Khi bắt đầu đi trên con đường sang phương Tây thỉnh kinh, thầy trò Đường Tăng không chỉ đụng độ yêu tinh, ma quái mà còn chạm phải trán giặp cướp đường. Hồi thứ mười bốn, lúc đầu truyện Tam Tạng cùng Tôn Ngộ Không (mới đuợc giãi cứu ra khỏi Ngũ Hành Sơn). Trong “Tây Du” có viết :
“Viên Tâm quy chính,
“Lục tặc vô tung”
Nghĩa là:
Lòng Vượn theo đường chính,
Sáu giặc mất tăm hơi.
Mãi tới hồi bảy mươi hai, lại mới có dẫn thêm câu chuyện như sau:
“Bàn Ty động thất tinh mê hồn ,
“Trạc cầu tuyền Bát Giới quên hình”.
Hai hồi này, nhắc đến Lục Tặc và Thất Tinh. Lục tặc là sáu tên cướp. Thất tinh là bảy con yêu tinh. Sáu, bảy (6+7=13) là mười ba .Tuy rằng hai giai đoạn cách nhau rất xa, nhưng trước sau cũng vẫn chỉ là một. Ngô Thừa Ân muốn nói tới Thập tam ma (13 con ma) tức là Cướp và ma luôn cấu kết với nhau để hại thân, hại người. Chúng phá hoại lòng thanh tịnh của con người, làm con người mê mẫn đi vào con đường quấy, xa lìa chơn lý, xa chánh đạo. (Các bạn có dịp xem phim TRỞ VỀ 2, viết theo đơn đặt hàng cũa VTV7) Đoạn nói về anh chàng Dũng, sau khi cực khổ gian truân đã qua, đến lúc giàu sang phú qúy thì lòng bị mê mờ quên đi đạo nghĩa, dục vọng lấn át, nên đã tự mình hại mình. Phim đươc sãn xuất năm 2012. Nói về luật nhân quả rất hay).
SÁU TÊN CƯỚP: Chuyện kể rằng, sau khi nghỉ đêm tại nhà một cụ già, họ Trần. Đường Tăng và TNK lên đường tiếp tục hành trình, bỗng ven đường thấy sáu người xông ra, đứa giaó dài, kiếm bén, cung tên mang bên người. TNK bèn hỏi: Bọn mầy là ai ? mà tư cách giống bọn mãi lộ cướp cạn dọc đường vậy ?
Bọn nó tư khai lai lịch như sau: Nhà ngươi không biết để ta nói cho mà nghe: Một người thấy (mắt) là Mừng. Một người gọi (tai) là Giận. Một người gọi (Mũi) là Ngửi. Một người gọi (Lưỡi) là Nếm. Một người gọi (Ý) là Muốn. Một người nữa gọi (Thân) là Lo. Biết chúng là ăn cướp, TNK bèn đánh chết cả sáu tên.
Thật ra dụng ý cho đó là sáu căn hàng ngày, hàng giờ tiếp cận với ngoại cảnh, thì sinh lòng biến đổi theo cảnh, biến theo cảnh thì tâm điên đảo, giống như ly nước trong bị vẩn đục vậy.
Có sáu thứ bụi trần (lục trần) từ bên ngoài đột nhập vào tâm con người (lục ngoại nhập), thông qua lục căn và tương ứng với lục căn là: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, pháp.
1/ Nhãn-sắc: Mắt thấy màu sắc, hình dạng cãm nhận vừa ý là ham (sắc dục) trái ý thì chê (sắc kỵ). Mắt gặp sắc tướng sinh ra kiến . Phương pháp này thường để xem sắc tướng nữ giới nhiều hơn là nam giới.
2/ Nhĩ-thinh: Tai nghe âm thanh ngọt ngào (như nghe âm nhạc, hoăc nằm bên gối nghe người tình rót mật vào tai). Nghe điều chê bai thì ghét, nghe điều nịnh hót thì vui cười.
3/ Tỳ-hương: Mũi ngửi mùi thơm thì thích ăn hay thích hưởng, nhằm phải mùi hôi hám thì nhăn nhó, khó chịu bỏ chạy.
