Quảng Trị là vùng đất văn vật, địa linh, mang nhiều dấu tích lịch sử, nhưng cũng chịu nhiều tai ương, thiên tai bão lụt và hứng chịu nhiều đau thương trong chiến tranh. Quảng Trị một mảnh đất anh hùng, nhiều dấu tích mà khách du lịch trong và ngoài nước mong ước đến viếng như:
* La Vang.
* Thành Cổ.
* Cầu Hiền Lương.
* Bãi Tắm Cửa Tùng.
* Địa Đạo Vĩnh Mốc.
* Tân Sở Thủ phủ.
* Khê sanh.
* Tà Cơn. Làng Vây.
* Cửa khẩu Lao Bảo.
Đây là những địa danh mang dấu ấn lịch sử, nó còn là những thắng cảnh của quê hương. Nơi đây đủ những yếu tố tâm linh, di tích lịch sử, làm cho khách du lịch không uổng công tham quan. Và chắc chắn lưu lại trong họ những chuyến đi thú vị.
Chuyến về quê lần này có nhiều thời gian, may mắn được đi nhiều nơi và tham gia nhiều cuộc chơi vô cùng thú vị. Những ngày sắp trở lại Sài Gòn tôi được các thân hữu cho tham quan một nơi mà nhiều năm tôi mơ ước. Đó là một khu di tích lịch sử do Vương triều Nguyễn để lại.
Thầy giáo Ân gọi điện thoại cho tôi sau buổi dự đám hỏi của Trần đăng Đức tại xã Gio Sơn mà thầy làm tài xế. Một trai trẻ sau một tai nạn kinh hoàng không còn tay chân.
- Bác Cẩm có rảnh đi Thủ phủ Tân Sở chơi không?.
Nghe tên quá quen thuộc vì nơi này tôi mong ước đến mà chưa thực hiện được.Tôi cảm ơn.
- Ok anh, tôi rất muốn đến khu di tích này lắm.
- Lúc nào đi?. Anh Ân trả lời.
- Tùy Bác chọn.
- Ngày mốt được không?.
Thầy Ân.
- OK.
Tôi gọi điện thoại cho Hoàng tấn Trung thư pháp.
- Trung rảnh không? Ngày mốt đi Cùa rồi Tân Sở?. Trung nói:
- Ok anh. Tôi cũng chưa có dịp đi tham quan nơi này?.
Sáng sớm ra Đông Hà gặp Phạm Văn Thạch từ Sài Gòn ra. Sau bữa ăn sáng chúng tôi lên Cọ Dầu uống cà phê với anh Ngụ và anh Tuấn.
Trước cuộc hành trình tôi gọi cho Nguyễn Đình Hạnh, vì Thạch trở về Đà Nẵng.
Vừa lúc ấy Trung đi taxi từ Thị xã ra.
Thầy giáo Lê Văn Ân trường Cao Đẳng Sư phạm Quảng Trị đón chúng tôi rồi đón anh Phan Văn Sinh nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Công ty Thượng mại Tỉnh, một thổ địa vùng này và anh mời tham quan khu vườn rất đẹp của anh ở Cùa.
Thầy Ân cho xe trực chỉ Tân Sở .
Tân Sở là vùng đất thuộc thôn Mai Đàn xã Cam Chinh, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Nằm ở độ cao 200 mét giữa một thung lũng trù phú, thời kháng chiến đây là một mật Khu trong quần thể chiến khu Ba lòng.
Những năm chiến tranh, đây là vùng tranh chấp ác liệt. Có nhiều đơn vị TQLC, Delta của Mỹ và Căn cứ Biệt kích VNCH. Nơi đây có sân bay lớn, may bay vận tải C130 có thể hạ cánh.
Xã Cam Chính đã được phong tặng Xã anh hùng năm 1971.
