Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, May 27, 2023

CẮC CỚ | TÌNH ĐỜI THƯỜNG - Thơ Chu Vương Miện



cắc cớ

thơ chuvươngmiện


có ai? cắc cớ hỏi rằng?

tại sao? cây ngô đồng không trồng mà mọc?

thì cũng có ngươì trả lời

rằng “tại sao con ghế khóc?”

cũng như có nhiều ngươì làm thơ

làm ra không ai đọc?

có ngươì mang đi cất

có ngươì quăng thùng rác?

ngươì ta giả vàng lá [không ai giả bạc?]

đồng giả là đồng thau

người ta hiện diện cõi này?

để dối lừa nhau?

cho vui buồn đỡ nhàm đỡ chán?

nói đuờng vòng quanh co rồi nói nhảm?

giống cây ngô đồng

4 mùa dưới nắng?


tình đời thường


con mèo lờ vờ ghé đến

không có gì cho ăn, mèo giả tảng đi chỗ khác?

hết rượu hết mồi hết bia?

thầy đồ biến thành thầy đạc?

tứ thư biến thành ngũ kinh

miếu Nhạc vương biến thành lầu hoàng hạc?

Phong 3 đình biến thành Lạc Phụng 3

Phượng hoàng biến thành gà?

Gà biến thành vịt?

Thái học sinh hương cống thành lớp 3 trường làng?

Hành tẩu sử quán thành giáo thụ?

Mớí 30 biến thành ông cụ?

vừa hết thời? vừa lẩm cẩm 

1 xó rừng hoang?

Thơ với văn có khỉ vượn từng đàn?

Có chó leo thang có trâu gõ mõ?

đời loạn lạc giặc quan giặc cỏ

giặc ban ngày lẫn giặc ban đêm?

giặc châu chấu vơí giặc ngoài biên?

giặc chầy vôi giặc nùng giặc khách?

lại thêm giặc văn chương là cao bá quát?

thơ vă nhảm nhí “quyết xoay bạch ốc lại lâu đài?”

giặc chả có gì chỉ có 2 tay?

dơ lên đòi tự do dân chủ?

giặc bây giờ lũ lượt đi cả bầy cả lũ?


chuvươngmiện


READ MORE - CẮC CỚ | TÌNH ĐỜI THƯỜNG - Thơ Chu Vương Miện

Chùm ảnh CÚC VÀNG ĐẠI ĐÓA - Chu Vương Miện

 Bấm chuột vào ảnh để phóng to.









READ MORE - Chùm ảnh CÚC VÀNG ĐẠI ĐÓA - Chu Vương Miện

VÕ SƯ - Truyện ngắn Vũ Hùng


Nhà văn Vũ Hùng


Truyện ngắn

VÕ SƯ

 

Được rồi, cũng nói cho ông rõ lý do mà võ sư Long Sơn lúc nào cũng trọng vọng, xem tôi như khách quý?

Chả là thằng Lân, bạn thân của tôi là học trò nhất của võ đường Long Sơn. Lò võ này vang danh khắp chốn. Giới võ nghệ luôn kiêng dè, nể phục. Nghe lời thằng Lân, tôi đến xin bái sư. Sau một hồi hỏi chuyện, không rõ đùa hay thật, võ sư nói:

- Sao không học mấy võ đường bao cát ở quê chú mà lên đây học cho xa?

Nghe đến tiếng "võ đường bao cát" đầy mai mỉa, chê bai, tai tôi nóng bừng lên. Tôi nén giận, đứng dậy:

- Chắc là không có duyên làm đệ tử của Thầy, con xin cáo biệt!

Võ sư hơi nhếch mép, tay bưng chén nước đưa lên miệng.

Mùa hè năm 1979 tôi vào thăm bà chị ở Nha Trang đúng một tuần, cũng là lúc tỉnh Phú Khánh mở võ đài liên tỉnh tại sân vận động. Khách xem đông nghịt. Bất ngờ tôi gặp Lân thi đấu ở trận then chốt đêm đầu tiên. Tôi giơ tay ra hiệu. Nó giơ găng tay chào lại.

Đối thủ của nó cũng vạm vỡ cao to, chắc chắn không kém. Tiếng cồng vừa vang lên, hai võ sĩ đã áp vào nhau toàn đòn chỏ và gối. Gần hết hiệp một thằng Lân trúng phải chỏ ngang và gục xuống. Trọng tài phải đếm đến tiếng thứ mười nó mới đứng lên. 

