Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, October 27, 2018

CÕI QUÊ 1 - 2 - Thơ Tình Lục Bát 2018 - Lê Kim Thượng

Tấc giả Lê Kim Thượng
            
Thơ  Tình  Lục  Bát  2018 
Lê Kim Thượng
                                                     
CÕI QUÊ  1 - 2

1.

 “Trăm năm đã lỡ hẹn hò
Cây đa, bến cũ, con đò... còn không?...”
Cánh chim bạt gió phiêu bồng
Biết về đâu giữa mênh mông đất trời
Quanh đây có tiếng đàn lơi
Bỗng trầm, thăng giáng chơi vơi giọt mềm...
Lên non tìm chút êm đềm
Gốc Đào đánh giấc, tiếng đêm u hoài
Muộn phiền rũ áo, nguôi ngoai
Quên đi năm tháng lạc loài tha phương
Quên đi Hạt Bụi vô thường
Chìm trong hư ảo, cuối đường biển dâu...
Nhìn sông, bèo giạt về đâu
Nước trôi, trôi mãi, bóng cầu ngã xiêu
Nhìn mưa, thèm một cánh diều
Nghiêng chao nỗi nhớ, liêu xiêu tình buồn
Lạy Trời đừng đổ mưa tuôn
Đừng làm chớp biển, mưa nguồn mù khơi...
Người đi góc biển, chân trời
Mơ về quê cũ, một đời nhớ nhung
Ngóng trông phương ấy mịt mùng
Nhớ làng, nhớ đất, nghìn trùng thân thương
Nhớ mùi đất ấy ngọt hương
Cái mùi lạ lắm... bình thường, chân quê
Dẫu đi tám hướng sơn khê
Cái mùi đất ấy gọi về cõi xưa...

2.

Cầu tre, bến nước, gốc dừa
Vẫn còn đây, tiếng võng đưa... ơi à
Bao năm cách biệt quê nhà
Hàng trầu để héo, cau già rụng rơi
Bây giờ, đời đã hết đời
Hết thời phiêu bạt, hết thời lênh đênh
Rượu bầu, thơ túi chông chênh
Sấu cong ngọn khói bay lên rặng dừa
Về tìm trầm tích, dấu xưa
Rêu phong cát bụi, nắng mưa nhạt nhòa
Lời Kinh Bát Nhã hiền hòa
Vườn Tâm, Chánh Niệm nở hoa âm thầm
Xa đưa tiếng Hải Triều Âm
Rơi buồn tiếng nhạc vô âm thầm thì
Cuối đời dừng bước chân đi
Vô Ngôn đã tắt... Tham Si héo mòn
Còn đây, Núi Mẹ Bồng Con
Còn đây, một bóng trăng tròn... thủy chung
Cõi Trăm Năm tới vô cùng
Phong sương dừng bước, giữa vùng Cỏ Khâu
Trách chi Thương Hải - Biển Dâu
Chỉ là nấm đất, mộ sầu thiên thu... 

                        Nha Trang, tháng 10. 2018
                             LÊ KIM THƯỢNG
  
“...” Ca dao


READ MORE - CÕI QUÊ 1 - 2 - Thơ Tình Lục Bát 2018 - Lê Kim Thượng

CẢM ĐỀ SƠN NỮ - Video clip ngâm thơ La Thụy




CẢM ĐỀ SƠN NỮ
(Truyện ngắn của Lương Minh Vũ)

Ngày tháng lặng buồn tênh vòng cơm áo
Ta chồn chân mỏi gối với đời mòn
Thu mình lại ẩn thân vào ốc đảo
Chút khẽ khàng liệm kín khối tình son.

Tóc đà bạc sao lòng còn hoài vọng
Một đời ta luôn dõi mắt tìm trông
Em hồn hậu trong ta thành vang bóng
Mắt môi xưa đọng ngấn ngát hương lòng.

Rồi lãng đãng gần xa, huyền dáng mộng
Nét thơ trinh vằng vặc ánh trăng ngần
Em thoáng hiện cho thơ đời ngân vọng
Ta ngậm ngùi nhìn lại - Đã tàn xuân.

                                           La Thụy


                             
  

READ MORE - CẢM ĐỀ SƠN NỮ - Video clip ngâm thơ La Thụy

Chùm ảnh HOA CÚC - Chu Vương Miện






READ MORE - Chùm ảnh HOA CÚC - Chu Vương Miện

TÌNH CA CAO NGUYÊN - thơ Hoàng Yên Linh

Tác giả Hoàng Yên Linh

 Tình Ca Cao Nguyên
 
                             Hoàng Yên Linh

Cao nguyên ơi!
Đêm bập bùng ánh lửa
Rượu đổ đầy chum
Chông chênh điệu múa

Trăng đã lên rồi
Vàng óng đồi nương.