Từ Đông Hà theo đường Quốc lộ 9 khoảng 10km rẽ trái khoáng 12km. Đây là vùng đất 3 dan khá màu mỡ. Chung quanh có những ngọn núi cao bao bọc. Phía Đông Nam thoai thoải, con đường duy nhất dẫn vào khu căn cứ này
Một con đường không lớn nhưng khá êm, hai bên đường có nhiều rừng cây rất mát. Ở đây có một đoạn đèo không cao lắm.
Qua khỏi đoạn đèo, anh Sinh chỉ ngôi nhà 1tầng loang lổ vì thời gian và bom đạn nằm bên trái, giới thiệu cho chúng tôi biết đây là vùng đất do Ông Nguyễn văn Đông từng làm tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị chiếm giữ. Đó là Cằn nhà một tầng lầu kiên cố, đẹp và lớn nhất tỉnh thời ấy.
Tôi cũng không nghe anh nói tại sao ông Đông chọn nơi này, xây dựng ngôi nhà lớn như thế?. Phải chăng đây là quê ông?. Hay vùng đất này có nhiều muông thú, an toàn để ông săn bắn?.
Anh Sinh đưa chúng tôi đến nhà anh để tham quan. Phía trước nhà có quán cafe do anh và một người bà con đầu tư.
Quán là một ngôi nhà rường 3 Gian hai Chái. Chạm trổ tinh vi. Những cây Cột gỗ lim gần bằng một vòng tay của tôi. Có lẽ đây là ngôi nhà rường đẹp nhất vùng đất này.
Vào tham quan vườn nhà anh. Ngôi vườn rộng khoảng 1 ha với nhiều loại cây ăn trái, nhiều loại hoa rất đẹp, có hồ nước nhiều cá koi, thiết kế hình Bản đồ Việt Nam. Có dòng nước trong chảy với một chu kỳ khép kín. Vườn Có tường cao kiên cố bao quanh.
Ấn tượng nhất là hòn non bộ bằng một tảng đá tự nhiên, rất lớn, cao khoảng 3 mét bề ngang chừng 4 mét giữa một không gian thoáng mát. Anh không biết hòn đá này có từ bao giờ. Chúng tôi xem đây chỉ là hòn non bộ, có nhiều cây bon sai, nước chảy róc rách, một âm thanh diệu kỳ giữa rừng cây ăn trái.
Anh Sinh đến gần và giải thích thêm về những kỳ bí của tảng đá tự nhiên này.
• Nếu đứng nhìn thẳng ta sẽ nhận ra ngay đầu một con đại bàng đang vỗ cánh.
• Nếu đứng nhích về phía trái tảng đá, ta sẽ nhận ra đầu một con sư tử. Tảng đá tự nhiên nên anh không biết có bàn tay một nghệ nhân nào tham gia không?.
Sau cốc cafe. Anh đưa chúng tôi thêm một đoạn 3,4 cây số thì đến khu di tích Tân Sở.
Nhìn về phía phải một dãy nhà dài vừa được tu tạo chỉ vài năm gần đây, được xây dựng trên một khu đất hơn 30 ha.
Chúng tôi được anh Sinh dẫn vào tham quan. Một thanh niên khá bảnh bao đang quản lý khu di tích này. Vào trong có nhiều hương án thờ Vua Hàm Nghi, Quan phụ chánh Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và 2 vị quan có công lớn với Triều đình.
Người quản lý rất lịch lãm và giới thiệu về công trình này. Đây là di tích Quốc gia cần được bảo tồn và gìn giữ. Ra trước cổng, chúng tôi chụp hình lưu niệm. Lúc này một nhà thầu xây dựng cho chúng tôi xem bán thiết kế cổng chính công trình sắp xây.
Anh quản lý mong rằng Nơi di tích này sẽ được nhà nước quan tâm tu tạo lại các hạng mục, xứng tầm di tích lịch sử, di sản Quốc gia.
Trên đường trở về, anh Sinh đã chiêu đãi nhiều món ăn đặc sản gà đồi của xứ núi rừng này. Ở quán cafe, anh kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện về những bà mẹ đã từng chiến đấu ở vùng chiến khu này.
Sách Sử nói nhiều về Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn. Về công và tội gần 400 năm cầm quyền.
Năm 1558 khi Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận hóa. Ái Tử Quảng Trị là Kinh đô của Triều Nguyễn. Khi dời đô vào Huế thì Ái Tử trở thành Cựu Dinh.
Năm 1778 kinh thành Huế thất thủ thì Tân Sở là thủ đô của Vua Hàm Nghi.
Từ 1954 đến 1975 Trong thời kỳ chiến tranh, một lực lượng Cách Mạng gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng lấy Tân Sở làm Thủ phủ.
Sau 1975 nhà nước vẫn chưa xác minh được công tội của Triều Nguyễn. Nên trường Trung học Nguyễn Hoàng, một ngôi trường công lập đầu tiên ở Quảng Trị bị xóa tên. Nhiều thầy cô giáo, học trò và Cán bộ đã nộp đơn nhiều chục năm qua xin đặt lại tên trường nhưng chưa được giải quyết.
Trong cuộc hội thảo lịch sử năm 2008 tại Thanh Hóa. Nhiều tham luận của nhiều nhà sử học trong và ngoài nước đã có kết luận của nhà Sử học Chủ tịch hội sử học Việt Nam Lê Văn Lan:
"Trong các triều đại, việc xây dựng đất nước thì Chúa Nguyễn và Vương Triều Nguyễn có công lớn nhất".
Khi Pháp xâm lược Việt Nam, Triều đình Huế lo sợ nên tìm cơ sở khi thoái Triều. Tân Sở Cam lộ, một vùng đất rất đẹp cây cối xanh um. Triều Nguyễn đã chọn vùng đất này làm bản doanh.
Năm 1883 quan phụ chính Nguyễn Văn Tường đã khởi công xây dựng.
Năm 1885 vừa xong thì Triều Đình Huế thất thủ. Ngày 05/07/1885 Vua yêu nước Hàm Nghi đã dẫn đòan Tùy tùng ra Thành Quảng Trị
* Ngày 06/07 đã vào thành
* Ngày 09/07 rời Thành lên Căn cứ Tân Sở.
* Ngày 10/07 đến Tân Sở.
* Ngày 11/07 Pháp gởi thư mời vua Hàm Nghi về kinh trị vì ngai vàng, nhưng nhà vua và Tôn Thất Thuyết từ chối. Nhà vua kêu gọi cả nước kháng chiến và ban bố "Hịch Cần Vương ".
* Ngày 18/07 đại quân vua rời Tân Sở ra phía Bắc.
* Ngày 20/07 Quân Pháp chiếm Quảng Bình chặn đường nên đại quân trở về Tân Sở ngày 22/07.
* Ngày 26/07 đoàn quân hộ giá vua Hàm Nghi rời Tân Sở theo đường Mai Lĩnh lên Đakrông qua Lào.
Mãi đến năm 1888 thì nhà vua bị bắt đày qua Algerie và mất ở đó. Hài cốt một vị vua yêu nước đã được đưa về quê nhà chưa?.
Còn hài cốt của cụ Nguyễn Văn Tường đã đưa về Việt từ lâu.
Nhiều năm qua khi về quê, tôi đi nhiều nơi để biết vẻ đẹp của quê hương, biết nhiều về các danh lam thắng cảnh. Lần này thực sự tôi mãn nguyện khi đến thăm Tân Sở. Chiêm bái và đốt nén nhang cho một vị vua đã hy sinh vì Đại Nghĩa.
Cảm ơn thầy giáo Ân, anh Sinh đã dành cho tôi một chuyển đi vô cùng ý nghĩa và cho nghe bản nhạc "về thăm Tân Sở" của con trai anh là nhạc sĩ Phan anh Tiến.
10/04/2024.
Võ Cẩm
Anh quản lý mong rằng Nơi di tích này sẽ được nhà nước quan tâm tu tạo lại các hạng mục, xứng tầm di tích lịch sử, di sản Quốc gia.
Trên đường trở về, anh Sinh đã chiêu đãi nhiều món ăn đặc sản gà đồi của xứ núi rừng này. Ở quán cafe, anh kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện về những bà mẹ đã từng chiến đấu ở vùng chiến khu này.
Sách Sử nói nhiều về Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn. Về công và tội gần 400 năm cầm quyền.
Năm 1558 khi Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận hóa. Ái Tử Quảng Trị là Kinh đô của Triều Nguyễn. Khi dời đô vào Huế thì Ái Tử trở thành Cựu Dinh.
Năm 1778 kinh thành Huế thất thủ thì Tân Sở là thủ đô của Vua Hàm Nghi.
Từ 1954 đến 1975 Trong thời kỳ chiến tranh, một lực lượng Cách Mạng gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng lấy Tân Sở làm Thủ phủ.
Sau 1975 nhà nước vẫn chưa xác minh được công tội của Triều Nguyễn. Nên trường Trung học Nguyễn Hoàng, một ngôi trường công lập đầu tiên ở Quảng Trị bị xóa tên. Nhiều thầy cô giáo, học trò và Cán bộ đã nộp đơn nhiều chục năm qua xin đặt lại tên trường nhưng chưa được giải quyết.
Trong cuộc hội thảo lịch sử năm 2008 tại Thanh Hóa. Nhiều tham luận của nhiều nhà sử học trong và ngoài nước đã có kết luận của nhà Sử học Chủ tịch hội sử học Việt Nam Lê Văn Lan:
"Trong các triều đại, việc xây dựng đất nước thì Chúa Nguyễn và Vương Triều Nguyễn có công lớn nhất".
Khi Pháp xâm lược Việt Nam, Triều đình Huế lo sợ nên tìm cơ sở khi thoái Triều. Tân Sở Cam lộ, một vùng đất rất đẹp cây cối xanh um. Triều Nguyễn đã chọn vùng đất này làm bản doanh.
Năm 1883 quan phụ chính Nguyễn Văn Tường đã khởi công xây dựng.
Năm 1885 vừa xong thì Triều Đình Huế thất thủ. Ngày 05/07/1885 Vua yêu nước Hàm Nghi đã dẫn đòan Tùy tùng ra Thành Quảng Trị
* Ngày 06/07 đã vào thành
* Ngày 09/07 rời Thành lên Căn cứ Tân Sở.
* Ngày 10/07 đến Tân Sở.
* Ngày 11/07 Pháp gởi thư mời vua Hàm Nghi về kinh trị vì ngai vàng, nhưng nhà vua và Tôn Thất Thuyết từ chối. Nhà vua kêu gọi cả nước kháng chiến và ban bố "Hịch Cần Vương ".
* Ngày 18/07 đại quân vua rời Tân Sở ra phía Bắc.
* Ngày 20/07 Quân Pháp chiếm Quảng Bình chặn đường nên đại quân trở về Tân Sở ngày 22/07.
* Ngày 26/07 đoàn quân hộ giá vua Hàm Nghi rời Tân Sở theo đường Mai Lĩnh lên Đakrông qua Lào.
Mãi đến năm 1888 thì nhà vua bị bắt đày qua Algerie và mất ở đó. Hài cốt một vị vua yêu nước đã được đưa về quê nhà chưa?.
Còn hài cốt của cụ Nguyễn Văn Tường đã đưa về Việt từ lâu.
Nhiều năm qua khi về quê, tôi đi nhiều nơi để biết vẻ đẹp của quê hương, biết nhiều về các danh lam thắng cảnh. Lần này thực sự tôi mãn nguyện khi đến thăm Tân Sở. Chiêm bái và đốt nén nhang cho một vị vua đã hy sinh vì Đại Nghĩa.
Cảm ơn thầy giáo Ân, anh Sinh đã dành cho tôi một chuyển đi vô cùng ý nghĩa và cho nghe bản nhạc "về thăm Tân Sở" của con trai anh là nhạc sĩ Phan anh Tiến.
10/04/2024.
Võ Cẩm