Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, December 28, 2016

Thơ Chu Vương Miện - NGỰA GIÀ , QUÀ CỦA MỤC SƯ

Ảnh tác giả


NGỰA GIÀ
Chu Vương Miện

Thấm thoát con ngựa ngày xưa
giờ cũng sống đến 76 năm
suốt đơì từ lúc sinh ra
và lớn lên
toàn kéo xe thổ mộ
ngươì xá ích này chết
thì giao cho ngườì xà ích khác
chạy từ bãi trưóc
qua Ô Quắn về bãi sau
đi qua vườn dâu
về bãi truóc
một vòng tròn cơ hưũ cố định
trên đầu một chùm lông gà
dưới cổ một chùm lục lạc
phiá trước mõm là chùm cỏ non
cứ nhìn mà phấn khởi
tiến lên
chạy quanh năm suốt tháng
hai mắt bị che
sau lưng kéo theo
toàn là danh từ
“quê hương – dân tộc - lịch sử -
đạo làm cái con ngườì”
lâu lâu nghoảnh đầu nhìn lại
“ toàn là những khôi hài?”


QUÀ CỦA MỤC SƯ
Chu Vương Miện

Đây là của đồng bào hải ngoại
Canada Mỹ đóng góp
500 đồng 1 tấn gạo
250 đồng ½ tấn gạo
123 đồng 250 kilô
giúp cho đồng bào Việt Nam
miền cao miền thấp
miền Trung bão lụt Fomosa
miền đồng bằng sông Cưủ Long
xuân thu nhị kỳ
ăn cho qua ngày
sống cho đoạn tháng
giúp cho thuơng phế binh có xe lăn
giúp cho dân nghèo có cầu có giếng
cám ơn từng cá nhân
từng gia đình
có tấm lòng bao dung
nhân hậu
ra tay tế độ
lá lành đùm lá rách
lá rách đùm lá nát
viva mục sư trưỏng lão Nguyễn Văn Bảo
thánh đuờng Sài Gòn
đia phận Orange Country
miếng khi đói
gói khi no
giọt máu đào hơn ao nuớc lã
ôi những tình thưong
ôi những giọt nước mắt
rơi lã chã
trên quê hưong đất nước

CVM




READ MORE - Thơ Chu Vương Miện - NGỰA GIÀ , QUÀ CỦA MỤC SƯ

UỐNG RƯỢU CUỐI NĂM - Thơ Trần Mai Ngân



                     Trần Mai Ngân


UỐNG RƯỢU CUỐI NĂM

Tiễn năm cũ
Tớ một ly, Cậu một ly
Không nói nhau câu phân kỳ
Lặng im uống, lặng im tiễn
Một chút gì cay đôi mi

... Tớ một ly, Cậu một ly
Chiều nay, chiều ba mươi rồi
Người hối hả, ta không vội
Tớ với Cậu chỗ vẫn ngồi !

Tà huy về trên tóc Cậu
Vàng cả lòng, Tớ nao nao
Uống nào, giọt đắng cùng nhau
Im lặng rót, im lặng uống !

Không gian thời gian đã muộn
Tuổi chúng mình sắp cộng thêm
Một ly... ly nữa môi mềm
Mấy mươi năm đã say đã tỉnh

Tiễn năm cũ
Tớ, Cậu không ai bịn rịn
Tớ một ly, Cậu một ly
Không nói nhau câu phân kỳ

Sao Cậu lệ lại tràn mi...
Nào...
Tớ một ly, Cậu một ly !