Cao nguyên ơi!
Rừng núi lô xô
Suối ngàn réo gọi
Sơn nữ mắt cười
Gọi bạn tình ơi...

Cao nguyên ơi!
Ngát hương ngày lúa mới
Tiếng còng âm vang giữa bạt ngàn rừng xanh
Lộng gió núi đồi mây trắng đùn quanh 
Ấm tình đất cao nguyên
Ấm lòng người phiêu bạt
Với đất này...với tình này
Dang rộng vòng tay
Một chốn đi về...một chốn bình yên.

Cao nguyên ơi !
Rượu uống mềm môi
Em hồn nhiên bên núi cao suối đổ
Tôi ngẩn ngơ viết lại bài thơ
Bài thơ ân tình
Say đắm cao nguyên
Đất với người tỏa ngát hương duyên.

Cao nguyên ơi!
Đến với rừng đâu chỉ có rừng thôi
Có dáng em nghiêng gùi lúa mới trên nương
Có tiếng khèn réo rắt những đêm trường.

Cao nguyên ơi!
Bao lâu rồi...sưởi ấm đời tôi
Cao nguyên ơi!
Rượu cứ đầy vơi...
Tình người tưới mát tình tôi
Ta hát cùng nhau
Khúc tình ca ngày mới cao nguyên.

Hoàng Yên Linh
Cao nguyên Lang Biang 2017
READ MORE - TÌNH CA CAO NGUYÊN - thơ Hoàng Yên Linh

NHẠC CÁCH MẠNG 1946-1954 - Lê Thiên Minh Khoa


NHẠC CÁCH MẠNG 1946-1954             
                                                          LÊ THIÊN MINH KHOA

  1. C:\Users\TTC\Pictures\CA KHÚC (In) copy (1).jpg


Phác thảo bìa cuốn sách “9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam”- Lê Thiên Minh Khoa.

    Từ tháng 9.1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công đến cuối năm 1946, khi Pháp đã đổ quân vào Nam bộ, Lưu Hữu Phước và nhóm Hoàng Mai Lưu vẫn tiếp tục sáng tác nhiều ca khúc yêu nước và cách mạng: Đoàn quân du kích (Bài hát của quân du kích Nam bộ - 23.9.1945), Đoàn quân địch vận (1945 - lời: Phòng địch vận khu X), Đoàn quân ma (1945), Bóng người núi Lam (1946), Vượt trùng dương (1946), Lục quân Trần Quốc Tuấn (1945), Hướng đạo cứu quốc Việt Nam (Hướng đạo hành khúc- 1946)… Hướng đạo cứu quốc Việt Nam sau này trở thành Hội ca chính thức, hát trong nghi lễ của Hội Hướng đạo VN.

    Image result for nguyá»…n văn thÆ°Æ¡ng nhạc sÄ©


          Trong thời điểm này, những nhạc sĩ thuộc nhiều dòng nhạc khác nhau đã tuôn về một dòng sông âm nhạc chung và viết lên những ca khúc giá trị: Hoàng Quý với Tiếng gọi non sông (10.1945); Việt Lang với Chiều Yên Thế (10.1945); Lê Yên với Kỵ binh hành khúc (Ngựa phi đường xa - 1945); Nguyễn Xuân Khoát với Tiếng chuông nhà thờ (1946); Phan Huỳnh Điểu với Giải phóng quân (1945 - sau đổi tên thành Đoàn vệ quốc quân), Mùa đông binh sĩ (1946), Những người đã chết (1946 - thơ Tế Hanh) và Tạ Thanh Sơn với Nam bộ kháng chiến (1946) trở thành nhạc hiệu của Đài phát thanh Nam Bộ. Đáng ghi nhận là Văn Cao với một loạt ca khúc cách mạng viết chỉ trong năm 1945: Bắc Sơn, Chiến sĩ Việt Nam, Bài ca chiến sĩ hải quân, Không quân Việt Nam… Và Đỗ Nhuận cũng với một loạt ca  khúc đỏ viết trong hai năm 1945 - 1946: Bé yêu Bác Hồ, Ngày Quốc hội, Tiếng súng Nam Bộ, Đường trường vô Nam, Đoàn lữ nhạc (1946). Hầu hết ca khúc cách mạng viết trong hai năm đầu Cách mạng Tháng Tám thành công, 1945 và 1946 có giai điệu: nhịp đi, nhanh, hùng, mạnh.