Trong thời gian nghỉ cho nước, tôi ghé vào tai Lân nói nhỏ mấy câu. Nó gật đầu.

Vào hiệp hai, thằng Lân chống đỡ khá bị động và bị dồn ép liên tục vào góc đài. Nó liếc mắt xuống rất nhanh, tôi gật đầu.

Võ sư Long Sơn chợt há hốc mồm, mặt tái mét cắt không còn giọt máu khi thấy học trò mình bỏ chạy dọc theo dây đài và bị đối phương rượt theo. Bất ngờ Lân xoay người đá ngược vào vào cằm đối thủ. Một tiếng rầm vang lên. Võ đài rung chuyển. Đối thủ của Lân ngã ngửa. Trọng tài không phải đếm. Võ sư Long Sơn thở phào, không tin vào mắt mình nữa.

Khuya đó tôi được mời đi ăn mừng ở một quán nhỏ bên bờ biển, đường Trần Phú cùng với đoàn võ sĩ Long Sơn. Trên đường về chỗ nghỉ, võ sư hỏi tôi:

- Ai dạy chú miếng hồi mã thương vậy?

- Dạ, mẹ con! - Tôi đáp

Từ đó võ sư thường gọi tôi lên nhà chơi và tiếp đãi rất ân cần, tử tế. Có điều tôi lấy làm lạ là võ sư sợ vợ đến khó tin.

Chiều ấy tôi lên chơi nhà võ sư. Vừa dựng xe trước cổng thì thấy bà vợ cầm chiếc đũa bếp thật to, thật dài đuổi theo võ sư rất gấp, miệng tru tréo:

- Ông đứng lại ngay, để tui quýnh ba cái vào đầu của ông. Đi đấu đài mà sao theo chi con bán nước mía?

Thấy vậy tôi vội can ngăn: - Cô đừng nói vậy mà ảnh hưởng uy tín của võ sư với đám võ sinh,  và cả bà con làng xóm?

- Ảnh hưởng gì kia chứ? Cơm nhà, áo vợ, cả năm không mang về một cắc bạc, đồng xu, lại còn nhiễm thêm cái thói mèo mả gà đồng nữa chứ? Ruộng vườn, con cái, một tay tui lo liệu hết, ổng có ngó ngàng gì đâu? Chỉ đấm với đánh? Hứ! 

Được trút hết nỗi tức tối, bà vứt chiếc đũa bếp xuống đất đánh xoẹt một  cái rồi ngúng ngoảy bước vào nhà bếp.

Võ sư đứng như chôn chân, mặt vẫn còn xanh lét, miệng cố gượng cười phân bua:

-Chú hiểu cho, tui là võ sư, chỉ cần phẩy tay một cái là bả không còn chiếc răng để ăn cơm chứ không phải tui sợ vợ đâu? 

Tôi gật đầu tán thành:

- Mà dẫu có sợ cũng có sao đâu thầy? 

- Chú nói có lý: Vợ mình mình sợ chứ sợ vợ thằng hàng xóm đâu? Ngọc Hoàng còn sợ vợ huống chi người trần như tui và chú?

-Hi...hi... Con chưa có vợ Thầy ơi!

Bình Định, 28.05.2023

Vũ Hùng

 


READ MORE - VÕ SƯ - Truyện ngắn Vũ Hùng

QUÊ ƠI - Thơ Đoàn Trung Phong

Nhà thơ Đoàn Trung Phong

 


QUÊ ƠI …


Chợt thèm giấc ngủ với quê
Đêm mơ thấy bóng mẹ về…chợ xa
Có đùm kẹo dắc chia ba
Mớ rau đổi lấy phần quà thảo thơm.

Muốn cùng thức quãng rạ rơm
Vội vàng chị thổi bữa cơm ngày mùa
Thóc dồn chẳng kịp chạy mưa
Áo cha sũng ướt giữa trưa mấy lần.

Thèm nghe tiếng sáo diều ngân
Đầu bêu nắng với chân trần tuổi thơ 
Miếu làng có tự bao giờ 
Để người xa vẫn từng mơ chuyện đời.

Ước làm đứa trẻ quê ơi
Ẵm mình trong tiếng ru hời nhẹ tênh
Câu ca dao những bồng bềnh
Chẳng phôi phai nổi bóng hình ngày xưa.

                                Đoàn Trung Phong

           ——————————-
Đc: Xóm Quỳnh khôi, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
gammayoto@gmail.com
READ MORE - QUÊ ƠI - Thơ Đoàn Trung Phong

GIỐNG QUÁ ĐI THÔI – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Tiểu Chiêu lên làm Tổng giáo chủ Minh giáo Ba Tư

Một lúc sau thì nhị hiệp Dư Liên Châu phái Võ Đang nói với quần hùng:
- Thời gian có lẽ không còn dài nữa, xin phép hai vị giáo chủ và phó giáo chủ, cho taị hạ gặp riêng nguyên giáo chủ Trương Vô Kỵ có chuyện cần bàn riêng về nội bộ cuả phái Võ Đang. 
Hai người đứng ôm quyền chào rồi đi chỗ khác.

Quận chúa Triệu Mẫn nhân dịp đó bèn hỏi:
- Khổ đại sư, hôm ở trong quán rượu đại sư có nói vài lời chia tay với ta, chuyện hợp tan hợp tác là chuyện thường tình, nhất là với con nhà võ như chúng ta trong giai đoạn chiến tranh thì cũng không có chi lấy làm khó xử cho lắm. Hôm đó thì quá hỗn loạn ai cũng có việc riêng của người đó, mạnh ai nấy đi, mạnh ai nấy chạy. Nhưng ta vẫn băn khoăn mãi trong đầu nhớ như in từng câu nói của Khổ đại sư khi nhìn thấy Tiểu Chiêu cô nương đang đứng hầu giáo chủ rồi miệng bật ra “giống quá”. Vậy bây giờ  ngoài tả sứ Dương Tiêu ra, Khổ đại sư có thể cho ta biết là Tiểu Chiêu cô nương giống ai? 

Phạm Dao nói ngay:
- Giống Đại Ỷ Ty Tử Sam Long Vương. Nửa giống như chị em ruột, nửa như là mẹ con?
- Căn cứ vào đâu mà đại sư dám cả quyết thẳng thừng chắc như bắp thế?

- Chuyện là vầy, trước đây khoảng mười tám năm, lúc nàng Đại ỷ Ty xuất hiện trên đỉnh Quang Minh, sau đó nhận làm nghĩa tử của giáo chủ Dương Đỉnh Thiên thì có tới một nửa nam nhân của bổn giáo say mê nàng ta. (Trong số này Hữu sứ Phạm Dao đứng vào hàng thứ nhất?). 
- Trong toàn bộ nhân vật nam nữ võ lâm của bộ truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì nhìn thoáng qua là ta biết ngay khả năng trình độ! 
Nhưng vấn đề cô nương Tiểu Chiêu giả dạng làm người giúp việc cho gia đình tả sứ Dương Tiêu chỉ để hầu hạ cô nương Dương Bất Hối, có một chuyện mà ta nghĩ vỡ đầu vỡ óc cũng không nghĩ ra nổi? Đó là lúc ở Lục Liễu sơn trang, ta hạ độc toàn bộ quần hùng Minh Giáo, giam giữ giáo chủ đương nhiệm Trương Vô Kỵ dưới hầm sắt chung với ta. Trên mặt đất, ta đã sắp đặt cho một vị “Thiên Phu Trưởng” cùng Bát Hùng thần tiễn dàn trận bao vây toàn bộ giáo chúng Minh Giáo, nhằm bắt sống trọn ổ. Bất thần thì cô nhỏ Tiểu Chiêu đoạt lấy cờ lệnh cuả tả sứ Dương Tiêu, đứng trên gò cao hai tay phất hai cây cờ lệnh điều khiển nhân sự Ngũ Hành Kỳ, triển khai Bát Môn Kỳ Trận buộc quân Nguyên cuả chúng ta bị dồn vào một chỗ tiến thoái không được. Sau đó thì ta đành chịu thua và thả giáo chủ Trương Vô Kỵ ra và ban lệnh thu quân. Một tiểu cô nương mới mười lăm tuổi giả làm nô tì mà sao khả năng lại tài tình đến như thế?