4/ Thiệt -vị: Lưỡi, nếm vị ngon thì ham ăn, nhằm phải đắng cay thì thè lưởi ra mà bỏ.
5/ Thân- xúc: Thân xác cọ xát da thịt với da thịt hay mặc lụa là cảm khoái. Thân xác do chung đụng mà sinh ra giác (cảm giác) (kim chích thịt thì đau, thịt chích…)
6/ Ý-pháp: Ý gặp tư tưởng (pháp) thì sinh ra phân biệt, chê, ghen, ganh ghét … tính toán. Trong lòng mưu toan đủ chuyện.
Giãi thích căn do, nguyên do, trong đạo Cao Đài hay trong Lục Huệ có câu: “Hễ có lục dục thì có lục trần, mà có lục trần thì nảy sinh lục tặc.”
Theo Phật giáo, lục căn gặp lục trần sinh ra lục thức, làm cho tâm con người đối đãi thị phi theo kiểu nhị nguyên (tương đối). Muốn đạt đạo, thủ đắc chân lý nhất nguyên (tuyệt đối) thì phải biết đối trị với lục dục là sáu điều ham muốn của con người mà lục thức đã gieo rắc lên mánh tâm điền của mỗi con người.
Thiền của Phật, Lão, Cao Đài Giáo quan niệm sở dĩ sáu tên ăn cướp xông vô nhà được là vì nhà vắng chủ. Hành giã biết làm chủ bản thân, cũng cố địa vị chủ nhà, thì sẻ loại được nạn lục trần ra khỏi bản thân mình.
Con người là hình ảnh cũa hai cuộc đời. Nếu không chế ngự được bản thân thì lục căn sinh lục dục, lục tặc vậy.
Sau khi TNK giết chết sáu tên cướp xong, mới cho thầy Tam Tạng hay chuyện đó, Tam Tạng với lòng từ bi đã bão TNK: “Tụi chúng tuy là cướp, nhưng nhà ngươi đuổi nó đi là được rồi, cớ sao phải sát sinh, giết nó đi làm gì?”
Ở đây Ngô Thừa Ân hàm ý rặng thầy trò Tam Tạng muốn tìm được chân lý tuyệt đối thì trước hết phải đại hung, đại lực, nhất tâm diệt xong lục dục. Do đó sự truy quét của TNK là dứt khoát, quyết liệt, không khoan nhượng.
Tuy nhiên, con người vốn dể dàng có khuynh hướng muốn thỏa hiệp với cái xấu cũa bản thân….
TNK nói: “Thưa sư phụ, nếu mình không đánh chết chúng, chúng sẽ đánh chết mình…”
Tình cảm và bản năng yếu đuối không chịu dứt bỏ những ràng buộc cũa đam mê ham muốn, sở dục tư riêng, cho nên dễ bị thất bại.
Sự tranh cãi cũa hai thầy trò Tam Tạng đã phản ảnh hiện thực, cuộc đời có rất nhiều Tam Tạng đi thỉnh kinh, nhưng chỉ rất it vị đi tới được Thiên Trúc vậy.
Sự ngậm ngùi đó làm cho người tu hành không dứt khoát được với bản thân. Khi có người hỏi rằng: “Người tu hành chân chính, nên hiếu sinh hay hiếu sát?” Có một vị thiền sư đã trả lòi rõ ràng là: HIÊU SÁT .
Phải hiếu sát LỤC TẶC để cho tâm hồn trống không, cánh thế sự đời không còn vương bận, ràng buộc nữa.
Cũng vậy cho nên khi Vương Trùng Dương dạy đạo cho vợ chồng Mã Ngọc (Mã Đơn Dương) và Tôn Uyên Trinh (Tôn Bất Nhị) đã khuyên như sau: “Sát sanh sẽ thăng thiên đường. Phóng sanh sẻ sa dịa ngục”. Nghĩa là muốn giãi thoát phải tiêu diệt PHÀM TÂM. Còn thả lỏng nó thì phải chịu LUÂN HỒI.
