Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, February 5, 2024

Chùm ảnh mừng xuân: HOA PHONG LAN CÁNH KIẾN - Chu Vương Miện

 







READ MORE - Chùm ảnh mừng xuân: HOA PHONG LAN CÁNH KIẾN - Chu Vương Miện

GẶP TRẦN QUANG ĐẠO "TRONG MƯA XUÂN" - Đặng Xuân Xuyến

 

Nhà thơ Trần Quang Đạo

GẶP TRẦN QUANG ĐẠO

"TRONG MƯA XUÂN"

*

Sáng nay, lang thang ngắm "phố phường" làng facebook, tôi gặp lại chàng thi sĩ Trần Quang Đạo "đầu trần chân đất" "đi mê mải" "dưới mưa xuân rây lộc" ngắm phố phường Hà Nội bằng tâm thế tĩnh tại của người đã ngộ được Đạo của cõi Người, với những câu thơ phảng phất chất men Thiền:


TRONG MƯA XUÂN


Dưới mưa xuân rây lộc

ta đầu trần

mưa cứ rơi đều.

Mưa chia không thiên vị

.

Ta đi

phố phường mờ ảo

hoa đào

quất

hàng quán

bay trong mưa

.

Nỗi nghèo bay lên trời

năm đói kém

.

Ta cứ đi mê mải

mắt mua hết phố hết phường

mắt mua hết đào hết quất

mua hết người đẹp trên đường…

.

Tặng những người chưa gặp

.

Mưa cứ rơi nữa đi

chốc nữa bên hàng cây dọc phố

ta nẩy những nụ xuân!

.

Hà Nội, 01 tháng 02/2024

TRẦN QUANG ĐẠO

Tôi ấn tượng với 2 chữ "rây lộc" ở ngay câu thơ đầu: "Dưới mưa xuân rây lộc" bởi 2 chữ "rây lộc" này đã khiến "mưa xuân" của Trần Quang Đạo trở nên đặc biệt và gây ấn tượng khác hẳn với những "mưa xuân" của các nhà thơ khác. Nhờ 2 chữ "rây lộc" mà "mưa xuân" của Trần Quang Đạo trở thành mưa xuân của lòng nhân ái, của khát vọng tình đời. Hình ảnh chàng thi sĩ "đầu trần" đi dưới "mưa xuân" trong khổ thơ đầu thật ấn tượng:

"Dưới mưa xuân rây lộc

ta đầu trần

mưa cứ rơi đều”

Thì rõ, mưa rây mưa bụi hẳn sẽ "rơi đều", sẽ "chia không thiên vị" người sang hay kẻ hèn, người "đầu trần" hay kẻ che ô, đội mũ. Sự thật nghe đơn giản vậy nhưng phải nhờ quan sát thật kỹ, thật tỉnh mới ngộ ra được.

Nhà thơ Trần Quang Đạo đã tách biệt câu cảm thán: "Mưa chia không thiên vị." đứng độc lập với khổ thơ đầu để thêm nhấn mạnh sự chiêm nghiệm, ngộ thức về Đạo của người tu tập. Và nhà thơ thản nhiên cởi bỏ "thất tình lục dục" với những ái ố hỉ nộ, bon chen, giành giật của thói đời, kiếp người mà tĩnh tâm tự tại đắm say cái đẹp của đất trời, của tình đời:

"Ta đi

phố phường mờ ảo

hoa đào

quất

hàng quán

bay trong mưa"

Chỉ bằng 14 chữ với cấu trúc 6 nhịp ngắt dòng, nhà thơ Trần Quang Đạo đã tạc tạo Hà Nội ngày cuối năm qua những thước phim du dương tiếng nhạc, với hình ảnh “phố phường” - “đào” - “quất’... “bay” chậm chậm dưới "mưa rây" đẹp “mờ ảo” đến nao lòng. Tôi ngẩn người với khổ thơ 14 chữ cựa quậy, quẫy đạp, đầy nhạc, đầy họa này!

Rồi nhà thơ chuyển nhịp, chuyển cảnh, dẫn người đọc chuyển tâm trạng bằng 2 câu thơ tự thoại:

"Nỗi nghèo bay lên trời

năm đói kém"

tự nhắc lòng hãy thả "Nỗi nghèo bay lên trời" để trôi đi những phiền muộn âu lo của "năm đói kém" mà tĩnh tâm an lạc với cuộc đời và 2 câu thơ tự thoại cũng chính là nỗi lòng nhà thơ mong ước: "Nỗi nghèo bay lên trời" để thế nhân thoát nghèo thoát cực!

Ở khổ thơ này, nhà thơ Trần Quang Đạo dùng 2 chữ "Nỗi nghèo" để diễn tả HIỆN TRẠNG NGHÈO KHÔNG DỄ NHÌN THẤY, hiện trạng đó không đơn giản là "cái nghèo" vật chất dễ nhận ra, dễ nhìn thấy như ta thường nghe, thường nói mà là tâm trạng, là niềm tin, là khát vọng của cõi nhân gian đã nhuốm màu u ám trong bối cảnh kinh tế, xã hội cuối năm 2023 xám xịt màu hy vọng!

Nhà thơ lại chuyển cảnh, lại dẫn người đọc phân thân vào các phân cảnh, để người đọc ngẩn ngơ cùng nhà thơ "đi mê mải" giữa náo nhiệt phố phường, rồi đắm mình vào vẻ đẹp lãng đãng, bảng lảng của đất trời. Nhà thơ hào phóng "mua" hết những gì anh nhìn thấy, những gì đã lạc vào tầm mắt của anh khiến anh ngẩn ngơ, khiến anh bị mê hoặc rồi anh lại hào phóng đem "Tặng những người chưa gặp" những “phố” những “phường”, những “đào” những “quất”, những “người đẹp”..., đã làm anh say đắm.

Ta cứ đi mê mải

mắt mua hết phố hết phường

mắt mua hết đào hết quất

mua hết người đẹp trên đường…

.

Tặng những người chưa gặp”

Đọc những câu thơ thoát tục độc đáo với điệp từ "mắt mua hết"/ “mua hết” thấm đượm lòng nhân ái, vị tha của nhà thơ Trần Quang Đạo tôi chợt nhớ tới những câu thơ xót lòng của nữ sĩ Đoàn Thị Lam Luyến trước tình yêu bị trói buộc bởi cái tôi chi phối, cương tỏa: "Ta muốn ôm cả đất/ Ta muốn ôm cả trời/ Mà sao không yêu trọn/ Trái tim một con người" mà thêm khoái những câu thơ thức ngộ đã đạt tới cảnh giới của thi sĩ họ Trần.

Bài thơ khép lại với tiếng cổ vũ hối thúc sức sống nhân ái và phấn chấn niềm tin sự hồi phục kinh tế ngoạn mục với những "nụ xuân" tươi mới, căng tràn sức trẻ:

"Mưa cứ rơi nữa đi

chốc nữa bên hàng cây dọc phố

ta nẩy những nụ xuân!"

Vâng, tiếng reo hân hoan “ta nẩy những nụ xuân” đã khép lại bài thơ ấm, đẹp của tình người, của niềm tin chân ái!

*.

Hà Nội, chiều 04 tháng 02-2024

ĐẶNG XUÂN XUYẾN


READ MORE - GẶP TRẦN QUANG ĐẠO "TRONG MƯA XUÂN" - Đặng Xuân Xuyến

Truyện thiếu nhi NGƯỜI MẸ VÀ CON QUỶ: 2. VE ĐỊA Y NHA KÌ DIỆU - Ngọc Châu kể.

