lá Bàng” của Nhất Linh. Bài văn không nói đến màu lá nhưng tất nhiên
lá bàng phải đỏ rồi mới rơi xuống đất để nhặt. Sau 1975 Trịnh Công Sơn đã nhắc
đến cây bàng lá đỏ như là một biểu tượng của mùa thu Hà Nội trong bài ca “Nhớ
Mùa Thu Hà Nội” qua giọng ca Hồng Nhung đã làm rung động bao trái tim người.
Gần đây bài hát “Cây Bàng” của Trần Lập còn có thêm ý nghĩa như một triết lý
nhân sinh qua lời hát “Để sống có ý nghĩa hơn/ Dù mùa đông bút giá/ Lá rơi như
giọt máu đỏ/ Vẫn tin rằng/ Rồi xuân sẽ tới mầm sống đâm chồi/ Đón nắng vàng”.
Bài hát đã gây tiếng vang trong giới trẻ. Ngoài ra còn có biết bao bài thơ nhắc
đến cây bàng và nhắc đến lá đỏ liên quan đến kỉ niệm trong đời của tác giả. Vừa
qua trên trang web vannghequangtri xuất hiện bài thơ “Thương Bàng Lá Đỏ” của Sĩ
Chương lại thêm một lần nữa cây bàng lá đỏ được tôn vinh. Cây bàng ở miền Bắc
thường đỏ lá vào mùa thu nhưng cây bàng ở miền Trung thì thường đỏ lá vào
mùa đông. Do đó biểu tượng đẹp của “Mùa Thu Hà Nội” trên màu lá đỏ đem vào miền
Trung nó còn đẹp hơn, bởi đó là nét đẹp trong phong ba bão táp. Vì vậy trong
bài thơ “Thương Bàng Lá Đỏ” nhà thơ Sĩ Chương đã nhập đề bằng hai câu thơ gói
trọn hàng cây bàng lá đỏ trong mùa đông:
Anh không quên mùa đông
(Hàng cây bàng lá đỏ)
Ta thấy ngay một bức
tranh toàn màu đỏ cho khắp cả mùa đông. Bức tranh có thể là tươi thắm hay ảo
não tùy theo tâm trạng từng người nhưng phải công nhận đó là một bức tranh rất
đẹp. Tác giả không quên được mùa đông vì tác giả nhớ đến hàng cây bàng lá đỏ.
Tất nhiên hàng cây bàng lá đỏ đó là dấu ấn lịch sử trong đời người của tác giả
rồi. Phương pháp nhập đề bài thơ như thế người ta gọi là “gây ấn tượng mạnh” và
tác giả đã thành công khi đập vào mắt ta một bức tranh đỏ tuyệt đẹp như ráng
chiều . Ta sẽ thắc mắc vì sao tác giả không quên được mùa đông? Vâng, lý do có
ngay:
Anh không quên mùa đông
Ngày em về bên đó
Có hai họ cùng đưa
À ra thế! Một mối tình
tan vỡ!
Đọc đến đây tự nhiên ta
thấy màu đỏ của hàng cây bàng không còn rực rở nữa. Có lẽ nó đang đứng dưới cơn
mưa trong một ngày ảm đạm. Đúng vậy. Ta hãy nghe tác giả tâm sự:
Anh lặng thầm trong mưa
Bước chân về gác trọ
Mang nổi buồn cùng gió
Thổi qua xiết miền em
Để rồi nhận về tim
Hàng cây Bàng lá đỏ
Bước chân về gác trọ
Mang nổi buồn cùng gió
Thổi qua xiết miền em
Để rồi nhận về tim
Hàng cây Bàng lá đỏ
Thổi xiết qua miền em -
ở đây tác giả khéo dụng từ muốn mượn hình ảnh gió thổi xiết chính là nỗi nhớ cứ
da diết nhớ hoài, nhớ mãi, đi nhớ, ngồi nhớ, nằm cũng nhớ về bên em, nhớ mãi
như thế để rồi nhận được gì ngoài "Thương bàng lá đỏ"? Thế giới đã
đảo lộn hết rồi. Trời thì mưa, gió thì buồn, không chỉ buồn ở miền anh mà “thổi
xiết qua miền em”. Tứ thơ này rất hay vì nó cho biết nỗi buồn không phải chỉ
riêng anh, nó “thổi xiết qua miền em” có nghĩa là con tim em cũng đau đớn lắm.
Hàng cây bàng bây giờ vô cùng ảm đạm, nó biến thành màu tang thương, màu máu vì
tác giả đã đau khổ “nhận về tim/ Hàng cây bàng lá đỏ”. Thơ thất tình thì thật
nhiều, vì thế nó trở nên bình thường với những hình ảnh như cô đơn trên gác
trọ, đi trong mưa gió, nhưng ở đây Sĩ Chương thật là khôn khéo khi gắn những
hình ảnh đó chỉ để điểm xuyết vào một bức tranh ảm đạm toàn diện của hàng cây
bàng lá đỏ. Hãy tưởng tượng bức tranh này, ta sẽ thấy hàng cây bàng như những
chiếc tơi sẫm màu đứng trong mưa, và gác trọ, và người đi là biểu tượng của cô
đơn, của giá buốt làm lay động lòng người.