     Image result for Nguyá»…n Đình Thi
NS Nguyễn Đình Thi

         Sang năm 1947-1948, sau ngày “Toàn quốc kháng chiến", 19.12.1946, khi chiến sự bùng nổ khắp ba miền, các nhạc sĩ bước vào “trường kỳ kháng chiến” với những bài ca xung trận. Năm 1947, Nguyễn Đình Thi với Người Hà Nội; Lương Ngọc Trác với Mơ đời chiến sĩ, Lô giang Lời thề quyết tử; Việt Lang với Những hình bóng qua; Văn Cao viết Làng  tôi và bản trường ca đầu tiên của tân nhạc Việt: Trường ca Sông Lô, Nguyễn Đình Phúc với Chiến sĩ sông Lô và trường ca thứ hai của tân nhạc Việt: Bình ca, v.v…           
       Đến năm 1948, Văn Cao với Ngày mùa; Đỗ Nhuận với Áo mùa đông; Lương Ngọc Trác với Trường chinh ca (lời Lê Minh); Huy Du với Sẽ về thủ đô; Bùi Công Kỳ với Ba Đình nắng (lời Vũ Hoàng Định); Nguyễn Văn Thương với trường ca Bình Trị Thiên khói lửa; Lưu Hữu Phước với ca khúc hợp xướng Ngọn cờ dân chủ, Việt Lang với 5 ca khúc giá trị trong một năm: Đoàn quân đi, Bài ca Quốc tế lao động, Mùa không biên giới, Thu trên sông, Đàn xuânHơi trái với giai điệu của hai năm trước đó (1945 và 1946), hầu hết ca khúc đỏ viết trong hai năm này thường có giai điệu: chậm vừa, thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, có khi dịu dàng, tha thiết… với ca từ là ngôn ngữ trong sáng, giản dị mà điêu luyện, giàu hình tượng văn chương mang nội dung trữ tình, lãng mạn hơn, như dòng nhạc tiền chiến, mà sau này các nhà nghiên cứu gọi là lãng mạn cách mạng. Một trong những cách giải thích cho sự khác biệt nầy là trong hai năm sau, các nhạc sĩ đã “điềm tĩnh” bước vào “trường kỳ kháng chiến”, vẫn nhiệt tình yêu nước nhưng đã qua rồi cái tâm trạng hồ hởi, sôi nổi, nhiệt huyết “bốc” lên như hai năm đầu vừa mới được tận hưởng không khí tự do, được sống trong  một đất nước độc lập, dân chủ.

    https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh2txImLXTIjqstM2xMWmH3z-895p0lrmHuUNEL23M6XMo9F5fqLqDX2ayTCSuJ56DhYyH3w_PXmKfTsBy-wFxfFFVRWEtwAkHvVGpQja7VLIGKFolMkb-ud7Px1y8__tYPBMz1AGRVqfcB/s320/nhacsi+LATHANG+va+nhac+si+HO+BACHUY+THUCv.jpg
    NS La Thăng và NS Hồ Bắc     

       Xu hướng nhạc cách mạng đã hình thành từ 1930 với Cùng nhau đi hồng binh của Đình Nhu và thành cao trào từ 1941-1945. Nhưng phải đến khi xảy ra cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), cùng với những nhạc sĩ đã viết ca khúc “nhạc đỏ” từ trước, nhiều nhạc sĩ thuộc dòng nhạc hùng, nhạc lãng mạn đi theo kháng chiến, sáng tác những ca khúc mới thì dòng nhạc cách mạng mới thực sự định hình và phát triển thành nhiều giai đoạn sau này theo  biến chuyển của tình hình lịch sử xã hội Việt Nam. Các ca khúc “nhạc đỏ” mới có giai điệu hùng tráng và nội dung động viên, cổ vũ tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc, đồng bào, yêu lý tưởng cộng sản, phục vụ sự nghiệp kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, phục vụ sự  nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và từ năm 1949, do hoàn cảnh lịch sử đã tập trung cao độ vào đề tài kháng chiến chống Pháp:   

     Văn Chung - Thổi hồn quê vào nhạc - Ảnh 1.

