|
Chân dung tác giả |
Phạm Chí Khiêm
NGƯỜI CHA NGHÈO
VÀ ĐỨA CON
Từ những năm đầu thời sinh viên, ban
ngày tôi đi học, tối đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập riêng. Tuy mệt nhưng đối
với tôi những đồng lương đó cho tôi một nghị lực của một đứa con xa nhà. Nhà
thì nghèo mà đi học xa, cha mẹ lo cắm cúi mần, nhưng cũng không thoát khỏi cái
vòng quanh của chữ “nghèo”, thế nên khi được nghỉ tết, tôi lên thành phố kiếm việc
để làm.
Công việc cũng nhiều nhưng cái chính là được nhân ba ngày lương bình
thường. Trong lúc mọi người về quê ăn tết, vui vẻ bên gia đình thì tôi lại nhào
vào những công việc của họ. Không phải vì tôi không muốn về nhà nhưng trong cái
vòng quanh kia, tôi ngục ngã thì đã làm phí công sức của cha mẹ. Điểm đến của
tôi là một quán phở ở quận 5.
Quán phở rất đông khách, nhất là giờ cao điểm
lúc sáng sớm khoảng từ 6 giờ đến 8 giờ, và buổi chiều tối khoảng 19 giờ đến 21
giờ. Tôi được phân công làm ca rẫy từ 11 giờ chưa đến 14 giờ chiều và từ 17 giờ
đến 22 giờ. Quán phở có 3 tầng, tầng trệt bán phở, tầng 2 là lúc khách đông
không còn chỗ ngồi thì lên, tầng 3 là chỗ ngủ của nhân viên và một góc là nơi
phơi đồ. Ngày đầu tiên tôi làm không tốt cho lắm, phải nhờ nhiều người chỉ dẫn. Nhiều
ngày sau đó tôi đã thành thục hết mọi việc.
Như mọi ngày. Bắt đầu công việc của mình với
cái giẻ lau còn mới và sạch. Tôi lau những chỗ khách mới vừa ăn xong, những
vết tương ớt, tương đen, hay những vũng nước phở thật thơm ngon rơi xuống bàn.
Gom những cọng rau chỉ còn thân và lá hư, khăn lạnh dơ xuống sọt rác. Khách vào
đông, chúng tôi lau nhanh nhưng đôi khi cũng không được kĩ cho lắm, còn khách
lai rai bình thường thì chậm. Không chỉ lau mà còn bưng những tô phở phà khói
nóng hơi thơm ngon nữa. Có lần:
- Thanh, bưng phụ tô phở tái lại bàn số 6,
nhanh lên.
- Dạ.
Tôi chạy lại, đưa hai tay lên tô phở đang
nóng kia. Mùi hương thật thơm làm sao, mùi của xương bò, mùi của gia vị, mùi của
miếng thịt bò được cắt mỏng, mùi của bánh phở lòng vào nước, quá ngon. Lại thêm
phần sang trong khi được đựng trong tô sành trắng, có in thương hiệu phở, nó
bóng láng và sạch sẽ, phía dưới tô là một cái dĩa cùng loại để thêm phần trang
trọng và dễ bưng và bớt nóng. Khi tới bàn tô phở được thêm nhiều nguồn hương
khác như: Giá thường trụn qua nước sôi, ngò gai, cải sà lách, rau thơm, rau diếp
cá, thêm tương đen, tương ớt và nhiều loại khác nữa. Đó là mùi trộn lẫn của nước,
thịt bò, mùi của các loại rau và mùi cay của ớt đã tạo nên hương vị đặc biệt của
phở. Cứ khách tới là bưng, khách về là dọn, công việc cứ như thế là làm. Mới vô
làm thì ông quản lí không cho tính tiền, khi biết công chuyện rồi mới được tính.
Còn tiền thối lại khách bo, nói theo kiểu ăn mày là bố thí cho mấy đồng bạc lẽ.