 


2-  VE ĐỊA Y NHA KÌ DIỆU

 

Vèo một cái mà ba năm đã trôi qua. Nếu bà Phù thủy thức dậy thì chưa chắc đã nhận ra ngay hai mẹ con đứa bé ở ven nghĩa địa lính truớc đây.

Bây giờ họ đã chuyển về sát thị trấn, ở trong một ngôi nhà ngói xinh xinh có vườn cây nho nhỏ bao quanh. Cái nhà ọp ẹp ngày xưa, hẳn là do cậu bé không kiếm được cây đèn hay chiếc nhẫn thần để di chuyển nên nó vẫn còn ở chỗ cũ.

Một bà già nhặt rác thấy nó trống không đã dọn vào ở đó, kéo đến ở cùng với bà già đầu tiên là một cô dê vẹo sừng, sau đến con mèo đực lớn như loài linh miêu, nhưng cụt một mẩu đuôi và giờ có thêm anh chàng gà trống gộc sứt mào.

Lí do của chiếc sừng bị vẹo với cái đuôi cụt thì chưa rõ, nhưng khá rõ về cái mào sứt, đó là do anh gà trống khụng khiệng đến sau nhưng luôn gây gổ với cả mèo và dê nên bị chúng tẩn cho rách mào ra. Chẳng lẽ lũ này trốn ra từ một vườn thú nào đó vì con nào cũng to gộc to gạc, bà già nhặt rác chẳng mấy khi cho ăn mà cả bọn vẫn nhởn nhơ.

Những hôm được nghỉ học cậu bé vẫn hay chạy về thăm căn nhà cũ, lần nào cũng thấy con gà đậu trên đỉnh cây thánh giá cao cao ở ven nghĩa địa, nghiêng nghé cái đầu đỏ hỏn sần sùi với con mắt long sòng sọc, tức tối nhìn cô dê đang cọ sừng làm bật rễ mấy gốc sim.

Con mèo to nhưng thường nấp rất khéo dưới gốc mấy bụi mẫu đơn núi, rình chộp lũ bướm hay một con chim chích ngố nào, mải mê tìm sâu mà quên rằng trên đời này còn có mặt loài tiểu hổ, chuyên ỉa cứt chua đến mức phải cào đất giấu đi để các con khác khỏi chê bai, có bộ móng vuốt cực sắc và hết sức láu tôm láu cá.

Cậu bé chạy về vì vẫn nhớ căn nhà cũ, phần nữa cậu thấy bà già nhặt rác hơi giông giống bà Phù thủy, cậu cứ tự hỏi không biết bà ta có phải là cháu hay chắt chít gì của bà Phù thủy đã nhờ cậu giữ hộ sợi xích bạc, xiềng con quỷ đen vào chiếc móng rồng hay không, nhưng không lần nào cậu học trò nhỏ bé này hỏi bà ta về chuyện đó. Cậu ngại vì mẹ cậu đã dặn là không kể lể hỏi han bất cứ ai về chuyện bà Phù thủy, mà hai mẹ con được gặp trong mơ.

Còn một lí do nữa khiến cậu bé hay chạy về ngôi nhà xưa, là càng ngày nó càng nhận ra con dê ở với bà già nhặt rác khá giống con dê của bà Phù thủy. Tuy con dê này màu nâu, không phải là màu đen như con kia, nhưng cũng có ba vằn trắng, có lẽ trái chiều xoắn với con dê cậu thấy trong mơ, cái sừng vênh cũng vênh trái chiều so với con dê kia nếu cậu nhớ không lầm.

Còn kiểu hay đạp đạp chân sau làm tung đất cát lên thì giống hệt. Trong mơ cậu chỉ thấy con dê húc tung gốc bụi cây sơn tra và quật đuôi chết con bướm nâu, còn con mèo và con gà sống sứt mào thì không gặp. Không biết cả ba con có phải đều là của bà Phù thủy hay không, chẳng lẽ lúc bà ấy ngủ thì chúng nó cứ chạy nhông tùy ý như vậy à?

Vì vậy mà cậu bé rất hay đứng nhìn ba con này, lúc mỗi con một nơi cũng như lúc chúng có trận lộn ẩu tùng phèo với nhau. Nỗi băn khoăn cứ  ngọ ngoạy trong lòng, khi không biết mà cũng không dám hỏi ai về những chuyện mà cậu nghi ngờ.

 Qua ba năm, mẹ nó được người ở cả thị trấn biết đến vì tài làm các loại bánh ngọt.

Đầu tiên là bánh rán, làm bao nhiêu bán cũng hết veo, nhưng xay gạo thành bột thô thôi để nặn bánh rán cũng mệt lắm, nên có một thời gian mẹ nó đã làm bánh bích quy. Bánh rán thì cậu bé được xem mẹ làm từ lâu rồi, nếu trẻ con có thể nhớ việc gì đó từ lúc biết lẫy, chắc chắn nó sẽ khoe với bạn về chuyện được bà mẹ nhét tí nhân bánh rán vào mồm từ lúc mới biết lật người nằm sấp cơ.

Có điều hình như đứa trẻ nào nhớ được một việc gì gây ấn tượng đầu tiên trong đời, cũng phải vào khoảng đã hai hay ba tuổi, đứa ngố thì năm sáu tuổi vẫn còn chưa có gì tự lưu lại trong đầu, để khi đã thành một người lớn có thể hồi tưởng lại.

Sau này khi thằng bé đi học, một hôm cô giáo đọc cho nghe câu truyện nói về trí khôn mà nhân vật là con trâu với con hổ, sau đó cô bỗng hỏi:

- Việc gì các em nhớ được đầu tiên nào? Ý cô muốn hỏi là chuyện gì về bố, mẹ, ông bà hay có thể là một việc gì đó, mà các em nhớ được sớm nhất ấy. Trước đó thì không có chuyện gì lưu trong trí nhớ cả - cô giáo giải thích thêm rồi động viên lũ trẻ - Các em nghĩ một phút rồi kể cho cô và các bạn nghe xem nào.

Anh cu Tý ngồi cạnh láu táu kể ra hai ba chuyện liền nhưng cô hỏi "chuyện nào xảy ra truớc nhất? Lúc ấy em mấy tuổi nào?" thì cu cậu lại tịt. Có đứa giơ tay đứng lên rồi kể chuyện xảy ra... mới tháng trước mà chẳng phải chỉ mình nó biết!

Thằng bé con bà làm bánh tuy nhỏ nguời, yếu ớt nhưng hóa ra trí nhớ khá mạch lạc, cu cậu nghĩ một tí rồi thấy rằng việc đầu tiên nó nhớ được là khi mẹ nó đánh chết con chuột nhắt, vẫn nhảy loạt xoạt ở trên tấm cót treo bên trên giường nó nằm.

Vậy nhưng cu cậu không dám kể ra, khi về nhà hỏi mẹ thì  mẹ công nhận là hồi ấy có treo tấm cót ép bên trên giường con mình nằm cho đỡ bụi, mà lũ chuột nhắt cứ đan-xing soàn soạt trên đó.

Chị mới lấy cây roi, bắc ghế lên giường ngó rồi quật chết được một con, nó chui xuống dưới tờ báo để nấp, phồng cả giấy lên những nghĩ là nấp kín lắm! Chị hất con chuột xuống đất chỉ cho thằng bé xem. Bà mẹ nhớ chính xác lúc đó con mình mới non hai tuổi, thế mà nó nhớ đuợc, kể cũng lạ.

