Nhà bình thơ Châu Thạch
ĐỌC
HAI BÀI THƠ HAY VỀ “CANH MẠNH BÀ” CỦA LANG TRƯƠNG VÀ VUA ĂN MÀY
Châu Thạch
“Mạnh Bà là một nhân vật của nhiều truyền thuyết
Á Đông gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Mạnh Bà là người chế tạo Chén Canh
Mạnh Bà ở dưới Địa Phủ giúp các vong hồn quên hết mọi chuyện kiếp trước, trước
khi đầu thai kiếp sau.
Người
ta nói rằng, sau khi con người chết đi, linh hồn sẽ phải đi qua một con đường gọi
là Hoàng Tuyền lộ. Cuối đường có dòng sông Vong Xuyên, nước chảy không ngừng. Bắc
ngang qua sông là cầu Nại Hà, đi hết cây cầu này sẽ đến Vọng Hương Đài. Những
linh hồn được đầu thai làm người đều phải qua Vọng Hương Đài này, rồi uống bát
canh quên lãng của một bà lão tên là Mạnh Bà.
Bất
cứ ai uống bát canh Mạnh Bà ấy thì mọi chuyện trong quá khứ đều trôi theo dòng
nước Vong Xuyên mà chìm vào quên lãng. Những hỷ nộ ai lạc, những ân oán tình
thù, hết thảy đều tan đi như làn khói, chỉ còn lại ký ức trống rỗng cùng một
gương mặt yên bình.
Tuy
nhiên, trên thế giới có rất nhiều trường hợp, có lẽ vì không uống bát canh Mạnh
Bà này, nên đã nhớ được hết thảy những chuyện của đời trước, và những câu chuyện
được kể lại hết sức chân thực, khiến người ta không thể không hoài nghi rằng,
luân hồi chuyển thế phải chăng là chuyện chân thực.”
Câu chuyện Canh Mạnh Bà chắc chắn chỉ là chuyện huyễn
hoặc do người xưa hư cấu. Thế nhưng nhờ nó, nhiều nhà thơ dùng làm đề tài sáng
tác ra thơ hay. Hai trong những bài thơ như thế mà tôi đọc được là của nhà thơ
Lang Trương và cúa nhà thơ Vúa Ăn Mày. Trước hết mời quý vị hãy xem bài thơ của
Lang Trương:
Nhà thơ Lang Trương
CANH
MẠNH BÀ
(Tặng
Đức Thanh)
Tưởng rất gần mà thật xa
xăm
Trong gang tấc, một đời
không với tới
Em và ta, chung đường ngược
lối
Đã bao lần ngắm thiên hạ
thành đôi.
Ta đã tìm em khắp sáu nẻo
luân hồi
Chợt gặp nhau khi ráng
chiều vừa tắt
Áo nâu sồng nhuốm lời
kinh dìu dặt
Em trợ duyên người, sao
chẳng trợ duyên ta ?
Sợ quên em ta không uống
chén Mạnh Bà
Giữ cho em qua Nại Hà
không lạc lối
Từng bước chân son, em
qua cầu rất vội
Chẳng đoái hoài ta nơi bể
khổ trầm luân.
Thuận duyên lành, em nhẹ
gót đưa chân
Tâm hướng thiện nương cửa
thiền sớm tối
Bỏ mặc ta giữa dòng đời
trôi nổi
Mang nặng trong tim mình,
một tảng đá ba sinh.
Muôn vạn lần say cũng
không thể quên mình
Bởi kiếp trước, chén Mạnh
Bà ta không uống
Mãn cuộc rong chơi, thêm
một lần đi xuống
Chén Mạnh Bà, thêm một lần,
ta cũng sẽ không uống,
vì em !
Lang Trương
Phải nói rằng bài thơ bày tỏ một tình yêu chung thủy đến
ngàn năm. Câu chuyện được kể lại như một trường thiên tiểu thuyết đi qua trăm
ngàn kiếp làm người.