Mà thôi kệ, chẳng suy nghĩ cho mất công. Ở đây ai cũng phải biết ghi món khi
khách gọi, tôi cũng không loại trừ. Nào là Tái - Nạm - Gân - Gầu - Viên - Sách -
Đặc biệt - Thập cẩm, đủ lọai, đôi khi cho cả trứng gà, nước tiết, hay mì gói vào
nữa. Có một lần ghi sai món nhầm giữa Gân và Gầu, Gân thường ghi là G và Gầu có
dấu huyền ở trên. Bữa đó chút xíu là đền một tô phở.
Khi vắng khách, tôi thường lột tỏi, châm tương
vào bình, hay kiểm tra muỗng đũa, cắt chanh và ớt. Cắt chanh ớt cũng là một nghệ
thuật, lúc trước tôi chỉ biết cắt thành nhiều lát, nhưng ở đây thì
không, nó theo một khuôn khổ được quy định sẵn. Cắt chanh làm sau 1 trái trung
bình là 3 miếng, cắt xoay tròn và cuối cùng là cái cùi, trên miếng chanh không
được sót lại lát cùi nào. Còn ớt xắt lát mỏng và xéo dài. Ở đây rất nhiều công
đoạn công phu mà thực tế mới biết được. Những chiếc đũa, muỗng chưa được nhiều
thì thêm vào. Đôi khi tôi nghĩ đây là những công việc nhàm chán nhất, ai cũng cắm
cúi mà làm, chẳng nói chuyện được với nhau. Tan ca, mạnh ai nấy về chỗ ngủ, lên ca lại
tiếp tục làm. Ôi! Chán quá. Tối đến người trực tiếp trên bếp lau chùi sạch sẽ
nơi đứng bán. Có lần tôi nghĩ chuyện này quá dễ, nhưng rồi thời gian và hành động
đã cho tôi nhìn thấy tường tận của sự việc. Thật sự nó không đơn giản. Đó là những
nơi dơ nhất, nơi thường bám bụi, nơi người đến mua phở thường để ý. Tôi đã thực
nghiệm nó trong bộ đồ mình mặc đầy mồ hôi, có những vết dầu mỡ bám, một đôi chân lắm
nước và xà phòng, cuốn hai ống quần lên như hai lúa ra đồng. Xả áo xuống hay cởi
trần, phô ra bộ ngực lép như con mắm tôm, xịt nước và lau chùi. Sắp xếp đồ đạc
và chuẩn bị cho ngày mới.
Vào một giờ tương đối đông khách, ai cũng chạy ra
chạy vô, lấy này lấy kia, nói ra nói vào, lấy và đưa tiền. Còn tôi đang lật đật
ôm một đống tô vào trong bếp rữa, rồi phải cấm cúi nhìn lác qua lác lại có
khách vào không, rồi chạy vội lấy chai tương ớt cho khách. Tôi kịp nhìn lía qua
thằng Quân cũng đang bưng hết tô này đến tô khác cho khách. Quân cùng tuổi với
tôi nhưng nó làm lâu hơn tôi, đã ba năm rồi, chân tay nhanh nhẹn hơn. Rồi tôi
nhìn sang chị Hằng đang chia những lọn rau ra khay cho khách, cô Ba đang làm nước cam vắt, anh Tuấn đang nhúng từng bánh phở, anh Thắng cho thịt vào tô, thằng
Tèo đang sắp xếp những chiếc xe vào chỗ. Ngỡ như tôi là một cái máy ghi hình lại
toàn bộ sự việc đang diễn ra tại quán vậy.
Một hôm, tôi chứng kiến một việc mà cho đến
ngày nay nhớ mãi. Trong cái thành phố đó còn bao nhiêu người như thế, những con
người chưa biết ăn ngon mặt đẹp là như thế nào, cái nhìn đó, ánh mắt đó vẫn hiện
lên, đôi khi tôi mơ màng gặp lại đứa bé ấy, chất ngây thơ và đói. Khi mọi người
đang chú ý đến những tô phở ngon lành. Người thì lặt những cộng rau, người cho
tương ớt vào, người nặn chanh, người nhìn một cái rồi cho vô miệng, nhằm lúc
thấy người ta ăn mà mình cũng thấy thèm, tuy bữa nào cũng được ăn nhưng đó là
thịt thừa trong lúc xắt thịt, chứ đâu được ăn chính thức như những người khách,
nước miếng tôi cứ chảy lòng vòng trong miệng, tiếng ực ực cứ thao thao bất tuyệt
kiêu lên. Tôi nhìn ra ngoài sân và nhìn hai người khách. Có vẻ như người cha và
một đứa con trai đang thèm một tô phở, cứ nhìn trầm vào. Tôi đi nhanh ra và hỏi
thì người bật tiếng hơi ngẹn lại:
- Cho tôi một tô phở Nạm mang về. Tôi lúng
túng và đáp lại.