Vậy nên không lấy làm ngạc nhiên, khi thằng bé có thể kể làm bánh quy thì có những thứ gì cho vào trộn bột, dùng mấy chiếc khuôn để nướng, dẫu rằng mẹ nó cũng nhanh chóng chuyển sang làm bánh sừng bò vì làm thứ bánh đó đỡ tốn sức, bán cũng chạy hơn nhiều. Bánh quy chỉ để ăn chơi, bánh sừng bò nếu làm ngon thì bán cho người ta ăn sáng bao nhiêu cũng hết.

Làm bánh sừng bò chỉ cần đi mua bột mì. Một vài thứ bơ, sữa cũng phải có, nhưng chỉ dùng bằng một lượng nhỏ của người ta. Đặc biệt là trứng, đường trắng và men nở không phải dùng đến.

Khi đã chấm đầu kim vào ve thủy tinh có keo nha tinh chất, chế từ loại địa y nguồn gốc Bắc Cực của bà Phù thủy, rồi dúng vào chậu nước để trộn bột làm bánh, thì sẽ được loại bánh vừa ngọt ngào, mềm mại vừa có mùi thơm ngon đặc biệt không thể nào quên.

Vậy nên dù chẳng có cây đèn thần mà chỉ chưa đầy một năm, đúng như lời bà Phù thủy nói, hai mẹ con đã mua được căn nhà lợp ngói với mảnh vườn nho nhỏ ở sát thị trấn.

Khi chưa có tiền nó chỉ mong nhặt được cây đèn thần để chuyển ngôi nhà ọp ẹp đi xa nghĩa địa lính. Lúc hai mẹ con có đủ tiền mua một căn nhà xinh xắn, cu cậu vẫn thấy tiếc ngôi nhà cũ.

- Mẹ ơi, có thuê người ta rỡ nhà mình ra chuyển về chỗ mới đuợc không hả mẹ? - Nó hỏi.

Chiều con nên bà mẹ cũng gọi mấy người thợ đến, có điều mấy ông thợ đều bảo rỡ ra chẳng làm được gì nữa, mọi thứ sẽ nát như cám. Thôi thì cứ để nó ở đấy, ai chưa có nhà thì cho họ ở. Cuối cùng thằng bé cũng vui vẻ với câu nói của người mẹ.

Rồi đến ngày chị ta dẫn con trai đến trường nhập học lớp một, sau hai ba tháng là cả lớp đều chơi với con chị, vì đứa nào cũng được cu cậu mời nếm bánh sừng bò. Mỗi tháng một lần bà mẹ bảo con mời các bạn về nhà, thết bọn nhãi một bữa bánh vỡ rốn thì thôi. Bọn chúng ăn bánh, nhảy lò cò, vừa nhảy vừa hát:

Bánh sừng bò

Bánh sừng bò

Nhảy lò cò

Chén thật no

Bụng đứa nào to

Con ông Xã Xệ...

Bọn trẻ nhảy lò cò đuổi bắt, vỗ vào rốn nhau để xem đứa nào là con ông Xã Xệ. Khối đứa bụng to như vậy, chỉ có thằng bé con bà làm bánh là chẳng bao giờ thành được con ông Xã Xệ vì nó mảnh người từ nhỏ. Tuy vậy cu cậu cũng khoái chơi trò này, chơi chán rồi chúng rủ nhau chạy đến nghĩa địa lính xem ba con mèo, gà, dê của bà già nhặt rác cà khịa với nhau.

Gà trống sứt mào vừa bới tung đĩa cơm, hiếm hoi mới được bà già nhặt rác để ra sân cho con mèo mắt xanh có cái đuôi cụt một mẩu, rồi rất hùng dũng cất tiếng gáy ồ ồ như tháo cống.

Con mèo ma lanh tức lắm, nó nấp sau các bao rác, lựa thời cơ nhảy lên lưng cấu cổ và vặt lông gà để trả đũa, khiến gà trống phải kêu quang quác bay lên lưng dê. Cô dê nâu khoang trắng mang cả mèo và gà trên lưng, cắm đầu húc vào mấy bao rác nhặt về khiến chúng đổ lăn đổ lóc.

Đuổi theo ba con vật bao giờ cũng là bà già nhặt rác với cây gậy khù khoằm trên tay, bà cụ tức lắm, lần nào cũng bảo sẽ tống cổ cái lũ quái quỷ này đi.

Tuy vậy bọn "tam quái" canh nhà hộ bà cụ khá tốt, người lạ mà đụng vào thứ gì quanh đấy thì dê lập tức cúi đầu xuống, sừng chĩa ra khiêu chiến, chân sau đạp tung đất cát. Con mèo quắc mắt xanh lè xanh lẹt lên "ngoao!", gà trống thì bay lên cọc hàng rào đập cánh kêu toang toác, vậy nên chẳng cậu bé nào dám nhặt thứ gì của bà cụ và quanh năm lũ ba tên vẫn cứ nhởn nhơ như vậy.

Từ ngày mấy đứa đổ dế suýt chết vì bom mìn sót lại, lũ trẻ không dám vào bên trong khu nghĩa địa có quây dây kẽm gai nữa. Chắc vì thế mà bà Phù thủy vẫn yên tâm ngủ kĩ, con quỷ với cây thánh giá nằm yên trong chiếc tất tay cất trong rương, ngoài hai mẹ con bà bán bánh, không ai biết đến câu chuyện li kì ấy cả.

Thị trấn thì dần dà trở nên nổi tiếng với món đặc sản "Bánh sừng bò". Có bạn bè ở nơi khác đến chơi, bao giờ chủ nhà cũng mua bánh ở nhà cậu bé về thết đãi, hoặc gửi làm quà cho người nơi xa. Đến mức người ta gọi thị trấn nơi hai mẹ con  sinh sống là thị trấn "Bánh Sừng bò".

Trò chơi lò cò đuổi bắt, vỗ rốn nhau với mấy câu đồng dao ban đầu, càng ngày càng dài ra theo lượng bọn trẻ tham gia vòng tròn đuổi bắt. Bây giờ chúng hát:

Bánh sừng bò

Bánh sừng bò

Cong cổ con cò

Rủ nhau cùng chén

 

Bánh sừng bò

Bánh sừng bò

Nào ăn thật no

Thi nhảy lò cò

 

Bánh sừng bò

Bánh sừng bò

Thi nhảy lò cò

Thi chén thật no

Bụng đứa nào to

Con ông Xã Xệ...

Bọn trẻ con thích trò nhảy lò cò ở những bãi cỏ rộng rãi, dù có ăn bánh sừng bò hay không. Các bà mẹ trẻ cười tươi như hoa, khi thấy thằng cu răng sún nhà mình không phải cố đút từng thìa bột, mà vừa ngọng nghịu hát theo đứa lớn hơn vừa tự ăn lấy bánh. Mấy bác thợ lúc đợi việc, đôi khi cũng rửng mỡ chơi trò trẻ con lò cò đuổi vỗ rốn  nhau, khiến lũ trẻ xúm quanh để xem, cười như nắc nẻ.

Những sự thay đổi đến chóng mặt đã xảy ra khi thằng bé vào học lớp ba. Hôm ấy nó vừa đi học về thì thấy một chiếc xe ô tô con bám đầy bụi đứng trước cổng vào sân nhà nó.

Từ trong xe một ông đeo kính đen lạ hoắc, mũi to và tím như quả cà mà vùng nó gọi là cà dái dê, mặt phì phị bước ra. Ông ta nhìn chiếc khóa cà cộ chưa mở ở cánh cổng, nhìn chiếc chìa khóa thằng bé vừa rút trong cặp sách ra rồi khịt mũi một cái.

- Nhỏ ơi, mẹ mày đi đâu?- Người lạ hỏi nó.

- Mẹ cháu... mẹ cháu đi mua bột mì - Thằng bé trả lời thế vì lúc đi học mẹ nó còn ở nhà, có điều bột mì thì đã phải giũ bao cuối cùng từ tối hôm qua.

- Thế không phải đi bán bánh sừng bò à? - Ông ta hỏi có vẻ căn vặn.

- Không phải đi, người ta đến đây lấy.- Thằng bé thấy không thích cái ông mũi tím này nhưng vẫn trả lời vì mẹ luôn dặn rằng, khi người lớn hỏi gì thì phải ăn nói cho lễ phép, trừ chuyện có dính đáng đến bà Phù thủy không được nói với ai cả.

- À, hiểu rồi. Thế bao giờ về?- Ông khách lại hỏi.

Nó không phải trả lời nữa, vì vừa lúc đó thì  hai chiếc xe xích lô chở lặc lè những bao bột mì đã hạ càng xuống lề cỏ.

Mẹ nó từ trên chiếc xe sau chưa kịp bước xuống, ông khách đã tiến đến vồn vã chào hỏi, nó liền mở cổng vào nhà cất cặp sách rồi ra tìm quả chín ở cây ổi ngoài vườn.

Hôm qua thằng bé thấy một quả khá to, đã vàng vàng ở tít trên cao nhưng bây giờ sao lại biến đi đâu mất. Thì ra con chào mào vừa bay vọt lên đã moi ruột chén truớc nó và làm quả ổi rơi xuống cỏ.

     Mắt tìm mấy quả bói mùa đầu nhưng tai thằng bé vẫn nghe tiếng ông mũi tím nói chuyện với mẹ. Ông ta mời mẹ nó đến làm cố vấn ở xưởng bánh của ông ấy. "Cô không phải mó chân mó tay vào việc gì cả, chỉ bảo cho thợ người ta làm thôi. Cũng không phải bỏ đồng vốn nào mà tôi sẽ chia đôi tiền lãi với cô" - Đấy là đề nghị của ông mũi tím nhưng hình như mẹ nó không đồng ý. Mãi rồi hình như Mũi tím gạ được mẹ nó kí hợp đồng bán cất hết cho lão, với giá cao hơn hẳn so với giá bán cho những người khác.

Thằng bé chạy vào định nói với mẹ rằng nó không muốn thế nhưng ông khách đã lạch bạch đi ra ngoài, chỉ còn thấy một cuộn bụi cuốn theo sau bánh xe của lão, trông như chiếc chổi của bà Phù thủy vẽ trong tranh truyện.

Bà mẹ nói với con rằng bà muốn có nhiều tiền hơn để cho nó được đi học ở những truờng thật tốt, để ...

- Con không đi học truờng khác!- Thằng bé ngắt lời mẹ, nước mắt òa ra. Nó đang khoái trường này vì bọn ở lớp đứa nào cũng chơi với nó. Lũ trẻ quý thằng bé bởi nó hiền lành mà còn vì tháng nào chúng cũng được thết thứ bánh sừng bò ngon cực kì, chỉ nhà nó mới có. Nó sợ mẹ  bán cất hết thì lấy đâu ra bánh mà đãi bạn.

- Mẹ bán hết bánh thì chúng nó...hu hu...

- Ông ấy chắc phải để lại đủ cho con mời bạn chứ, không lo đâu con ạ! - Lần này là bà mẹ ngắt lời vì biết con mình lo chuyện gì.

- Ứ, nhưng con không cho mẹ bán hết cho ông ấy đâu!

- Con ạ, mẹ muốn có thêm tiền để mẹ con mình có thể đi tìm xem bố chết ở đâu. Mẹ muốn đưa con đến mộ bố để dưới suối vàng bố con có thể mỉm cười. Khi nào tìm thấy mộ và đưa được xương cốt bố mày về gần nhà thì mẹ mới yên lòng, con ạ.

Mẹ nói vậy thì biết cãi làm sao?! Thằng bé không khóc to nữa nhưng ấm ức trong lòng thì còn lâu mới hết. Nó nghĩ giá bà Phù thủy không đi ngủ thì có thể hỏi bà ấy về chuyện bố chết ở đâu, chẳng biết khi nào bà ấy mới thức dậy nhỉ?

- À này - mẹ nó bảo - hôm nào mẹ làm thử một ít quả dầm để con mời các bạn đến ăn nhá.

Quả dầm! Ờ nhỉ, sao nó lại quên tịt đi chuyện ấy. Làm theo cách của bà Phù thủy dạy cho chắc là ngon phải biết. Thế là thằng bé thôi khóc, ngồi vào bàn ăn cơm với mẹ tuy trong bụng vẫn ấm ức với sự xuất hiện của lão mũi tím. Nhỡ lão ta thấy quả dầm của nhà nó ngon lại đòi mua cất hết thì sao? Thằng bé thấy tiếc là con dê sừng vẹo không ở đây với nó, cô dê hung hăng và tinh quái này chắc sẽ húc cho bẹp đít chiếc xe đầy bụi của lão mũi tím, khi nó vừa xuất hiện.

Chả riêng thằng bé mà bọn trẻ con đều ghét cái ông mua cất hết bánh sừng bò, chúng đặt tên ông ta là Mũi-cà-tím.

Ngày nào lão cũng cho người đến nhà hai mẹ con từ sớm tinh mơ để vét bằng hết số bánh đã làm ra trong đêm, mặc dù mẹ nó đã phải tăng số lượng lên gấp rưỡi. Vét nhẵn nhụi, nếu nó không nhanh tay nhét trước một hai chiếc vào cặp thì cũng phải đi ăn sáng bằng thứ khác, nói gì đến bọn thằng Tí, cái Hon ngồi cùng bàn với nó.

Buồn thật đấy. Thị trấn Bánh Sừng bò thế là mất đi niềm tự hào của mình, giờ ai muốn ăn bánh thì phải lên thị xã mà mua với giá đắt gấp đôi truớc đây.

Ai cũng nghĩ rằng mẹ con chị làm bánh sừng bò chắc vui mừng lắm vì thu được nhiều tiền của, nhưng câu chuyện đâu phải như thế. Thằng bé thì buồn từ khi lão Mũi-cà-tím đến nhà nó lần đầu, còn bà mẹ thì chưa qua được nửa năm đã lo và sợ đến phát sốt phát rét. Lo vì lúc nào Mũi-cà-tím cũng giục giã phải làm nhiều bánh hơn nữa, lão đòi cho người đến cùng làm để ra lò được nhiều bánh hơn, còn sợ là vì người nhà lão ta luôn luôn rình rập, cố tình học trộm cách làm bánh của hai mẹ con.

Hôm ấy được nghỉ học, cậu bé buồn bã một mình đi về thăm ngôi nhà cũ. Lúc gần đến nghĩa địa lính thì  trông thấy con dê nâu vằn trắng đang vặt ăn lá cây táo gai.

Cô dê không thèm nhìn thằng bé nên nó đứng lại, băn khoăn một tý rồi chợt nhớ đến nửa chiếc bánh sừng bò hãy còn trong túi. Một ý kiến thoáng lên trong đầu, khiến cu cậu vội vàng cầm nửa chiếc bánh lại gần chìa cho con dê. Con vật ngẩng đầu nhìn với vẻ nghi ngờ, nhưng có vẻ quan tâm đến mẩu bánh sau khi khịt mũi đánh hơi.

