Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, October 18, 2020

MỘT NGÔI CHÙA Ở CAMPUCHIA THỰC HIỆN LỐI SỐNG XANH BỀN VỮNG _ Nguyễn Khắc Phước đọc báo nước ngoài.

 

 

Một cuộc khảo sát của Bộ Tôn giáo và Tín ngưỡng Campuchia vào năm 2018 cho biết nước này có khoảng 4.932 ngôi chùa, trong đó có 563 ngôi chùa cổ. Ngoài ra còn có 68.654 nhà sư sống nhờ vào sự quyên góp và cúng dường để sinh sống.

Nhưng một ngôi chùa ở tỉnh Prey Veng đang chuyển mình theo một làn gió mới bằng cách trồng lương thực. Ngôi chùa này đã thu hút sự quan tâm của người dân trên khắp Vương quốc vì nơi đó có một không gian xanh với nhiều loại cây và rau được các nhà sư trồng và chăm sóc.










Tọa lạc tại làng Snay Proem của xã Senareach Udom ở huyện Preah Sdech, cách Phnom Penh khoảng hai giờ đi bằng ô-tô trên Quốc lộ 1, chùa Serei Sakor Daun Sdoeung được cho là là một trong những trung tâm Phật giáo tốt nhất trong số 500 ngôi chùa ở tỉnh Prey Veng.

Được xây dựng lần đầu vào năm 1874, chùa gần như đã bị phá hủy trong thời kỳ Khmer Đỏ. Sau khi chế độ tàn bạo sụp đổ, các nhà sư và dân làng bắt đầu cùng nhau xây dựng lại từ đống đổ nát..

Các nhà sư đã trồng hơn 3.000 cây xung quanh chùa, trồng rau và lúa để tự túc lương thực. Họ thực hiện lối sống thân thiện với môi trường và nghiêm cấm sử dụng túi nhựa.

Lối sống bền vững được khởi xướng bởi nhà sư trụ trì của chùa, Thầy Im Teang, người tin rằng cây có đời sống ngang bằng với con người.

“Chúng ta coi trọng mạng sống của mình, và chúng ta không nên làm tổn thương mạng sống của người khác. Ngay cả cây cối cũng là những sinh vật sống và chúng ta không nên làm hại cây cối hay thiên nhiên vì chúng cũng là những sinh vật sống giống như chúng ta. Tôi yêu cây cối và thực vật,” nhà sư nói.

Đức Phật Thích Ca đã thực hiện bài giảng đầu tiên của mình và được giác ngộ dưới gốc cây. Phần lớn cuộc đời của Ngài gắn liền với rừng như được miêu tả trong nhiều bức tranh đầy màu sắc trên tường và trần của chùa.

Tuy nhiên, chỉ một số nhà sư Phật giáo tham gia vào việc trồng cây và rau. Ở một số vùng của Trung Quốc, Tây Tạng và Nhật Bản, các tu viện Đại thừa thường tiến hành canh tác bằng cách trồng trọt hoặc chăn nuôi.

Giống như các quốc gia Đông Nam Á khác, các tu viện Theravada ở Campuchia chủ yếu dựa vào sự quyên góp vì các nhà sư dành cả cuộc đời của mình để tu học.

Các nhà sư Theravada vẫn thực hành theo cách truyền thống là đi khắp nơi thu vật phẩm cúng dường, nhưng đại dịch Covid-19 đang hoành hành đã tạo ra một thách thức đối với thực hành này, vì những các Phật tử được yêu cầu ở nhà và một số gặp khó khăn về tài chính.

Việc làm nông nghiệp tại chùa Serei Sakor Daun Sdoeung được coi là một ví dụ điển hình về một phương pháp tự chủ và bền vững.

Thầy Teang cho biết các nhà sư ở chùa của ông đã làm nông và trồng cây được khoảng 10 năm nay, chủ yếu vì lý do sức khỏe, kinh tế và môi trường.

“Tôi coi trọng sức khỏe tinh thần và thể chất và tôi tin rằng trồng cây ăn trái và rau màu có thể đóng góp cho cả hai khía cạnh của cuộc sống. Trồng rau hữu cơ giúp các nhà sư và dân làng gần đó tăng cường sức khỏe nhờ họ vận động thân thể và đổ mồ hôi khi làm việc trên đất chùa.

“Ngoài ra, nhà chùa không phải bỏ tiền ra mua rau và những thực phẩm có hại cho sức khỏe.

“Một số loại trái cây và rau quả được coi là không tốt cho sức khỏe do bị phun hóa chất và các phương pháp sản xuất nông nghiệp phi đạo đức khác. Khi tiêu thụ những thứ như vậy, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn và cuối cùng phải chi nhiều tiền cho việc chăm sóc sức khỏe,” Thầy Teang nói.

Vườn rau của chùa chỉ có diên tích 50m x 10m. Nhưng trong không gian đó, có rất nhiều loại trái cây và rau quả bao gồm xà lách, rau muống, rau bina, cải xoăn, cà tím, cà chua, ngô, sả, bí đỏ, dừa thơm, hoa súng, chuối, mít, xoài, táo hồng. và đu đủ.

Chúng được trồng bằng cách chỉ sử dụng phân bón tự nhiên. “Tôi cho rằng trồng rau hữu cơ không khó. Kỹ thuật quay trở lại thời kỳ đầu của tổ tiên chúng ta. 

“Trồng và ăn những gì bạn trồng sẽ tốt cho sức khỏe. Khi có sức khỏe, bạn mới có thể học tập và làm việc hiệu quả. Không phải vô cớ mà người ta nói: Bạn chính là những thứ mà bạn đã ăn," Thầy Teang nói.

Những ai có nhu cầu học cách trồng rau hữu cơ có thể ghé qua chùa. Các nhà sư sẵn sàng chia sẻ kiến thức về canh tác hữu cơ.

Lối sống lành mạnh này cũng đã truyền cảm hứng cho người dân trong làng trồng thực phẩm hữu cơ. Họ học được kỹ thuật canh tác từ các sư thầy ở chùa và trồng trọt để nuôi sống gia đình, thậm chí tạo thêm thu nhập.

Để giúp dân làng trồng lương thực, chùa đã chia sẻ một số cây lúa giống với người dân khi mùa mưa bắt đầu. Thầy Teang nói: “Chúng tôi cũng chuẩn bị hạt giống rau cho những người cần chúng.”

Vào mùa thu hoạch, các sư thầy thay nhau ra đồng gặt lúa. Và khi khó khăn, chùa Serei Sakor Daun Sdoeung cũng giúp dân làng đỡ bằng cách chia sẻ gạo và rau của mình như là vật phẩm cứu trợ..

Thầy Teang nói: “Chúng tôi có nhiều rau và trái cây hơn nhu cầu tiêu thụ hàng ngày. Ưu tiên của chúng tôi là dành chúng cho dân làng gần đó. Người ở xa đến cũng có thể lấy nếu chúng tôi còn dự trữ ”

Bên cạnh việc trồng thực phẩm, thậm chí có những vườn hoa mà Thầy Teang cho biếtchúng được xem như là chất xua đuổi côn trùng để ngăn sâu bệnh phá hoại mùa màng của họ. Các cây dại cũng được trồng và có biển ghi tên loài cây để người dân, đặc biệt là trẻ em tìm hiểu về các loại cây rừng.

“Nếu phải chặt bỏ một cây thì nên trồng lại hai cây. Cây cối cung cấp một tán xanh cho trái đất và các sinh vật khác. Chúng bảo vệ trái đất khỏi sự nóng lên toàn cầu, ”  sư trụ trì nói và cho biết thêm rằng chùa được mệnh danh là ngôi chùa Phật giáo xanh nhất ở Campuchia.

Mặc dù trang Facebook của chùa có 11.000 người theo dõi, sư trụ trì cảm thấy nhẹ nhõm vì chùa không đông đúc trong dịp Tết của người Khmer.

Một thông báo trên Facebook của chùa cho biết: “Quý vị có thể đến chùa để cầu nguyện và cúng dường thức ăn cho các nhà sư như một việc làm tốt bất cứ lúc nào.

“Nhưng điều quan trọng nhất là quý trọng sức khỏe của quý vị. Chúng tôi không thất vọng khi thấy ít người đến hơn. Thay vào đó, chúng tôi rất vui vì ngày càng có nhiều Phật tử quyết định ở nhà, giữ gìn vệ sinh và thực hành giản cách xã hội. Chúc quý vị trường thọ và làm nhiều việc thiện hơn.

"Nguyện cầu tất cả đau khổ, bệnh tật và sợ hãi biến mất khỏi thế giới."

.


Nguyễn Khắc Phước thuật lại từ bài 

Pagoda shows the way to sustainable green living

của tác giả Pann Rethea đăng trên Phnom Penh Post ngày 19/4/ 2020.
READ MORE - MỘT NGÔI CHÙA Ở CAMPUCHIA THỰC HIỆN LỐI SỐNG XANH BỀN VỮNG _ Nguyễn Khắc Phước đọc báo nước ngoài.

RỤNG CUỐNG THU – Thơ Tịnh Bình

     

       



RỤNG CUỐNG THU

Không nhớ bao lần cầm mây trắng
Nôn nao theo đường bay vô định của lũ chim di
Lý do gì bầy mây dỗi hờn úp mặt
Rưng rức mưa nhòa...

Không nhớ bao lần nằm trên cỏ xanh
Ngửng tìm tiếng hát vi vu của cánh diều giấu mặt
Dòng sông không nói gì
Chỉ khẽ ôm vào lòng từng đám mây trong

Không nhớ bao lần tôi vỗ về tôi
Nghe ngóng âm thanh cơn mưa từ nơi xa
Trong khuya tiếng gió trở mình
Và mùa thu
Âm thầm
Rụng cuống...
                                                Tịnh Bình
                                               (Tây Ninh)

READ MORE - RỤNG CUỐNG THU – Thơ Tịnh Bình

THƯƠNG NHỚ NGƯỜI DƯNG – Thơ Nhã My, nhạc Phan Ni Tấn.


    
                              Nhà thơ Nhã My

 

THƯƠNG NHỚ NGƯỜI DƯNG
(Lời chàng trai quê)

Bậu ơi đã bỏ đi rồi
Đêm hôm có kẻ đứng ngồi không yên
Thuơng em chẳng biết đâu tìm
Nhìn theo con nước bóng chim xa mờ
Còn ai đâu để đợi chờ
Em xa em có thẩn thờ nhớ quê
Nhớ chiều hai đứa trên đê
Cùng nhau lúa chín gánh về làng xa
Nhớ hôm anh bước qua nhà
Chợ xa có chút  làm quà cho em
Em cười đôi mắt long lanh
Chờ nhau đến lúc anh sang rước nàng
Cuộc đời sao lắm trái ngang
Tình yêu không có bạc vàng cũng không
Nhớ hôm em bước xuống đò
Bởi mê của cải tình ta lở rồi
Nhìn em anh những bồi hồi
Người ta lắm bạc nhiều tiền em ưng
Bây giờ thương nhớ người dưng
Ngẩn ngơ nhớ bậu nửa mừng nửa đau
Mừng cho em đến chỗ giàu
Mà đau vì nỗi xứ nào xa xôi
Đây rồi chẳng biết em tôi
Có vui hạnh phúc hay đời long đong
Bậu ơi! Sao vội lấy chồng ?!?

                                           Nhã My


      

Thơ: Nhã My.
Nhạc: Phan Ni Tấn.
Hòa âm: Trần Nhàn.
Tiếng hát: Quốc Duy.

READ MORE - THƯƠNG NHỚ NGƯỜI DƯNG – Thơ Nhã My, nhạc Phan Ni Tấn.

TRUNG HOA MỘNG - Thơ Nguyễn Khôi

 


 TRUNG HOA MỘNG

“Thập niên nhất giác Dương Châu mộng

Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh” (1)


Ôi, lịch sử 5000 năm Hoa Hạ

Từ Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh

tới Mao Trạch Đông vĩ đại

1949 lập Nước Trung Hoa đỏ

Ngọn súng dựng lên Chính quyền

tắm máu Nhân dân (vượt tầm Phát xít)

bùng phát Hồng Vệ Binh

                          Mười năm động loạn...

Từ “chuồng bò” (2)

ngoi lên Đặng Tiểu Bình

“bất kể Mèo trắng hay Mèo đen miễn là bắt được Chuột”

 bắt tay Đế quốc Mỹ

                           hùn đánh sập Liên Xô

Giấu mình chờ thời

                          Mộng làm Bá chủ !

Thời thế mang mang

Xuất hiện tốp “Thái tử Đảng”

Vọt lên Tập Cận Bình

                             thành vị "Hoàng Đế đỏ"

mở “đường tơ lụa mới”

                             theo vết đổ Liên Xô

Gióng trống, khua chuông "sắp làm Bá chủ"...

Nhân loại hiểm nguy

Trời không dung

Xuất hiện Tổng thống Mỹ Donald Trump

ra đòn, điểm huyệt

Mới sơ sơ “Chiến tranh thương mại”:

-Chứng khoán bốc hơi

-đồng "Nguyên" lao dốc...

Hội nghị Bắc Đới Hà nhà Tàu rạn nứt:

- Vương Hộ Ninh (túi khôn)

- (Lưu Hạc (kinh tế)

vắng tịt ?!

Những băng rôn khẩu hiệu tự Ngợi ca

một đêm giấu biệt .

Vốn hung hăng Bành trướng, hăm dọạ Chiến tranh

Hãy nghe Thái Văn Anh (nữ Tổng thống Đài Loan):

-"Sẽ bắn tan Tam Hiệp đập

                     cho nửa Trung Cộng trôi ra biển cả "...

ÔI, giấc mộng Trung Hoa

Ôi, Hoàng Đế đỏ

các Ngươi làm trái mệnh Trời

                                       Thế giới đảo điên

Người đang gieo "Hạt giống Suy tàn"

5000 năm Hoa Hạ !

 

Hà Nội 19-8-2018

Kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng 8/1945

 NGUYỄN KHÔI

---------

(1) Thơ Lý Thương Ẩn:

“Mười năm tỉnh giấc Dương Châu lại

Còn giữa lầu xanh tiếng phụ lòng”

(2) Thời Cách mạng Văn Hóa: Đặng Tiểu Bình ( Tổng bí thư) bị phế truất xuống Nông thôn lao động, có lúc bị nhốt trong Chuồng Bò .


READ MORE - TRUNG HOA MỘNG - Thơ Nguyễn Khôi