Bảy con yêu Tinh:
Bảy yêu nữ nõn nà xuất hiện ở hồi thứ bảy mươi hai (72) Ở đây mấy “người đẹp” không đòi yêu hay lấy Tam Tạng làm chồng như chuyện nữ vương quốc không có giống đực sản sinh. Mà bầy nhền nhện mục đích muốn hầm Tam Tạng để ăn cho “trường sinh bất tử” mà thôi. Cách xử lý cũa Tề Thiên ở đây cũng khác. Lúc này Tề Thiên không rút thiết bảng mà đập cho chết yêu tinh ngay, mà TT lại tỏ tháí độ hoàn toàn thay đổi.
Hành Giã nghĩ: “Ta mà đánh chúng thì chúng toi mạng hết cả bầy… chi bằng ta chỉ dùng một kế tuyệt hậu, bắt chúng không dám đi dâu là hay hơn.”
Nhưng, kế này TT thực hiện lại không đạt, quá dở.
Tề Thiên nói với Bát Giới: “Chúng định tắm xong, sẽ quay về hầm sư phụ. Tôi theo chúng tới đó, khi tụi nó cỡi đồ xuống tắm, tôi biến thành con chim ưng cắp hết áo quần cra tụi nó, đem dấu đi, tụi nó sẻ thẹn mà không dám đi về. Lúc đó, chúng ta đi cứu sư phụ để lên đường.”
Bát Giới cho TT làm việc không đến nơi đến chốn. Đã thấy yêu tinh sao không đánh chết nó đi. Dĩ giặc vi họa.”
Sự toan tính chần chừ, thiếu dứt khoát cũa TT là điều dễ hiểu. Vì vũ khí tấn công của bảy cô gái yêu tinh rất đặc biệt. Khi chúng cỡi áo ra đưa lộ rún, chúng làm phép từ trong rún ra các sợi tơ làm thành màng lưới mù mịt cả một khoảng trời, trùm lấy kín cả Hành Giã.
Vật cứng còn có thể đánh được dễ dàng, thứ mềm này thật là khó khăn dùng thiết bang để đánh chúng.
Sợi TƠ này ý nói là tơ tình của : Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Cụ, Dục Ai … Những giận, lo, buồn, nghĩ, sợ, khiếp, yêu, ghét, muốn. Cũng còn là : Hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh. Thất tinh và lục dục cấu kết nhau, nội công ngoại kích là mười ba con ma phá hoại tâm thanh tịnh, gây phiền não, chướng ngại cản trở kẻ tu hành vậy.
Con người vì bị thất tinh, lục dục mà hao tổn tinh thần, tiêu tán khí phách. Nó đẩy con người xuống hang sâu vực thẳm của đời ngưòi.Trong thế gian hiện tại biết bao nạn kiếp đang hoàn hành xã hội mà khó lòng làm cho lòng người thay đổi, tránh xa nhục dục để tu tâm tìm lối thoát …
Tây Du Ký dung hòa Tiên, Phật, Lão. Tất cả con đường giải thoát không khác nhau.
Cho dù trong truyện Ngô Thừa Ân ngụ ý cho rằng Phật Tổ là cao cả hơn hết. Nhưng cho dù ai đi nữa: Phật, Tiên, Ngọc Hoàng thì chung quy là những đấng đã qua khỏi luân hồi. Họ đã đắc đạo và đã giác ngộ toàn chân lý.
Phât giáo trong Tây Du Ký đến đây xin khép lại, mặc dầu câu chuyện còn nhiều điều để lạm bàn hay trưng ra những ý nghĩa về Phật, Lão, Tiên, Thánh, ở đó có nhiều điều chúng ta còn chưa hiểu hết ý nghĩa của Đạo.
Đạo trong Tâm và đạo ngoài đời. Tất cả lấy ý của Phật Pháp là TÂM.
Tâm tịnh thì đạo thành. Tâm bất tịnh thì ngay cả xã hội cũng phải chịu loạn lạc, khổ đau.
Tham khảo: Thầy Huệ Khải.