Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, April 30, 2023

TƯ MÃ TRỌNG ĐẠT - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Đây nói về Gia Cát thừa tướng trấn nhậm ở Kỳ Sơn, thì được lính hầu vào cấp báo:
- Khải bẩm thừa tướng có ngoài cổng thành có một vị phu nhân trung niên văn sĩ xin được ra mắt thừa tướng để bàn chuyện cơ mật?
Khổng Minh Gia Cát Lượng chỉ thị cho lính hổ bôn truyền người đàn bà được phép vào trình diện, mới thoáng nhìn qua khách lạ thì cũng chả phải là ai xa lạ, mà chính là khách quen thường ngày ở mặt trận, bộ quần áo bà ba đàn bà thì chính là bộ thừa tướng vẽ kiểu, cùng đôi guốc cao gót và bóp đầm thì chính bản thân ngài đi mua ngoài siêu thị, còn kẻ hưởng dụng thì chính là đại đô đốc Tư Mã Trọng Đạt cuả nước Ngụỵ Tào, phân ngôi chủ khách an tọa đâu vào đấy thì Khổng thừa tướng lệnh rót trà mở bánh tiếp khách, sau tuần trà nước chủ nhà hỏi:
- Đại đô đốc qua đây có điều chi cần chỉ giáo?
Tư Mã Ý đứng lên xá dài thừa tướng Khổng Minh Gia Cát một xá và thưa:
- Dạ không dám, xin tướng gia đại xá, kẻ hậu sinh trước là sang kính thăm sức khỏe của thừa tướng gia an lành, sau là vô cùng đa tạ thừa tướng đã ban thí cho quần áo guốc dép cùng bóp đầm hiện đại [modern thời đương đại] cùng vấn an nếu có gì khó khăn chung xin cho biết chủ kiến?
Thừa tướng Gia Cát cười miếng chi:
- Tuổi tại hạ giờ này bứơc sang ngũ thập rồi, sức khỏe yếu kém cũng chỉ là chuyện bình thường ở huyện , xin có lòng đa tạ Đô Đốc quan hoài ?
- Hôm trước có nghe qua loa vị sứ giả qua nói chuyện dăm điều ba chuyện, thì được biết Thừa Tướng bên ngoài lo việc quân, mà trong thì làm công việc dành của Thượng Sĩ đại đội, xử lý thường vụ thượng vàng hạ cám, không chuyện gì là không ghé tai ghé mắt nhòm vào, đau là phải! Nay tiểu tướng có nhờ đến Tài Có Kim Dung bên Cảng Thơm mua dùm một ít thuốc Bắc thượng hảo hạng chuyên dùng ở Hoa Lục gồm có Tuyết Liên ngàn năm trồng ở nuí Tuyết Sơn, Nhân Sâm ngàn năm thiên nhiên ở dẫy núi Trường Bạch, Hà Thủ Ô, Đông Trùng Hạ Thảo, Nhân Sâm cuả Đông Liêu, cùng Vải Thiều cuả Ố Nàm để thừa tướng Bồi dưỡng lão, có thực mới vực được Đạo, có khoẻ mới Uýnh lộn đánh lạo được, chớ nay ốm mai đau thì đánh chác làm sao cho nổi? [nói xong thì đưa ra trên mặt bàn một gói vải lụa xin mời tướng gia thu dụng]
- Đa tạ Đô Đốc quan tâm đến tại hạ, thôi chuyện sống chết có mạng, thuận thiên giả tồn, làm sao hơn?
- Bẩm thừa tướng, tiểu tướng có nghe hồi sinh tiền Quỉ Cốc Tiên Sinh ở Vân Mộng Sơn có soạn thảo một pho sách bí truyền [là cầu thêm tuổi thọ] tướng gia thử một chuyến xem sao? 
- Chuyện đó cách đây mấy trăm năm xa lắc xa lơ rồi từ cái hồi Chiến Quốc lận? Mà hình như cũng chỉ nghe thiên hạ bàn ra tán vào chứ chưa có gì làm chắc chắc cho lắm?
Tư Mã Trọng Đạt bèn móc trong túi áo bà ba ra một tuí gấm, ngoài cuốn Binh PhápTôn Tử, thì có một pho Thất Tinh Kỳ Trận, và một mớ tư liệu hầm bà làng xắn cấu lộn xộn rồi thưa:
- Hay là khi tiểu tướng ra về thì cho rút quân Ngụy ngay tức thời cách Kỳ Sơn vài trăm dặm, hưu chiến một thời gian thật dài để Thừa Tướng Gia có thì giờ để nghiên kíu! Chứ tiểu tướng đánh trận với kẻ già, kẻ bệnh, kẻ đau thì chán mớ đời, đánh chác làm sao cho nổi?
 
Chu Vương Miện

READ MORE - TƯ MÃ TRỌNG ĐẠT - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (8) – Nguyên Lạc

                                    (Kỳ 8)
 

Phần II
RƯỢU BRANDY
Rượu Brandy là tên gọi chung của các loại rượu mạnh (spirit) có 35-60 độ cồn (70-120 proof của Mỹ). Rượu Brandy là loại rượu được chưng cất (distill) từ các loại nước ép trái cây đã lên men, chủ yếu là nho, táo và các loại trái cây khác; rồi sau đó ủ trong thùng gỗ sồi (ít nhất là hai năm) để lên tuổi rượu.
Theo nghĩa rộng hơn, thuật ngữ rượu Brandy cũng biểu thị các loại rượu có được từ quá trình chưng cất bã trái cây – bã trái cây là những chất rắn dư thừa còn lại từ vỏ, lõi, hạt và thân của quả, sau khi ép nước cốt của trái cây – (tạo ra rượu brandy bã trái cây), hoặc rượu nghiền hoặc rượu vang của bất kỳ loại trái cây nào khác (rượu brandy trái cây). Những sản phẩm này còn được gọi là eau de vie (có nghĩa là “nước của sự sống”).
Rượu brandy đặt tên theo gốc tiếng Hà Lan “brandewijn”: có nghĩa là “burnt wine”, hoặc “distilled wine”. Xuất phát từ một thương gia Hà Lan gốc Đức tên là Den Helkenwijk, người chuyên buôn rượu chát từ Pháp sang Hà Lan. Ông đã sáng tạo ra cách chưng cất cách thủy rượu vang chát, hình thành nên một loại rượu mạnh hơn về nồng độ. Rượu có thể tích ít hơn sau khi được chưng cất vì nước được lấy ra khỏi nước rượu.
Rượu brandy được ngâm trong thùng gỗ nhằm cho phép oxy hóa nhẹ rượu, khiến nó ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách, cùng hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ.
 
I. LỊCH SỬ RƯỢU BRANDY
Nguồn gốc của rượu Brandy gắn liền với việc phát triển của kỹ nghệ chưng cất (distillation) rượu. Các thức uống có nồng độ cồn đã được biết đến từ thời cổ đại tại Hy Lạp và La Mã, và có lẽ đã có lịch sử từ thời Babylon cổ xưa. Loại rượu Brandy, như người ta biết đến vào ngày hôm nay, đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 12 và trở nên phổ biến rộng rãi vào thế kỷ thứ 14.
Khởi thủy, rượu được chưng cất như một phương thức để bảo quản và cũng là cách để các nhà buôn rượu chuyển vận rượu được dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn trong việc bị đánh thuế. Vì thuế đánh trên thể tích rượu: khi chưng cất rượu, nước được lấy ra, thể tích rượu giảm rất nhiều. Đánh thuế xong, qua trạm, rượu sẽ được trả nước ngược trở lại trước khi được tiêu thụ.
Người ta phát hiện rằng, khi rượu được giữ trong thùng gỗ, thì nước rượu thu được có chất lượng ngon hơn nước rượu nguyên thủy. Ngoài việc lấy nước ra khỏi nước rượu, việc chưng cất rượu cũng đưa đến việc tạo thành hay phân hủy các thành phần thơm trong rượu, trên căn bản đã thay đổi thành phần của rượu từ nước rượu gốc. Các thành phần không bốc hơi như màu rượu, đường trong rượu, và muối vẫn còn giữ nguyên sau khi chưng cất xong. Và kết quả là, mùi và vị của rượu sau khi chưng cất có lẽ hoàn toàn không giống như nước rượu ban đầu.
Có một điều, mang nhiều nét lịch sử về rượu Brandy ít người Việt biết đến, đó là vào buổi sơ khai, rượu Brandy là loại thức uống của giới nghèo ở nước Pháp. Bởi giới giàu sang chỉ uống loại rượu vang; và xác ép nho sau khi đã được sử dụng để làm rượu vang, có cái tên là Pomace, và các phẩm liệu nho vụn vặt trong việc sản xuất rượu sẽ được tái sử dụng để làm rượu Brandy. Hay nói cách khác, tiền thân của rượu Brandy ngày nay, và vẫn còn một số rượu Brandy được sản xuất theo cách này, được sản xuất lại từ cặn bã, xác ép trái nho đã được sử dụng, để làm ra loại rượu rẻ tiền cho người nghèo uống. Nhưng qua thời gian, và các quy trình sản xuất khác nhau, thì ngày nay, rượu Brandy đã trở thành một loại rượu đắc tiền trên thế giới, và có lẽ chỉ có giới giàu sang mới thưởng ngoạn các loại rượu Brandy nổi danh và đắt tiền.
 
II. VÀI NÉT VỀ RƯỢU NHO BRANDY
Rượu nho Brandy hay Brandy vang là một loại rượu được sản xuất bằng cách chưng cất nước rượu nho đã lên men, rồi sau đó đem ủ trong các thùng gỗ sồi (oak) để lên tuổi rượu. Brandy thường chứa 35–60% độ cồn (70–120 chứng nhận Hoa Kỳ).
Một số rượu Brandy được ủ trong thùng gỗ, một số được nhuộm bằng màu caramel để bắt chước tác động của quá trình tăng độ tuổi. Số khác được sản xuất bằng cách kết hợp cả quá trình tăng độ tuổi và phẩm màu. Nhiều loại rượu Brandy vang có thể tìm ra trên khắp nơi sản xuất rượu thế giới, nhưng loại nổi tiếng nhất là Cognac đến từ Tây Nam nước Pháp.
Nhiều người lầm tưởng là rượu Cognac và Brandy là hai loại rượu khác nhau. Thực sự chúng chỉ là một: Rượu Cognac là một nhánh của loại rượu Brandy, chúng được chưng cất từ trái nho trồng và thu hoạch tại vùng Cognac ở Pháp. Các loại rượu mang nhãn hiệu Cognac phải tuân theo đúng các quy trình sản xuất và pháp lý đặt ra cho loại rượu này, trong đó có bản quyền gốc nơi sản xuất là Cognac. Ngoài loại Cognac Brandy còn có nhiều loại Brandy nổi danh khác như Calvados Brandy, Armagnac Brandy, Brandy de Jerez, v.v… nhưng với giới sành rượu người Việt, các loại rượu với cái tên Cognac thì được biết nhiều nhất.
 
III. CÁC LỌAI RƯỢU BRANDY
Rượu Brandy ngoài việc được điều chế từ nho đã lên men, nó cũng được làm từ việc ủ các loại trái cây không phải là nho hoặc từ xác nho còn lại sau khi ép nước (còn gọi bằng cái tên riêng là Pomace). Do đó, có ba loại rượu Brandy chính: Rượu nho Brandy, rượu trái cây Brandy và rượu Pomace Brandy.
1. Rượu nho Brandy
– Được chế biến từ nước nho ép đã lên men rượu (nước nho ép chứ không có thịt hay vỏ quả nho), sau 2 lần trưng cất sẽ được lưu trữ trong thùng gỗ sồi thời gian dài để tăng mùi vị và màu rượu. Rượu Brandy nho rất được ưa chuộng, loại Brandy này phổ biến có mấy loại sau:
+ Brandy Mỹ: chủ yếu sản xuất ở Mỹ
+ Armagnac: Sản xuất ở Pháp, đây là loại Brandy cao tuổi nhất ở Pháp
+ Cognac: Sản xuất ở Pháp.
+ Brandy de Jerez: Sản xuất ở miền Nam nước Tây Ban Nha
+ Lourinhã: Chủ yếu thịnh hành ở Bồ Đào Nha
– Rượu nho Brandy của Mỹ gần như luôn được làm tại California. Các loại rượu nho Brandy Mỹ nổi danh bao gồm loại Christian Brothers, Coronet, E&J, Korbel, Paul Masson và J. Bavet.
– Rượu nho Brandy Armenia được sản xuất từ năm 1880′s và từ vùng đất ruộng Ararat nằm về phía nam của Armenia. Winston Churchill là người thích loại rượu Brandy vùng này. Loại rượu này được bày bán trên thị trường có độ tuổi rượu từ 3 cho đến 20 năm. Trong một hội chợ quốc tế diễn ra tại Pháp vào năm 1900, loại rượu Brandy này đã nhận được giải Grand-Prix và được chính thức gọi là rượu Cognac, một tên gọi đặc trưng cho một loại rượu Brandy, sau khi chuyên gia chuyên nếm rượu được bịt mắt để phân biệt loại rượu và đã không phân biệt được.
– Về rượu Armagnac brandy
Armagnac là một loại rượu brandy khác của Pháp cũng được bảo vệ bởi AOC. Nó được sản xuất ở vùng Armagnac của Gascony ở phía tây nam nước Pháp. Cũng giống như Cognac, cũng có một vài giống nho và các phương pháp sản xuất được quy định để tạo nên phong cách rượu mạnh này. Armagnac là rượu được lên men từ nho Colombard trộn với Ugni Blanc và được chưng cất một lần theo mô hình chưng cất dạng ống column stills. Sau đó rượu chưng cất được ủ ít nhất 2 năm trong thùng gỗ sồi Pháp: Gỗ sồi Limousin và Troncais là hai loại gỗ được sử dụng làm thùng để ủ Armagnac. Những loại gỗ này rất cần thiết trong việc mang đến hương vị mạnh mẽ cho rượu và giúp phân biệt nó với Cognac.
Rượu Armagnac là loại rượu chưng cất đầu tiên tại Pháp. Rượu Armagnac có một đặc tính đặc trưng: họ chỉ bán ra loại rượu với chất lượng rượu Vintage (Rượu Vintage là loại rượu được làm từ nho thu hoạch trong cùng một mùa nho, được giữ trong thùng cho đến khi nào đóng chai với nhãn hiệu ghi rõ ngày giữ và đóng chai – điều này khác với nhiều loại rượu pha trộn từ các nước rượu sản xuất trong nhiều năm khác nhau). Các tên rượu Armagnac nổi danh bao gồm Darroze, Baron de Sigognac, Larressingle, Delord, Laubade, Gélas và Janneau.
 
Rượu Armagnac Brandy)
 
– Rượu Cognac sản xuất từ vùng Cognac tại Pháp, và được chưng cất 2 lần sử dụng nồi chưng cất. Các tên rượu Cognac nổi danh bao gồm: Martell, Camus, Otard, Rémy Martin, Hennessy, Frapin, Delamain và Courvoisier.

(Rượu Cognac Brandy)
 
– Brandy de Jerez là một loại rượu Brandy được sản xuất tại vùng trồng nho quanh Jerez de la Frontera tại miền Nam nước Tây Ban Nha. Rượu này được sử dụng tại một số rượu pha trộn Sherry, và cũng được bày bán riêng biệt. Loại rượu này được cầu chứng bảo vệ nguồn gốc rượu (PDO – Protected Designation of Origin). Phương thức sản xuất có 3 đặc tính: [1] Ủ trong thùng gổ Sồi của Mỹ với lượng chứa là 500 lít, mà trước đó có chứa loại rượu Sherry. [2] Sử dụng phương pháp ủ cổ truyền và lưu truyền nước rượu Criaderas và Soleras. [3] Phải được ủ tại vùng Jerez de la Frontera, El Puerto de Santa María, và Sanlúcar de Barrameda trong tỉnh Cádiz.
2. Rượu trái cây Brandy
Các loại rượu trái cây Brandy (Brandy hoa quả hay Rượu brandy mùi) được chưng cất từ các nước trái cây nói chung, ngoại trừ nho. Táo Apple, Plums, Đào Peach, Cherries, Eldberberries, Raspberries, Blackberries, và Apricots là những loại trái cây được sử dụng nhiều nhứt để làm rượu Brandy. Rượu Brandy trái cây thường chứa khoảng từ 40-45% nồng độ Alcohol. Những loại rượu brandy mùi thường được dùng để pha chế cocktail. Rượu brandy táo, mơ, cherry và đào là loại phổ biến nhất dùng để pha chế nhiều loại cocktail cổ điển (Cách pha chế coctail nói ở phần dưới: phần Phụ Lục)
Rượu Applejack là loại rượu trái cây Brandy làm từ táo Apple của người Mỹ.
Rượu Calvados là một loại rượu Brandy táo sản xuất tại vùng Lower Normandy của nước Pháp. Rượu này được chưng cất 2 lần từ nước men rượu táo.
Brandy táo thường có vị gắt hơn so với Brandy nho.
Rượu Damassine Brandy được làm bằng trái Prune từ vùng núi Jura Mountains ở Thụy Sĩ (Switzerland)
Rượu Dừa Coconut Brandy được làm từ sáp của hoa dừa.
3. Rượu Pomace Brandy
Rượu Pomace Brandy được sản xuất bằng cách lên men và chưng cất xác ép của da, hột, các nhánh nho còn lại sau khi ép lấy nước để làm rượu. Các loại rượu Pomace bao gồm:
Rượu Grappa của Ý, Rượu Marc của Pháp, Rượu Aguardente Bagaceira của Bồ Đào Nha, Rượu Orujo của Tây Ban Nha…
Loại Grappa của Italia và Marc của Pháp là hai điển hình của loại brandy này, chúng là loại Brandy được làm từ thịt quả, vỏ, thân và phần còn lại của quả nho sau khi đã ép lấy nước. Do đó có vị gắt nên phải thời gian ủ khá dài.
Brandy táo thường có thời gian lưu trữ trong thùng gỗ tối thiểu nên có hương vị nồng đậm và có mùi vị đặc trưng của loại nho được chế biến đã bị mất đi ở brandy ủ lâu năm trong thùng gỗ.
 
IV. CHƯNG CẤT VÀ Ủ RƯỢU BRANDY
 
1. Chưng cất rượu
Như được mô tả trong ấn bản tự điển bách khoa in vào năm 1728, phương pháp sau đây được sử dụng để chưng cất rượu Brandy:
Một bình chưng cất rượu được chế đầy nước rượu đến nửa bình và sau đó được nổi lửa đun nóng lên đến khi nào 1/6 dung dịch nước rượu trong bình được chưng cất, hay cho đến khi nào dung dịch chảy vào đồ chứa sau khi hơi rượu kết tụ lại có thể cháy hoàn toàn. Dung dịch này, chỉ được chưng cất một lần, được gọi là nước rượu (Spirit of wine) hay Brandy. Chưng cất thủy phân thêm một hay nhiều lần nữa, thì dung dịch rượu thu được sẽ được gọi là nước chỉnh rượu (Spirit of wine rectified). Lần chưng cất thứ hai được làm trong Balneo Mariae va trong một nồi chưng cất bằng thủy tinh, và nước rượu được chưng cất, tích tụ lại còn vào khoảng 1/2 thể tích ban đầu. Và việc làm này tiếp tục cho đến khi nào nhà làm rượu cảm thấy vừa ý để tạo ra thứ rượu Brandy cho họ.
Quy trình chưng cất rượu thường được diễn ra như sau:
Rượu với nồng độ rượu từ 8% cho đến 12% và nồng độ acid cao được nấu trong một nồi chưng rượu. Hơi cồn trong rượu, nước, và các mùi thơm khác nhau bốc hơi và được ngưng tụ lại trở thành dung dịch. Do bởi cồn và các thành phần có mùi thơm bốc hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước, do đó độ cồn trong dung dịch ngưng tụ lại từ hơi nước trong quá trình chưng cất sẽ có nồng độ cồn cao hơn độ rượu nguyên thủy.
Sau một lần chưng cất, nước rượu một này, thường được gọi là rượu thấp (low wine), sẽ chứa khoảng 30% độ cồn (Ethanol) trong thể tích rượu. Nước rượu một này sẽ được chưng cất lần thứ hai. 1% phần rượu đầu của lần chưng thứ hai này, được gọi là nước rượu đầu (Head), có nồng độ rượu lên đến 83%, và có một mùi nồng rất khó ngửi, và do đó thường bị loại bỏ (nhưng trên thực tế, nước rượu đầu này thường được trộn lẫn với mẻ rượu sau để sử dụng lại). Chu kỳ chưng cất vẫn tiếp tục, và nước rượu kế có nồng độ khoảng 70% và thường được gọi là nước rượu tim (Heart), và đây chính là nước rượu sẽ được đưa ra thị trường với cái tên Brandy. Phần nước rượu thấp còn lại sau khi chưng cất, được gọi là nước rượu đuôi (Tail) sẽ được trộn vào mẻ rượu khác để sử dụng trong tương lai.
Chưng cất rượu không chỉ đơn thuần làm gia tăng nồng độ cồn trong rượu; nhiệt độ và vật liệu dụng cụ sử dụng trong việc chưng cất rượu (nồi đồng) cũng tạo ra nhiều phản ứng hóa học trong suốt quá trình chưng cất: các phản ứng hóa học này tạo sẽ ra nhiều thành phần thơm mới, thay đổi tương đối số lượng thành phần thơm trong rượu và thành phần phân hủy nước (Hydrolysis), như các chất Esters.
 
2. Ủ rượu
Rượu Brandy được sản xuất bằng 1 trong 3 cách ủ rượu sau đây:
– Không ủ gì cả: Hầu hết loại rượu Pomace Brandy và một số rượu trái cây Brandy không được ủ trước khi đóng chai. Và do đó, tạo được nước rượu trong và không màu sắc.
– Ủ trong một thùng gỗ: Nhiều loại rượu Brandy với màu vàng tự nhiên hay màu nâu là do được ủ trong thùng gỗ sồi. Một số loại rượu Brandy được bỏ màu đường Caramel để tạo màu sắc giống như màu ủ trong thùng gỗ.
– Ủ theo phương pháp Solera: Một số loại rượu Brandy, đặc biệt là sản xuất từ Tây Ban Nha, được ủ theo thệ thống Solera.
 
(Còn tiếp nhiều kỳ)
 
Nguyên Lạc

READ MORE - TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (8) – Nguyên Lạc

MÂY LÁ, "GIA TÀI CỦA MẸ" – Thơ Lê Phước Sinh


 
          Nhà thơ Lê Phước Sinh


MÂY LÁ
 
Lồng ngực
mở ra
Mây lá
dạt dào
Nồng nhịp thở
cùng chung nỗi nhớ
À ơi...
chiều chiều
lại ngóng phương xa
Chim bầy lẻ bạn
xót xa
ơ chiều...

 
"GIA TÀI CỦA  MẸ" (*)
 
Trên xanh bạc trắng tóc
Dưới vực bạc lòng người
Vỗ tay mà ca hát
Ngồi bệt, méo miệng cười.
---
(*) Bài hát của Trịnh.
 
Lê Phước Sinh

READ MORE - MÂY LÁ, "GIA TÀI CỦA MẸ" – Thơ Lê Phước Sinh

Saturday, April 29, 2023

Chùm ảnh HOA LAN TÍM - Chu Vương Miện

Bấm chuột vào hình để phóng to.





 

READ MORE - Chùm ảnh HOA LAN TÍM - Chu Vương Miện

PHẢI EM CON GÁI PHONG ĐIỀN- Thơ Nguyễn An Bình

 





NGUYỄN AN BÌNH


PHẢI EM CON GÁI PHONG ĐIỀN


Anh về qua lộ Vòng Cung

Phải duyên thì gặp xin đừng quay lưng

Nét duyên con gái miệt vườn

Thơm cam Nhơn Ái quít đường Giai Xuân.


Qua cầu con nước bâng khuâng

Mương Điều Vàm Xáng mùa vàng lao xao

Chôm chôm vú sữa ngọt ngào

Nhớ về Nhơn Nghĩa hát câu huê tình.


Rộn vang tiếng trống hội đình  

Kỳ yên hát bội rập rình thêm vui.

Trà Niền cây trái xanh tươi

Cho môi em ngọt những lời thanh tân


Lời rao chợ nổi ân cần

Bẹo ai thì bẹo – bẹo anh sao đành

Chèo xuồng hết vành đai xanh

Nghe hương tóc lựng thơm lành sầu riêng.


Em ơi con gái Phong Điền

Anh thương má lúm đồng tiền  từ lâu 

Mai về lại nhớ Hạ Châu

Bén duyên xin đợi cau trầu gởi qua.

















READ MORE - PHẢI EM CON GÁI PHONG ĐIỀN- Thơ Nguyễn An Bình

Friday, April 28, 2023

GIẬN – Thơ Trần Mai Ngân


 
                     Nhà thơ Trần Mai Ngân


GIẬN
 
Giơ gươm chém thật cao
Lác đác xác hoa Đào
Rơi theo ngọn gió lả
Ngộ! Đời là hư không…
 
Trần Mai Ngân

READ MORE - GIẬN – Thơ Trần Mai Ngân

LỜI TỰ TÌNH - Thơ Trương Công Hải

 

Nhà thơ Trương Công Hải

LỜI TỰ TÌNH

(Tâm sự của bản thân, người đã rất sớm đứng trên lề đời từ khi 10 tuổi.)

 

Mùa xuân đến én chao đầy biển vắng

Em duyên ngầm sóng tóc vỗ bờ vai

Chút ngây thơ như che dấu ngại ngùng

Lòng anh đã tới nơi bờ tình ái

Em là nắng gió lên ươm đường tơ

Buồn vu vơ mơ dáng ai thẹn thùng

Chút bâng khuâng em chao nghiêng vành nón

Để đêm về thao thức những vần thơ

Vương chút tình,thì thôi anh ở lại

Để một lần cùng chung bước song đôi

Để nhiều lần cùng chịu nỗi đời trôi

Có những đợt sóng đời xô nghiêng ngã

Mà bờ sao xa quá đổi người ơi

Có những trận bão đời công phá

Mà bình yên sao đỗi quá xa vời

Dừng bước  bôn ba,qua đi thời lận đận

Rồi những lúc nghĩ suy về thân phận

Bỗng thấy đời là phiên chợ phù hoa

Mua bán lợi danh,mưu mô, cài đặt

Mang mặt nạ người che dấu điêu ngoa

Này em hỡi

Mộng đời thường là giấc chiêm bao

Nỗi niềm nào rồi cũng có hư hao

Cho nên khi hạnh phúc

Chính là lúc buông... trao...

Chuyến đời rong,tuổi rêu ngồi nhìn lại

Kiếp người trôi,nhanh như một Sat Na

Ao ước gì có trái tim dung lượng

Phủ sóng tình thương mến bao la

Một lần nữa xin cám ơn Thượng Đế

Người đã tha thôi đọc lệnh cuộc đời

Để tôi về vun vén lại hồn tôi!

                          Trương công Hải

                            Tháng 4/2023

READ MORE - LỜI TỰ TÌNH - Thơ Trương Công Hải

Thursday, April 27, 2023

TRỞ VỀ KHI THÀNH PHỐ MÙA HÈ - Thơ Khaly Chàm

 



khaly chàm

trở về khi thành phố mùa hè 


thành phố nào, mà không hoài nghi thời tiết

những ô cửa câm thèm khát bóng râm ngày

cây thinh lặng dường như đang nhắm mắt

người lướt nhanh trên đường sợ nắng liếm mặt không hay 


chỗ ngồi quen xa vắng từ lâu lắm 

một góc vỉa hè lưng dựa vách đời chung

ký ức hiện cháy bùng lên khoảnh khắc

bè bạn nơi đâu hay bay vào cõi khôn cùng


những người bán hàng rong với niềm thương khó 

cứu chuộc ước mơ hiện thực được bao giờ 

thời gian trôi qua từng ngày tùng tiệm sống

tôi quay trở về nay dần cạn kiệt tình thơ


dù nghễnh ngãng vẫn nghe thành phố thở

trầm đục thanh âm tan vào nắng vàng rơi

nhìn bước chân chim nhẹ nhàng trên thềm gió

áo trắng thư sinh nhắc nhớ lại một thời…


khiếm thị chứ, tôi ơi hình ảnh động!

huyên náo sắc màu chừng dễ rạn kính pha lê

này em hỡi, hãy bình tâm mặc nhiên là như thế

cũng giống như ta thành phố ngóng mưa về


tpsaigon 4/2023






READ MORE - TRỞ VỀ KHI THÀNH PHỐ MÙA HÈ - Thơ Khaly Chàm

NGỤ NGÔN Ê-DỐP (139-142) - Ngọc Châu phỏng dịch sang song thất lục bát

 


139. The Fox and the Crow

A Crow having stolen a bit of meat, perched in a tree and held it in her beak . A Fox, seeing this, longed to possess the meat himself, and by a stratagem succeeded. "How handsome is the Crow," he exclaimed, in the beauty of her shape and in the fairness of her complexion! Oh, if her voice were only equal to her beauty, she would deservedly be considered the Queen of Birds!" This he said deceitfully; but the Crow, anxious to refute the reflection cast upon her voice, set up a loud caw and dropped the flesh. The Fox quickly picked it up, and thus addressed the Crow: "My good Crow, your voice is right enough, but your wit is wanting."


139. Con Cáo và con Quạ

Quạ kia trộm ở đâu miếng thịt

Mỏ quặp vào, đậu tít trên cao

Cáo nhìn, nước rãi tuôn trào

Nghĩ mưu để cố làm sao có phần


Ôi chị Quạ, mười phân tuyệt mĩ

- Cáo kêu to hoan hỉ vẫy chào –

Áo kia mới đẹp làm sao

Nếu mà giọng cũng thanh tao như người

Nữ Hoàng chim trên đời chỉ một

Không còn ai sánh được chị đâu!”

“Quà, quà!...” Quạ vội đáp mau

Tỏ rằng giọng cũng có đâu thua người


Miếng thịt lập tức rơi xuống đất

Cáo đã nhanh thoăn thoắt nhặt xơi

Phẩm bình thêm một câu thôi:

“Giọng thì không tệ, đầu hơi bã chè…”


140. The Wolf and the Sheep

A Wolf, sorely wounded and bitten by dogs, lay sick and maimed in his lair. Being in want of food, he called to a Sheep who was passing, and asked him to fetch some water from a stream flowing close beside him. "For," he said, "if you will bring me drink, I will find means to provide myself with meat." "Yes," said the Sheep, "if I should bring you the draught, you would doubtless make me provide the meat also."

Hypocritical speeches are easily seen through.


140. Sói và cừu


Sói bị đàn chó nhà cắn xé

Lê chân què, xương mẻ về hang

Đói ăn, nằm liệt rừng hoang

Thấy Cừu tìm cỏ đi ngang chỗ mình


Sói bày tỏ cảnh tình thảm thiết

Nhờ Cừu mang cho ít nước nguồn

Từ con suối đang chảy tuôn

Gần ngay đấy “Việc cỏn con thôi mà


Cậu giúp tớ thì là tớ sẽ

Tự tìm ra thứ để ăn thôi..”

Cừu nghe nói thế phì cười:

“Nếu mang cho cậu nước tươi từ nguồn


Thịt tớ cậu chén luôn một thể

Lượng gấp đôi, còn để dành sau ”

Mới hay, chẳng phải đợi lâu

Nói mồm đạo đức, khúc sau thấy liền.


141. The Old Man and Death

An Old Man was employed in cutting wood in the forest, and, in carrying the faggots to the city for sale one day, became very wearied with his long journey. He sat down by the wayside, and throwing down his load, besought "Death" to come. "Death" immediately appeared in answer to his summons and asked for what reason he had called him. The Old Man hurriedly replied, "That, lifting up the load, you may place it again upon my shoulders."


141. Ông già và Thần Chết


Một ông già được thuê đốn củi

Từ rừng thưa trên núi mang về

Hàng ngày đội, vác nặng nề

Đường xa, bó gộc ê chề trên lưng


Quá mệt lão hất tung bó củi

Xuống lề đường khẩn gọi, van nài:

Hỡi Thần Chết, hãy đến ngay!

Lời chưa dứt Thần đã bay đến rồi


Có việc chi nhà ngươi cầu khẩn?

Ta xưa nay chẳng chậm bao giờ…”

Hết hồn, ông lão vội thưa:

Giúp con nâng củi, con vừa đánh rơi…!


142. The Crab and Its Mother

A Crab said to her son, "Why do you walk so one-sided, my child? It is far more becoming to go straight forward." The young Crab replied: "Quite true, dear Mother; and if you will show me the straight way, I will promise to walk in it." The Mother tried in vain, and submitted without remonstrance to the reproof of her child.


Example is more powerful than precept.


142. Cua mẹ và cua con

Cua mẹ kia một hôm trách mắng

Con trai rằng “Hướng thẳng không đi

Cứ đi ngang chậm rì rì…”

Cua con đáp lại: “Mẹ đi rất đều


Nếu mẹ yêu bò theo hướng thẳng

Bày cho con, con chẳng đi ngang… »

Mẹ cua ráng vặn chân càng

Nhưng mà không được, hướng ngang quen rồi

Cua mẹ đành rút lời trách mắng

Bởi chính mình hướng thẳng không đi

Dạy bằng lời chẳng ích gì

Làm gương mẫu mực, kiên trì mới nên.


Dịch giả: NGỌC CHÂU


READ MORE - NGỤ NGÔN Ê-DỐP (139-142) - Ngọc Châu phỏng dịch sang song thất lục bát

Wednesday, April 26, 2023

Chùm ảnh HOA WISHTARIA - Chu Vương Miện

 Bấm chuột vào hình để phóng to.













READ MORE - Chùm ảnh HOA WISHTARIA - Chu Vương Miện

TƯ MÃ THỦY KÍNH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Đây nói về xứ Kinh Châu, là một nửa tỉnh Hồ Bắc về phía tây, còn nửa về phía đông là Tương Dương, là đất cát cứ cuả Lưu Biểu [tức Lưu Cảnh Thăng]. Kinh Châu là phiá trên và Hồ Nam là phiá dưới sông Dương Tử. Hai bên là bên này và bên kia cuả Động đình Hồ, xứ này có tất cả là tám quận và 41 châu [huyện], so với giòng họ thì Lưu Biểu cũng là hoàng tộc nhà Đại Hán vai trên cuả Lưu Bị và Lưu Chương, vốn không có tái cán gì, mà lại già bệnh, trong lúc thiên điạ phong trần, bốn phương loạn lạc biết rằng không thể giữ được vùng đất này cuả tổ tiên nên có ý mời Lưu Bị một người em họ có khả năng và lực lượng lúc bấy giờ tơí giao phó, nếu không thì sớm muộn gì cũng lọt vào tay ngươì khác. Nhưng bà Thái phu nhân là vợ sau cuả Lưu Biểu và những người em trai cuả phu nhân là Thái Mạo, thì nhân cơ hội này cướp luôn sự nghiệp cuả Lưu Biểu, cướp giang san cho người con thứ là Lưu Tông con ruột cuả Thái phu nhân sinh ra. Còn người con cả là Lưu Kỳ con bà đại phu nhân, bà này đã chết, tình cảnh xứ Kinh Châu lúc này như chỉ mành treo chuông. Bố là Lưu Biểu thì vô kế khả thi lại thêm già bệnh, người con cả là Lưu Kỳ thì ăn chơi lêu lổng trắc táng luôn luôn bệnh theo, con thứ là Lưu Tông thì không có khả năng gì cả, chỉ trông chờ vào mấy người cậu [tức là em Thái Phu Nhân] những người này thì khả năng cũng không có gì xuất sắc, nên tìm mọi cách hạ sát Lưu Bị cho bằng được. Thấy Lưu Bị cứ xớ rớ ở đó chờ chết, nên Y Tịch là mạc tân cuả Lưu Biểu thấy tội nghiệp báo cho Lưu Bị biết để chạy thoát về Tân Dã, Thái Mạo bèn mưu vơí Thái phu nhân và những tướng thân cận, rồi tâu trình vơí Lưu cảnh Thăng làm một buổi tiệc mời bá quan văn võ trong tám quận mấy chục huyện tới ăn mừng, mục đích là để phô trương lực lượng, thế lực của Kinh Châu. Lưu Cảnh Thăng rất lấy làm hài lòng, nhưng trong người không khoẻ nên uỷ thác việc này cho Lưu Bị thay mặt mình làm minh chủ đại hội và hai người con Lưu Kỳ và Lưu Tông đi kèm theo ngồi hai bên cạnh, đi theo Lưu Dự Châu có tướng Triệu Tử Long và ba trăm quân giáp sĩ, mọi người vào tiệc được một chập thì Y Tịch vừa rót rượu mời cho Lưu Bang vừa nháy mắt ra hiệu:
- Xin vào thay áo ngay và nhân dịp này trốn tức thời, các cửa mặt Đông, Nam, Bắc đều có quân cuả Thái Mạo mai phục, chỉ duy còn mặt cửa Tây, chạy khoảng bốn dặm thì có một khe nước tên là Đàn Khê chắn ngang, cái khe nước này chiều ngang ba trượng [khoảng chín thước tây] độ sâu cũng rất sâu, trên không có cầu, vậy sứ quân theo phiá bên trái cho ngựa chạy khoảng  hai dặm, ngay chỗ hàng liễu thì đoạn này nước nông lắm, có thể cưỡi ngưạ qua được, qua rồi thì cứ theo đường mòn mà đi về phiá Tây, tức là vùng Nam Chương sẽ gặp quý nhân. Đi khoảng một canh giờ thì trơì đã ngả về chiều, Lưu Bị thấy một chú mục đồng khoảng 12 tuổi ngồi trên mình trâu cho đi chậm rãi vừa đi vừa thổi sáo, Lưu Bị thấy đời sống cuả chú bé có khi lại sướng hơn mình, thong dong trên mình trâu nhàn hạ, bèn cho ngưạ tới gần, thì bỗng dưng chú mục đồng lên tiếng :
- Ngài có phải là sứ quân Lưu Huyền Đức phá giặc Khăn Vàng ngày trước chăng?
Lưu Huyền Đức gật đầu, rồi hỏi lại:
- Tại sao chú lại biết tôi là Lưu Huyền Đức?
- Chẳng dấu gì sứ quân, sư phụ tôi và những ngươì bạn cuả ngươì thường hay luận bàn về thế sự và các anh hùng hào kiệt thơì nay, tôi lo việc hầu trà nước nên nghe lóm được? thầy tôi noí khuôn mặt cuả Lưu Hoàng Thúc có tướng rồng, hai cánh tay dài quá đầu gối, mắt sáng như sao, sau này tất làm lên việc lớn?
- Thầy cuả chú thự danh là gì?
- Dạ tên thật là Tư Mã Huy, tự là Đức Tháo, vốn người ở vùng này [Nam Chương Dĩnh Châu] thiên hạ thì thường goị là Thuỷ Kính tiên sinh.
- Chú có thể dẫn ta đến ra mắt sư phụ của chú chăng?
- Dạ được.
 
*
Đi khoảng một dặm đường thì đến một trang viện, hai bên ngõ trồng toàn là hoàng trúc, qua dẫy trúc thì trong trang viện toàn là tùng bách, tiếng đàn cầm thoạt trầm thoạt bổng rồi im lặng, một vị tiên sinh vóc hạc mình mai mặc áo đạo bào vội vã ra đón, tiên sinh cầm tay Lưu Dự Châu nói:
- Mừng cho sứ quân vừa tai qua nạn khỏi? chốn này cũng là chốn tốt để sứ quân trốn nạn được.
Lưu Bị chắp hai tay xá dài, xong ôn tồn nói:
- Đa tạ tiên sinh có dạ quan hoài? chỉ cần nhìn qua bên ngoài thôi mà tiên sinh đã biết được tất cả?
Hai người đi vào nhà, phân ngôi chủ khách an toạ đâu đó thì chú mục đồng mang trà nước lên, hai người cùng uống. Nhìn kỹ Lưu Bị một lượt nữa, tiên sinh chậm rãi nói:
- Từ cái thời Giặc Khăn Vàng tơí giờ cũng trên mươi năm rồi, vậy Minh Công bây giờ cơ ngơi lực lượng nhân sự thế nào?
- Dạ được tiên sinh hỏi tới Bị xin thực lòng trả lời là quân số thì có khoảng 3000 binh tốt, tướng Võ thì có Quan Công, Trương Phi và Triệu Vân, tướng Văn  thì có Tôn Càn, Giản Ung, My Trúc, My Phương hiện đang đồn trú ở huyện Tân Dã.
 
Nhân sự là quyết định cho sự nghiệp cuả bản thân mình, bỉ nhân không dám nói thẳng sợ làm mất lòng quí nhân. Bây giờ chỉ xin được nhắc lại chuyện cũ, nếu không có Trương Tử Phòng, Hàn Tín, Tìêu Hà thì có lẽ muôn đời Hán Lưu Bang cũng chỉ chết dần chết mòn nơi Ba Thục Tứ Xuyên, với nhân sự và lực lượng mỏng như thế làm sao mà lấn đất dành dân, dương danh hơn thua vơí anh hùng thiên hạ đơì nay cho nổi.
- Bị này kính cẩn lắng nghe lời cuả tiên sinh dậy bảo?
- Nếu Chu văn Vương mà không có Khương Tử Nha thì cũng chả làm nên sự nghiệp gì. Ba vị tướng quân Quan, Trương, Triệu thì đúng là nhân tài rồi. nhưng có như vậy là quá ít, còn Giản Ung, Tôn Càn... chỉ là thứ thư sinh mặt trắng, làm sao mà đảm đương chuyện thiên hạ lớn lao cho được ? đêm đêm nhìn thiên tượng trên bầu trời thì các hùng tinh phúc tinh đều qui tụ về miệt Nhữ Nam này, mà toàn là bậc kỳ tài đệ nhất trong thiên hạ.
- Vậy kính mong tiên sinh vì cơ nghiệp nhà Đại Hán giơí thiệu cho Bị này một vài vị “Sư Phụ” để ngày ngày được nghe lời vàng ngọc để hy vọng làm lên sự nghiệp rạng rỡ tổ tông?
- Chuyện này thì theo bỉ nhân có lẽ chính Minh Công phải đích thân đi cầu mớí được.
Nói xong thì hai ngươì dùng bưã cơm tối, trà nước xong thì thư đồng dọn dẹp chỗ ngủ cho Lưu Dự Châu an giấc.
 
*
 
Vừa mơ mơ màng màng vì lạ nhà, chợp mắt được một lúc, thì Lưu Dự Châu nghe tiếng chân người dừng lại ở ngoài hiên không vào nhà, nói chuyện với Tư Mã Thuỷ Kính qua cưả sổ câu được câu chăng, chỉ nghe tiên sinh trong nhà nói vọng ra:
- Ông có tài vương tá, nên chọn Chuá mà thờ chứ ? sao lại khinh thân tới yết kiến Lưu Cảnh Thăng làm chi? mà chân Chuá cũng gần ngay đây thôi!
Sau đó thì không thấy noí thêm câu nào nưã, tất cả chìm vào cõi đêm u tịch, sáng sớm hôm sau thì một đoàn người ngựa doTriệu Vân dẫn đầu đứng chờ ngoài trang viện, Tư Mã Thuỷ Kính trân trọng nhìn Triệu Tử Long nói với Lưu Dư Châu:
- Đúng là một vị phúc tướng?
Lưu Bị chắp tay nói:
- Vị tiên sinh hôì đêm là ai vậy? có thể cho phép Bị này hân hạnh gặp mặt được không
Tư Mã Thuỷ Kính noí :
- Ông ta là bạn cuả tôi, rồì cười khà khà nói “Tốt , tốt” rồi cùng chia tay hẹn ngày gặp lại.
 
chuvươngmiện

READ MORE - TƯ MÃ THỦY KÍNH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện