NỖI LÒNG DÂN VEN BIỂN VÀ LÍNH GIỮ ĐẢO
Chúng
tôi về thôn Bình An II, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế vào một ngày cuối tháng 6, nắng
mênh mang suốt dãi thùy dương. Biển vắng người, thi
thoảng có vài chiếc ghe nằm úp trên bờ cát, ngoài xa
chỉ một chiều tàu neo đậu im lìm trong càng nước sâu
Cảng Chân Mây, lại thêm cái nắng khắc khoải của vùng
đất bãi ngang miệt mài cát trăng làm cảnh sắc nơi đây
vốn vắng vẻ càng nhuốm màu xơ xác hoang sơ. Nhớ hè
năm trước, ngưởi dân tắm biển, buôn bán, hàng quán,
ghe, khách tắm biển náo nhiệt một miền quê yên ả,
lòng tôi bỗng bâng khuâng xa xót.
Thôn
Bình An II là một vùng bãi ngang trong sông (sông Lạch
Giang) ngoài biển, có 256 hộ, 1.011 nhân khẩu, trăm phần
trăm làm nghề đánh cá. Ông Nguyễn Xuân Đàn thôn trưởng
tâm sự: “Bà con sống nghề biển rất khó khăn. Mùa này
là “mùa ánh sáng” (đi đánh cá bằng đèn điện), năm
trước mỗi đêm được 5 đến 7 tấn, bây giờ không có
ký nào. Cầu mong Nhà nước hỗ trợ cho người dân lâu
dài, chuyển đổi nghề hoặc đánh bắt xa bờ”.Anh
Nguyễn Đình Khoái tiếp: “Từ ngày cá chết, nghề biển
và du lịch cung chết theo. Cá di cư là cá nổi từ ngoài
khơi vào như cá Thu, cá đuối... nước đẹp mới vào, cá
bản địa là loài cá chỉ ở một vùng ven bờ như cá cá
nục, đánh bắt ven bờ mùa này năm trước cũng được
trên dưới 7 tấn. Thuyền con đánh từ 20 hải lý trở
vào, nhưng bây giờ đánh bắt dưới 1 tấn, mà bán không
ai mua. Nhà nước hỗ trợ một nhân khẩu 22kg gạo một
tháng, và 6 triệu đồng cho thuyền máy. Em bây giờ đêm
đi câu cá Nhồng và mực (cá di cư) và tôm thuộc dòng
máu trắng, thức trắng đêm chỉ được vài chục đồng.
Em cũng tính đi phụ hồ để kiếm tiền nuôi gia đình.
Đi đánh cá trước đây 100kg, giờ chỉ được 1kg mà
không ai mua, họ sợ, họ không ăn. Còn hè trước thứ
Bảy, Chủ Nhật khách về tắm biển đông lắm”.
Dưới
chân đèo Bắc Hải Vân, trên tuyến QL IA có một nhánh rẽ
của dãy Trường Sơn đâm ra biển, là thị trấn Lăng Cô,
ở đây có một bãi biển tuyệt đẹp, một bên biển
một bên dãi thùy dương xanh mướt bốn mùa, cảnh thơ
mộng với những cồn cát trắng, nước biển trong xanh,
hòa với màu xanh của núi rừng. Vịnh biển này là thành
viên thứ 30 của Câu lạc bộ “Các vịnh biển đẹp
nhất thế giới” vào năm 2009. Đến Lăng Cô vào mùa hè
này, với bãi cát trắng dài gần 10 km, làn nước
biển trong xanh, có bầu không khí dịu mát nhờ biển xua
tan cái nắng rát, thời tiết giảm xuống 5 - 7 độ. Và,
đầm Lập An vốn mang dáng vẻ thơ mộng, yên tĩnh. Đến
Lăng Cô bây giờ, cả Biển và đầm đều hoang vắng,
trong đầm Lập An có một người lặn lội mò sò, giữa
mênh mông nước thật là bơ vơ, tha thiết, còn trên bãi
biển chỉ cát và nắng trắng lóa cả không gian, không
một bóng du khách, không một người đi du lịch và không
một bà con bản địa mua bán chào mời, đưa đón thật
hoang vắng đau lòng.
Chúng
tôi ra bóng mát sân trường ven đầm phá Lập An xem họa
sĩ Quang điêu khắc tượng từ một khúc gỗ mít anh vừa
mua về. Anh hì hục khắc, đục suốt chiều, một hôi
từng giọt, từng giọt… Đây là lần đâu tiên tôi thấy
làm nghệ thuật cũng toát mồ hôi. Tôi đã chụp lưu giữ
tượng gỗ THIẾU NỮ của họa sĩ vừa hoàn thành. Một
bức tượng đẹp. Tối đến nhà thơ Mai Văn Hoan lại đọc
nghe bài thơ mới viết trong buổi giao lưu nho nhỏ với
các bạn nhỏ mới quen ở Lăng Cô.
Sau
hai lần hoãn vì áp thấp nhiệt đới và siêu bão. Sáng
nay Đoàn văn nghệ sĩ mới lỉnh kỉnh bới đồ ăn thức
uống ra đảo. Biển trải mênh mông trước mắt, bầu
trời lồng lộng trên cao, biển và trời xanh ngát một
màu, ngày biển đẹp. Gọ lớn chạy 45 phút thì đến
đảo Sơn Chà. Trên thuyền có trung úy Nguyễn Hữu Tráng
(anh đón chúng tôi từ bến Lăng Cô, cùng theo Đoàn ra
đảo), dưới bến đã có các anh giữ đảo giúp Đoản
khuân vác đồ dùng lên Trạm.
Đảo
Sơn Chà còn có tên là đảo Ngọc, Ngự Hải Đài, Cù lao
Hàn. Nằm giữa vùng biển Đà Nẵng - Huế, thuộc huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sơn Chà là điểm
trọng yếu tiền tiêu về an ninh quốc phòng, nơi đang bảo
tồn 144 loài san hô, 135 loài rong biển, 162 loài cá và một
số động vật quý hiếm như sơn dương, vọoc... diện
tích khoảng 1,5km2, giàu tiềm năng phát triển thành điểm
du lịch cao cấp, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Cư dân chính của đảo là các chiến sĩ Trạm biên phòng
(thuộc Đồn Biên phòng Lăng Cô - Bộ chỉ huy Biên phòng
tỉnh Thừa Thiên - Huế) và anh em Trạm đèn biển Sơn Chà
(Cục Hằng Hải - Bộ Giao Thông Vận Tải)
Chúng
tôi đến đảo, đảo đã có điện. Tổng công suất
8.200Wp, bao gồm 40 tấm pin năng lượng mặt trời IREX
205Wp, hệ thống Inverter, bộ sạc mặt trời, ắc-quy
chuyên dùng cho môi trường biển, 5 trụ đèn năng lượng
mặt trời do SolarBK sản xuất với chế độ điều khiển
đèn tự động và hoạt động liên tục 3 ngày dù trời
không có nắng, cung cấp tổng năng lượng trung bình từ
25- 30 kWh/ngày và cột chống sét cùng quạt máy, bếp điện
từ. Các hệ thống được đầu tư gần 2 tỷ đồng,
bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt giữa đất liền
với hải đảo, an ninh quốc phòng, nâng cao chất lượng
sống, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cho lính đảo. Hội
LHPN tỉnh phối hợp với Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh đã
tổ chức khánh thành công trình nâng cấp Trạm công tác
biên phòng đảo. Công trình gồm các hạng mục: cải tạo
hệ thống đường ống và bể chứa nước sinh hoạt; xây
dựng mới lan can đường lên, xuống đảo; đầu tư vườn
rau xanh và một số công trình quan trọng khác. Đây là sự
quan tâm đặc biệt của cán bộ hội viên Hội LHPN tỉnh
dành cho cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ
trên đảo Sơn Chà, thể hiện tình cảm nồng ấm của
hậu phương với tiền tuyến, góp phần tạo điều kiện
thuận lợi về vật chất và tinh thần để lực lượng
biên phòng yên tâm bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo
quê hương.