Ở khổ thơ đầu ta thây nhà thơ nói “Em và ta, chung đường ngược lối”. Vậy thì, hoặc là nhà thơ chỉ yêu
đơn phương, hoặc là có một sự ngăn trở mà nhà thơ không vượt qua được, nên dầu
hai người đi chung một con đường mà ông tơ bà nguyệt cứ rẽ lối chia đôi.
Qua khổ thơ thứ hai nhà thơ nói “Ta đã tìm em sáu nẻo luân hồi”. Sáu nẻo hay sáu cõi luân hồi là
gì? Sáu cõi luân hồi là thuật ngữ trong
Phật giáo dùng để chỉ về những con đường mà chúng sinh sẽ tái sinh vào sau khi
chết. 6 cõi luân hồi bao gồm:
Cõi trời
Cõi thần
Cõi người
Cõi súc sinh
Cõi ngạ quỷ
Cõi địa ngục.
Ai cũng biết rằng, đời người sống 70. 80 hay 100 năm rồi
chết thì xem như qua một kiếp, hay một vòng, hay một nẻo luân hồi. Thế nhưng một
kiếp của ta đỗi với sự trường tồn của vũ trụ thì nó chỉ như một cái chớp của
ánh sáng hay bóng tối mà thôi. Vậy thì Lang Trương lang thang sáu nẻo luân hồi,
tức là nhà thơ đã đi qua nhiều kiếp đầu thai vào nước trời, nước người, cho đến
nước địa ngục để tìm em.
Rồi thì trong một kiếp cuối cùng nhà thơ cũng gặp được
em, nhưng gặp được em trong hoàn cảnh éo le. Gặp em ở buổi “ráng chiều vừa tắt” là ở gần cuối cuộc đời. Trớ trêu hơn nữa, nhà
thơ gặp em thì em đã đi tu, đã mặc áo cà sa, còn nhà thơ là người thế tục. Ví
đó, nhà thơ phải ai oán trách nàng: “Áo
nâu sồng nhuộm lời kinh dìu dặt/Em trợ duyên người, sao chẳng trợ duyên ta?”
Bây giờ Lang Trương mới kể lể khóc lóc đây:
Sợ
quên em ta không uống chén Mạnh Bà
Giữ
cho em qua Nại Hà không lạc lối
Từng
bước chân son, em qua cầu rất vội
Chẳng
đoái hoài ta nơi bể khổ trầm luân.
Truyền thuyết kể rằng; “Vong Xuyên hà (dòng nước Vong Xuyên) còn được gọi “Tam Đồ hà”, chắn
ngang giữa đường Hoàng Tuyền và âm phủ. Nước sông có màu đỏ như máu, bên trong
đều là cô hồn dã quỷ không được đầu thai, những trận gió tanh hôi tạt thẳng vào
mặt. Vì để kiếp sau có thể gặp lại người mình yêu thương nhất trong kiếp này
nên có người không uống canh Mạnh Bà mà chấp nhận nhảy vào Vong Xuyên hà bao
đau đớn, đợi nghìn năm mới có thể đầu thai.
Trong nghìn năm đó, họ sẽ nhìn thấy người mà mình yêu
thương nhất trong kiếp này đi trên đầu, nhưng không thể nói chuyện với nhau, vì
mình thấy họ, nhưng họ lại không thấy mình. Sau nghìn năm, nếu như lòng nhớ
nhung không hề giảm đi, còn có thể nhớ được chuyện của đời trước, vậy thì mới
có thể đầu thai trở lại, tìm kiếm người mà mình yêu nhất trong đời trước.
Ta biết rằng, tác gỉả bài thơ đã “Ta tìm em sáu nẻo luân hồi”. Như vậy, cứ mỗi lần để còn nhớ em, để
có thể tìm em qua một nẻo luân hồi, thì phải chịu đau đớn thêm 1000 năm trầm
mình dưới Vong Xuyên Hà, nhìn em đi qua trong nhiều kiếp, mình thấy em mà em chẳng
thấy mình. Nếu tính đời người là 100 năm thì Lang Trương phải thấy em qua cầu Nại
Hà 100 lần mới được đầu thai lại, để đi tìm em lại. Thế nhưng nhà thơ đã “Ta
tìm em sáu nẽo luân hồi” tính ra cũng bằng triệu năm có lẽ!
Vậy nhưng, với lòng chung thủy vô biên, với quyết tâm
phải được chung sống với em, nhà thơ lại thêm một lần từ chối uống bát Canh Mạnh
Bà:
Muôn
vạn lần say cũng không thể quên mình
Bởi
kiếp trước, chén Mạnh Bà ta không uống
Mãn
cuộc rong chơi, thêm một lần đi xuống
Chén
Mạnh Bà, thêm một lần,
ta
cũng sẽ không uống,
vì
em !
Bây giờ xin mời đọc bài thơ “Mấy Nẻo luân Hồi” của Vua Ăn Mày cũng đề cập đến bát Canh Mạnh Bà
Nhà thơ Vua Ăn Mày
MẤY
NẺO LUÂN HỒI
Từ bữa chia tay ngoài
nhãn giới
Luân hồi mỗi đứa một đường
đi
Ta men theo gió qua sông
Nại
Quán Mạnh Bà uống mấy lon
bia
Say bí tỉ, ăn nhầm cháo
lú
Thiên duyên xưa lỡ mất,
đâu ngờ
Mây tiền kiếp trắng trời
thương nhớ
Chợt thấy lòng buồn hơn
gió thu
Ta kiếm tìm em mờ đất tục
Lạc loài trôi cả tuổi
thanh niên
Thu về mấy độ tàn hoa cúc
Ta đọa đày ta giữa xứ phiền
Đêm nay chợt thấy trăng
mùa cũ
Phơi sắc vàng phai giữa lối
xưa
Ta nhớ em nhiều, ta nhớ
quá
Nơi nào em có nhớ thương
ta
Vua Ăn Mày
Nhà thơ Vua Ăn Mày khác với Lang Trương, anh ta vì say
mà uống nhầm bát Canh Mạnh Bà. Bát Canh
Mạnh Bà đã làm mất “thiên duyên” để có thể gặp lại em chớ không làm chàng quên
em được. Nói một cách khác, Vưa Ăn mày đã thay đổi truyền thuyết Canh Mạnh Bà
theo một hướng khác. Chàng trai trong thơ vì ham chơi, nói trắng ra là ham uống
nên phải chịu đắng cay vì tội lỗi của mình. Bài thơ nói lên một thực tê nhan nhản
xảy ra giữa đời nầy. Bao nhiêu cuộc tình chia ly chỉ vì một phút sai lầm, một
phút yêu đuối, đế sầu phải nhận lảnh trăm năm.
Vì bát Canh Mạnh bà là chuyện không có thật, nên nhà
thơ có thể sửa đổi, có thể hư cấu theo tưởng tượng của mình để gởi vào đó vần
thơ, bày tỏ lòng thương nhớ một người hiện hữu hay một người trong mộng mà ta
chưa gặp bao giờ. Vua Ăn Mày có lẽ còn đau khổ hơn Lang Trương, vì phải mang mặc
cảm tội lỗi mà đi tìm em. Nếu tìm được em rồi biết nói sao đây? Biết đâu em
không tha thứ mà ngoảnh mặt làm ngơ!
Đọc hai bài thơ nói về Canh Mạnh Bà của hai nhà thơ, tất
nhiên tiếng thơ, ý thơ, vần điệu thơ khác nhau, thế nhưng ta thấy họ có một
dáng thơ giống nhau. Đó là một dáng thơ mang tâm hồn lãng mạn. Câu chuyện của
hai nhà thơ đều là hư cấu, ta biết không có nhưng ta vẫn yêu mối tình của họ,
vì mối tình của họ nói lên những gì ấp ủ trong lòng ta, những nhớ thương, tìm
kiếm một giai nhân không có trong đời ta, hay có chẳng cũng chỉ trong giấc huyễn
mộng một đêm nào!
Châu Thạch