Bình thơ:
Cảm nhận bài thơ NGỌN ĐÈN DẦU của Lê Thiên Minh Khoa
Trần Bắc Nam và Đào Việt Hùng
Ký họa của HS Phạm Hoan
Văn bản:
NGỌN ĐÈN DẦU.
Kính tặng quý thầy cô vùng sâu
Ngọn đèn dầu lập lòe soi đêm Ch’ro
soi lối mòn cho em đến lớp
soi mắt học viên long lanh giờ tập viết
soi lòng em thương dân Ch’ro …
Ngọn đèn dầu đo sớm, đo khuya
thức cùng em mòn đêm rừng im vắng
trang giáo án cũng từ trang giấy trắng
có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu
Cái xã miền rừng đêm ở rất lâu
cái mầm sáng mọc lên từ bóng tối
ơi mầm sáng đã bao năm chờ đợi
sống trong lòng người dân Ch’ro…
Lửa trại bập bùng soi đêm Ch’ro
trong “Hội xóa mù” sao mắt em lại ướt?
điệu la-vân(*) mượt mà trai gái hát
em có biết là để tặng riêng nhau?
soi lối mòn cho em đến lớp
soi mắt học viên long lanh giờ tập viết
soi lòng em thương dân Ch’ro …
Ngọn đèn dầu đo sớm, đo khuya
thức cùng em mòn đêm rừng im vắng
trang giáo án cũng từ trang giấy trắng
có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu
Cái xã miền rừng đêm ở rất lâu
cái mầm sáng mọc lên từ bóng tối
ơi mầm sáng đã bao năm chờ đợi
sống trong lòng người dân Ch’ro…
Lửa trại bập bùng soi đêm Ch’ro
trong “Hội xóa mù” sao mắt em lại ướt?
điệu la-vân(*) mượt mà trai gái hát
em có biết là để tặng riêng nhau?
Trong lửa trại bập bùng soi đêm Ch’ro
có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu
(Thị trấn tôi - tập thơ - Lê Thiên Minh Khoa - NXB Thanh Niên - 2002)
có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu
(Thị trấn tôi - tập thơ - Lê Thiên Minh Khoa - NXB Thanh Niên - 2002)
(*) : la-vân (tiếng Ch ro): hát giao tình.
- Bình giảng bài thơ "NGỌN ĐÈN DẦU" của Lê Thiên Minh Khoa (**). (trích)
TRẦN BẮC NAM
... Bài thơ Ngọn đèn dầu được Lê Thiên Minh Khoa viết từ năm 1979, nhân chuyến công tác ở Xã Ngãi Giao, huyện Châu Thành cũ (nay là huyện Châu Đức – tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), nơi có nhiều đồng bào Ch'ro sinh sống.
... Người đọc vẫn thấy rõ tứ thơ cảm xúc xuất phát từ tấm lòng của một người thầy giáo đối với những người giáo viên (GV) xung kích đang ngày đêm âm thầm, miệt mài mang ánh sáng văn hóa đến cho những đồng bào dân tộc ít người ở những vùng xa xôi hẻo lánh và đầy những khó khăn của tỉnh nhà trong những năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Hình ảnh ngọn đèn dầu trong bối cảnh đêm tối của những buôn làng Ch'ro làhình ảnh chủ đạo xuyên suõt bài thơ, ngoài ý nghĩa tượng trưng là ánh sáng văn hóa - người giáo viên xoá mù chữ thì đây còn là hình ảnh có thực trong thời điểm bấy giờ: vì chưa có điện nên mỗi người đi học đều phải mang theo một ngọn đèn dầu, vừa để soi đường đi, vừa để soi trang vở học, và người GV cũng chỉ có ngọn đèn dầu đề soạn bài chấm bài và ... thao thức hàng đêm.