Mỗi
khi tôi buồn, tôi thường lên tịnh cốc, tìm quên vào
công việc, như kiếm củi, làm vườn, nhặt phân trâu bò
vương vải. làm việc trong sự yên tĩnh của đồi tha ma,
của ngàn cây lá nỗi buồn nhẹ nhàng ra đi lúc nào không
hay, thân tâm được an lạc. Không ngờ ra đảo tôi được
trò chuyện với thiếu tá Phạm Quang Thắng, người hơn
sáu năm giữ đảo, đồng đội và bà con ngư dân gọi
với cái tên thân thương: "Chúa đảo". Anh Thắng
là một người rắn chắc, khi tôi hỏi: “ở đây anh có
nhớ nhà?”. Anh nói: “Nhớ nhà tìm quên trong công việc
là hết nhớ”. Hóa ra anh em tôi có phần giống nhau, xem
công việc là liều thuốc thần, để tiêu tan nỗi buồn
và cũng là năng lượng cho những người gìn giữ một
góc đất trời Tổ quốc. Tôi lên ngọn hải đăng có độ
cao 235 so với mặt biển, vì tôi muốn hấp thu năng lượng
sạch nơi đây, không leo nữa, mà ngồi thiền ngay giữa
đường đi. Biển im lặng mênh mông, núi rừng im lặng
sâu thẳm, tôi im lặng thánh thiện. Một mình tôi hòa tan
với rừng với biển, tôi nghe năng lượng xâm nhập vào
tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông và lăn tăn trên đỉnh
bách hội, cho đến khi anh em đi xuống gọi tôi ra khỏi
cơn mê hoang đường. Sau này, một anh bạn lớn tuổi nó
với tôi: “ông chỗ nào cũng thiền, hình thức quá!”.
Tôi thưa với anh: “Em tự tu, tu bằng hộ pháp của gia
đình. Thiền như tập thể dục, gặp môi trường tốt em
tập thể dục. Tập thể dục lợi lạc cho sức khỏe
mình, khoe làm chi, anh?! Khoe cũng chẳng ai cho lon gạo, thêm
nặng nghiệp” Tôi cũng thường nói lỗi của mình, xem
đó là sám hối, nhưng lỗi nói ra được nhẹ bớt đi.
Tôi nghĩ đã làm phiền các bạn, có thể đây là bút ký
cuối cùng. Sạu này tôi phải tập nói dối, tập từ
chối cuộc gọi khi ai đó ngõ lời mời tôi đi viết vì
tôi ăn chay và ngồi thiền không đúng nơi quy định.
Trung
úy Tráng tâm sự: “Chúng em canh giữ biên giới hải đảo,
mùa mưa bão tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm để
giúp ngư dân ghé lên đảo trú bão”. Ông Phạm Xuân
Luận, trạm trưởng Trạm đèn biển Sơn Chà nói: “Đèn
độc lập, báo vị trí hòn Sơn Chà, giúp tàu thuyền hoạt
động trong vùng biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng định
hướng và xác định vị trí của mình”.
Các
anh ở đây đi chợ bằng hai đường Đà nẵng và Lăng
Cô. Du khách đi gọ ở Lăng Cô, gọ nhỏ 600.000 đ một
chuyến, gọ lớn 1 triệu đồng một chuyến. Ở Đà Năng,
mỗi một khách câu đêm ven đảo chỉ tốn 100.000 đồng.
Đảo gần Đà Nẵng hơn, đêm đêm nhìn Đà Nẵng như một
Hồng Kông thu nhỏ. Đêm cuối ở đảo, dưới ánh trăng
mùa trăng tháng sáu âm, tôi thả bộ lang thang một mình
trên cát mịn, tận hưởng mùi biển đêm và mùi rừng
nguyên sinh nồng nàn, mát lạnh. Để cảm thấy mình không
bơ vơ trong bóng đêm, chỉ còn tiếng côn trùng và tiếng
sóng biển vỗ vào bờ ầm ào và ánh sáng đèn điện của
Trạm Biên phòng, như một điểm sáng tin yêu tỏa sáng ấm
áp trong đêm. Sáng hôm sau, chừng 9 giờ ghọ từ Lăng Cô
ra đón chúng tôi, đây là phút chia tay bịn rịn và cảm
động, các người lính giữ đảo trẻ trung, chịu sương
chịu gió và mạnh mẽ cùng chụp với chúng tôi vài tấm
hình kỷ niệm và đồng hứa có dịp ghé Huế sẽ thăm
chúng tôi, các bàn tay vẫy và những nụ cười mặn mòi
sóng gió như tan dần vào biển khơi khi gọ xa dần…
Anh
bạn tôi nhà thơ Mai Văn Hoan, trong chuyến này viết nhiều
