MỜI BẠN VỀ THĂM QUẢNG TRỊ QUÊ TÔI
Võ Văn Cẩm
Quảng Trị là một tỉnh nghèo nhất nước, không có tài nguyên thiên nhiên,
phía Nam giáp Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp Quảng Bình, phía Tây giáp Lào, phía
Đông giáp Biển Đông.
Trên đường xuyên Việt từ Huế ra nhìn bên tay trái cả một dảy Trường Sơn
hùng vĩ, bên tay phải những rặng cát trải dài từ đầu đến cuối tỉnh. Chăm chú lắm
mới thấy đồng ruộng Hải Lăng và Triệu Phong. Vùng đất này là vựa lúa, nguồn thu
nhập chính của tỉnh.
Địa thế Quảng Trị:
* Diện tích 4.763km2
* Dân số 650.320 người (2018).
* TP Đông Hà.
* 8 Huyện gồm: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Darkrong, Hương Hóa, Gio Linh, Vĩnh Linh, Đảo Cồn Cỏ.
* 7 Thị trấn, thị xã: Hồ Xá. Gio Linh. Cam Lộ. Khê Sanh, Ái Tử. Hải Lăng. TX Quảng Trị.
Các cơ quan hành chính tỉnh đóng tại TP Đông Hà, một giao lộ của trục đường
xuyên Á.
Quảng Trị có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, nằm
trên đường 9 Nam Lào.
Những ngày giãn cách tôi nhớ về quê hương, nhớ
thời thanh xuân, nhớ những bữa ăn thật đơn giản, nhớ những món ăn đặc sản quê
nhà, nhớ những danh lam thắng cảnh. Nhớ vùng đất quê nhà. Nhớ những trận lụt
bão kinh hoàng, những cơn nắng gió Lào rát mặt.
Quảng Trị không có tài nguyên thiên nhiên lớn, không còn rừng nguyên
sinh, không có mỏ, quặng, núi rừng có độ nghiêng lớn nên khó canh tác.
Quảng Trị không có khu công nghiệp, nên dân Quảng Trị mãi mãi là một tỉnh
nghèo, con dân phải đi kiếm vùng đất
lành sinh sống.
Hầu hết các cháu học Đại học đều ở lại các tỉnh Miền Nam, phần lớn tại
TPHCM.
TIỀM NĂMG DU LỊCH QUẢNG TRỊ.
Cách đây hơn 20 năm, anh Hoàng Hữu Ly có một dự án du lịch khá hoàn chỉnh nhưng có lẽ còn quá sớm, nên không được triển khai.
Muốn Quảng Trị giàu lên, các nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược về
ngành không khói: Ngành du lịch.
Quảng Trị tuy khí hậu khắc nghiệt, nhưng được bù lại nhiều điểm du lịch
rất hấp dẫn, tạo nên một Tour du lịch lý tưởng như:
* Thánh địa La Vang.
* Thành Cỗ.
* Khu di tích cựu Dinh Nguyễn Hoàng ở
Ái tử Trà Bát.
* Khu lưu niệm TBT Lê Duẩn ( Chợ
Sãi).
* Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bàu Sen-họ Đoàn Đâu Kênh.
* Các bãi tắm Mỹ Thủy. Phương Lang, Cửa
Việt.
* Bãi tắm nữ hoàng Cửa Tùng.
* Địa đạo Vĩnh Mốc.
* Khu giới tuyến
Bến Hải.
* Đường mòn HCM.
* Khu nghĩa trang Trường Sơn - Đường
9.
* Khu di tích Tân sở Cam Lộ.
* Cầu Treo Dakrong.
* Căn cứ Ba Lòng.
* Căn cứ Làng Vây.
* Sân bay Tà Cơn.
* Cửa khẩu Lao Bảo.
* Khu du lịch Hướng Phùng có Thác nước
và hang động đẹp nhất Việt Nam, đang khai thác.
Hãy nhìn tổng thể những điểm du lịch sinh
thái, tâm linh và di tích khá hấp dẫn.
Quảng Trị chỉ khai thác những địa danh ấy sẽ vực dậy nền kinh tế của tỉnh, tạo hằng ngàn
việc làm cho người dân.
* KHU DU LỊCH LA VANG
La Vang là vùng đồi bằng phẳng phía Nam thị xã Quảng Trị, có nhiều cây
Lá vằng, dân Quảng Trị dùng nấu nước uống và đặc biệt dùng cho các bà sinh đẻ.
Xa xưa, vùng đất La Vang là vùng đất Phật, có một vị tu sĩ xây dựng một ngôi Chùa nhỏ để tu học, người dân đến lễ Phật. Có truyền thuyết cho rằng, một đêm mưa gió bão bùng, sấm chớp liên hồi.
Trên ngôi chùa có nhiều đám mây bay chậm, có hình của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện
ra. Vùng đất này trở nên linh thiêng,
người dân trong vùng thường đến cúng vái, cầu nguyện điềm lành.
Vào Triều vua Tự Đức, chính sách sát Đạo gắt gao. Những con chiên ngoan
đạo của xứ Hạnh Hoa, xứ họ Đạo Trí Bưu và Thạch Hãn phải di dân lên vùng La
Vang sinh sống.
Càng ngày con chiên càng đông, người theo Phật
ít lại.
Sau khi thương lượng, vị Tu Sĩ phải bán ngôi chùa cho người Thiên Chúa
giáo.
Khi ngôi chùa biến thành nhà thờ La Vang, dân Hạnh hoa, Trí Bưu lên ở
nhiều hơn và câu chuyện Đức Mẹ hiện ra sau đó.
Cứ 3 năm tổ chức Kiệu La Vang một lần. Nhiều
con Chiên trên Trái Đất đến dự.
Theo nhiều sử liệu cho rằng: LA
VANG là do người Pháp đọc trại chữ LÁ VẰNG mà có.
Cũng có giả thiết cho rằng: Vào những năm sát
đạo, nhiều người bị giết trong đêm, tiếng kêu la vang khắp cả một vùng. Vì thế
tiếng La Vang xuất hiện ở vùng đất thiêng này. Địa danh LA VANG có từ thời đó.
Trong chiến tranh Thánh địa La Vang bị bình địa, chỉ còn lại tháp chuông và tượng Đức Mẹ. Sau 1975 tòa Thánh Vatican muốn xây dựng lại nơi du lịch tâm linh này. Mãi tới giữa thập niên 2010 mới được phép tu tạo lại thánh đường La Vang như hiện nay.
* KHU DI TÍCH THÀNH CỖ
Vào Triều Minh Mạng thành được xây dựng
theo mô hình Đại nội Huế, đây là bức thành trấn giữ phía Bắc. Trong chiến tranh
thành được làm căn cứ quân sự của tỉnh với
tên gọi thành Đinh Công Tráng.
Mùa hè đỏ lửa 1972, hàng vạn tấn bom, hàng chục ngàn thanh niên ngả xuống trên
mảnh đất nhỏ bé này, máu nhuộm đỏ cả dòng sông, Cỗ Thành bị bình địa. Sau năm
1975, nơi đây đã xây dựng lại làm nơi du lịch tâm linh. Hàng trăm ngàn du khách
đến để thắp những nén hương lòng cho người nằm lại và thả hàng chục ngàn ngọn nến
trên sông để nhớ ơn những người đã hy sinh
vào rằm tháng bảy mùa Vu Lan báo hiếu.
* KHU DI TÍCH CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG
Năm 1558, Chúa Tiên dẫn đoàn tùy tùng vào trấn giữ Phía Nam, đoàn theo
sông Thạch Hãn lên dừng chân ở Ái tử và đóng đô ở đó. Năm 1563 dời Dinh về Trà
Bát.
Quần thể du lịch này sẽ được phục dựng lại và
đây là Cựu Dinh của Chúa Nguyễn Hoàng.
* KHU DU LỊCH NGHĨ DƯỠNG BÀU SEN
Dây là lòng sông Thạch Hãn chuyển dòng còn lại. Bàu có diện tích gần 9
hecta thuộc làng Đâu Kênh xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quang Trị. Trước
đây dân làng trồng sen, đến mùa sen nở thơm ngát cả một vùng. Lòng Bàu rất sâu
mùa nắng gắt Bàu Sen vẫn còn nước. Ngoài sen Bàu còn nhiều loại cá, tôm, rau muống,
lúa đặc biệt là nếp bầu. Đến mùa nếp trổ hoa, mùi hương thơm rất đặc trưng. Người
ta kể rằng mùa nếp trổ bông bà bầu bị sẩy thai khi đi ngang qua. Giống nếp này
nay không còn nữa.
Hiện tại xã chuẩn bị đầu tư thành
khu du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp với nhà thờ họ Đoàn trong quần thể du lịch Quảng
Trị.
* QUẦN THỂ DU LỊCH BẾN HẢI
Cầu Bến Hải hay cầu Hiền Lương.
Năm 1954 thi hành hiệp định Paris đất nước bị chia đôi, lấy sông Bến Hải
làm ranh giới. Đất vùng Gio Linh và Vĩnh Linh làm trái độn.
Cầu Hiền lương chia thành 2. Một nửa cầu thuộc
chính quyền phía Bắc, một nửa cầu thuộc chính quyền Phía Nam. Cầu sơn 2 màu
khác nhau. Mỗi bên đều có cột cờ rất cao và có hệ thống âm thanh cực đại.