Thất tình thì phải khóc
sướt mướt. Ở đây Sĩ Chương không khóc nhiều. Nhà thơ nén hết bao kỷ niệm dấu vào
lòng và dồn hết tâm tư vào hàng cây bàng lá đỏ:
Ngày xưa - ngày xưa đó
Cây Bàng nhỏ em ơi !
Bẻ lá lót ta ngồi
Cùng thương chiều lá đổ
Giờ cây Bàng thay lá
Mưa gió lạnh mùa đông
Cây Bàng nhỏ em ơi !
Bẻ lá lót ta ngồi
Cùng thương chiều lá đổ
Giờ cây Bàng thay lá
Mưa gió lạnh mùa đông
Vì sao nhà thơ chỉ nhắc
đến một kỉ niệm mà thôi? Vì tình yêu đã lớn lên cùng cây bàng. Cây bàng chứng
kiến tình yêu lớn lên mỗi ngày, cây bàng cổ vũ mối tình bằng những chiếc lá của
mình cho đôi trẻ lót ngồi, cây bàng nhận được sự yêu thương của đôi tình nhân
khi lá nó đổ về chiều. Hình ảnh duy nhất của cây có tác dụng làm cô đọng nhiều
kỉ niệm trong một kỉ niệm, khiến cho cây bàng trở nên gần gũi, thân thương và
quan trọng nhất đối với tác giả cũng như nó thành hình tượng như có
linh hồn và đáng yêu trong mắt người đọc. Cây bàng đã thay lá mỗi năm một lần
nhưng cho đến bây giờ tác giả mới thật sự thấy cây bàng thay lá: “Giờ cây bàng
thay lá/ Mưa gió lạnh mùa đông”, bởi vì cây bàng thay lá lần này báo hiệu cuộc
tình đã chết và mùa của yêu đương sẽ là đông vĩnh viễn. Vế thơ làm nổi lên cái
kỉ niệm tuyệt vời ở bốn câu thơ đầu và dìm ngay cái kỉ niệm ấy trong nước mắt ở
hai câu thơ sau. Đó phải chăng là nghệ thuật bố cục ý và tứ trong sáng tác của
nhà thơ thật là điêu luyện?
Và vế chót của bài thơ
như những hồi chuông dồn dập, đồng vọng lanh lảnh trong không gian tiếng tơ
lòng đau thương của tác giả:
Đưa em về bên sông
Anh thương Bàng lá đỏ
Ngày xưa - ngày xưa đó
Lá Bàng đỏ mùa đông.
Đưa em về bên sông
Anh thương Bàng lá đỏ.
Anh thương Bàng lá đỏ
Ngày xưa - ngày xưa đó
Lá Bàng đỏ mùa đông.
Đưa em về bên sông
Anh thương Bàng lá đỏ.
À, đến đây tác giả đưa
em về bên sông sao không thương em mà lại anh thương bàng lá đỏ, thương những
kỉ niệm một thời ngồi bên nhau, nói với nhau cùng thương chiều lá đổ, cùng biết
mỗi tình chúng mình cũng rơi như chiếc lá vậy thôi. Những câu thơ điệp vận,
điệp từ, điệp hình thể hiện sự bức xúc trong lòng, thể hiện niềm đau quặn thắt.
Nhà thơ đã khéo léo thúc vào tim ta liên hồi lời than vãn như tiết tấu của điệp
khúc trong một bài ca, làm cho hình ảnh của bàng lá đỏ, của mùa đông rét mướt
bên sông và bóng em hiện ra liên tục, đưa người đọc lọt vào và quay
quắt trong vùng bão bùng của cơn thất tình trong tâm hồn tác giả. Đây là một
đoạn kết mà cuốn phim về một cuộc tình song song với hàng cây bàng lá đỏ làm
cho khán giả còn lưu luyến nhưng thỏa lòng khi đứng dậy.
Bài thơ “Thương Bàng Lá
Đỏ” của Sĩ Chương không có gì mới mẽ trong cuộc tình nhưng hay vì lời thơ nhẹ
nhàng, thanh thoát và tứ thơ dùng một bức tranh tuyệt đẹp về hàng cây bàng lá
đỏ trong mùa đông, gởi được vào hàng cây bàng lá đỏ hình ảnh và màu sắc của khối
tình tan vỡ. Bài thơ còn có âm điệu, tiết tấu như một bản nhạc, do đó khi được
phổ nhạc bởi nhạc sĩ Huỳnh Văn Bích và qua giọng ca truyền cảm của ca sĩ
Thanh Yên nó dễ đi vào lòng người.
Châu Thạch
Anh không quên mùa đông
(Hàng cây Bàng lá đỏ)
Anh không quên mùa đông
Ngày em về bên đó
Có hai họ cùng đưa
Anh lặng thầm trong mưa
Bước chân về gác trọ
Mang nổi buồn cùng gió
Thổi qua xiết miền em
Để rồi nhận về tim
Hàng cây Bàng lá đỏ
Ngày xưa - ngày xưa đó
Cây Bàng nhỏ em ơi !
Bẻ lá lót ta ngồi
Cùng thương chiều lá đổ
Giờ cây Bàng thay lá
Mưa gió lạnh mùa đông
Đưa em về bên sông
Anh thương Bàng lá đỏ
Ngày xưa - ngày xưa đó
Lá Bàng đỏ mùa đông.
Đưa em về bên sông
Anh thương Bàng lá đỏ.
Sĩ Chương
14/01/2016
No comments:
Post a Comment