- Dạ. Chú đợi một chút.
Trong lúc đợi anh Hên làm phở, tôi nhìn hai
cha con. Người cha khoảng ba mươi hay ba mươi hai gì đó, áo có lỗ rách ở vai, xạm
màu tối. Quần thì ống cao ống thấp, có những mãnh vá. Có đeo một chiếc túi đen
nhưng dính bùn hay xi măng trộn cát, lúc đó trời tối nên không thấy rõ. Đôi dép
bị cụt mõ và tét một đường. Tôi nhìn lên mắt ông ta, có những nét nhăn trên mặt,
đen và sằn xụi, ông ta có một chút ngần ngại khi thấy tôi nhìn chầm vào ông.
Tôi chuyển hướng quay sang nhìn đứa con, cậu bé rất dễ thương, khoảng 7 tuổi, cầm
một chiếc quạt mo trên tay. Chắc có lẽ đó là quà tặng của người cha chăng? Bộ quần
áo của đứa bé cũng không thua người cha. Không được lành. Tôi đang thơ thẫn
nhìn họ thì người cha bất ngờ kiêu tôi lại hỏi:
- Tô phở bao nhiêu tiền vậy anh? - Tôi nhìn
vào người cha, trong cái nét mắt đó là sự sợ hãi, lo lắng một đều gì đó nguy hiểm,
hay sợ mất một vật gì đó. Tay ông đang rung, đang sợ, và đang chuẩn bị một cú
đòn phản công nào đây. Người con cũng rung theo, nắm tay người cha thật chặt,
nheo mắt nhìn tôi, như muốn van xin một đều. Còn tôi chợt nhận ra rằng mình
đang là một con ác quỷ hại người hay họ đang đợi một câu trả lời băng giá, có
thể đóng băng họ về mặt tinh thần. Tôi xóa bỏ những suy nghĩ vớ vẫn trả lời
ngay.
- Dạ. Sáu mươi lăm ngàn một tô. Người cha giật
mình và lẩm bẩm điều gì đó mà tôi nghe không rõ, tay ông càng run trong túi lúc
thò tay móc tiền. Người cha nhìn về phía trước, tay ông vẫn còn để trong túi quần,
run rẫy như những người nghệ sĩ đánh đàn. Tôi ngó theo, ông bậm môi, mặt nhếu lại,
một giọt nước rơi từ đâu xuống, ông đang khóc và ngay từ lúc đó tôi hiểu ra mọi
chuyện. Ông vẫn khóc, tôi vẫn nhìn cho đến khi có người gọi tôi. Thanh, lại đây
vào đồ mang về dùm anh. Anh Tuấn gọi. Tôi chạy lại và cảm giác như có một cái
gì cản lại, tôi muốn nhìn người con, cậu bé muốn ăn phở kia. Cậu ở phía sau nhìn
những tô phở nóng hỏi đang bưng ra nhưng không phải dành cho cậu mà cho người
khác, cậu không biết người cha thiếu tiền để mua một tô phở, để rồi một câu nói
kia đã đánh tan đi giấc mơ, có lẽ như đánh vào xác thịt em vậy. Thôi, để bữa
nào cha mua cho con, hôm nay cha không đủ tiền mua. Người cha nói với đứa con.
Lời nói thật đó đã đánh vào người con trai và cũng đánh vào tôi, đánh vào ông.
Tôi cũng là người làm thuê, cũng tìm việc, kiếm miếng ăn và nhìn cảnh đời. Tôi
đã nhìn thấy, tôi đã biết và đã…. Đứa con nhìn lên người cha, nó đã thấy nham
nhám nước mắt, nhìn thấy nỗi lòng và nhìn thấy mình… Dạ. Vậy chúng ta đi ăn hủ
tiếu gõ. Người con trả lời lại. Người cha nhìn tôi, lại nét mặt đó, lại ánh mắt
đó có vẻ như ông muốn nói lời xin lỗi. Nhưng ông không thể nói, không thể lại gần
để xin lỗi. Bật một tiếng vang lên, người cha và đứa con vụt mất. Tôi đã hiểu.
Tôi ăn tô phở đó. Tôi khóc. Tôi nhớ.
Trời đang se lạnh, tôi đi trên đường Nguyễn
Trãi. Yên lặng. Những tòa nhà cao ốc chỉ còn đèn chiếu lắp lánh, xe máy vụt qua
rồi lặng, âm vang của lời nói trong quán ăn cũng không còn, không còn người đợi
đèn xanh, không một người. Một con chuột cống to đang lôi một cục thịt vào một
cống rãnh, có lẽ người ăn đã đánh rơi nó. Lon bia bị bóp méo lăn lóc trong cơn
gió khuya. Những hoa vạn thọ trước cửa nhà đang tàn dần, héo úa như người già bệnh.
Tôi vẫn đi. Vẫn đi. Tôi ngồi vào một quán hủ tiếu bên kia đường, chỉ còn một
người khách đang cố ăn nốt miếng thịt phía trong cục xương to. Không biết tại
sao lại ghé vào đây, chắc là ngán phở. Không. Có lẽ tôi đang tìm hình ảnh của
người cha hôm qua. Tôi kêu một tô hủ tiếu, thực chất không muốn ăn. Cố tìm một
cái gì đó, cố tìm gặp và có lẽ mãi mãi cũng không được gặp. Trời đã gần sáng,
người đàn bà kia cũng mệt mỏi, bà ngáp mấy cái, đấm lưng mấy đấm. Nồi nước lèo
cũng sắp cạn, chỉ còn vài miếng thịt nhỏ và một khoanh giò, giá chỉ còn cỡ một
nắm tay. Than cũng tàn, dần chuyển đỏ sang màu sữa. Còn người đàn ông, chắc là
chồng, đang cắm đầu móc những mãnh khăn giấy dính trên nền gạch. Ông cố quét hết
rác, dọn dẹp và ngủ một giấc. Tôi không cẩn thận làm rớt chiếc đũa, tôi có linh
cảm sắp xảy ra chuyện gì. Phớt qua một đàn ông khoảng ba mươi, cũng có một vết
rách trên vai, cũng ống quần hai lúa và đứa bé ấy….
- Cho tôi hai tô hủ tiếu. Tiếng vang lớn kề
tai tôi, giọng nói đó vừa vang, đó là giọng mấy hôm trước.
- Anh thông cảm, chỉ còn một tô và một tô của
anh bên kia gọi trước. Người đàn bà trả lời. Họ nhìn sang tôi. Tôi nhìn lại là
nét mặt ấy, là ánh mắt ấy, những hình ảnh đó tôi không quên được và hôm nay trước
khi tôi về, ông trời đã tặng cho tôi một món quà thật ý nghĩa. Tôi nhường tô hủ
tiếu, dẫu sao tôi cũng không muốn ăn. Nhìn cậu bé ăn, tôi khóc trong âm thầm.
Nước mắt rơi xuống, rơi xuống. Ánh mắt ấy nhìn tôi, có lẽ ông ấy đã nhận ra, thằng
nhân viên quán phở mà ông từng vụt xe đi mất, ông nợ lời xin lỗi. Ông nhìn mà
không nói. Chỉ nhìn. Họ ăn xong cũng là lúc tôi bước đi.
Tôi bước đi. Có lẽ họ nhìn tôi, ghi nhớ vào
trong tim. Tối hôm đó cũng là ngày làm cuối cùng của tôi. Tôi lại trở về nơi
cũ. Về nhà. Có lẽ tôi cũng không gặp lại khuôn mặt ấy, ánh mắt ấy, hai hình ảnh
ấy. Có lẽ đứa bé ấy sẽ….
Phạm Chí Khiêm
<lop12c3hau@gmail.com>
Ấp Phước Yên, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.