Khổ đầu đà Phạm Dao nghe qua lắc đầu:
- Quận chúa hỏi thì cũng đành nghe vậy biết vậy thôi. Chứ trả lời không được. Tả huynh Dương Tiêu có cao kiến chi không?
 
Tiểu Chiêu giả khóc cha mẹ mất trong sa mạc.

Nhận xét về cô nương Tiểu Chiêu thì theo tại hạ cũng có nét tương đồng như Phạm Huynh. Chả là mới đây chưa tới một năm, ngay lối xuống từ Quang Minh Đỉnh đến sa mạc, bổn sứ một hôm cùng con gái Dương Bất Hối có công chuyện phải rời tổng đàn. Khi về thì gặp ba xác người, hai nam một nữ, hai người già thì đã chết, còn ngườì trẻ là một thiếu nữ thì đang thoi thóp. Sau khi cho uống nước và ăn bánh  khô thì thiếu nữ tỉnh lại rồi oà khóc, kể lể gia đình đi kiếm ăn xa khi qua đại mạc thì bị quân Nguyên sát hại cả phụ thân và phụ mẫu, bây giờ côi cút không cha không mẹ ,không nhà không cửa, không muốn sống nữa. Bèn quỳ lậy tại hạ bốn lậy tạ ơn rồi đâm đầu vào ngay một tảng đá bên cạnh mà tự tử chết. Tại hạ bèn cứu thoát, nhìn khuôn mặt thì rất là dị dạng, miệng méo sang bên trái, mặt trợn ngược, chân thì bị què, lưng lại gù. Thấy quá thương tâm tại hạ cho theo về làm bạn với Bất Hối. Từ ngày có cô nương Tiểu Chiêu sống chung trong gia đình thì tại hạ thấy trong nhà có rất nhiều chuyện lạ, những vật dụng thường dùng hay bị thay đổi, nhất là tủ sách thì hình như có người ngày nào cũng lục lạo kiểm soát. Nhà chỉ có hai cha con, tại hạ có hỏi Bất Hối thì được biết là Bất Hối không ưa đọc sách. Có hôm tại hạ dậy võ công cho Bất Hối, trong cái khuôn Bát Quái, Bất Hối thường xuyên đi sai bộ vị. Sau đó thì tại hạ bận công chuyện lên tổng đàn, Bất Hối cũng không luyện võ nữa. Vì đi và về quá mau, tại hạ thấy cô nương Tiểu Chiêu đang chuyển mình trong bản đồ Bát Quái, thân hình chuyển động rất mau lẹ, tại hạ nhân đó ẩn thân luôn. Lần khác tại hạ tập quyền cho Bất Hối, cô nương Tiểu Chiêu vô tình đứng gần đó. Cứ khi nào mà Bất Hối tập sai là khuôn mặt Tiểu Chiêu như nhăn lại. Một lần tại hạ quay lưng lại sửa chỗ sai cho Bất Hối, ngay lúc đó nhìn ngay vào mặt thanh kiếm phản chiếu khuôn mặt cuả cô nương Tiểu Chiêu, cười rất có duyên, khuôn mặt rất đẹp, có thể nói là nhan sắc có phần hơn xa Dương Bất Hối. Tại hạ ồ ngay lên một tiếng rồi im luôn, Chỉ nói thầm trong bụng: “giống y như Tử Sam Long Vương Đại Ỷ Ty”. Sau đó, tại hạ bắt gặp Tiểu Chiêu từ cửa Mật Động Quang Minh Đỉnh đi xuống. Chả khác gì ngày xưa Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn thường xuyên bắt gặp Đại Ỷ Ty trong mật động trên Quang Minh Đỉnh đi ra. Thế là tại hạ bèn mang hai sợi thép nguyên chất đặc chế cuả bổn giáo. Sợi khoá tay và sợi khoá chân cô nàng Tiểu Chiêu lại và có gắn enten để theo dõi mọi di chuyển và hành động của của Tiểu Đại Ỷ Ty này. Chuyện giang hồ, chuyện chính trị thì việc làm tình báo, điệp viên nghe lén đánh cắp tài liệu mật cũng là chuyện thường tình. Thế là tại hạ để cho cô điệp viên giới hạn bớt hành động lại. Sau đó thì cơ may đến vơí Tiểu Chiêu là giúp cho chuẩn giáo chủ rượt theo đại sư Viên Chân Thành Côn chạy trong mật động, rồi tìm ra xác chết của giáo chủ Dương Đỉnh Thiên cùng phu nhân cùng tấm da dê ghi chép bí kíp “Càn Khôn đại na Di Tâm pháp”. Sau đó thì đại công cáo thành, cô nương Tiểu Chiêu được giáo chủ bảo lãnh. 