bài thơ hay, anh làm một bài thơ tặng anh em giữ đảo,
và tặng tôi, tôi xin chép ra đây:
ĐẢO
NGỌC
(Tặng
các chiến sĩ đồn biên phòng đảo Ngọc)
Một
ngày ra đảo Ngọc
Được
ngồi hóng gió khơi
Được
chiêu đãi cá mú
Chan
canh rau mùng tơi
Các
loại cây đủ cả
Chẳng
khác chi vườn nhà
Đất,
giống, cùng gia súc
Mang
từ đất liền ra
Điện
do mặt trời cấp
Nước
hứng từ khe sâu
Tivi
xem thoải mái
Chiều
ra biển buông câu
Lính
toàn là “đực rựa”
Thèm
cảnh sống gia đình
Những
đêm đông, khép cửa
Ôm
gối ngủ một mình
Lúc
nhớ con, nhớ vợ
Hướng
mắt về quê nhà
Chỉ
thấy toàn mây trắng
Cùng
biển trời bao la
Đảo
ngọc 14-07-2016
Mai
Văn Hoan
Tôi
vào chợ Lăng Cô vào buổi trưa ngày nắng. Ai đó đã
nói: “Muốn biết kinh tế của một miền quê, hãy đến
chợ”. Chợ Thị trấn Lăng Cô là một khu trù phú, chợ
trước đây đông cả ngày, sáng sớm đã đông khi cá về,
người buôn mua chuyển đi các nơi. Chợ bây giờ chỉ một
người lang thang là tôi. Người bán ngồi vao mặt chờ
người mua mai xưa. Có một chị tiểu thương cho tôi biết,
sau 15 giờ mới đông, mà cũng không có mấy người mua.
Quán Bích Lãm chuyên bán tôm chua, mực khô, cá ngựa, mắm
sò cung than thở: “Em đổ mấy trăm thẩu mắm vì không
ai mua”, chị Gái chuyên bán cá khô, mực khô, nói: “Cá
khô em nhập từ Vũng Tàu, mà họ tưởng cá này đánh
bắt gần bờ họ không mua. Trước đây ngày vài trăm,
giờ không được một đồng”. Rồi hàng tạp hóa cũng
ế do người dân không có tiền, hàng rau cũng bán ngày
được một ký rạu lẻ tẻ, đến dép cũng không bán
được vì người ta tiết kiềm, lấy giấy thép xâu lại
đi tạm… Chi Hà bán gạo tâm sự: “Gạo được Nhà
nước phát cho gia đình ngư dân, lại ảnh hưởng trực
tiếp tới tôi. Họ có gạo ngon ăn rồi, họ không mua gạo
của tôi nữa, tôi bán không được một phần mười hè
này năm trước”. Trở về khách sạn nơi đoàn chúng tôi
ở. Ông Nguyễn Đình Ấn, giám đốc khách sạn Sen Hotel,
cho biết khách sạn có 32 phòng, 3 tháng hè năm trước kín
hết, nay chỉ vài phòng lai rai. Khi anh Hiền chạy xe ôm
chở tôi từ chợ vể, anh than: “”Ít khách du lịch đến
Lăng Cô nên bọn em cũng không có khách anh ạ. Thiệt
tình, biển bị ô nhiệm mình cũng bị lây”.
Thị
trấn Lăng Cô còn là một điểm du lịch nổi tiếng của
tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả nước. Bác Hồ đã
nói: ”Rừng vàng, biển bạc, đất kim cương”, Cư dân
duyên hải từ lâu không chú ý lợi ích “biển bạc”.
Bốn tỉnh miền Trung chỉ ba tháng biển bị ô nhiễm, đã
thấy sức ảnh hưởng của biển sâu rộng đến vô cùng,
ở Lăng Cô không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngư
dân mà còn ảnh hưởng sâu sắc lâu dài đến anh chạy
xe ôm, anh tài xế lái tắc xi… Đúng như anh ngư dân Bình
An II đã nói: “Biển chết, nghề cá chết, du lịch cũng
chết theo”. Chúng tôi văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế cũng
xa xót chia sẻ nỗi đau ô nhiễm môi trường biển của
bà con ven biển huyện Phú Lộc, thị trấn Lăng Cô, huyện
phú vang và ba tỉnh khác. Mong bà con kiên nhẫn cùng Nhà
nước khắc phục cải tạo môi trường làm trong sạch
biển, để ngư dân đánh bắt nhiều hải sản sạch và
bà con thị trấn Lăng Cô tất tả mua bán, mưu sinh, đưa
đón khách du lịch rộn ràng náo nhiệt hơn xưa…
N.N.A
Địa
chỉ liên lạc: Nguyễn Văn Vinh. 50 trần Thái Tông Huế.
Tel: 01688971486.