Mãi tới năm 1975, đúng 20 năm sau chiếc cầu nối liền một mối. Cầu được
xây mới bằng xi măng cốt thép.
* BÃI TẮM NỮ HOÀNG CỬA TÙNG
Thời Pháp thuộc bãi tắm Cửa Tùng
được mạnh danh là bãi tắm Nữ hoàng của Đông Nam Á.
Cầu Cửa Tùng được bắc qua hạ nguồn sông Bến Hải. Dòng nước chảy xiết, xói mòn chân cầu.
Không nghiên cứu kỹ dòng chảy, chưa giải quyết được bài toán. Người ta cho xây dựng một đường dài ra biển hơn 50 mét, mùa lụt nước tạo thành xoắn ốc mang cát từ bãi tắm Cửa Tùng bồi vào Phía Nam. Bãi tắm trở thành vực sâu không còn tắm được.
* ĐỊA ĐẠO VĨNH MỐC
Vào những năm chiến tranh ắc liệt, dân vùng Giới tuyến phía Bắc, phải
đào hầm dưới lòng đất để sống, làm việc và chiến đấu theo gợi ý của tướng Trần
Nam Trung.
Địa đạo Vĩnh Mốc được thiết kế và thi công ở dưới một ngọn đồi cao gần
30 mét so với mặt biển diện tích hơn 36 ngàn m2, tổng chiều dài hầm hơn 2000
mét. Hầm có 13 cửa, 7 cửa thông ra biển.
Địa đạo Vĩnh Mốc được khởi công năm 1965 và hoàn thành năm
1967 do công trình sư Lê Xuân Vỹ tại làng Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh
Linh.
Địa đạo có 3 tầng:
• Tầng 1 sâu từ 12 đến 15 mét dùng để chiến đấu.
• Tầng 2 sâu từ 16 đến 18 mét dùng làm việc, dân ở, có bệnh xá, nhà hộ
sinh, đã có 17 cháu ra đời, có hệ thống
nước, nhà vệ sinh.
• Tầng 3 sâu hơn 25 mét, cách mặt biển 3 mét. Nơi đây là kho chứa và hậu
cần cho đảo Cồn Cỏ, chính 7 cửa hầm là nơi vận chuyển và dùng cho dân ra đổi
khí trời.
Nhờ không khí thổi vào làm cho đất
cứng lại. Các cửa hầm có khung gỗ gia cố. Đến nay hệ thống hầm đều tốt, thuận lợi
cho các tour du lịch. Đây là nguồn thu lớn của tỉnh.
Khi quân Pháp chiếm Hà Nội lần thứ nhất 1873,
Triều đình nhà Nguyễn lo sợ phải ký Hòa ước Giáp Tuất 1874. Trước sự xâm lăng của
Pháp. Ký xong hòa ước, Triều Nguyễn cho lập các căn cứ quân sự ở các tỉnh miễn
Trung để ngăn ngừa hậu họa, gọi là Sơn phòng. Trong các căn cứ ấy, căn cứ Tân Sở
là căn cứ chiến lược, phòng khi Kinh Đô thất thủ.
Căn cứ Tân Sở được quan Phụ Chánh Nguyễn văn Tường khỏi công xây dựng từ
1883 đến 1885 mới xong.
Tân Sở được xây trên một diện tích gần 30
hecta, tại làng Mai đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, một vùng đất
được bao quanh bởi những dãy núi khá hiểm trở, phía Đông Nam có một nhánh sông,
vượt qua chiếc cầu là huyện lỵ Cam Lộ cách thành phố Đông Hà hơn 10km.
Nếu theo đường 9 Nam Lào từ Đông Hà lên 12 km
rẽ phải khoảng 7 km đấy là Tân Sở. Vùng bình nguyên đất đỏ ba zan. Là kinh Đô
kháng chiến.
Thành được xây dựng kiên cố không kém gì thành
nội Huế, có đầy đủ nhà cho các quan Đại thần làm việc và cung điện của vua.
Ngày 23/5/1985 phái chủ chiến tiến
quân đánh úp giặc Pháp nhưng thất bại.
Khi vua Hàm Nghi thất thủ 1885, Nhà vua và Triều
đình được quan Đại thần Tôn Thất Thuyết phò ra Tân Sở ban bố hịch Cần Vương
ngày 13/7/1885.
Pháp đưa quân ra Quảng Bình chận lại. Tôn Thất
Thuyết phải tìm đường đưa Triều đình ra Nghệ An.
Quân Pháp cho binh lính lên phá và san bằng
Căn cứ Tân Sở không còn dấu tích. Người dân vùng Cùa dùng nơi đây trồng cây ăn trái và trồng rừng.
Ngày 13/7/1888 vua Hàm Nghi bị bắt và đày sang
Châu Phi. Phong trào Cần vương kéo dài 10 năm khi Phan Đình Phùng thất bại1895.
Trong cuộc nội chiến tương tàn. Căn cứ Tân Sở được Mặt Trần Giải Phóng
Miền Nam đặt làm thủ phủ. Cũng tại nơi này Trung ương Cục Miền Nam chọn làm Bản
doanh.
Sau ngày thống nhất, đến năm 1995, Tân Sở được chọn làm di tích lịch sử
Quốc gia. Tân Sở là kinh Đô thứ 2 Triều Nguyễn nhưng vẫn chưa được quan tâm.
Trước sự tàn phá của thiên nhiên và thiếu sự chăm sóc, Tân Sở trở thành hoang phế.
Mãi tới nằm 2018 chính quyền huyện Cam Lộ mới
vận động xây dựng tu tạo thành Tân Sở như hiện nay, nhưng không quy mô và xứng
tầm của di tích lịch sử Quốc gia.
Khi xây xong, ngày 12/7/2020, Chủ tịch UBND
huyện Cam Lộ có chương trình vào kinh Thành Huế
rước Long vị vua Hàm Nghi, Binh bộ Thượng thư Tôn Thất Thuyết, Kỳ vĩ quận
công Nguyễn Văn Tường, các Văn Thân Sĩ phu yêu nước của Phong trào Cần Vương.
Ngày 13/7/2020, Long vị vua Hàm Nghi và các Quần thần đã an vị tại ngôi
nhà 5 gian ở di tích lịch sử Quốc gia Tân Sở. Đây là điểm du lịch trong quần thể
du lịch Quảng Trị.
Tôi cho việc không quan tâm tới khu di tích Lịch sử Tân Sở nhiều năm là
một thiếu sót lớn đối với những bậc tiền bối có công dựng nước. Đây là niềm tự
hào của con người và vùng đất thiêng, vùng Địa linh nhân kiệt Quảng Trị.
* CẦU TREO DARKRONG
Cầu sắt bắc ngang qua sông Darkrong cách TP Đông Hà chừng 30km trên đường
Quốc lộ 9. đây là đầu nguồn sông Thạch
Hãn, cũng là cầu chính của đường mòn HCM.
Năm 1975, Chinh phủ Cu Ba cho xây mới. Đây là
chiếc cầu treo (cầu Dây Văng) đầu tiên ở Việt Nam. Cầu dài 100 mét rộng 6m.
Năm 2000 cầu được xây mới bằng dây văng, quy mô hơn, đến năm 2003 thì
xong, là chiếc cầu đẹp, biểu tượng núi rừng miền Tây Quảng Trị, cũng là điểm dừng
chân của quần thể du lịch Lao Bảo. Đây là điểm đầu của Quốc lộ 14 Bình Phước.
* KHU DU LỊCH KHE SANH-LAO BẢO.
Từ cầu Đarkrong lên 20km là Thị trấn Khe sanh, khu di tích Làng Vây, sân bay Tà Cơn. Nằm 1969, tại căn cứ
này là trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Đi thêm khoảng hơn 10km là
cửa khẩu Lao Bảo nối Savanna Khẹt Lào. Là cửa
khẩu lớn nhất Việt Nam. Ở Lao Bảo có nhà tù lớn nhất thời Pháp thuộc.
Trên đường trở về, rẽ trái sẽ có thác nước rất
đẹp và hùng vĩ. Động Hương Phùng do một Đoàn thám hiểm người Anh tìm ra gần
đây. Quảng Trị đang đầu tư khai thác sắp đưa vào hoạt động. Động này lớn hơn Động Phong Nha Quảng Bình.
Vùng đất Hương hỏa còn là nơi khai thác về nguồn năng lượng tái tạo,
năng lượng sạch: Năng lượng Mặt Trời và năng lượng Gió.
Quảng Trị là một trong 3 Tỉnh có thế
mạnh này như Darlac và Bình Thuận. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này khai thác với
kỹ thuật thấp sẽ kém hiệu quả và một tai
họa khó lường về môi trường.
Tương lai tiềm năng du lịch Quảng Trị sẽ phát triển mạnh.
Hiện nay trên Thế giới đang hướng tới
công nghệ chế biến cát thành sản phẩm công nghệ cao. Nếu các nhà đầu tư thành
công công nghệ cao này. Nghĩa là biến cát thành vàng thì chắc chắn Quảng Trị sẽ
nơi phồn vinh và có đời sống cao nhất nước.
Võ Văn Cẩm