Thế là thằng bé hấp tấp thẩy miếng bánh cho cô dê sừng vặn, rồi đứng yên nhìn nó ăn một cách dè dặt. Đợi khi con dê ăn xong, cậu bẻ một cành lá thật ngon vẫy rủ nó đi cùng, dê ta không đi nhưng cứ đứng nhìn theo mãi.

Cậu học trò đành quay về nhà, rất bực vì chẳng còn sót mẩu bánh nào nữa, cu cậu nghĩ bụng nếu rủ được con dê về ở cùng thì cóc sợ kẻ nào rình rập, học mót cách làm bánh của mẹ cậu.

Sáng hôm sau cậu học trò này dậy sớm lắm, bánh vừa ra lò còn nóng hổi đã thủ luôn hai cái. Phải chuyển tay nọ sang tay kia cho đỡ nóng, cậu chạy tọt ra sân sau, định bụng chui qua lỗ hàng rào tre gai để chạy đến ngôi nhà cũ, tránh mặt đám người nhà của Mũi-cà-tím đến lấy bánh.

Từ hôm qua cậu đã quyết tâm sẽ nhịn ăn sáng để giành bánh cho dê, đến khi nào nó theo về nhà mình mới thôi, nhưng cậu chàng vô cùng ngạc nhiên lẫn vui mừng khi thấy con dê đang đứng ở lỗ hổng dưới bụi tre gai.

Chắc nó là con dê của bà Phù thủy rồi - cậu nghĩ vậy - ngửi thấy bánh có mùi  địa y nha nên đã tìm về tận đây. Khấp khởi với ý nghĩ đó,  cu cậu chìa ra cả hai chiếc bánh rồi đứng xem cô dê ăn nhẵn nhụi.

Lúc đi học về cậu bé không thấy cô dê ở sau vườn, sáng hôm sau cũng không thấy mặc dù đã giấu giấu diếm diếm đem ra đến ba chiếc bánh. May sao, hôm sau nữa thì nó lại đến chờ, rồi từ đấy mỗi khi có mặt, dê be lên hai tiếng khe khẽ để báo hiệu.

Đó là một bí mật nho nhỏ giữa cô dê và cậu bé, chẳng ai biết cả, ngay bà mẹ vì bận túi bụi chuyện nướng và giao bánh các buổi sáng nên cũng chẳng để ý đến.

Cậu học trò còn định rủ cả gà trống sứt mào với mèo cụt đuôi về ở nhà mình nhưng hai con này bất trị lắm. Về chơi với cậu chúng cũng không thèm, nói gì đến chuyện ở hẳn. Dê cũng không chịu về ở hẳn vườn sau nhà, dù quanh đấy có các loại bụi cây, có lá với rễ củ cho nó ăn thoải mái.

Cả ba con này tỏ ra đều là lũ vô kỉ luật, chúng khoái việc chạy nhông, trêu chòng nhau, thậm chí ẩu đả ở khu nghĩa địa lính hơn là về nơi thị trấn đông người.

 Thế rồi sự cố đáng sợ xảy ra vào một đêm cuối tháng. Trước nay bà mẹ bao giờ cũng pha chế nước để trộn bột làm bánh vào lúc mọi người đã đi ngủ hết, ngay cả con bà cũng vậy.

Sợ lộ những bí quyết mà bà Phù thủy truyền cho mình, bà mẹ trẻ rất cẩn thận gìn giữ ve thủy tinh quý giá trong một phòng kín, không cho người lạ bước vào, và năm nào cũng đến vách đá phía đông của quả núi đằng sau nghĩa địa, đợi đúng ngọ thì cạo lấy một nắm địa y đem về phơi khô, tán nhỏ như cách hướng dẫn của bà Phù thủy, làm đầy lại ve thủy tinh đã gần cạn, sau khi dùng suốt năm cho việc sản xuất bánh sừng bò.

Rất nhiều lần Mũi-cà-tím thúc giục, nhưng bà vẫn không chịu nhận tiền đưa thêm để tăng số lượng bánh sản xuất mỗi ngày, khiến mũi lão ta càng tím hơn lên.

     Đêm hôm đó người đàn bà mệt mỏi vừa ngủ thiếp đi thì có một bóng đen, không hề phát ra tiếng động nào, lặng lẽ như hồn ma tiến lại cửa trước ngôi nhà.

Bóng đen dừng ở cửa như muốn nghe ngóng, sau đó không hiểu hồn ma đó phù phép hay dùng cách gì mà cánh cửa nhẹ nhàng mở ra, để nó lướt qua phòng ngủ của mẹ con cậu bé, đột nhập vào căn phòng kín.

     Vì cả hai mẹ con chủ nhà đang say ngủ nên bóng ma khẽ khàng lục lọi mọi thứ, đã nhét vào bao vải mang theo một vài thứ nho nhỏ mà mẹ thằng bé hay dùng trong khi làm bánh, chưa rõ là những thứ gì trong bóng tối.

Con ma đột nhập đang hí hửng thì đột nhiên bị một vật cứng và nhọn thúc mạnh vào lưng khiến nó chúi mình, trán đập bốp vào chiếc tủ, ngã sấp xuống đất như một bao bột tụt khỏi giá đỡ.

Bóng ma cố nhỏm dậy để chạy trốn nhưng có tiếng khịt đáng sợ vang lên, rồi con quái vật gì đó đen xì, tung những cú đá song phi tới tấp vào mặt nó khiến con ma ăn trộm ngã dúi dụi, kinh hoảng la lên bai bải bằng tiếng người:

     - Ối, con lạy ông. Tha cho con!

Hai mẹ con bà làm bánh hoảng hốt choàng dậy. Họ bật đèn thì thấy tên trộm  mặc đồ đen lao chạy bạt mạng ra ngoài, một con thú gì đó - chính là con dê đen của bà Phù thủy mà cậu bé nhận ra ngay - đang đuổi theo để húc nó từ phía sau.

Không còn tí hồn vía nào nhưng bà mẹ đang run lẩy bẩy vội lập cập chạy đến chỗ cất chiếc ve thủy tinh. May quá, nó vẫn còn nguyên vẹn trong một hốc kín đáo, tạo ra một cách bí mật trong góc tủ.

Tuy vậy bất hạnh là ở chỗ đứa con bà, do quá hoảng hốt và bất ngờ, khi xem các thứ bà Phù thủy gửi lại có còn hay không, đã đánh rơi chiếc tất tay bé nhỏ vào chậu bột nhào sẵn, chuẩn bị nặn bánh sừng bò vào giờ Dần hàng ngày.

(Còn tiếp)

Ngọc Châu

Hải Phòng

READ MORE - Truyện thiếu nhi NGƯỜI MẸ VÀ CON QUỶ: 2. VE ĐỊA Y NHA KÌ DIỆU - Ngọc Châu kể.

NHỚ HƯƠNG BÁNH XOÀI CỦA MẠ! - Tản văn - Nguyễn Đại Duẫn


 NHỚ  HƯƠNG BÁNH XOÀI CỦA MẠ!

Tản văn - Nguyễn Đại Duẫn


Cứ mỗi năm về quê ăn Tết, tôi thường mua ít bánh xoài về cúng mạ. Lúc còn sống mạ tôi rất thích ăn bánh xoài và là người làm bánh xoài ngon nổi tiếng trong xóm. Không biết có bí quyết gì riêng, nhưng những người đặt bánh nơi mạ tôi làm ai cũng tấm tắc khen và đặt hàng cúng Tết. Có nhiều khi mạ làm không xuể chúng tôi phải phụ giúp mạ cho kịp hàng. 

Tết năm nay, tôi về sớm hơn để tranh thủ dọn bàn thờ tổ tiên ông bà và bàn thờ mạ. Bố tôi năm nay đã ngoài 90 không còn khả năng lau dọn bàn thờ như mọi năm. Tôi vừa hoàn thành công việc lau dọn bàn thờ, rửa lư hương xong  thì mấy đứa em lấy chồng xa quê cũng vừa về. Các em đưa đồ lễ cúng Tết đặt lên bàn thờ gia tiên và bàn thờ mạ. Dù sắm nhiều lễ vật nhưng thứ không thể thiếu là bánh xoài, thứ bánh mà mạ tôi hay làm để bán nuôi chúng tôi lớn lên. 

Nén hương vừa được thắp lên, những vòng khói nhẹ như sợi tơ xoắn xuýt thoát ra, mùi trầm phảng phất như đưa tôi về với cõi tâm linh. Tôi đứng trân nhìn ảnh mạ, những ký ức một thời ùa về. Tôi thầm khấn mạ và thốt lên: “Mạ ơi! Mạ đã dành những đam mê vào bánh xoài để chúng con lớn lên, được ăn học, được như bây giờ. Bánh xoài là những kỷ niệm về cuộc đời mạ, chúng con không thể nào quên”. 

Hồi chiến tranh, những năm 1967, 1968 ở quê tôi món cúng Tết ngoài hoa quả, các loại bánh khác thì không thể thiếu món bánh xoài. Bánh xoài vừa để cúng Tết, vừa để dọn mời khách. Hồi đó cứ đến ngày Tết ở làng tôi, nhà nào cũng đổ bánh xoài. Phần để cúng Tết, phần thì để bán. Nhưng bánh xoài mạ tôi làm thường được nhiều người đặt hàng, khi ăn đều tấm tắc khen ngon.  

Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này thường là bột được lấy từ củ dong, quê tôi còn gọi là khoai chuối, trứng gà hoặc trứng vịt, nhưng nếu bánh làm từ trứng gà thì cho hương thơm hấp dẫn hơn và đường trắng. Bánh có nhiều hình dạng khác nhau như hình trái tim, hình bầu dục giống như trái xoài. Công việc chúng tôi giúp mạ là đánh bột. Sau khi bột được mạ sao nhẹ, cho trứng, đường vào theo đúng tỉ lệ là chỉ việc đánh cho tơi bột. Đánh bột bằng tay là một việc làm đòi hỏi kì công, không đánh quá mạnh vì mạnh thì hỗn hợp vón lại, cũng không quá nhẹ vì nhẹ thì hỗn hợp không đều. Nhiều khi đánh mỏi nhừ tay mạ mới cho đi ngủ. Mạ tôi nói: “Đứa mô mà siêng đánh bột mai đổ bánh mạ thưởng cho 3 cái”. Nghe vậy nên anh em tôi thi nhau đánh. Bột đánh nhiều thì bánh mới nhẹ, khi đổ khuôn thì phồng xốp, ăn vừa ngon lại làm được nhiều hơn bột nặng. Ngoài các nguyên liệu trên mạ còn cho thêm ít nước gừng để bánh thơm, ít nước nghệ cho bánh có màu vàng tươi và ít nước chanh cho bánh được nở. Mạ nói. Các loại này bỏ thêm với một tỉ lệ thích hợp thì bánh mới thơm ngon. Sau khi chúng tôi sửa soạn đi ngủ mạ lấy ít hoa bưởi chưng lên. Không biết để làm gì vì chúng tôi lúc đó còn đang nhỏ không tọc mạch. Bây giờ nghĩ lại chắc đây là bí quyết của mạ để làm cho bánh thơm ngon hơn. Tôi còn nhớ, khi đó khuôn bánh xoài người ta làm bằng gang từng cái một như mảnh vỏ hến. Phía dưới chảo người ta bỏ cát trắng, sau đó đặt từng cái khuôn lên. Mục đích bỏ cát là để làm khuôn cố định và độ nóng đều. Người làm bánh phải hết sức cẩn thận nếu sơ ý thì cát dính vào bánh khi ăn thấy nhám, khó ăn. Đến năm 1969 trở đi, khi công nghệ đúc nhôm từ mảnh pháo sáng, vỏ bom bi phát triển, khuôn bánh được làm bằng nhôm đúc. Khuôn khoảng 9 đến 10 lỗ hình quả xoài tạo nét hoa văn đẹp. Việc đổ bánh được nhanh hơn, sạch sẽ và an toàn hơn. Nhưng đòi hỏi người làm bánh phải có kinh nghiệm điều tiết lửa cho đều, chủ yếu dùng lửa than củi. Sau khi đổ bánh xong thì đem bánh phơi. Mạ tôi bảo, không được phơi nơi nắng to, chỉ “phơi gió” thì bánh không chảy nước. Những ngày trời mưa không phơi bánh được, mạ quạt lò than củi cho cháy rực, khi hết khói thì đem hong.  Xong việc mạ đóng gói theo yêu cầu của khách hay đem chợ bán. Nhờ những lứa bánh xoài của mạ, chúng tôi được lớn lên, có tiền đóng học phí, tiền chi tiêu hàng ngày…

  Bây giờ công  nghệ hiện đại, khâu đánh bột dùng máy nên không còn vất vả đôi tay như chúng tôi ngày xưa nữa, mà tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, theo mạ tôi cho biết đánh bằng tay tuy rất vất vả nhưng lại cho ra đời sản phẩm bánh chất lượng hơn. Làm bánh xoài tuy đơn giản nhưng phải thật thận trọng từ khâu lựa chọn nguyên liệu, tạo bột, phân chia tỷ lệ nguyên liệu và đổ bánh phải đạt chuẩn mới có thể cho ra sản phẩm chất lượng cao. Ngày nay người ta không đổ bánh bằng khuôn như xưa mà hấp bánh trong lò. Ngoài các nguyên liệu truyền thống, ngày nay người làm bánh còn trộn bánh xoài với các màu sắc, hương vị khác nhau bằng cách cho thêm lá dứa, cam, chanh dây… hòa cùng các nguyên liệu.   

Mạ tôi đã đi xa vời vợi. Bánh xoài của mạ giờ chỉ còn trong tâm khảm chúng tôi. Làng tôi cũng không còn mấy ai làm bánh xoài nữa, việc mua bánh xoài chỉ cần lên chợ là lúc nào cũng có. Nay chẳng cần phải đợi đến Tết, giữa những ngày hè, đông … đã thấy chợ quê, chợ phố bày bán món bánh xoài. Ngày nay, rất nhiều người dân ở thành phố Đồng Hới, huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh… đều biết làm bánh xoài, và trở thành một trong những thức bánh đặc trưng của ngày Tết cổ truyền dân tộc,  không thể thiếu trên mâm cổ. 

Bánh xoài tuy dân dã nhưng lại được rất nhiều người yêu chuộng. Gia đình tôi rất thích món bánh xoài, không chỉ ngày Tết mà ngày thường tôi cũng cho các con ăn, thay thế một số loại bánh trứng công nghiệp. Nhưng so với bánh xoài mạ tôi xưa thì không thể ngon bằng. Bánh của mạ xưa tôi cảm nhận được vị  thơm, mềm, xốp, ngọt vừa phải, có vị rất riêng so với bánh xoài bán trên thị trường. 

Bánh xoài là loại bánh đặc trưng của người Quảng Bình, không thấy nơi nào làm nhiều và ngon hơn. Không cầu kỳ như các loại bánh khác, bánh xoài mộc mạc không chất tạo hương liệu, tạo màu mà chỉ giản đơn, đó là những chiếc bánh kích thước bằng quả trứng gà có màu vàng tự nhiên của trứng, bột và ít nước nghệ đã qua lửa, nhưng được rất nhiều người chọn để làm quà biếu cho bạn bè, người thân ở nơi xa trong mỗi dịp hội ngộ vui xuân, đón Tết.  

  Chúng tôi ngồi quây quần bên bàn tiệc, nâng ly rượu nhẹ đón xuân. Và, thưởng thức hương vị bánh xoài ngọt nhẹ, thơm lừng bên tách trà nóng hổi mà lòng bùi ngùi nỗi nhớ về mạ, nhớ về hương vị rất riêng của những chiếc bánh xoài xưa mà mạ đã làm trong những năm tháng vất vả để nuôi nấng chúng tôi. Chúng tôi gọi bánh xoài của mạ là món bánh hương quê. 



Nguyễn Đại Duẫn

HỘI VIÊN HỘI VHNT TRƯỜNG SƠN

Thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

nguyenduanqh@gmail.com




READ MORE - NHỚ HƯƠNG BÁNH XOÀI CỦA MẠ! - Tản văn - Nguyễn Đại Duẫn

DỊU DÀNG HƠN CẢ GIẤC MƠ TRƯA - Viết ngắn của Thùy Vy

 



DỊU DÀNG HƠN CẢ GIẤC MƠ TRƯA

 

Tuổi chưa cao nhưng số ngày ở viện lại nhiều. Không là bệnh nhân thì cũng chăm bệnh. Những câu đùa của y bác sĩ, nhân viên phục vụ dành cho là: "Lên trưởng phòng chưa, làm điều dưỡng được rồi he, mua luôn miếng đất gần đây nhé." Qua nhiều bệnh viện từ cấp huyện đến trung ương (không kể nhiều lần ở cấp xã).

 

Mỗi nơi, sự lo lắng quan tâm chăm sóc động viên bệnh nhân mỗi khác. Bản thân lần đầu đến điều trị tại bệnh viện Thái Bình Dương, trực tiếp là khoa Nội. Thời gian đủ để cảm nhận sự chu đáo ân cần, nhẹ nhàng từ tất cả. Tôi thường cảm phục những ai làm nghề y nói chung & khoa Nội bệnh viện Thái Bình Dương nói riêng, vì đối tượng giao tiếp trực tiếp của họ là bệnh, là sự đau đớn mệt mỏi rối ren. Nhưng thái độ phục vụ ân cần nhẹ nhàng chia sẻ, họ luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho người bệnh, cho dù bệnh nhân & người nhà có nóng vội thế nào họ vẫn mềm mỏng, đôi lúc trêu đùa khích lệ. Thật sự, nhiều lúc người nhà chăm không được thế. Có đêm đau không ngủ được, tầm 2 giờ sáng, có bà cụ bị tràn dịch khó thở, người nhà gõ cửa phòng trực, điều dưỡng Phúc rất lo lắng chạy lại đỡ cụ dậy, kê gối chân cho bà ngồi dựa,  đấm nhẹ vai, xoa bóp cho cụ rồi hướng dẫn dặn dò người nhà... thật cảm động lắm.

 

Xã hội bây giờ đâu đó còn những thị phi trái tai, góc nhìn thiếu thiện cảm, hãy đặt vị trí mình là người để nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất. Hãy dành cho nhau những ấm áp chân thành. Những ngày giáp tết ai ai cũng tất bật lo toan & đội ngũ y bác sĩ nhân viên cũng không ngoại lệ, nhưng vẫn dành góc nhỏ hành lang trang trí xuân, để những bệnh nhân ấm lòng an yên dưỡng bệnh.

 

Nếu nói gì đó để cảm ơn, thì tôi mong muốn tất cả được an lành vui vẻ đón xuân.

                                                                                        Thùy Vy
READ MORE - DỊU DÀNG HƠN CẢ GIẤC MƠ TRƯA - Viết ngắn của Thùy Vy

ABOUT MY LOST FRIEND NGUYEN TAT NHIEN - Memoir by Thy Le Trang - English Translation by Nguyen Khac Phuoc

 

Thy Le Trang

ABOUT MY LOST FRIEND NGUYEN TAT NHIEN

Memoir by Thy Le Trang

English Translation by Nguyen Khac Phuoc



Whenever I remember my time as a student or hear someone mention one of my close friends who has passed away, my heart is filled with regret.

Nhien Tat Nguyen passed away a long time ago as far as we know. Despite my repeated plans to write about him, I could not get around to it due to a combination of busy work schedules and my reluctance to pick up a pen. I often gripe to my friend Little Hong that my writing has been stale for a while and that my age is reflected in it.

Despite going to the same Ngo Quyen High School, Hai Hoang Nguyen (whose real name is Nhien Tat Nguyen) and I frequently got together at the Huynh Hiep bookstore.

At that time, we were both in the Sixth Grade. I enjoyed writing poetry as a child and wanted to be a poet. Under various pseudonyms, I attempted to write for teen magazines like La Xanh, Tuoi Tre, Tuoi Hoa, and Tuoi Xanh, etc. Therefore, I would often visit Huynh Hiep's bookstore in the afternoons to purchase magazines from Saigon. So did Nguyen. We quickly paid for the magazines and eagerly opened them to read, wondering whether our articles were published or still in the waiting section. As usual, some were answered, and some published, but we were all pleased because school-age children still had a lot of hopes and dreams.

Studying while writing poetry and hanging out were my high school days. A lot of people were astonished to learn how I managed to maintain my romantic and poetic spirit while hanging out with my rowdy friends, who went by the nickname "Ngu Quy" (Five Devils).

Nguyen often asked me that question when he met me at school.

Little Ba drew me away and gave him a menacing glare just as he was about to brag about a recently composed poem or short story. He merely laughed, clasped his hands, and made a few bows before walking away. He just chuckled, then clasped his hands to bow a few times and left.

The school year of the fourth grade (Freshman in the USA) was the most memorable time for me.

Even though I was busy completing a spring magazine for the fourth grade, I also participated in submitting articles for the spring magazine of Ngo Quyen School.

I was really happy and proud when my article was awarded the first prize in literature by the teacher council, equal to an article written by a student from the first grade (senior). I don't remember his name; I only remember his flowery sentence: "My kite began to grow thorns in my soul, flying with sorrow soaked with tears in a dream." Because his father had still not returned at that time of year when the bead tree flowers were in full bloom.

The prizes for my article were a book of poems by Thien Cong Pham and a Chinese fountain pen.

At the end of the year, Ngo Quyen School had an extremely exciting atmosphere. Nguyen went to every class to find a female role to play alongside him in a comedy he wrote and directed in order to prepare for the school performance. When he arrived at my class, my classmates at the first table greatly embarrassed him.

Although many of the students in my fourth-grade class were known for being extremely studious, they were also known for being as lively as anyone after school.

He frowned and complained, got rid of the hard questions, and walked down to the last table where I was seated. "Too bad, too bad," he uttered, "I can not find anyone deserving of a role in my play. Please help me.” “What kind of role is it that is too hard to find an actor to play?” I enquired. "The role of a resentful wife who frequently mistreats her husband," Nguyen replied.

"Am I bad-tempered enough to play the role?" Little Ba, who was seated next to me, asked. "Oh, that is great." He had a smile on his face and appeared extremely happy.

He was forced to accept one condition by Ba and Luu:

After each play, he had to give each of us a cup of iced green beans and cake, as well as a ticket to Bien Hung Cinema. He nodded in agreement that the play needed to succeed.

The story, which took place in a city and featured a wife as fierce as a Ha Dong lion, was a sort of Phi Thoan's comedy. Although he was terrified of his wife, the husband also did not want to look foolish in front of his brother. Upon his brother's visit from the country, he pleaded with his spouse to act like a submissive wife.

The wife initially agreed. But the wife could not accept the husband's request because it was so absurd. Ultimately, the woman delivered a severe beating to her husband. Naturally, Little Ba played the wife, Nguyen played the husband, and a boy from Nguyen's class played the brother. The role of a prompter was given to me.

Everything went well during the first week. Nguyen happily handed each of us a bowl of green beans and a movie ticket. Movies would be screened in the mornings at Bien Hung Theater back then, and then a cai luong musical theater group would perform.

Luu knew actors and artists by heart because she was passionate about performing arts and their personal lives. Luu drew us all into the backstage area to see the artists' faces because of her insatiable curiosity. At first, Nguyen refused, but then he also joined us for fun.

We had a conversation with My Chau and Minh Phung, the actors, and even got their autographs and pictures.

Nguyen, I found out, had a sense of humor and a small amount of dramatic talent. During the rehearsal, he used to tell jokes to make us laugh.

Forty years have gone by, but I can still picture him and Little Ba running around the classroom practicing our drama, or the scene where he held his stomach while laughing and shaking his head at Little Luu for making a swear.

Nguyen's friend gave up on the day of the performance, which caused him to regret and sigh with a distorted face. Little Ba also lost interest because she was worried that she would not get the chance to perform in front of her friends and teachers. I was forced to take a risk by agreeing to perform in the play after witnessing their difficulties.

Let me play the role,” I said. My hoarse voice was good enough to play a man, but what about my long hair? That could be resolved immediately.

As a man from the countryside who went to the town, I had to wear traditional costumes with a long dress and a turban, so my hair was curled up and hidden inside them. Playing this role was not difficult because I was a prompter, so I already knew the play by heart. My legs were shaking with nervousness, not knowing how Nguyen and Ba felt. As soon as I stepped out on the stage, I heard the audience roar with laughter, perhaps because of the beard Mr. Hai drew on my face. Luckily, my grandfather's spectacles prevented me from seeing anything beneath the stage. Thanks to that, I regained my spirit and acted very naturally. 

The performance was successful. All of my friends praised me. With a loud smile, Little Luu said, "Oh my god, you guys acted so funny."

Ms. Bich Loan Ha, who is known as a difficult teacher, also laughed to tears. Nguyen gave her a thumbs-up sign, raising his eyebrows to show his pride. Little Ba patted him on the shoulder and said, “Next time, will you please remember to invite me to take part in your play, OK?” Nguyen clasped his hands in front of his chest and bowed his head. "Oh, my Buddha! I'm afraid of women.” “Why are you afraid? You have a lot of fun hanging out with us,” Ba said. “Yes, it's fun but it's too expensive... Bye...bye...”


 In the school year of the Third Grade (Sophomore), Nguyen and the members of White Cloud, Dinh Thien Phuong, Hoang Thy Linh, and Da Ta—the literature and poetry clubs—met at my home. I had read the journal Mach Tho many times, but I had never met the editors before. It was a handwritten journal that was passed around among literature lovers. I liked the "Debris and Quiet Days" section.

The title also sounded cute. Who of us in daily life did not have pieces of thought to share? I was very happy to join the Mach Tho Group.

 Nguyen used to come over to my house by himself and boast about his new poems or discuss his plans for the future. He was sometimes irritable and quick to become upset, according to several people. I hadn't seen him in those situations so I didn't know. I only knew that sometimes he was silly, like a child.

During that period, Charlot's silent films were frequently aired on South Vietnamese television at noon on the weekends. He arrived at my house while we were all watching a movie and the doors were shut. He didn't call; he just quietly opened a window, stood hugging the mullions, and watched the movie passionately. Whenever there were hilarious scenes, he waved his hands and laughed so loudly that he was thought to be suffocating. When the movie ended, he just went inside the house. My younger brother has since given him the nickname "Stop Breathing". Whenever he saw him from afar, he squealed loudly, “Stop breathing, Cuc.”

 

During the first grade (12th grade) academic year, Mr. Hai oversaw the Ngo Quyen High School press department. One night, he hurried to my house. “Help... help! Please help me quickly, Cuc.”

His story was that the school magazine was about to be printed but the number of pages was not enough. He asked me to write a short story. Luckily, I had some free time, so I was ready to help him. In his view, during that time of the year, the press criticized Ngo Quyen Spring Magazine: The literature and poetry were sentimental, not normal. However, he happily patted his thigh and laughed, saying that, compared to other spring magazines, his school one was still far ahead.

 

After graduating from school, I rarely saw him. He would stop by occasionally to tell me about his poems that had been set to music or to show me the manuscript of the short stories he had written. The last time he came, he gave me the piece of music “Em Hiền Như Ma Soeur (You Are As Gentle As Ma Soeur) with his autograph. My lovely friend Thu Thanh Pham came to mind when I was reading this song. Was it her meek appearance and soft eyes that had once aroused him too?

I had no knowledge of Nguyen or the Mach Tho Group after 1975. The regime changed, and lives changed, too.

Everyone was busy making a living in miserable and worrisome conditions. A few years later, I heard that he and his family had crossed the border and were safely settled in France. In March 1992, I went to America. A few months later, Little Hong from Georgia called me at midnight. “Hey, have you heard this bad news?  Hai Hoang Nguyen passed away.”

 

When I just came to the US, there were not many Vietnamese people in the place where I lived, and there were no newspapers, so I didn't get any news. Hong lived in a big city, and there were a lot of Vietnamese people, so if she had any news, she always let me know.

Both of us were in deep sorrow for him—a multi-passionate man who ultimately used tranquilizers to end his own life.

 

In 2005, during a conversation with Ba, she asked me, “Was 'Hai Rom' (Skinny Hai) Nhien Tat Nguyen?” It turned out that since the day she got married, Ba had little contact with her friends, so she didn't know anything about him. “Oh my God, I love Nhien Tat Nguyen’s poetry but didn't expect him to be Hai Hoang Nguyen,” said Ba. She finally let on, “I didn't expect the life of the guy who played my husband to be so short.”

 

In November 2007, I decided to return to Vietnam after nearly sixteen years of separation. This return trip included both Hong and Sang. Our plan was to see Teachers and friends again. By the way, Hong was on familiar terms with Phuong Thien Dinh, his wife, and the White Cloud Group. I also wanted to see the members of the old Mach Tho Group, so I asked Hong to contact them and invite them all to join the friendly meeting. In my heart, I wanted to see my friends in the Mach Tho Group again to remind me of my lost literary friends: Da Ta, Linh Thy Hoang, and Nhien Tat Nguyen. A friend of mine in San Jose told me that Mr. Hoang had passed away. Mr. Hoang did not attend the meeting even though the information was untrue. It was more regrettable that I did not have the opportunity to talk to him about the past as planned.

 

To keep my promise to Mr. LS Dat, the president of the Bien Hoa Friendship Association, this article is about Nhien Tat Nguyen and the memories of a time we participated in literature and theatre activities under the dear roof of Ngo Quyen Public High School. The article is an incense stick in memory of the deceased. Somewhere in peace, I believe he is smiling - not a scornful, arrogant smile but an innocent, carefree smile of school age.

 

THY LE TRANG

(Massachusetts)

English Translation by Nguyen Khac Phuoc

READ MORE - ABOUT MY LOST FRIEND NGUYEN TAT NHIEN - Memoir by Thy Le Trang - English Translation by Nguyen Khac Phuoc