Lúc đó thì không cần đi thẩm mỹ viện bên Thái Lan nữa. Cô nương Tiểu Chiêu bỗng đẹp như một nàng tiên, lưng không gù, chân không què, miệng không méo nữa và mắt cũng không hếch lên. Ngày ngày, cô ta chỉ có nhiệm vụ phục thị giáo chủ. Chuyện đến đây thì cũng đã rõ, không bàn tán nhảm nhí thêm làm chi nữa cho nó mất thì giờ!

                            
                                    
 Giáo chủ Trương Vô Kỵ được cô nương Tiểu Chiêu dịch kinh văn “Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp” cho giáo chủ luyện thành tới tầng thứ bẩy, thì Tiểu Chiêu cô nương cũng thuộc lòng tới tầng thứ bẩy. Với tài trí sẵn có, với cơ bản võ công của hai vị phụ mẫu truyền dậy [Tử Sam Long Vương và HànThiên Diệp], biết đâu Tiểu Chiêu cũng thành đạt một phần nào võ công ghi chép trong “Càn Khôn Đại na Di Tâm Pháp”.

                                     
  
Vấn đề càng lúc càng rõ nét, quận chúa Triệu Mẫn hỏi hai vị sứ giả:
- Thưa Tiêu Dao nhị tiên, trong phim và truyện “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” thiên hạ ai cũng biết ta là chuyên viên dùng độc, nhưng chỉ là người ra lệnh mà thôi, chứ bản thân ta chưa bao giờ biết dùng. Độc dược Thập Hương Nhuyễn Cân Tán luôn luôn ta giao cho hai vị đại cao thủ là Hạt Bút Ông và Lộc Trượng Khách bảo quản. Đương nhiên là khi đi theo giáo chủ Trương Vô Kỵ ra ngoài Băng Hoả Đảo chỉ duy nhất mục đích là đi chơi ngao du sơn thuỷ, ta mang theo loại thuốc Thập Hương này để làm gì  Có bộ phim thì chính Kim Hoa bà bà giao lọ thuốc này cho Tiểu Chiêu cô nương và dặn nhỏ vào tai mấy câu gì đó, không ai nghe rõ. Với nữa gia bảo của Tổng đàn Mani giáo Ba Tư là “Bí Kíp càn Khôn Đaị Na Di tâm Pháp” thì bây giờ Tiểu Chiêu đã học thuộc lòng rồi, còn sáu thanh Thánh Hoả Lệnh thì từ đời Thạch giáo chủ thứ ba mươi hai đã bị các trưởng lão Cái Bang tước đoạt đi và đã bán ve chai, thương buôn người Ba Tư đã mua lại được và dâng cho tổng giáo. Vậy Kim Hoa bà bà đưa ve thuốc độc dược Thập Hương này cho Tiểu Chiêu để hạ thủ giáo chủ Trương Vô Kỵ để làm cái gì?

Trương Vô Kỵ và nụ hôn từ biệt Tiểu Chiêu

Hữu sứ Phạm Dao tiếp lời:
- Theo bài bản trong phim bộ Hồng Kông thì mọi người trên Linh Xà đảo bị Chu Chỉ Nhược chưởng môn phái Nga My hạ độc, cho nên phải đưa thứ thuốc này để Tiểu Chiêu mang theo! Lời của Kim Hoa bà bà dặn dò Tiểu Chiêu thật kỹ là “nếu thấy thuận tiện vắng người thì trước mặt Chu cô nương, Tiểu Chiêu nên móc ve thuốc Thập Hương Nhuyễn cân tán này giơ giơ trước mặt cho Chu Chỉ Nhược trông thấy! Nếu hiện trường lúc đó mà không có loại độc dược này thì làm sao mà Chu Chỉ Nhược thi hành thủ đoạn đoạt Đao Đồ Long và Kiếm  Ỷ Thiên cho đặng?
 
chuvươngmiện

READ MORE - GIỐNG QUÁ ĐI THÔI – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện