ĐỌC
TẬP THƠ “CHIỀU PHỐ VỌNG”
CỦA NGUYỄN KHÔI
Châu Thạch
Cầm
tập thơ “Chiều Phố Vọng” trên tay, tôi không biết phố Vọng ở đâu. Mở google ra
xem thì thấy phố Vọng là một phố cũ của Hà Nội xưa, nằm ở cổng phía nam thành Thăng Long, nơi mà xưa kia các quan qua
lại đến đây phải xuống ngựa để “bái vọng” nhà vua. Lướt qua phần trong trang bìa,
thấy ảnh nhà thơ có khuôn mặt hiền hoà dễ mến, phần tiểu sử tác giả đã có nhiều
giải thưởng văn, thơ.
Mở tập
thơ ra xem, bài thơ đầu tiên “Chiều Phố Vọng” đem đến cho tôi nhiều cảm tình :
Nắng
óng ả xanh cao chiều phố Vọng
Hoa
sửa vương hương cốm đầu mùa
Tôi
biết Hà Nội có nhiều hoa sửa toả hương thơm ngát, còn hương cốm thì thật mê ly
cho người thưởng thức. Tôi cũng từng đọc thơ về Hà Nội, từng nghe nhiều bài hát
ca tụng thủ đô, thế nhưng trong các bài hát, trong các ca từ ấy cốm là cốm mà
hoa là hoa, khác biệt nhau. Ở đây Nguyễn Khôi cho hoa sửa thơm mùi hương cốm.
Hai mùi hương thân thương của người Hà Nội tương tác cho nhau, hoà quyện trong
thơ dấu Phố Vọng trong sắc màu và trong êm dịu của hương thơm.
Đọc
tiếp bài thơ thứ hai “Về Hà Nội” tôi nhận biết được linh hồn thơ của Hà Nội
trong mùi thơm hoa sửa:
Hoa
sửa đó
thơm
riêng lòng hà Nội
chỉ
mùa thu và chỉ một con đường
hồn
thi sĩ Nguyễn du
bay
len lỏi đến mỗi lòng Hà Nội
một niềm riêng
Thi
sĩ Nguyễn Du là linh hồn của truyện Kiều. Truyện Kiều là tinh hoa của đất nước.
Hoa sửa thơm hồn thi sĩ Nguyễn Du là ý thơ tuyệt vời, là sự liên tưởng tinh tế
thổi vào lòng Hà Nội mùi hương thơm tri thức. Câu thơ “Chỉ mùa thu và chỉ một
con đường”còn có hàm ý chỉ phố Nguyễn Du bên bờ hồ Thiền Quang là phố có nhiều
cây hoa sửa điển hình của Hà Nội xưa và nay, vào mùa thu toả hương thơm ngào ngạt.
Nơi đây còn có nhà xuất bản Hôi Nhà Văn tụ hội nhiều văn, thi sĩ. Chính con phố
Nguyễn Du nầy là “hồn thi sĩ Nguyễn Du” đã gây nhiều cảm hứng cho các nhà thơ,
nhạc sĩ sáng tác về hoa sửa ca tụng Thủ Đô.
Tôi
phấn khởi và đọc tiếp những bài thơ còn lại.
Trong
tập thơ “Chiều Phố Vọng”, có nhiều bài thơ viết về Hà Nội được tác giả vẽ ra một
Hà Nội như thật chính nó, gởi vào đó những băn khoăn và những bằng lòng của tâm hồn tác giả, một
người yêu Hà Nội. Những bài thơ “Nhớ Hà Nội”, “Hà Nội Mới”, “Hà Nội Tết”, "Hà Nội
Rét Đại Hàn” và những bài thơ không có đầu đề Hà Nội nhưng viết về Hầ Nội, tất
cả đem đến cho tôi, một người chỉ vài lần ‘cởi ngựa xem hoa” Hầ Nội cũng thấy lòng
rung động như mình là con dân của Hà Nội thân yêu. Qua thơ, sự tích Hà Nội,
phong cảnh Hà Nội, nếp sống Hà Nội, con người Hà Nội hiện ra như những bức
tranh dân gian, hình ảnh được tả rất thật, bày rõ hết tinh hoa của một vùng văn
hoá.
Hà Nội
ngày xưa:
Xưa
vua Lý đổ thuyền bên Rừng Bảng
Cả dân
làng ra đón trống chiêng khua
Trai
gái làng tưng bừng quần áo đỏ
Khiêng
kiệu vàng đi rước Nhà Vua
( Thơ về làng Đình Bảng)
Hà Nội
nay:
Hà Nội
tết mưa phùn và gió bấc
Lại
thấy lòng ấm áp đi bên nhau
Về
kinh Bắc vui vào đường cao tốc
Đường
Vĩnh Tuy mở rộng lối lên cầu
( Hà Nội Tết)
Ngoài đề tài viết về Hà Nội, “Chiều Phố Vọng” còn
viết nhiều đề tài khác liên quan đến dời sống tác giả với dòng thơ không hư cấu,
không cường điệu, tả thật tả chân những gì tai nghe mắt thấy và suy tư cúa chính
mình, không mượn ý của ai. Những bài thơ viết về miền Tây Bắc như “Bến Tạ Bú”,
“Đèo Pha Đin”, “Trưa Mường Ảng”, “Bản Chiềng Ly”, “Người H’Mông”… dựng lên trước
mắt chúng ta những bức tranh muôn màu và đầy sức sống:
Ai đó
hát ngất ngư phố Bản
Lũ
nghé tơ nhảy giỡn rộn bờ khe
Ngọn
gió quẩn thổi tung viền váy đỏ
Làm
ngả nghiêng lơi lả cánh rừng tre
(Trưa Mường Ảng)
Người
Chiềng Ly hay đi đây đó
Mùa
hoa bang về dự hội làng
Quả
còn lửa bay ngang trời phố nhỏ
Trái
tim hồng thiếu nữ đón xuân sang
(Bản Chiềng Ly)
Người
H’mông mình hiên ngang lắm chứ
vai đeo
“Lù Cở”
tay
súng dài
Đã
trèo dốc
đá
tai mèo phải vỡ
Đã
xay ngô thành bột mới thôi
( Người H’mông)
Người
ta không thấy ở đây một miền Tây bắc mù sương với đèo dốc với bản làng heo hút
tận núi cao, mà người tá thấy ở đây đầy sức sống với màu sắc tươi vui bao trùm
lên vạn vật và lên con người. Tây Bắc với nỗi buồn vùng cao, với phong tục cần
khám phá không có trong thơ Nguyễn Khôi. Ngược lại, Tây bắc của Nguyễn Khôi rạng
rỡ niềm vui, sống động với “Trái tim hồng thiếu nữ” với” Ngọn gió quẩn thổi
tung viền áo đỏ” với “Quả còn lửa bay ngang trời phố nhỏ” và với người H’mông “Đã
trèo dốc đá tai mèo phải vỡ/ Đã xay ngô thành bột mới thôi”.
“Chiều
Phố Vọng” cũng có nhiều bài thơ viết về di tích, địa phương, thành phố mà tác
giả đi qua. Ở đâu tác giả cũng tường thuật lại bằng giọng văn ung dung, thư thái,
tự tại với cái nhìn toàn diện, không vẽ vời tô phết cho đẹp thêm lên:
Nắng
gắt, người chen, ánh chiều tà
Bờ
phong xoả bóng, liễu thiết tha
Chuông
động hồn xưa Hà Sơn Tự
Lên
tháp vời trông song Vận Hà
(Thăm Hàn Sơn Tự)
Tháng
tư trắng thức cùng đêm trắng
Anh
cùng em chơi sông NéVa
Tuyết
đang tan chẳng còn rét cóng
Mắt
em xanh bầu trời nước Nga
(Đêm trắng Saint Pétersburg)
Nguyễn
Khôi không dùng cây bút màu để tô vẽ cho cảnh vật hoa hoè và đôi khi thành diêm
dúa. Nguyễn Khôi miêu tả như tranh trắng đen của các nhiếp ảnh gia dày kinh
nghiệm và đầy nghệ thuật, người ngắm tranh cũng cần chút khiếu thẩm mỹ mới tiếp
nhận được cái hay của nó. Ngoài ra “Chiều Phố Vọng” có nhiều bài thơ viết cho bạn
bè, viết cho thân quyến, viết cho mình bằng hết thảy ấm áp có từ bản chất của một
tâm hồn thơ .
Điều
khó khăn của một người làm thơ là làm sao cho mình không giống người khác. Đa số
các nhà thơ không tránh được việc thơ mình có âm điệu, có ý tưởng lặp lại của người. Nguyễn Khôi không thế, tác giả đã tạo
cho mình được một phong cách thơ riêng của mình. Lời thơ, y thơ và nhạc thơ trong
“Chiều Phố Vọng” hoàn toàn là của riêng Nguyễn Khôi, mở ra một khung trời thơ lãng
mạn nhưng đầy niềm vui và sức sống ./.
Châu Thạch