         Trần Mai Ngân

READ MORE - UỐNG RƯỢU CUỐI NĂM - Thơ Trần Mai Ngân

CHỢT NGHĨ … Thơ Hoài Huyền Thanh


Ảnh tác giả


CHỢT NGHĨ …

Đêm tràn đêm ngược gió
Lời dịu êm cong môi mặn chát
Ùa về khơi ký ức những ngày vui
Có gì đâu lời nặng nhẹ tìm nhau
Câu khiên cưỡng chát chua đắng đót
Đời có bao lâu
Sao nỡ làm nặng lòng nhau bất chợt
Bão lộng gió ngàn
Thăm thẳm niềm đau
Chợt nghĩ ai kia
Có lẽ cũng đăm chiêu
Còn bao điều khuất tất
Giữa dòng đời tấp nập
Đành thôi
Ta lạc mất nhau rồi!


HOÀI HUYỀN THANH
READ MORE - CHỢT NGHĨ … Thơ Hoài Huyền Thanh

THÁNH CA BUỒN TRONG GIÓ - thơ Hoàng Anh 79




THÁNH CA BUỒN TRONG GIÓ

Mỏi mòn đợi dưới lầu chuông
Em đi biền biệt dặm đường chim bay
Mùa đông có chút heo may
Cơn mưa ngày cũ đến nay đã già

Chuông nhà thờ vọng nhẩn nha
Nhớ em tóc xoã mượt mà câu kinh
Thôi thì ta cứ nín thinh
Khoát lên chiếc áo làm linh mục buồn

Đứng trên sườn dốc mù sương
Dường như phía trước cuối đường lá phai
Ngậm ngùi sông núi thở dài
Nghe trong tiếng gió có bài Thánh ca

Sầu riêng chỉ một mình ta
Chắc rồi Chúa chẳng đi qua nơi nầy
Biết tình chết tận chân mây
Mà sao lòng vẫn đắng cay muôn phần

Nửa đêm mừng Chúa xuống trần
Lạy ngài ban chút hồng ân kiếp nàn
U mê cứ ngỡ thiên đàng
Tỉnh ra mới biết hỗn mang đất trời !

22/12/2016
HOÀNG ANH 79




READ MORE - THÁNH CA BUỒN TRONG GIÓ - thơ Hoàng Anh 79

GIÊNG HAI NGƯỜI VỀ - thơ Huy Uyên



Giêng hai người về 

Chiều qua ai lầm lũi bước
xiên khoai bóng người đổ dài
đèn cao trên cây thao thức
em về cầm giữ giêng hai.

Cuối phố con đường buồn tênh
sương tan theo từng đời lá
đôi mắt ai hình như Huyền!
đã lâu rồi ở hoài xứ lạ.

Hỏi em qua thời xuân sắc
tháng năm phơi tuổi về chiều
thôi xưa  ai quên mắt biếc
rưng rưng theo nụ hôn yêu.

Cánh cửa hoài khép trước nhà
hiên đời bạc từng góc phố
gương xưa soi bóng xuân qua
hanh hao tóc lùa thương nhớ.

Em mùa vai trần xô ngực
rót xuống cay đắng ngọt ngào
em có hoa vàng 
để lòng tôi hoa cúc
tình xưa cuốn ký-ức xưa.

Ai hát trên sông giọng buồn
thôi đằm dịu thời thiếu nữ
trôi nổi tình tôi khói sương
hạnh-phúc trao người tất cả.

Dâu đó một thời  mắt lệ
che nghiêng bóng cổ-tích sầu
đường về cay chua cháy đỏ
dỗ lòng trở lại yêu nhau.

Thôi ta trả lại nợ người
em từng phụ tôi đóng cửa
môi xa lòng xót đầy vơi
(xanh xao bên phố chờ ai)
để tôi ru buồn mây ngủ.

Tháng giêng bên đời mê thiếp
trong tôi lệ đắng quê người
hơi thở xưa trao ai mất
tim xưa siết thắt đời tôi.

Thơ viết tặng một người em
mùa xuân "nghìn trùng xa cách".

Huy Uyên

(1-2017)
READ MORE - GIÊNG HAI NGƯỜI VỀ - thơ Huy Uyên

TÂY DU KÝ (tt) Phần 2: HẠ LÀO - Bút ký của Chế Cẩm Đình

Chế Cẩm Đình
TÂY DU KÝ (tt)
Phần 2: HẠ LÀO

Đặt chân sang Lào trời đã tối. Nên thật tiếc là không được ngắm đất nước xinh đẹp này dưới ánh mặt trời ngay dịp trở lại sau gần mười năm, đành tự hẹn đến sáng sớm mai. Tôi yêu đất nước này vô cùng, với những ký ức hết sức đẹp đẽ của nhiều lần lên trước đó. Sau này dầu đi qua nhiều quốc gia khác nhau, thì với tôi nước Lào vẫn làm cho tôi thích thú hơn cả, nhiều khi nhớ đến nao lòng.

Nói qua một chút lịch sử nước Lào với quý bạn đọc thân mến của tôi. “Lao/Laos” là thuật ngữ chỉ một sắc dân xuất phát từ Vân Nam bên Trung Quốc, lúc đó còn có tên là Ai Lao (sau này có lần lấy làm quốc hiệu) xuống định cư tại lãnh thổ Lào và vùng Isan (đông bắc Thái) ngày nay. Hiển nhiên là họ phải lấn át được sắc dân bản địa gồm các chủng Mã Lai/Nam Đảo từ phương nam và chủng Khmer từ hướng Đông Nam vượt dãy Trường Sơn qua định cư trước đó từ lâu đời. Do đó, ngôn ngữ Lào ngày nay là hợp chủng từ 3 ngôn ngữ chính là Quảng Đông, Nam Đảo và Khmer. Đây cũng là tiếng nói của toàn bộ vùng Isan bên Thái Lan với hơn 15 triệu dân gốc sắc tộc Lào vì nguyên vùng đất đó từng thuộc về vương quốc Lan Xang bị đế quốc Xiêm chiếm lấy. Người Pháp thời đô hộ Đông Dương lẽ ra đã lấy lại vùng Isan cho Lào nhưng vì bên châu Âu từ năm 1909 nước Đức bắt đầu trỗi dậy thành một thế lực quân sự hùng mạnh nên nước Pháp cần liên kết với đế quốc Anh để kìm hãm sự trỗi dậy đó của nhà cầm quyền Berlin, do đó họ từ bỏ ý định thâu tóm lại vùng đất rộng lớn bên bờ tây sông Mekong về lãnh thổ Đông Dương vì sợ mất lòng người Anh đang bảo hộ cho vương quốc Thái Lan lúc đó. Cả nước Lào bây giờ chỉ hơn 6 triệu dân, so với phần dân số gần gấp ba lần bên kia biên giới cùng một giống nòi hẳn nhiên có một nỗi tiếc nuối về cơ hội thâu lại đất ấy đã trôi qua hơn một trăm năm trước, còn lâu lắm mới đỡ nguôi ngoai. Thậm chí, ở Băng Cốc hôm nay số người nói tiếng Lào lên đến cả triệu, còn nhiều hơn cả dân số của thủ đô Viêng Chăn chỉ độ bảy trăm ngàn do sự dịch chuyển dân số từ vùng đông bắc đến thủ đô của Thái Lan sinh sống, lao động hay học tập.

Hành trình đêm nay của tôi là một nhát cắt ngang tỉnh Savanakhet, cũng chính là băng ngang qua nước Lào, quốc gia có vùng lãnh thổ kéo dài tương đương hai phần ba Việt Nam, kẹp giữa bởi dãy Trường Sơn điệp trùng ở phía đông và sông Mekong vĩ đại phía tây. Nước Lào không có biển, nên dòng Mekong được gọi là sông Mẹ, với với hàm ý vừa là con sông lớn, vừa là con sông đem lại nguồn sống cho dân tộc mình, như người Việt Nam dùng từ “biển cả”.

Xe qua chợ vùng biên Karol mờ ánh đèn ngái ngủ, khác hẳn vẻ tấp nập ban ngày với hàng quán người Lào, người Việt mở ra buôn bán đủ thứ hàng xuôi ngược như chợ Lao Bảo bên kia. Ngang bản Đông các hàng cơm xe tải cũng đã đóng cửa. Nhớ ngày xưa chừng 4h chiều vượt khẩu lên đến đây là ăn cơm gà bản rất ngon. Bản Đông chính là nơi chứng kiến sự thất trận của quân lực Mỹ - VNCH trước Liên quân Bắc Việt và Pathet Lào trong chiến dịch Lam Sơn 719 hồi năm 1971 với tổn thất nhân mạng lên đến 5.000 người và thương vong gấp đôi số đó cho cả các bên.

Băng dòng Sê Băng Hiêng vào huyện lị Sê Pôn - tên dòng sông chảy từ Việt Nam qua - thấy đường sá được quy hoạch ngang dọc nhiều hơn, đèn điện sáng rực cả một vùng. Nhà sàn người Bru, nhà gỗ hai tầng mái Thái, biệt thự kiểu Pháp chen chúc nhau gần khu chợ huyện mới xây lại thay cho những lều quán đơn sơ hồi trước với những dãy ki ốt kiểu như chợ Việt Nam bám mặt đường.

Đến Phìn, cũng là thị trấn huyện lị của huyện này gần 10h tối. Lúc này phố xá tắt hẳn người qua lại, chỉ vài ba ngọn đèn đường còn le lói sáng qua đêm. Mường Phìn con gái đẹp, da dẽ trắng hồng có tiếng khắp nơi. Người Lào giàu có trong tỉnh, người Hoa hay người Việt qua đây sinh sống đều thích lấy con gái vùng này làm vợ.

Sê Tăng Puộc là thị trấn khác của huyện Phìn - về phía tây chừng hai mươi cây số ngay trên đường 9 – vẫn còn sáng đèn với các hàng quán café - karaoke bập bùng ánh sáng hắt ra theo tiếng nhạc điệu Thái. Sở dĩ nơi đây thức khuya như vậy là vì đất này rất giàu trữ lượng gỗ tự nhiên, loại hàng hóa thu hút hàng trăm hàng ngàn người Hoa, Việt và cả Thái đến khai thác hoặc buôn bán. Hàng quán chong đèn không ngủ phục vụ cho dân làm ăn tiêu bớt tiền. Theo đó, các em gái khắp nơi cũng đổ về, đủ cả quốc tịch lẫn vùng miền khắp nước Lào để kiếm sống theo nhu cầu của dân chơi, không khác bên Việt là bao.

Bóng cây đa Phà Lan mờ ảo trôi qua cửa kính xe khiến tôi thoáng rùng mình. Đường 9 năm xưa rất xấu, nền đường nhựa chỉ đủ một xe tải đi lọt, muốn tránh nhau phải né ra hai bên lề đất đỏ. Đã vậy, từ khi xây dựng hồi những năm 30 bởi người Pháp đến trước những năm 90 thì chưa tu sửa lần nào, lại oằn mình chống đỡ chiến tranh Việt Nam lan sang nên ổ gà, hố trâu nhiều hơn mặt nhựa còn sót lại. Ngày trước, xe cục 5, cục 6 vận chuyển hàng hóa lên Lào và chở thạch cao về phải đi theo đoàn, trước kính xe luôn vắt ngang một khẩu AK 47 hoặc cạc bin để đề phòng phỉ bắn giết, chính là những tổ chức người Mẹo (Hmong) thuộc lực lượng của Vàng Pao còn sót lại sau chiến tranh sống len lõi ở các bản làng trong rừng núi Hạ Lào. Họ thường tổ chức các cuộc phục kích sát ngay trên các quốc lộ nước Lào để cướp lương thực, tiền bạc từ các đoàn xe để duy trì lực lượng. Mục tiêu chính của họ vẫn là người Việt, với nỗi hận thù không đội trời chung do lịch sử để lại, nên những chiếc đầu lái xe hoặc bộ đội Việt Nam thường được những tên phỉ cắt ngay sau những trận phục kích, đem về nhận phần thưởng gạo muối hay được thăng cấp trong quân ngũ của họ. Chú Công, lái xe Zin thùng cục 6, một người hàng xóm hiền lành dễ mến khác hẳn vẻ bên ngoài có bộ râu quai nón xồm xoàn dữ tợn với những ai mới gặp, thường cho chúng tôi những chiếc kẹo Thái hoặc những vỏ thuốc lá Samit, Thapluong làm xéo chơi tán đã bỏ mạng ngay tại cây đa Phà Lan sau khi đoàn xe của chú bị lọt vào một ổ phục kích phỉ Mẹo, chết đến mấy người trong đoàn. Hôm sau đơn vị bên Việt qua đem xác về chỉ còn những chiếc thân, phải điểm chỉ vân tay để xác định lại danh tính mà trao cho người nhà vì tất cả đều đã bị cắt mất đầu.

Mười hai giờ khuya xe qua Đồng Hến, nếu là ngày trước thì tôi đã lái xe rẽ phải vào mỏ thạch cao chờ sáng hôm sau bốc đá rồi quay đầu về vượt khẩu vào cuối ngày. Nhưng nghề xe kéo móóc đã bỏ, nên hành trình tiếp theo vẫn thẳng hướng về phía tây nhằm thành phố Phom Vi Hản mà tiến. Chỉ còn gần trăm cây số nữa thôi, đường bây giờ quá tốt nên chỉ chạy chừng một giờ sẽ đến.

Thị xã Sê Nô nằm ngay trên hai trục giao thông quan trọng của Lào là quốc lộ 9 và quốc lộ 13 – có vai trò và vị trí như quốc lộ 1 ở Việt Nam, chạy xuyên suốt nước Lào từ bắc chí Nam dọc theo dòng Mekong bên tay phải. Người Pháp quy hoạch lại hệ thống giao thông trên khắp xứ Đông Dương hồi đầu thế kỷ 20, họ cũng đặt tên các con đường theo cách đánh số. Đường 7, đường 8, đường 9 đều là những con đường băng qua miền trung của hai nước Lào, Việt – kéo dài từ bờ sông Mekong xuống đến các hải cảng bên bờ biển Đông. Đường 13 thì xuất phát từ biên giới Lào – Trung thuộc Muang Xai về đến Champasak giáp Campuchia, con đường này tiếp tục băng qua đất nước Chùa Tháp và kéo dài về đến bùng binh Hàng Xanh ngay giữa Sài Gòn sau khi đi qua hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương.

Đầu thị xã là ngã ba Sê Nô là ngã ba rẽ trái đi Salavan rồi đến Pakse, thành phố tỉnh lị của tỉnh Champasak, vốn là kinh đô của vương quốc cùng tên từng li khai khỏi Vạn Tượng và trở thành nước chư hầu của Xiêm La trước khi được người Pháp thu hồi về lại cho Lào. Pakse là thành phố lớn thứ ba nước Lào, với rất đông người Việt mạn Thừa Thiên, Đà Nẵng lên sinh sống. Trên đó có quần thể đền tháp Wat Phou là một di tích tôn giáo lớn với phong cách Hindu được xây dựng từ thế kỷ thứ năm vẫn còn đứng đó, thu hút nhiều du khách nước ngoài đến viếng thăm. Từ Champasak muốn qua Thái thì vượt sông Mekong vào đất Ubon. Theo quốc lộ 13 đi thẳng thì qua Strungtreng vốn là một tỉnh cũ của Lào bị Pháp cắt về Campuchia. Còn đi Việt Nam thì vượt đèo Paksong trên quốc lộ 16, đổ dốc Tha Tèng về Sê Kong trước khi qua Attapeu rồi vào Kon Tum ở ngã ba Đông Dương ngay cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Nhắc đến dốc Thà Tèng, tôi bùi ngùi nhớ lại những ngày ăn dầm ở dề một quán ăn trước đồn công an huyện đó chờ xử lý xe nhà gặp tai nạn tông nhau với xe ben Thái do người Lào điều khiển hồi năm 2003. Hai con mắt đỏ lòm như hai cục lửa, toét đến độ ghèn chảy thành dòng do chưa quen thổ nhưỡng. Nhưng được cái nhà chủ rất thương bởi cô ấy có gốc bên Việt tận ngoài Hưng Yên lên lấy chồng trên này hồi đầu năm tám mươi. Mấy đứa con gái của cô cũng rất xinh, da trắng muốt, ngồi trông quán và xem phim Thái, í ới tiếng Lào bình phẩm với nhau rồi khúc khích cười khi gặp cảnh trai gái âu yếm nhau. Các em chỉ nói được bập bẹ tiếng Việt, trìu mến cười với tôi khi được giải thích một từ ngữ nào đó bằng tất cả các động tác hoa tay múa chân cho các em hiểu, rồi luôn miệng “Khọp chay, khọp chay ải” (cảm ơn, cảm ơn anh). Vụ tai nạn đó đã làm tôi bay hết ba mươi nghìn đô mới đưa được người và xe về, số tiền đó có giá trị tương đương với 2 tỷ bây giờ theo giá vàng, nên không bùi ngùi sao được.

Giữa thị xã Sê Nô là ngã ba rẽ phải đi thủ đô Viêng Chăn theo quốc lộ 13, chỉ hơn ba trăm cây số. Thà Khẹt là tỉnh lị của Khăm Muộn cũng nằm trên trục lộ này, nơi giao nhau với đường 12 về Việt Nam qua cửa khẩu Cha Lo thuộc Quảng Bình. Khăm Muộn có mỏ muối Nongbok rất quan trọng với đất nước Lào, vì không có biển như các quốc gia khác nên muối mỏ được sử dụng thay thế cho muối biển ở nơi đây. Không thể bỏ qua mà không nói về biến cố Thà Khẹt hồi năm 1946. Trước đó bà con vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình lên đây lánh nạn cuộc chiến Việt – Pháp kể từ sau 1945 đã ổn định cuộc sống mới, ai dè chiến tranh lan tới tận trên này, những cuộc tấn công của liên tiếp của liên quân Lào - Việt vào các đồn bốt Pháp ở Thà Khẹt làm bà con Việt kiều phải di tản lần nữa bằng cách vượt sông Mekong qua đất Thái Lan ở Nakhon Phanom. Hơn ba nghìn nhân mạng đồng bào mình đã ngã xuống, máu chảy thành dòng nhuốm đỏ cả khúc sông ở Thà Khẹt – bến khách (tiếng Lào) dưới làn bom đạn của cả hai bên chiến sự chỉ trong một ngày 21 tháng 3. Cũng trên khúc sông ấy, tôi đã từng được nọng Kham - một em gái người Lào từng qua Vinh học du lịch - dẫn xuống chơi trên một nhà hàng nổi. Trong tiếng nhạc xập xình, từng đôi trai gái bước ra theo điệu phòn rất nhịp nhàng mà sôi nổi. Kham rủ tôi ra nhảy nhưng tôi lắc đầu vì ngần ngại, em phải nhảy với người khác, còn tôi ngồi thơ thẫn ngắm nhìn. Lúc về, Kham hỏi tôi vui hay buồn, tôi chẳng biết phải trả lời với em làm sao nữa. Mới đó đã hơn 15 năm rồi.

Vì trời đã khuya, nên bóng rừng gỗ teck im lìm ngủ bên trái đường đoạn ra khỏi Sê Nô không chào đón tôi như mọi hồi. Qua một vài vạt rừng khộp, thi thoảng gặp những đốm mắt muông thú lóe lên đóng đèn. Những chú rắn lục xanh lè men lên đường nằm sưởi ấm vội trườn đi khi xe chạy tới, cùng ễnh ương, cóc nhái nhảy tứ tung trước đầu xe. Hai hàng sọ khỉ đều tắp kéo dài cả chục cây số từ ngoại ô vào đến cửa ngõ trước khi nhường không gian lại cho nhà cửa phố xá mờ ảo dưới ánh đèn đô thị sáng rực cả một góc trời. Phom Vi Hản, tôi đã đến nơi rồi!

24/12/2016

P/s: Ảnh chụp ngày về vào buổi chiều dọc đường 9 Nam Lào.


















(Phần 3: Đôi bờ sông Mekong)



READ MORE - TÂY DU KÝ (tt) Phần 2: HẠ LÀO - Bút ký của Chế Cẩm Đình

Vè: THẾ THÔI! - Nguyễn Khắc Phước



Vè: Thế thôi!
Nguyễn Khắc Phước


Thôi thế thì thôi
Đành thuận lẽ trời
Bỏ đời ngoài ngõ
Bỏ gió cho mây
Bỏ ngày cho đêm
Bỏ thềm cho nắng
Bỏ đắng cho ngọt
Bỏ bột cho sữa
Bỏ cửa cho nhà
Bỏ quà cho cháu
Bỏ chậu cho cây
Bỏ say cho quán
Bỏ nàng cho thơ
Bỏ mơ cho mộng
Bỏ đồng cho lúa
Bỏ chùa cho sư
Bỏ lư cho hương
Bỏ đường cho bụi
Bỏ đợi cho chờ
Bỏ bờ cho sông
Bỏ không cho có
Bỏ cỏ cho sâu
Bỏ sầu cho vui
Bỏ người cho nhớ
Bỏ mớ cho ngủ
Bỏ mù cho sương
Bỏ thương cho ghét
Bỏ tết cho quê
Bỏ về cho đi
Bỏ chị cho anh
Bỏ xanh cho trời
Bỏ thời cho gian
Bỏ bạn cho bè
Bỏ vè thế thôi!
READ MORE - Vè: THẾ THÔI! - Nguyễn Khắc Phước

NÓI VỚI KHA TIỆM LY - Thơ Zulu Cao



                               Tác giả Zulu Cao



NÓI VỚI KHA TIỆM LY

Này Kha Tiệm Ly Hảo Hán
Trong thiên hạ thiếu gì tên
Người đã chết mi không để yên
Gắn mi vào cái tên thiên cổ

Thơ mi nữa
Chữ nghĩa tùm lum
mi quơ quào phát tán
Có chữ nào chữ của mi đâu
Hay là mi cũng như tau
50 năm tìm không ra chữ viết
Tau làm thơ là tau bắt chước
Chữ của đời tau ghép lại thành thơ
Một đời tau, tau cứ ngu ngơ

Đụng phải Trịnh Công Sơn mới biết
Đọc thơ Phùng Quán mới thông
Chữ người ta sáng như gương
Sắc hơn đường gươm, nhát kiếm
Còn thơ tau phát chán
Đọc mãi hoài cứ ngỡ thơ ai
Hay là mi tau
những kẻ bất tài
Còn giữ được đôi điều sĩ khí

Nói về tau một tí
Họ Cao
Xưa Có Cao Tiệm Ly
Cao Bá Quát sau này
Tau trong người chắc cũng máu
Mi đòi uống rượu với Chúa
Sao không mời tau
Chúa có biết uống rượu đâu

Thôi
Nói thêm chắc mất lòng nhau
Những ngày cuối năm trời lạnh
Xí xoá đi cho ấm lại cuộc đời.

                            Zulu Cao

READ MORE - NÓI VỚI KHA TIỆM LY - Thơ Zulu Cao