Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, September 11, 2017

QUA AYUN PA - Thơ Hoài Huyền Thanh



QUA AYUN PA

Em gùi những đọt măng non
Trèo qua đỉnh dốc
suối con quê nhà
Thương cho nắng sớm phương xa
Dừng chân đứng đợi
 núi nhòa nhòa sương.
Nàng dê ríu rít bên đường
Đàn bò thủng thỉnh lên nương cùng người
Trời mưa ướt chiếc áo tơi
Che không giáp hạt
ngậm ngùi em tôi
Con mắt lúng liến liên hồi
Như khoan như nhặt
 từng lời véo von
Tóc xanh cuốn  giữa đại ngàn
Vờn sương lộng gió
thênh thang mây trời
Nhớ về nơi ấy … xa xôi
Dừng chân ngắm lại đất trời AYUN PA.
          
                     HOÀI HUYỀN THANH

                            26.8.2017


READ MORE - QUA AYUN PA - Thơ Hoài Huyền Thanh

VUI BUỒN ĐỜI THỢ ẢNH - Phần VI: CHỤP HÌNH CHUI - Trạch An - Trần Hữu Hội

Chân dung tác gỉa.
  
Vui buồn đời thợ ảnh phần VI: 
CHỤP HÌNH CHUI

Có một thời kỳ, những công việc mà người la phải làm để mưu sinh, để tồn tại… bị gọi là chui, lậu: Nấu rượu chui, bàn thuốc chui, mổ heo chui… Bị cho là chui, là lậu vì tất cả mọi ngành nghề có thể sinh nhai đều được quy về hợp tác xã, tập thể…! Nhưng rồi không hiệu quả, thế nên có những người làm hiệu quả hơn bằng cách đi thẳng tới người có nhu cầu, thỏa mãn cho họ… mà không qua htx, tập thể thì bị cho là chui.
Sau đàm cưới, tôi cũng vẫn ngày hai buổi lên cửa hàng ảnh ngồi tám linh tinh, nhậu lai rai… một cách nhàm chán. Phải có thu mới có lương, cửa hàng luôn vắng hoe nên tất cả mấy anh em không biên chế như tôi, hai cô bé: kế toán, thủ kho… là nhân viên hợp đồng ăn lương theo doanh thu… gần như không có lương!
Một buổi tối, tôi dang ngồi với Lam trước hàng hiên thì có hai bạn trẻ vào, chào hỏi thân tình, vì tôi đã từng sống nhiều năm nơi địa phương này… Qua câu chuyện, Hòa, người bạn trẻ cho tôi biết là họ sắp thành hôn, muốn tôi chụp hình đám cưới cho họ. Tôi không mấy hào hứng vì cứ chụp xong là về nộp cho cửa hàng ảnh, mà lâu lâu mới có một đám nên cũng chẳng có gì gọi là thu nhập! Tôi nhận, nhưng nói với Hòa:
- Ừ, anh sẽ chụp đàm cưới hai em, nhưng ngày mai, Hòa lên cửa hàng đăng ký. Đáng ra là phân công một ai đó trong cửa hàng, nhưng em cứ nói là muốn anh Sinh chụp hình nhé.
Ngày mai, Hòa đến cửa hàng rồi ngao ngán trở về nhà tôi, kề lại chuyện cửa hàng buộc phải xem giấy Đăng ký kết hôn của hai người, đăng ký chụp bao nhiêu tấm, đóng tiền cọc 2/3 cho cửa hàng và cuối cùng là đơn xin tổ chức làm đám cưới tại nhà có tổ. thôn xác nhận!
Hòa là dân chuyên khai thác gỗ chui. Quanh năm sống trong rừng, khi nào có gỗ thì chuyển trong đêm về Phan Rang, mướn xe chui, đi thẳng vào Sài Gòn, Nha Trang… Cứ đến cơ quan, gặp người của cơ quan là dị ứng.
- Chụp hình đám cưới mà hỏi em chụp bao nhiêu kiểu! ai biết! Anh coi lo cái vụ đó dùm em, anh cứ chụp thoải mái, một đời một lần mà…
Tôi cười nói với Hòa:
- Ừ, thôi để lát nữa anh lên nói lại với cửa hàng…
Hòa móc ví, lấy hai tờ máy cày màu xanh 50 đồng (Hồi này thường gọi là hai mươi lăm ngàn) đưa cho tôi:
- Anh cầm một trăm, nếu có cần đóng tiền gì anh đóng cho em…
Tôi đứng dậy nhét tiền lại vào túi áo Hòa:
- Thôi khỏi, anh đăng ký dùm thì đâu phải đóng tiền trước, chụp xong thanh toán luôn.            
                                                           oOo

Hòa chào chúng tôi rồi về, dân khai thác gỗ lậu lúc nào cũng nhiều tiền, nghề này nguy hiểm và bấp bênh, có gan liều lĩnh mới dám làm, cũng không ít kẻ lên voi nhưng sau một lần bị bắt thì sạt nghiệp, may thì thoát tù nhưng nợ nần…, còn nếu tù thì cũng vài năm … Nhưng thu nhập thì cao nhất trong các nghề!
Chiều tôi lên cửa hàng, trách các cô kế toán và thủ quỹ sao khó khăn làm chi cho khách hàng sợ, sau họ không đến…
- Thì hồi giờ vậy mà, anh Sinh, họp khi nào cũng phê bình tụi em, lỡ có người làm đám cưới chui, không xin phép địa phương, bên công an họ báo lại tụi em lãnh đủ sao?!
- Ai lại đi đám cưới chui?
- Có anh, nhiều người không có hộ khẩu, hay hộ khẩu nơi khác đến đây lấy vợ. Xã đâu có cho đăng ký… phải làm chui.
- Thôi, đám cưới này ở gấn nhà anh, để anh chụp. không sao đâu.
Thu, kế toán cửa hàng, nhìn Vân thủ quỹ rồi ngập ngừng:
- Anh Sinh, hay là anh khỏi báo cáo với anh Mượn cửa hàng trưởng, cứ lấy máy đèn đi chụp rồi nộp chừng hai chục kiểu cho có thôi, còn bao nhiêu anh lấy mà sống, chừ có vợ rồi mà dính hoài cái cửa hàng này thì chết đói! Bọn em con gái, ở nhà cũng buồn, lên ngồi chơi rồi về ăn cơm nhà, có lương hay không lương gì cha mẹ cũng nuôi… Anh Mượn làm hay không làm cũng có tiêu chuẩn gạo, lương… vì biên chế công nhân viên. Bọn em không nói thì anh Mượn và phòng chẳng biết gì!
- Lỡ Mượn nó ghé lại cửa hàng rồi thấy máy đèn thiếu thì sao?
- Cả tháng chưa ghé một lần anh lo gì, hơn nữa là mình cũng báo cáo chụp đám cưới được hai chục kiểu mà!
Nhắc dến máy và đèn ở cửa hàng, tôi ngao ngán, nay bị đổi, mai bị ông này xin, mốt bị ông nọ mượn nên chỉ còn ba cái máy không ra gì, ống kính halo, cho ra hình nhờ nhờ, không dám chụp ngược sáng dù là ánh sáng cửa sổ!
Toàn quan chức trên huyện mượn nên cửa hàng trưởng chẳng dàm từ chối!
Hôm đó tôi về nhà, phân vân với đề nghị của Thu. Chụp đám cưới của Hòa không báo cáo, xem như chui. Nhưng nếu tôi có máy ảnh, không dùng máy của cửa hàng thì yên tâm hơn vì chất lượng hình ảnh nhất định phải khác. Cha chung không ai khóc nên máy móc cửa hàng từ lâu đã không ra gì, làm sao tạo được uy tín với khách hàng!
Mua máy thì ngoài tầm tay của vợ chồng tôi, nợ đám cưới chưa trả xong! Tôi nghĩ tới bộ máy đèn cho cháu, nếu còn thì cũng đỡ!
Chiều hôm sau tôi đến nhà một người bạn, cũng là giáo viên, từng làm chụp hình kiếm thêm thu nhập trước cải tạo nhiếp ảnh. Dự tính là hỏi mượn một cái máy. Ánh, tên người bạn, vui vẻ:
- Mình còn tới hai máy, một máy Canon và một máy Yashica. Ông thích cái nào mình cho ông mượn nhưng đừng cho ai biết là của mình, cứ nói đại là mới mua…
- Ừ, Khùng hay sao mà nói của Ánh!
Tôi mừng lắm, Ánh nói là nếu cần thì cho mượn đèn flash luôn, nhưng đèn nảy hơi bất tiện là phải cắm điện, có kèm thêm cuộn dây 20m. Chụp gì ngoài 20m thì không xài đèn được!
Tôi nghĩ đến những cái đèn xài bình ắc-quy và pin của cửa hàng, dù sao cũng tiện hơn đèn xài diện như của Ánh!
Tôi cảm ơn Ánh rồi mượn cài máy Yashica, máy này chỉ một tốc độ là 125s, khẩu độ tối đa có thể mở ống kình đến 1.4, được cái là ống kính loại máy này rất nét, sắc và chi tiết, nhưng khi về nhà tôi rất lo vì với những cái flash hiện cửa hàng đang có, nếu máy mở thêm được tốc độ chậm hơn 125, 60 hoặc 30s thì tốt hơn, đèn rất yếu!
Một nhóm học sinh của Lam đến chơi, thấy tôi đang cầm máy ảnh, một bé gái nói:
- Ông ngoại em có một cái máy ảnh của Mỹ, hồi ông làm sở Mỹ còn lại, hiện nay không dùng nên ông ngoại muốn bán, mà hình như nó bị hư, cậu em nói bấm không được!
Tôi hỏi bé có nhớ tên cái máy không, bé không nhớ! Tôi doán chừng là máy Canon QL 17, dân thợ ảnh gọi đùa là Quốc Lộ 17, loại máy này còn nhiều giữa dân trước đây làm sở Mỹ, máy này có một cái khóa nằm ngay nút bấm, lắc qua là mở, lắc lại là khóa như khóa an toàn của súng, Tôi nghĩ, nếu mua một cái máy, khi chụp hình, dù là chui, cũng hay hơn là cứ mỗi lần chụp phải đi mượn, lỡ mất mát hư hỏng rất phiền, có đều tiền đâu mà mua đây!!!
Đêm đó tôi nằm cứ tơ tưởng đến cái Quốc Lộ mặc dù chưa thấy mặt mũi nó thế nào! Thấy tôi trằn trọc không ngủ, cứ dậy hút thuốc hoài, Lam hỏi:
- Sao vậy, có chuyện gì trên cửa hàng à?
- Không, anh muốn mua cái máy ảnh để làm kiếm tiền phụ với lương của em, mà không biết xoay đâu cho ra tiền! Hôm qua, bé gì học trò em nói là ông ngoại nó có cái máy ảnh muốn bán, nếu bàn thì theo anh cũng rẽ thôi vì nó đang bị bấm không được, xem như hư!
- Vậy mua về làm sao chụp?
- Anh đoán là nó không hư mà bị khóa, mai anh qua coi lại, nếu quả thực vậy, ống kính còn trong, anh hỏi rồi xoay tiền sau!
Sáng ra, tôi ngồi cùng Lam uống trà mà trong đầu không quên được cái máy ảnh. Vội vàng đạp xe qua nhà bé gái học trò của Lam. Ông ngoại bé ngạc nhiên.
- Chào Thầy, Thầy ghé chơi hay có việc chi không?
Từ ngày lập gia đình cùng Lam, tôi được học sinh và một số phụ huynh gọi bằng thầy!
- Dạ, chào chú. Con nghe chú có cài máy ảnh muốn bán phải không chú?
- Nó hư rồi thầy ơi, tụi nhỏ nó làm xe kéo quanh xóm, không biết đâu rồi..
Ông vào trong kiếm một lát rồi đem ra, tôi đoàn dúng, cái Canon QL 17. Tôi cười mở khóa rồi bấm, lên phim bấm mấy lần:
- Không phải hư mà nó bị khóa chú ạ, nó khóa chỗ này nẻ…
Tôi nhìn ống kính, trong và xanh lớp màu cản quang,  mừng lắm:
- Chú đính bán bao nhiêu vậy?
- Tôi tính đi sửa lại, lâu lâu chụp cho mấy cháu…Thầy cần thì thôi tôi bàn cho thầy, một chỉ đó thầy !
Tôi hơi choáng, dúng già trị nó còn nguyên xi thì cũng hơn một chỉ, nhưng đằng này cháu ông ấy đã làm xe, kéo lê la khắp nơi mà bàn một chỉ là quá cao, tôi cười nói với ông:
- Đúng ra nó cũng tới một chỉ hoặc hơn, nhưng còn mới kia chú ạ.
- Vậy thầy tình bao nhiêu?
- Chú để lại cho con năm phân thôi nghe, hai mươi lăm ngàn là được rồi chú.
- Tôi để cho thầy đó.
- Nhưng chú cho con chụp mấy kiểu thử máy, rồi gởi lại cho chú, nếu hình tốt, mai con ghé lại đưa tiền, lấy máy.
- Cũng được, thầy chụp đi.
Tôi lấy trong túi ra một đoạn phim, ráp vào máy, bấm ông ấy mấy kiểu, rồi ra ngõ chụp mấy cháu nhỏ đang chơi đùa gần đó, tôi thử chụp xóa phông cành me, chụp ngược sáng một em bé…rồi quay phim lại, trả mày, đạp xe lên cửa hàng, vào phòng tối tráng phim. Trong lúc chờ phim khô, tôi rủ hai cô bé đi uống nước mía. Tôi nói với hai cô bé là mình sẽ chụp chui như góp ý của hai cô:
- Anh dự định mua một cài máy, chụp lai rai kiếm tiền như ý của Thu… mấy em giúp anh nghe, khi nào anh cần thì cho anh mượn đèn, mượn phòng tối của cửa hàng làm hình cho khách… Lâu lâu mình ăn chè, được chưa?
 Cả hai cùng vui vẻ, hai cô đều con nhà khá giả, nếu không nói là giàu, rất thoải mái… với đề nghị của tôi. Những tấm hình rọi ra khá đẹp, tôi hài lòng nhưng bắt đầu nghĩ đến chuyện khó khăn nhất: xoay tiền !!!
                                           oOo
Lam cũng lo lắng như tôi; thấy không có cách nào mượn ai, tôi nói:
- Hay là anh nói với ông ấy bán thiếu cho mình, qua tết mình thanh toán?!
- Ai lại vậy, cháu ông ấy là học trò em, họ nghĩ cô giáo lợi dụng, này nọ phiền lắm. Anh biết bà Linh không?
- Bà Linh nào?
- Bà Linh đi buôn thuốc lá ngoài Quảng Ngãi vào bán sỉ lại cho mấy bà ở chợ này đó, bà ấy có cho cầm đồ lấy lãi!
Tôi tròn mắt nhìn Lam:
- Mình có tài sản gì mà cầm?
- Hai chiếc xe đạp, cầm một chiếc, lấy tiền trả tiền máy ảnh, còn một chiếc anh đi làm, em đi dạy thì đi bộ cũng được… Gần mà, qua tết mình chuộc lại!
Đám cưới xong, chúng tôi có hai chiếc xe đạp là tài sản, ngoài ra không có thêm gì!
Tôi ngẫm nghĩ, nói là qua tết chứ thực ra, nếu suôn sẻ thì chỉ cần đám cưới của Hòa là đủ số tiền đó. Thời này chụp hình đen trắng rất có lãi. Giá mà hôm trước, tôi cầm 100 đồng tiền của Hòa đưa thì bây giờ đỡ tính toán!
Tôi và Lam đi cầm chiếc xe, nhưng tôi không cho Lam vào nhà bà Linh mà ghé nhà bà ngoại, đợi tôi. Người ta cầm vàng hay những gì quý giá, tôi thì cầm chiếc xe cũ nên rất ngại bà ấy không cầm!
May là suôn sẻ cả, Tôi cầm ba mươi ngàn chứ không phải chỉ hai lăm ngàn, còn mua hai lon phim orwo và 4 viên pin cho đèn nữa…
Sáng hôm sau tôi đạp xe về Phan Rang mua phim và pin, đoạn đường 34 km, di, về là 68 km vẫn không quá xa đối với tôi thời đó!
                                             oOo
Ngày làm phép Hòa đến, tối hôm đó tôi cùng đến nhà thờ với đôi hôn phối. Lam va  mẹ Lam cũng đi lễ. Tôi đã chụp mấy đám cưới cho cửa hàng, nhưng lần này, tôi run thật sự…
Tôi dặn đôi hôn phối: “Khi đọc sách thánh xong thì nói to: Đó là lời Chúa, xong là ngậm miệng, đứng vậy, lúc này tôi mới chụp. Khi dâng bành rượu cũng nhìn Linh mục, khi chúc bình an cho nhau thì quay hẳn người vào nhau rồi cùng cúi đầu…”
Những cái xui của nghề này thường ở những dều không ngờ! Tôi kỹ càng thử máy, đèn từ trước, nhưng rồi vẫn bị khốn khổ vì cái đèn flash! Tôi tránh cái đèn dùng bình ắc-quy của cửa hàng, chọn cài đèn 4 viên pin đại cho gọn, nhưng…ngay khi đọc sách thánh, lúc mà mọi con mắt đều hướng vào cô dâu và chú rễ, xui xẻo xảy ra! Tôi chụp Hòa với bố cục ngang, tốt! đến cô dâu, có voan dài. hơn nữa phải khác bố cục nên tôi đễ máy dọc, khung hình đứng, đèn không nhá sáng! tôi lên phim thật nhanh, chụp lại vẫn không nhá! Tiếng xì xào nỗi lên ở dưới, cô dâu chờ tôi bầm ba lần không được, phải xuống chứ không thể đứng chờ hoài…Tôi chạy nhanh ra ngoài lên phim bấm mầy lần thì ác thay vẫn nhá đèn, bấm lại mấy lần cho chắc ăn, tôi gồng mình, vào lại, tự trấn an: nếu chỉ một tấm đọc sách thánh thì không sao, sau lễ vẫn có thể lên dứng chụp lại được! Trong lòng lo âu, vì không hiểu được nguyên nhân nên càng hồi hộp hơn.
Hồi đó, thợ chụp hình ở vùng quê tôi còn hiếm, có thể nói làm nghê này rất  oai, Trang trọng nhất là những lúc chụp lễ làm phép cưới. hôm nay lại có Lam va mẹ Lam cùng đi lễ, tôi biết họ cũng xót xa, pha với nỗi xấu hổ như tôi…Có lẽ cả hai đang cầu nguyện !
Buổi lễ vần diễn tiến, những kiểu chụp đếu nhà đèn, nhưng đến kiểu chúc bình an cho nhau, tôi lùi xa để lấy đôi hôn phối trong khung máy dọc, đèn lại không nhá! Tôi nhanh tay lên phim bấm lại vẫn không nhá! Nghi thức này chỉ diễn ra trong 30 giây! Nhưng quan trọng và nếu không bị hư thì tấm hình rất đẹp! Tiếng xì xào lại nổi lên, lân này to hơn và có lẽ với nhiều từ ngữ tàn độc hơn!!!
Tôi cố gắng lắm mới giữ được bình tỉnh tiếp tục cho đến hết buổi lễ, sau đó tôi bố trí chụp lại hai kiểu hình không nhá đèn, cùng lúc trấn an đôi hôn phối, lúc này tôi mới phát hiện ra là do đèn quá nặng, khi để nghiêng máy, đèn kéo xuống làm chân máy không tiếp được với chân đèn ở thân máy, mất “mối mát”!!!
Từ đó, suốt đàm cưới tôi không chụp dọc máy... Phim hư cũng nhiều, sáu cuộn phim 36mm, tôi chỉ ra được 160 kiểu ảnh!
Buồn nhất là câu nói thật lòng mà buồn tủi của mẹ Lam:
- Lần sau thằng Sinh chụp đám cưới chắc mẹ không dám đi lễ nữa!!!
Tôi không buồn vì câu nòi mà thương bà hơn vì lúc ấy bà quỳ trong đàm người dự lễ, mọi con mắt đổ dồn về phía bà và Lam: “Thằng rễ của bà Cầm đó, nó là chồng cô giáo Lam con bà ấy !!!
May là về sau tôi mua được đèn. Không lệ thuộc những cái flass nặng nề của cửa hàng! Tôi chụp hình chững chạc, tự tin và nhất là luôn vui vẽ…nên cũng đông khách!
Giáng sinh và tết năm đó, không thông bào gì nhưng của hàng, phòng Văn Hóa Thông tin dường như thả lỏng, chụp hình tự do. Những giáo viên lâu nay dấu kỷ máy, cũng đem ra chụp kiếm tiền…thế nhưng tụi tôi vẫn gọi đùa với nhau là chụp hình chui! Bởi chưa ai cấp phép hay thông báo gì vể khoản này, thợ chụp ảnh có thể bị bắt và tịch thu máy ảnh bất cứ lúc nào…