Hình ảnh ngọn đèn không mới nhưng được đặt trong một bối cảnh cụ thể, gân gũi và khơi gợi bằng những cảm xúc chân thật nên vẫn làm rung cảm ngươi đọc. Điều cần lưu ý thêm là những người thầy giáo xung kích trong công tác xóa mù lúc bấy giờ không hẳn là những giáo viên được đào tạo bài bản từ trong các trường Sư phạm, mà họ có thể là những người tình nguyện- những giáo viên nghiệp dư-những ngườibiết chữ dạy cho những người chưa biết chữ. Chữ nghĩa của họ có thể không nhiều nhưng cái tình với người, với đời thì rất sâu. Cái tình đó chính là những mầm sáng nhỏ nhoi âm ỉ nhưng mạnh mẽ và có sức lan toả. Bài thơ có 5 khổ. Bốn khổ đầu, mỗi khổ gồm 4 câu thơ. Khổ cuối cùng chỉ 2 câu. Vì là thể tự do nên các câu thơ dài ngắn khác nhau, ngắn nhât là 7 chũ, dài nhât là 9 chữ .
Ba khổ thơ đầu vừa là kể, tả kết hợp với cảm xúc về hình ảnh ngọn đèn dầu giữa đêm làng Ch'ro. Ngọn đèn dầu - một hình ảnh thực, rất quen thuộc trong đời sống mọi người trong những năm đầu sau ngày 30.4.1975. Vì chưa có điện nên ngọn đèn dầu luôn gắn bó với đời sống mọi ngươi, nhât là ở những vùng xa xôi và còn hoang sơ như Ngãi Giao lúc bấy giờ. Những điệp từ soi (khổ l) [soi lối, soi mắt, soi lòng] nói lên tác dụng của ngọn đèn dầu từ cụ thể đến trừu tượng (từ soi lối mòn, soi mắt học viên dến soi lòng em thương dân Ch’ro). Có thể thấy ngọn đèn dầu ở đây cũng mang ý nghĩa cụ thể (soi sáng) nhưng lại mang ý nghĩa biểu tượng (dẫn dắt, khai sáng): Chính trong công việc tâm hồn nhân vật em - người GV xóa mù chữ trong bai thơ trơ nên phong phú, biết yêu thương gắn bó hơn với những đồng bào Ch’ro còn nhiều gian khổ; điều đó có thể trước đây chưa có (soi lòng em thương dân Ch'ro)
Nếu ở hai khổ đầu là hình ảnh ngọn đèn dầu gắn bo với thầy trò các lớp xóa mù chữ ban đêm (khổ 1: Ngọn đèn dầu soi đường cho thầy trò đến lớp, khổ 2: ngọn đèn dầu là thước đo thời gian khuya sớm của người GV miệt mài bên trang giáo án) thì ở khổ 3 lại là một hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng:
Cái xã miền rừng đêm ở rất lâu
cái mầm sáng mọc lên từ bóng tối
ơi mầm sáng đã bao năm chờ đợi
sống trong lòng người dân Ch'ro ...
cái mầm sáng mọc lên từ bóng tối
ơi mầm sáng đã bao năm chờ đợi
sống trong lòng người dân Ch'ro ...
Đêm rừng bao giờ cũng dài như cuộc sống tăm tối của ngừơi dân Ch'ro, nhưng chính sách Xóa mù chữ và Bổ túc văn hóa ... đã làm rực lên những mầm sáng của niềm tin, hy vọng về một tương lai đẹp mà bao năm họ từng ấp ủ: cái chữ, cái văn hóa sẽ xóa đi cái đói nghèo, lạc hậu đè nặng cuộc đời họ từ bao đời nay. Ý nghĩa tượng trưng là thế, nhưng laị bắt nguồn từ những hình ảnh rất thực: “… Xã Ngãi Giao bấy giờ rộng lớn và hoang vu lắm; đứng giữa cái bóng đêm của núi rừng mênh mông, chứng kiến cảnh từng tốp bà con đi học mỗi người trên tay một ngọn đèn dầu nhỏ, le lói tư những ngả rừng túa ra… tôi có cảm giác như mọi cái lạnh lẽo, u tối của núi rừng rồi sẽ được xua tan. Hình ảnh đẹp mà cảm động lắm!” (lời tâm sự của tác giả) .
Hai khổ cuối (cảm xúc trong đêm “hội xoá mù”):
Lửa trại bập bùng soi đêm Chro
trong “Hội xóa mù” sao mắt em lại ướt?
điệu “la-vân” mượt mà trai gái hát
em có biết là để tặng riêng nhau?
Lửa trại bập bùng soi đêm Chro
trong “Hội xóa mù” sao mắt em lại ướt?
điệu “la-vân” mượt mà trai gái hát
em có biết là để tặng riêng nhau?
Trong lửa trại bập bùng soi đêm Ch'ro
có dáng thân thương, nho nhỏ ngọn đèn dầu!...
có dáng thân thương, nho nhỏ ngọn đèn dầu!...
Để "hội xóa mù" tưng bừng lời ca, điệu múa có công sức âm thầm của ngươi GV xóa mù chữ (XMC). Và phải chăng ánh lửa trại bập bùng hôm nay cũng khởi nguồn từ sự nhen nhóm và quần tụ cuả hàng trăm ngọn đèn dầu trước đó? Hai câu hỏi tu từ khơi gợi cảm xúc đẹp mà chân thật về hình ảnh người GV và tình cảm của người dân Ch’ro với họ trong đêm “hội xóa mù.”
Cũng cần lưu ý cả 5 khổ thơ tác giả đều nhắc đến ngọn lửa, khi thì nhỏ nhoi như ngọn đèn dầu, khi là cái le lói của mầm sáng, khi thì bập bùng, rực sáng như lửa trại. Có thề thấy, đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật để góp phần làm rõ tứ thơ.
Ở khổ cuối, tác giả lặp lại câu thơ: có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu. Nhưng lần này, hình ảnh ngọn đèn dầu được nâng lên thành hình ảnh người giáo viên XMC, những người đã hằng đêm, với ngọn đèn dầu trên tay, âm thầm lặn lội đến từng buôn làng hẻo lánh để mang cái chữ, cái văn hoá đến cho mọi người. Họ chính là những người đã góp phần xóa đi bóng đêm u ám của đói nghèo, lạc hậu…
TRẦN BẮC NAM
Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du, Bà Rịa
- Biểu tượng "Ngọn đèn dầu” trong bài thơ cùng tên của Lê Thiên Minh Khoa (***) (trích)
Đào Việt Hùng
… Khổ 1 : Ngọn đèn dầu lập loè soi đêm Chơ Ro
Soi lối mòn cho em tới lớp
Hình ảnh ngọn đèn dầu lúc đầu được dùng theo nghĩa đen. Nó nói lên tinh thần ham học của người dân Chơ Ro. Ngọn đèn dầu nho nhỏ, ánh sáng yếu ớt lập loè soi trong đêm tối, soi đường cho các học viên đến lớp. Lớp học xoá mù thường tổ chức vào ban đêm, nhưng với ngọn đèn dầu, đêm đen vẫn không cản được bước chân của họ tới lớp học để tiếp thu ánh sáng văn hoá...
Soi mắt học viên long lanh giờ tập viết
Soi lòng em thương dân Chơ Ro
Đến đây thì ngọn đèn dầu không chỉ đơn thuần là phương tiện như nói trên. Nó như một sự hiện hữu chứng kiến niềm vui giờ học viết của các học viên trong lớp qua những đôi mắt long lanh ánh lên những ước mơ, hi vọng, lại như chứng kiến và soi tỏ tấm lòng của người thầy giáo xoá mù đối với người dân Chơ Ro.
Khổ 2 :
Ngọn đèn dầu đo sớm, đo khuya
Thức cùng em mòn đêm rừng sâu vắng
Ngọn đèn dầu đo sớm, đo khuya
Thức cùng em mòn đêm rừng sâu vắng
Ngọn đèn dầu trong 2 câu thơ trên được dùng theo phép ẩn dụ và nhân hoá, khiến nó hiện lên như có tâm hồn và song trùng với hình ảnh người thầy giáo. Ngọn đèn dầu như một cỗ máy đo thời gian. Nó “đo sớm, đo khuya” theo nhịp điệu làm việc miệt mài, cần mẫn của người thầy giáo. Nó làm bạn cùng người thầy giáo, thức đến “mòn đêm rừng sâu vắng” để soạn bài lên lớp cho các học viên Chơ Ro. Hình ảnh ngọn đèn dầu lúc này thể hiện tấm lòng hết lòng tận tuỵ mang ánh sáng văn hoá tới đồng bào Chơ Ro của người giáo viên nhân dân.
Vì vậy, tác giả đã hạ câu thơ kết lại :
Trang giáo án cũng từ trang giấy trắng
Có dáng thân thương, nho nhỏ ngọn đèn dầu
Trang giáo án cũng là trang lòng của cô giáo. Nó có hình bóng thân thương, nho nhỏ ngọn đèn dầu.
Ngọn đèn dầu lúc này như mang tâm hồn người, mang ngọn lửa nhiệt tình vị tha cao cả. Nó với người thầy giáo xoá mù như hình với bóng; nó thể hiện tâm hồn, tấm lòng của người thầy giáo diệt giặc dốt cho người dân Chơ Ro.
Ngọn đèn dầu trong khổ thơ này gợi sự làm việc miệt mài cần mẫn của các thầy, cô giáo. Nó cùng thức đến “mòn đêm rừng sâu vắng” giúp các thầy cô giáo soạn bài. Hình ảnh ngọn đèn dầu lúc này thể hiện tấm lòng tận tuỵ mang ánh sáng văn hoá tới đồng bào Chơ Ro của người giáo viên nhân dân.
Đến khổ 3, tác giả đã dùng một hình ảnh rất sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng để nói về ngọn đèn dầu:“cái mầm sáng”.“Cái mầm sáng” vừa là hình ảnh ngọn lửa nho nhỏ của chiếc đèn dầu, vừa là hình ảnh ẩn dụ về sự khai sáng ban đầu của người thầy giáo có ý nghĩa phôi thai tạo dựng các tri thức văn hoá cho người dân Chơ Ro. «Cái mầm sáng” ấy “mọc lên từ bóng tối” và rồi sẽ sống, sinh sôi nảy nở, lớn lên trong lòng người dân Chơ Ro, soi sáng cuộc đời người dân Chơ Ro.
Ngọn đèn dầu đã gắn chặt với người giáo viên diệt giặc dốt. Nhà thơ nói về ngọn đèn dầu cũng là nói về người thầy giáo làm nhiệm vụ khai sáng cho người dân Chơ Ro.
NGHỆ THUẬT:
Những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm về ngọn đèn dầu: đo sớm đo khuya, thức mòn đêm rừng sâu vắng, cái mầm sáng, dáng thân thương nho nh ,...
Những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm về ngọn đèn dầu: đo sớm đo khuya, thức mòn đêm rừng sâu vắng, cái mầm sáng, dáng thân thương nho nh ,...
Những từ ngữ, hình ảnh này thể hiện được ý nghĩa sâu xa của ngọn đèn dầu, của người thầy giáo
Trong bài thơ có sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ :
Điệp từ: soi, đo, mầm sáng, Chơ Ro, đêm…
Riêng điệp từ soi được dùng rất nhiều lần (6 lần, trong đó, riêng khổ 1, 4 lần).
Từ soi ở câu 1, câu 2 dùng theo nghĩa đen.
Từ soi ở câu 3 và 4 dùng theo nghĩa bóng, với nghĩa “cho thấy”, “làm sáng rõ”.
Trong lửa trại bập bùng soi đêm Chơ Ro
Có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu
Những điệp từ điệp ngữ trên được nhắc đi nhắc lại có tác dụng tái hiện hình ảnh sinh hoạt của người dân, xoáy sâu vào tâm thức, khắc chốt lại ý nghĩa của ngọn đèn dầu đối với đồng bào dân tộc Cho Ro…
Đào Việt Hùng.
P. Trưởng phòng Phổ thông - Sở GD-ĐT tỉnh BR-VT.
______________
(**): Trích " THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM MỘT TIẾT VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG, CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS: Dạy bai thơ "NGỌN ĐÈN DẦU" của Lê Thiên Minh Khoa”.
(***) : Trích « Giáo án: Bài thơ " NGỌN ĐÈN DẦU" của Lê Thiên Minh Khoa » - Tài liệu giảng dạy Văn học địa phương tỉnh BR-VT.