            NS Văn Chung  


         Ở miền Bắc, Đỗ Nhuận viết Du kích sông Thao (1949), Hành quân xa (1953); Văn Cao đã sửa lời Bến xuân (viết chung lời với Phạm Duy) thành Đàn chim Việt và viết Tiến về Hà Nội (1949); Từ Phác viết Tiếng hát quay tơ (1949); Lê Yên viết Đoàn kỵ binh Việt NamTrận Đoan Hùng (1949), Bộ đội về làng (thơ Hoàng Trung Thông - 1950), Chiều hậu phươngLúa mới; Hoàng Vân viết Hò kéo pháo (1953); Tô Hải với Toàn dân kháng chiến trường kỳ, Chiến sĩ khu Ba; Hồ Bắc với Làng tôi (1949), Bên kia sông Đuống (thơ Hoàng Cầm - 1950), Gặt tay nhanh (1952),  Giữ mãi tuổi xuân (1954); Hoàng Hà với Vui lên đường (1949), Hò dân công (1952), v.v…
      Tham gia kháng chiến, Phạm Duy  viết nhiều ca khúc nổi tiếng  về  đề tài cách mạng: Chiến sĩ vô danh, Bà mẹ Gio Linh,  Xuất quân, Chinh phụ ca, Gươm tráng sĩ, Thu chiến trường, Đường về quê, Nợ xương máu, Bao giờ anh lấy được đồn Tây (sau đổi thành Quê nghèo), v.v...       

Nhạc sĩ Huy Du (trái) và nhạc sĩ Trương Quang Lục



NS Huy Du (trái) và NS Trương Quang Lục
                       
      Ở miền Trung có Lời người ra đi, Con trâu kháng chiếnBà Ba kháng chiến của Trần Hoàn; Đoàn vệ quốc quân, một đàn chim của Phan Huỳnh Điểu; Du kích Ba Tơ của Dương Minh Viên; Tự túc của Dương Minh Ninh; Đánh giặc tăng gia của Văn Cận; Ai xây chiến lũy (1949), Vượt trùng dương (1952) của Nguyễn Văn Tý; Bước chân chiến sĩ của Vân Đông; Chuyến tàu trăng, Bảo vệ hòa bình, Đố cờ, Hoa bên suối của Trương Quang Lục, v.v…                                   
      Còn ở miền Nam, một lớp nhạc sĩ trẻ hơn như Hoàng Việt với Thành đồng Tổ quốc (1949), Ai nghe chiến dịch mùa xuân (1950), Mùa lúa chín (1951), Tin tưởng (1951), Đêm mưa dầm (1951), Lên ngàn (1952), Nhạc rừng (1953);  Nguyễn Hữu Trí với Tiểu Đoàn 307 (1950 - phỏng thơ Nguyễn Bính); Trần Kiết Tường với Anh Ba Hưng; Quốc Hương với Du kích Long Phú (1949), Cô gái Vĩnh HanhĐoàn người đi tòng quânTầm Vu (viết cùng Đắc Nhẫn - 1951)… Lưu Hữu Phước và nhóm Hoàng Mai Lưu tham gia Nam bộ kháng chiến đóng góp vào những ca khúc như: Cô gái Củ Chi (1947), Bài hát Đoàn thiếu nhi nghệ thuật (1948), Thanh niên ca (1950), Em yêu chị Ray-mông (1950), Xuân Việt - Trung - Xô (1954), Ðoàn quân ma, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Hăng-ri Mác-tanh (Henri Martin), Cả cuộc đời về ta và ca khúc hợp xướng Đông nam Á châu (1947)..
       Cuối giai đoạn, không khí hào hùng và tinh thần lạc quan, tự hào bởi chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của nhân dân, dân tộc  đã ùa vào hàng loạt ca khúc có giá trị viết năm 1954, trước, trong và sau chiến dịch này: Trên đời Him Lam, Chiến thắng Điện Biên của Đỗ Nhuận; Quê tôi giải phóng của Văn Chung; Hát mừng anh hùng Núp,  Ngày về (thơ Chính Hữu) của Lương Ngọc Trác; Ta lớn lên (thơ Tố Hữu) của Nguyễn Xuân Khoát; Lá cờ tháng Tám của Phan Thanh Nam; Buổi sáng trên đồng nội của Trần Tất Toại; Hòa bình trên đất nước ta của Nguyễn Mạnh Thường…
      Thật thú vị khi Sẽ về thủ đô (1948) của Huy Du và Tiến về Hà Nội (1949) của Văn Cao được viết rất sớm, nhưng lại dự cảm được không khí hùng tráng, niềm vui ngút ngàn thắng lợi của năm 1954.
      Song song với  những ca khúc chiến đấu, tình cảm lãng mạn vẫn còn là nguồn cảm hứng chủ đạo trong các tình ca, như: Em đến thăm anh một chiều mưa, Tạ từ (1947), Tiếng chuông chiều thu (1948) của Tô Vũ; Lời người ra đi (1948), Tìm em, Sơn nữ ca (1950) của Trần Hoàn; Dư âm (1950), Mùa hoa nở của Nguyễn Văn Tý; Nụ cười sơn cước (1947) của Tô Hải; Ngày về (1846) của Hoàng Giác; Tình quê hương (1946), Những hình bóng qua (1947), Mùa không biên giới, Thu trên sông, Đàn xuân (1948) của Việt Lang; Tiếng hát quay tơ (1948) của Tử Phác; Ánh trăng mùa thu (1947 - ca khúc đầu tay); Tình nghệ sĩ (1947), Đường về Việt Bắc (1948),  Lá thư (1949) của Đoàn Chuẩn; Bên cầu biên giới, Khối tình Trương Chi, Cây đàn bỏ quên, Tình kỹ nữ, Chú Cuội, Tiếng đàn tôi, Đêm xuân, Tiếng bước trên đường khuya của Phạm Duy, v.v…

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRoIF4QanMewUNiHFbI6zSmYG7lt1QF27ULN4mFedOuuROReh1wDQ

NS Trần Hoàn


      Bên cạnh đó, các nhạc sĩ đã dùng nhạc để diễn tả những bài  thơ lãng mạn của các nhà thơ: của Lưu Trọng Lư (Tiếng thu, nhạc Phạm Duy); của Nguyễn Bính (Cô lái đò, nhạc Nguyễn Đình Phúc); của Nguyễn Nhược Pháp (Ði chùa Hương, nhạc Trần Văn Khê); của Hữu Loan (Những gác chuông giáo đường, nhạc Huy Du),
       Cũng theo giọng điệu trữ tình của dòng nhạc tiền chiến nhưng với chủ để tình yêu quê hương như: Quê em miền trung du (1949) của Nguyễn Đức Toàn; Làng tôi (1947), Ngày mùa (1948), Tình ca trung du của Văn Cao; Con kênh xanh xanh (1949) của Ngô Huỳnh; Lá xanh (1951) của Hoàng Việt, Nương chiều (1947); Gánh lúa (1949) của Phạm Duy…
      Một đề tài sáng tác mới nữa của các nhạc sĩ là ca ngợi Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam mà giới nghiên cứu sau này gọi là chính ca. Đỗ Minh viết Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam (1952); Lưu Bách Thụ viết Biết ơn cụ Hồ (9.1945); Hoàng Việt và Minh Trị viết Mong Bác Hồ vào Nam; Hoàng Hà viết Thanh niên làm theo lời Bác (1953); Lưu Hữu Phước viết Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1948- lời Nguyễn Đình Thi); rồi cũng Ca ngợi Hồ Chủ tịch của Đỗ Nhuận. Đặc biệt, nhạc sĩ chuyên viết ca khúc thiếu nhi Phong Nhã đã viết Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (1946) được phổ biến rất sâu rộng, v.v...
      Ca sĩ nhạc đỏ nổi tiếng thuộc thế hệ này là Trần KhánhTrần Thụ, Mai Khanh, Thương Huyền..., trong đó Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hương với một giọng hát giản dị, đầy nhiệt huyết mà nhiều thế hệ ca sĩ đã chịu ảnh hưởng, là một tên tuổi lớn trong nền tân nhạc cách mạng Việt Nam nhiều giai đoạn sau. Nhiều ca khúc cách mạng được ông thể hiện đầu tiên, và cũng nhiều ca khúc gắn với tên tuổi ông như: Tình ca (Hoàng Việt), Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương), Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí)…
        (Kỳ tới: NHẠC CÁCH MẠNG 1954-1975).
                                             LÊ THIÊN MINH KHOA  
 (Trích trong cuốn  sách “9 THẬP KỶ CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM”-  nghiên cứu, nhận định - Lê Thiên Minh Khoa -  trang169-173, sắp xuất bản, 2018).
-----------------
Nguồn ảnh: Internet và  các nhạc sĩ cung cấp.

READ MORE - NHẠC CÁCH MẠNG 1946-1954 - Lê Thiên Minh Khoa