 Còn tiếp: Vui buồn đời thợ ảnh, phần VII:  Có đám tang nào buồn hơn!

         Sài gòn, ngày  2 tháng 9 năm 2017.
         Trạch An-Trần Hữu Hội








         





         

   












READ MORE - VUI BUỒN ĐỜI THỢ ẢNH - Phần VI: CHỤP HÌNH CHUI - Trạch An - Trần Hữu Hội

MƯA - Thơ Trương Thị Thanh Tâm

Chân dung tác giả.


MƯA
                    
Mưa rơi rơi trên con đường buồn
Bước lang thang tìm lại mùi hương
Hàng cây nghiêng mình chờ cơn gió
Tôi chờ người... góc phố thân thương

Mưa rơi rơi bóng anh đâu rồi?
Con đường xưa giờ chỉ mình tôi
Tiếng dế ru bên bờ cỏ ướt
Ánh đèn nhòa nhạt dưới mưa rơi

Mưa có xua hết bao muộn phiền
Để tôi về với giấc ngủ yên
Qua cơn mê còn gì nuối tiếc
Đường Bằng Lăng cánh lá chao nghiêng

Mưa có về bên ấy xa xôi
Lá thuộc bài một thời để nhớ
Những bài thơ, chuyện tình dang dở
Theo anh về cuối nẽo đường mây

Mưa ngoài trời, mưa trong lòng người
Còn gì đâu một mảnh tình vơi
Một chút nắng làm hồng đôi má
Một nụ cười ai trả cho tôi!
           Trương Thị Thanh Tâm

                      Mỹ Tho
READ MORE - MƯA - Thơ Trương Thị Thanh Tâm

TÌNH RƠI THEO NGÀN LÁ - THƠ HOÀNG ANH - NHẠC GIAO TIÊN - CA SĨ DƯƠNG HỒN...

READ MORE - TÌNH RƠI THEO NGÀN LÁ - THƠ HOÀNG ANH - NHẠC GIAO TIÊN - CA SĨ DƯƠNG HỒN...

NẾU NHƯ NGÀY ĐÓ TÔI NÓI RA - Tùy bút của Phạm Chí Khiêm

Tác giả Phạm Chí Khiêm


NẾU NHƯ NGÀY ĐÓ TÔI NÓI RA


         Năm đầu đại học, tôi vô tình nhặt chứng minh nhân dân (CMND) của ai đó trong khuôn viên trường. Nhìn vào trong ảnh thấy cũng xinh nhưng ở ngoài không biết trông như thế nào, có xinh hơn không. Lúc đó tôi không biết là của ai, tôi nghĩ phải đem lên phòng bảo vệ. Đi được hai bước, thấy có một cô gái đi tới mà cứ ngó nhìn xung quanh, hết chỗ này tới chỗ khác, nhìn chầm chầm xuống mặt đường. Theo phản ứng tình huống đang dựng trong đầu, tôi ngó vào trong CMND một lần nữa, thật bất ngờ có nét hơi giống, chắc chính là “ẻm” rồi. Tôi giả vờ lại hỏi: “Bạn ơi! bạn đang tìm cái gì vậy?” Cô gái trả lời ngay mà không cần nhìn tôi, cứ nhìn xuống đất: “Tôi tìm CMND mới làm rơi đâu đây”. Tôi bất đầu hứng thú trò xét hỏi này, tôi hỏi tiếp: “CMND tên gì?” Cô gái cũng trả lời ngay và không nhìn tôi: “Tên …”. Tôi nhìn vào đôi mắt của cô ta, có đâu đó đọng những giọt nước mắt ướt đẫm phía mi, cố kiềm lại để không cho nó rơi, mặt cô nhăn nhó hết kiểu này tới kiểu khác và cứ nhìn qua nhìn lại phía dưới. Tôi im lặng, không tìm giúp vì vật của cô ấy tìm đang ở trên tay tôi. Cho tới khi hàng nước mắt kia muốn đi theo gió, muốt thoát khỏi nơi mà nó sinh ra. Cô ta khóc, từng tiếng nấc đã làm tôi ray rứt, tôi cần phải chấm dứt cái trò chơi trốn tìm này. Tôi đi lại và nói: “Bạn ơi! Có phải đây không?” Lần này cô gái mới chịu ngước mặt lên nhìn tôi, cô gái cầm và la lên: “Đúng rồi, đúng rồi, cảm ơn bạn nha”. Gương mặt sung sướng đến tột cùng đã làm tôi có một chút gì đó ân hận, phải chăng mình đang đùa trên sự đau đớn của người khác, trong mí mắt của cô ta không còn những giọt nước đọng lại. Cô ta nhảy lên và ôm nó vào lòng trong khi tôi đang nhìn cô ấy một cách đắm say. Cô ta vui mừng cứ tưởng không có ai ở đó và những câu cảm ơn lia lịa kia như nói một cách buâng quơ. Những hành động của cô ta đã làm có tôi có sự thích thú về một người con gái nơi lần đầu tiên đặt chân đến và cô ta cũng không phải ở nơi đây.
Đó là dòng kí ức đầu tiên về cô ấy trong lúc tham quan trường trước khi vào học, những hình ảnh đầu tiên đó như một tù nhân được phán cái tội “chung thân” không thể ra ngoài “tim”.
         Chuyện gì tới rồi cũng sẽ tới, những chuyện bất ngờ ta không thể nào đở nổi. Cô ấy lại xuất hiện trong căn phòng ấy, căn phòng có mặt tôi và 54 thành viên khác gồm cả “ẻm”. Sau đó số thành viên tăng lên vì trong buổi đầu tiên chưa đi đầy đủ. Không thể ngờ có chuyện trùng hợp đến vậy. Sau tình cảnh tôi nhặt được CMND của cô ta, tôi có một cảm giác vừa “nhớ” vừa “nhung” thoát ẩn thoát hiện trong đầu, một tâm lý muốn có sự hiện diện cô ta trước mặt mình và bây giờ đã trở thành hiện thực. Nhanh chóng tôi đã làm quen được cô ta vì có “bàn đạp” làm tôi nhảy xa và sâu hơn. Dần dần tình cảm của tôi từ thích chuyển sang yêu. Đó là một tình yêu đẹp. Giống như nhà triết gia Kant đã từng nói “Vẻ đẹp không phải ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm trong con mắt của kẻ si tình”, tôi đã mê cô ấy suốt bốn năm đại học và cho tới bây giờ, tuy lúc đó có sự chen ngang của một cuộc tình “ấm áp thời áo trắng”. Nhưng rồi trong cuộc tình này, tôi và cô ấy lại rơi vào bi kịch có lẽ trước đó đã có nhiều người không thể vượt qua “mặc cảm về gia đình” và một điều quan trong là không ai trong chúng tôi đủ lực để nói lên tất cả. Những mối giao tiếp ngoài đời là sự quan tâm của bạn bè bình thường, nhưng bên trong có sợi dây gắn kết chúng tôi lại với nhau. Chúng tôi lúc đó đang là những con thiêu thân bay trong một cái lòng nhốt mà chẳng có cách gì phá ra ngoài. Những buổi đi học, chúng tôi nhìn nhau, nói chuyện vu vơ như thể không có chuyện gì xảy ra. Trong lòng thì nhớ nhung, không yên, thậm chí buổi tối chẳng ngủ được, lăn qua lăn tới. Có khi nằm mà gối một nơi, mền một hướng. Cái cảm giác đó thật khó chịu, tôi như bị thiêu đốt trong lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân, hay một khối đá núi Ngũ Hành Sơn đè vậy. Chính vì tôi và cô ấy không vượt qua được chính mình nên cho đến bây giờ chẳng ai có tình yêu như người ta, cũng chính vì tôi là nam nhưng chẳn có can đảm “mở cửa” tình yêu để rồi những ngày hôm nay hối hận, một sự hối hận muộn màng không thể tha thứ. Cho đến hôm nay lòng cô ấy đã đóng băng, không chừa chỗ cho một ai về tình yêu. Có thể lúc trước cô ấy đã đợi, chỉ một câu nói kia nhưng chẳng nhận được, sự im lặng của tôi đã làm cô ấy thất vọng về tình yêu, một tình yêu không có một điểm tựa.
         Sự chờ đợi của cô ấy có giới hạn, tình yêu ấy nhường chỗ cho cuộc mưu sinh khi ra trường, lao vào công việc một cách mù quáng. Cũng cái ngày ấy chúng tôi đã có dũng cảm đối mặt nhau khi tình yêu đã theo gió lưu lạc chốn giang hồ. Câu nói của em ấy đã làm tôi chết đi, muốn lao vào một cái gì đó để biến mất thân xác vĩnh viễn, để em có thể nhớ tới anh, mở cửa trái tim em một lần nữa. Câu nói đó đã làm tôi không có dũng khí trước những người con gái khác. Tôi đã tự đâm chính mình bằng con dao tình yêu, để rồi vết sẹo kia vẫn còn in đậm trong tim. Có lẽ con tim của tôi chỉ còn lại hạt mầm mà chính những giọt nước mắt tình yêu của em mới có thể làm nó phát triển. Có lẽ tôi sẽ giống như em đóng băng để rồi chờ đợi ai đó làm xức mẻ đi một mãnh. Ôi! “Phải chi lúc trước anh nói với em rằng: anh yêu em” … Trời ơi! ….
Phạm Chí Khiêm
Ấp Phước Yên, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
<lop12c3hau@gmail.com>

READ MORE - NẾU NHƯ NGÀY ĐÓ TÔI NÓI RA - Tùy bút của Phạm Chí Khiêm

ÂU DU LƯỢC KÝ - Hạ Thái Trần Quốc Phiệt





Âu Du Lược Ký...!
                           Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


1
Giấc ngủ dài thức dậy, mở mắt thấy Luân Đôn, thành phố của sương mù, dòng sông Themes mát rượi. Trong hơi ngọn gió chiều, thương Sài gòn một thuở, đêm Tower Hill lồng lộng, chợt nhớ sớm Nam Giao. Bước vào Buckingham gợi hồn xưa Đại Nội, ngước mắt về Gia Hội, khi qua cầu London, bước chân dồn vòng quanh, rừng người từ nhiều hướng, đàn bồ câu nhàn tản bên tượng Shakespeare, công viên Leicester, vàng thu bay lác đác.


4
Tàu lửa lòn biển Manche, Paris đà sừng sững bài học khi chập chững cao ngất ngưởng Eiffel.
Đêm giữa ga Lyon nhớ lời Cung Trầm Tưởng, tâm hồn như nhẹ nhỏm... đèn không vàng như xưa!
Tên gọi hồ thân quen từng học qua sách vở, bảo tàng Louvre kìa đó, tranh tượng cả ngàn năm. Những câu chuyện xa xăm, nhân tài lừng lẫy tiếng, chỉ một lần thăm viếng, nhiều quá nhớ khôn cùng!


Kìa Art de Triomph, bài Pháp văn thuở nhỏ thầy Nguyễn Lân ở Huế, sang Pháp sau 75, giờ này dẫu xa xăm, lời giảng về Pháp quốc. Bây giờ trò nơi đây, thầy ra người thiên cổ, học trò ngoài bảy bó, thầy tôi đã ngoài trăm!


Notre Dame (1345) nghênh ngang, chuông tháp ngân vang vọng, giữa trời cao lồng lộng thằng gù không thấy đâu! Đi thuyền dòng sông Seine, nước trong xanh phẳng lặng, một nỗi buồn sâu lắng hồi tưởng dòng sông Hương, vào những ngày quê hương, tỏa nhang trầm Diệu Đế.


7
Barcelona - Spain vừa xẩy ra khủng bố, cả triệu người xuống phố, cờ, hoa, nến...rộn ràng! nhà Vua cũng sắp hàng, san nỗi đau dân dã, những bài ca rôm rả, ngôn từ Tây Ban Nha, rừng người vỗ tay ca chia tình thân nhân loại. Thành phố vừa hiện đại, vừa cổ kính uy nghi. Thành phố của thể thao, của giáo đường nghiêm nghị, những văn minh cổ đại còn giữ lại không ngờ!.


9
Nowegian lênh đênh, bao vòng Địa Trung Hải, ghé chân lên đất Ý, văn hóa mấy ngàn năm!
khu di tích lừng danh: - Pompeii từ cổ đại, đường Napoly dẩn lại những đoạn quá tuyệt vời!
Sorrento sáng ngời, đảo Capris nhìn xuống, bờ biển Địa Trung Hải. phong cảnh một không hai.


Viếng thăm những đền đài: Patheon (118-126) hùng vĩ, bao nhiêu điều huyền bí vị vua Hadrianus, Colosseum hiên ngang sau bao mùa chiến trận. Lần đầu tiên tiếp cận thánh địa Vatican, một khoảng trời mênh mông, đỉnh giáo quyền tối thượng.


Quên làm sao Florence con đường đèo ven biển, có ngọn tháp  nhà thờ, đỉnh nghiêng theo kiến trúc, Pisa Tower ...tên gọi xây dựng từ rất lâu (1063),  một kiến trúc thần sầu, thưởng ngoạn nhiều lý thú.


Tàu quay chiều trở lái, từ giã cảng Livorno, lênh đênh xuôi về Pháp cập bến để lên Cannes, Monaco kề bên một đất nước tí tẹo. Tí tẹo  nhưng không nghèo, nơi trú thân tỷ phú nơi mà đi cùng phố, kiếm cọng rác hơi gay! ngay dưới đường hầm rây đèn giăng đầy rực rở thật vô cùng bở ngở không đất xây phi trường! mà giàu có khác thường! nhìn thêm càng thán phục.


Giàu sang thì vô kể, chẳng nghe "nổ" khoe khoang vẫn quân chủ ông hoàng, không thi đua khẩu hiệu!


Có nhiều cái tình cờ dài dòng không ghi hết, thăm nhà của Vitor Hugo (Maison de Victor Hugo) bây giờ trở thành bảo tàng riêng của ông ta, gần chỗ tôi thuê nhà trọ, (Denny - Doll, Culture - Paris, 55 Saint Antoine Paris 4e). Đứng dưới tượng Shakespeare (London),  ngắm hình tượng Gallile (Italy), đồng hồ Big Ben (GMT) điểm báo, nhiều đền đài Anh Pháp Ý...chụp mấy ngàn tấm hình! mới kể lại linh tinh, ghi nhanh bằng nhớ vội


Nhìn biển nhớ Nha Trang vào phố nhớ Hội An, biển thì gió thanh thang phố thì gần san sát!
Còn rõ ràng dấu tích, nền cổ đại văn minh ai xem cũng nể kinh văn hóa xưa người có!


14
Quay lại Barcelonna, vẫn tay chào từ biệt, Boeing 787, lại vượt Đại Tây Dương.Trở về với quê hương, Cali nơi xuất phát, tiết cuối hè nắng rát lá vàng đã rơi rơi, báo hiệu thu đến rồi, dòng đời vẫn êm ả, thời tết còn nóng quá, chuyện du lịch lan man, rán gõ bài lược ghi xin giải bày cái lý vắng mặt mấy tuần nay, không có ý thày lay khoe trời trăng mây nước. Sự thật điều mình biết thiên hạ đã tỏ tường! xem như là gợi nhớ với cảm xúc riêng tư,

Nói sao cho cạn từ, nào khoảng xa vời vợi nền văn minh hiếm có những triều đại lẫy lừng quả thực quá phi thường, vài ngàn năm về trước!
Xin bái phục!

Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
Sept/07/2017




* -"There is no darness but ingnorance", lời của Shakespeare được ghi dưới chân tượng.
*- Hummurabi (1796 trước TCN) Babylon .
*- Mona Lisa
* -.......Tất cả đều nằm trong Bào Tàng Louvre, Paris.




READ MORE - ÂU DU LƯỢC KÝ - Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

BÌNH HÒA QUÊ EM - Thơ Trúc Thanh Tâm

Chân dung tác giả.


BÌNH HÒA QUÊ EM

- Kính tặng anh Lương Thư Trung



 An Châu ngày tháng xa nhà
 Nhớ em lại nhớ Chắc Cà Đao, xưa
 Quen người từ bữa trú mưa
 Những cơn mưa cũ như vừa qua đây

 Heo may lá rớt vai gầy
 Áo em qua ngõ mới hay ta buồn
 Lục bình theo nước xa nguồn
 Em cô dâu mới về luôn Bình Hòa

 Mạc Cần Dưng, chợ đâu xa
 Vậy mà đến đổi để ta lạc người
 Bao năm nhớ mãi nụ cười
 Vàng bông điên điển một thời nhớ thương
 
 Lại thèm ăn cá linh non
 Mắm kho, bông súng để còn nhớ quê
 Cố hương ta đó, mình về
 Nghe mùa hạ cũ tiếng ve... ngậm ngùi !
  
 TRÚC THANH TÂM

 ( Châu Đốc )
READ MORE - BÌNH HÒA QUÊ EM - Thơ Trúc Thanh Tâm

THU TRONG LÒNG HAY MÙA THU HÀ NỘI - Thơ Phan Minh Châu



Thu trong lòng hay mùa thu Hà Nội

Sáng nay mở đài xem VTV 3
Cứ nghe nhắc đến mùa Thu Hà Nội
Ở trong lòng ta cũng có mùa Thu
Nhưng Thu khác Thu trong lòng rất tối
Thu Hà Nội có cốm vòng bưởi xanh
Có chiếc lá Bàng rơi trong ngày lặng lẽ
Có mặt Hồ gươm trong một chiều kín gió
Soi lá me bay xuống suối tóc ai buồn
Có những con đường mùa Đông mùa Đông
Cơn mưa nhỏ tán Bàng che nếp áo
Có năm cửa ô ba mươi sáu phố
Có căn gác chong đèn đêm đến đợi chờ ai
Có người phu quét đường nhặt chiếc lá Thu phai
Còn sót lại những mùa Thu năm trước
Có người góa phụ buồn trong căn nhà tối
Ôm mùa Thu vào lòng nghe lại khúc Thu ca
Ơi Hà Nội mùa Thu cồm cộm gió
Hoa Sữa nồng nàn theo vạt áo ai bay
Chiều tan học sương đùn quanh cửa lớp
Góc sân trường ai đứng đợi chờ ai
Góc sân trường sướt mướt một bờ vai
Khi ai đó tiễn mùa Thu qua cửa
Ta bỗng chạnh lòng khi Thu không còn nữa
Trong con mắt đục màu tím biếc của Thu xa.

Phan minh Châu

Nha Trang, Khánh hoà
READ MORE - THU TRONG LÒNG HAY MÙA THU HÀ NỘI - Thơ Phan Minh Châu